K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

2 tháng 4 2023

a.Thời tiết của mùa hè thật nóng nực làm sao !

b.Chao ôi! Vẻ đẹp của thiên nhiên,đất nước thật hùng vĩ biết bao !

2 tháng 4 2023

giúp mình ak!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!!

28 tháng 2 2023

Học sinh thường yêu thích, trông đợi mùa hè vì khi ấy học sinh được nghỉ ngơi sau một năm học vất vả và được giải trí bằng những ngày đi chơi của mình.

Vẻ đẹp của thiên nhiên:

+ Trong hè, cái nắng dù khá oi bức nhưng lại giúp cho con người ta khỏe mạnh và tràn trề sức sống hơn.

+ Thiên nhiên mang lại những khí trời se lạnh, khí trời mát mẻ,.. vào đất trời giúp con người nhận ra thêm những vẻ đẹp quy luật của tự nhiên.

11 tháng 12 2023

 

  • Học sinh thường yêu thích mùa hè và trông đợi mùa mùa vì đó là khoảng thời gian sẽ được nghỉ học sau một năm học hành căng thẳng, được đi chơi như về quê thăm ông bà hoặc đi du lịch, được tham gia những trò chơi cùng với chúng bạn.
  • Kì nghỉ hè vừa qua em đã được bố mẹ cho đi tham quan tại Nha Trang, khung cảnh thiên nhiên vùng biển vô cùng tuyệt vời, những bãi cát trải dài và sóng biển rì rào, những hòn đảo hoang sơ và tuyệt đẹp với nước biển trong xanh.
D
datcoder
CTVVIP
28 tháng 12 2023

- Học sinh thường yêu thích mùa hè và trông đợi mùa mùa vì đó là khoảng thời gian sẽ được nghỉ học sau một năm học hành căng thẳng, được đi chơi như về quê thăm ông bà hoặc đi du lịch, được tham gia những trò chơi cùng với chúng bạn.

- Kì nghỉ hè vừa qua em đã được bố mẹ cho đi tham quan tại Nha Trang, khung cảnh thiên nhiên vùng biển vô cùng tuyệt vời, những bãi cát trải dài và sóng biển rì rào, những hòn đảo hoang sơ và tuyệt đẹp với nước biển trong xanh.

13 tháng 12 2021

TK:
- Học sinh thường yêu thích mùa hè vì đó là khoảng thời gian sẽ được nghỉ học, vui chơi. - Kì nghỉ hè vừa qua em đã được bố mẹ cho đi tham quan tại Nha Trang với nhiều trải nghiệm thú vị.

13 tháng 12 2021

hình như là vt văn í bạn ;-;

18 tháng 6 2021

Em tham khảo dàn ý nhé:

I. Mở bài:

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm, hai đoạn trích thơ:

+ Thiên nhiên luôn là nguồn cảm hứng vô tận đối với thi sĩ từ xưa đến nay bởi vẻ đẹp gợi cảm và vĩnh hằng của nó.

 

+ Hình ảnh thiên nhiên luôn được gợi lên với những bức tranh tuyệt đẹp qua biết bao tác phẩm sống mãi với thời gian.

+ Mỗi lần đọc “Mùa xuân nho nhỏ” của Thanh Hải và “Sang Thu” của Hữu Thỉnh, chúng ta lại bắt gặp những rung cảm tinh tế của nhà thơ trước vẻ đẹp của thiên nhiên ban tặng cho cuộc sống.

Đặc biệt 2 khổ thơ đầu của bài thơ đã khơi gợi cho người đọc những cảm xúc bâng khuâng xao xuyến của thiên nhiên ở 2 mùa xuân thu.

II. Thân bài:

* Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ”

- Một bức tranh mùa xuân khoáng đạt, tươi tắn, rộn rã âm thanh, sắc màu hiền hoà thơ mộng và cảm xúc say sưa ngây ngất của nhà thơ.

+ Hình ảnh mùa xuân được tái hiện bằng vài nét chấm phá nhưng giàu sức gợi: Trên dòng sông xanh mênh mông, hiền hoà, thơ mộng điểm xuyết một vài bông hoa màu tím than nhẹ nhưng tràn đầy chất thơ.

+ Phân tích nghệ thuật đảo ngữ với động từ “mọc” được đưa lên đầu đoạn thơ để làm nổi bật sức sống mãnh liệt của thiên nhiên khi mùa đến.

+ Hình ảnh âm thanh của tiếng chim chiền chiện “vang trời” gợi một không gian cao rộng, thoáng đãng, rộn rã và giàu sức sống.

+ Cảm xúc của nhà thơ: say sưa, ngây ngất

* Cảm nhận về khổ thơ đầu bài thơ “Sang thu”

 

- Bức tranh thiên nhiên chớm thu, tín hiệu báo mùa: cũng được phác họa bằng vài nét chấm phá: hương ổi, gió se và sương thu.

- Phân tích động từ “Phả” giàu sức gợi: không thể thay từ “Phả” bằng từ “hoà”, từ “quyện”.

- Nếu thay từ “hoà”, “quyện” thì chúng ta chỉ cảm nhận được mùi vị của hương ổi mà không cảm nhận được hương vị của làn gió se lạnh, động từ “Phả” vừa gợi sự gợi cảm quyến rũ của đầu mùa thu thoáng nhẹ, thoang thoảng lan toả vào làn gió, tràn vào không gian … Đồng thời động từ “Phả” còn gợi lên sự cảm nhận làn gió thu se lạnh mơn man trên da thịt, một sự chuyển mùa bằng tín hiệu đặc trưng của thiên nhiên sang thu

- Từ láy “chùng chình” đã được nhân hoá thổi hồn vào làn sương gợi từng bước chuyển động chậm chạp như còn vương vấn, lưu luyến. Làn sương “chùng chình” tạo nên 1 không gian mơ màng, thơ mộng, sương giăng giăng đầu ngõ là nét đặc trưng của vẻ đẹp đầu thu chỉ có ở những làng quê Miền Bắc. Những cảnh vật vừa mới chấm thu, sương thu chưa dày đặc mà chỉ mới xuất hiện lãng đãng, mơ hồ, chùng chình, khiến nhà thơ bất giác nhận ra thu đã về rồi chăng? Một sự phán đoán còn mơ hồ.

+ Cảm xúc và trạng thái của nhà thơ Hữu Thỉnh: Tất cả các tín hiệu của thiên nhiên vào thu trong thời khắc chuyển mùa mong manh được nhà thơ bất giác nhận ra: “Bỗng” mở đầu bài thơ đã diễn tả trạng thái ấy, nhưng dù bất giác ngỡ ngàng dường như nhà thơ có sự chờ đợi sẵn để đón nhận vẻ đẹp của thiên nhiên trong phút giây mong manh giao mùa này chăng? Chỉ có 1 hồn thơ nhạy cảm yêu thiên nhiên say đắm mới có những rung động tinh tế trước sự chuyển mùa rõ rệt đến thế.

 

* So sánh thiên nhiên trong 2 đoạn thơ

- Giống nhau:

+ Thiên nhiên trong 2 đoạn thơ đều hiện lên thật gợi cảm, nên thơ cùng với những rung động tinh tế và tình yêu thiên nhiên tha thiết của nhà thơ.

+ Đều chọn lọc những hình ảnh tiêu biểu bằng vài nét chấm phá và dùng những từ ngữ giàu sức gợi để diễn tả cái hồn của bức tranh thiên nhiên.

- Khác nhau:

+ Thanh Hải cảm nhận vẻ đẹp của mùa xuân lúc nằm trên giường bệnh, điều đó còn thể hiện tiếng lòng yêu tha thiết cuộc sống, yêu thiên nhiên.

III. Kết bài:

- Mỗi nhà thơ đều có cảm nhận riêng về cảnh sắc thiên nhiên nhưng đều để lại cho người đọc những cảm xúc sâu lắng, khó phai mờ.

18 tháng 1 2022

Tham khảo

Thạch Lam - một trong những nhà văn tiêu biểu khuynh hướng văn học lãng mạn. Một trong những tác phẩm mang đậm dấu ấn phong cách của ông là truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa.

Mở đầu tác phẩm, Thạch Lam đã khắc họa cho người đọc thấy được một khung cảnh buổi sáng mùa đông bằng những chi tiết rất tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc. Sơn thức dậy thì đã thấy mẹ và chị… đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ một vài hình ảnh nhỏ nhưng cũng cho thấy được sự chuyển biến của thời tiết thật rõ rệt.

 

Tiếp đến, tác giả đã dẫn dắt người đọc đến khung cảnh sinh hoạt của gia đình Sơn. Mẹ Sơn bảo chị Sơn bê thúng quần áo ra. Nhìn chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành, mẹ Sơn nói: “Đây là cái áo của cô Duyên đấy”. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nói, Sơn cũng “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Cái áo bông chính là kỉ vật gợi lên tình cảm mẫu tử thiêng liêng, tình anh em sâu đậm và tình thương của vú già nhân hậu.

Cuộc sống sung túc của gia đình Sơn được nhà văn khắc họa. Sơn được mặc cái áo dạ chỉ đỏ lẫn áo vệ sinh, ngoài lại mặc phủ cái áo vải thâm. Ngược lại, sự nghèo khổ, khó khăn được thể hiện qua hình ảnh những đứa trẻ trong xóm chợ. Đó là những nhân vật như thằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc vẫn mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan, lũ trẻ con xóm chợ đều lộ vẻ “vui mừng”. Nhưng truyện giàu giá trị nhân văn khi nhà văn khắc hóa thái độ của chị em Sơn - thân thiện chứ không khinh khỉnh như chị em họ.

 

Sơn và chị gái đều là những đứa trẻ ngây thơ, lương thiện. Khi chị Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Sơn đã “động lòng thương” và chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Chị Lan và Sơn đã bàn với nhau cho cái Hiên chiếc áo bông cũ. Sau đó, Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Sơn yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”. Cái áo cũ mà chị em Sơn đem cho cái Hiên chứa đựng biết bao tình người, thể hiện tình cảm san sẻ của một đứa trẻ có một trái tim giàu tình yêu thương. Hành động của chị em Sơn tuy nhỏ bé nhưng lại thật cao cả, đáng quý.

Truyện không dừng lại ở đó. Phần cuối truyện, mẹ Hiên đã đem cái áo bông đến trả mẹ của Sơn. Hành động này thể cho thấy có những con người trong xã hội xưa, dù sống khó khăn, khổ cực nhưng vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Mẹ Sơn sau khi nghe rõ việc, đã cho mẹ Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Còn với hai chị em Sơn, bà chẳng những không tức giận mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”. Cả mẹ Sơn hay mẹ Hiên đều là những người phụ nữ đức hạnh, giàu lòng tự trọng.

Có thể khẳng định rằng truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” là một câu chuyện nhẹ nhàng, nhưng lại chan chứa tình yêu thương. Qua tác phẩm, người đọc đã cảm nhận được những bài học về lòng trắc ẩn.

18 tháng 1 2022

Tham khảo

 

Truyện ngắn Gió lạnh đầu mùa là một truyện ngắn xuất sắc của ông viết về đề tài trẻ em. Truyện đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về phong cách nghệ thuật của Thạch Lam.

 

Tác giả đã khắc họa trước mắt người đọc hình ảnh thiên nhiên lúc giao mùa thật tinh tế. Chỉ sau một đêm mưa rào, trời bắt đầu nổi gió bấc, rồi cái lạnh ở đâu đến khiến con người tưởng rằng mình đang ở giữa mùa đông rét mướt. Sơn tung chăn tỉnh dậy, cậu thấy mọi người trong nhà, mẹ và chị đã trở dậy, ngồi quạt hỏa lò để pha nước chè uống. Mọi người đều “đã mặc áo rét cả rồi”. Ở ngoài sân “Gió vi vu làm bốc lên những màn bụi nhỏ, thổi lăn những cái lá khô lạo xạo. Bầu trời không u ám, toàn một màu trắng đục”. Những cây lan trong chậu “lá rung động và hình như sắt lại vì rét”. Chỉ vài chi tiết nhưng người đọc đã thấy được sự chuyển biến về thời tiết, thiên.

Câu chuyện tiếp tục diễn biến, đem đến cho người đọc niềm đồng cảm sâu sắc. Mẹ Sơn đã bảo Lan - chị gái của Sơn vào buồng lấy thúng áo ra. Mẹ Sơn lật cái vỉ buồm, lục đống quần áo rét. Bà giơ lên một chiếc áo bông cánh xanh đã cũ nhưng còn lành. Đó chính là chiếc áo của Duyên - đứa em gái đáng thương của Sơn đã mất năm lên bốn tuổi. Người vú già đã “với lấy cái áo lật đi lật lại ngắm nghía, tay mân mê các đường chỉ”. Khi nghe mẹ nhắc về em gái, Sơn cũng cảm thấy “nhớ em, cảm động và thương em quá”. Cậu xúc động khi thấy mẹ “hơi rơm rớm nước mắt”. Chiếc áo bông chính là kỉ vật gợi nhớ về người em gái đã mất với biết bao tình yêu thương sâu sắc. Điều đó cho thấy tình cảm gia đình thắm thiết, sâu sắc.

Trái ngược với cuộc sống sung túc của gia đình Sơn. Những nhân vật trẻ em trong xóm trọ lại có hoàn cảnh thật bất hạnh. Nào tằng Cúc, thằng Xuân, con Tí, con Túc - những đứa trẻ em nghèo khổ vẫn phải mặc những bộ quần áo nâu bạc đã rách vá nhiều chỗ. Môi chúng nó “tím lại”, chỗ áo quần rách “da thịt thâm đi”. Gió lạnh thổi đến, chúng nó lại “run lên, hai hàm răng đập vào nhau”. Khi nhìn thấy Sơn và Lan trong những bộ quần áo ấm áp, chúng cảm thấy xuýt xoa, ngưỡng mộ. Hai chị em Sơn tỏ ra thân thiết với chúng chứ không khinh khỉnh như các em họ của Sơn.

Câu chuyện trở nên hấp dẫn hơn khi Lan nhìn thấy Hiên đang đứng “co ro” bên cột quán, trong gió lạnh chỉ mặc có manh áo “rách tả tơi”, “hở cả lưng và tay”. Cả hai chị em đều cảm thấy thương xót cho con bé. Sơn chợt nhớ ra mẹ cái Hiên rất nghèo, nhớ đến em Duyên ngày trước vẫn cùng chơi với Hiên ở vườn nhà. Một ý nghĩ tốt thoáng qua trong tâm trí Sơn - đó là đem chiếc áo bông cũ của em Duyên cho Hiên. Nghĩ vậy, cậu đã nói với chị gái của mình, nhận được sự đồng tình của chị. Chị Lan đã “hăm hở” chạy về nhà lấy áo. Còn Sơn thì đứng yên lặng đợi chờ, trong lòng tự nhiên thấy “ấm áp vui vui”.

 

Kết thúc đem đến cho người đọc nhiều điều ấn tượng. Hai chị em Sơn lo lắng khi người vú già biết mẹ đã biết chuyện hai chị em lén mang áo cho Hiên. Sơn cảm thấy lo lắng, sợ hãi và sang nhà tìm Hiên để đòi lại áo. Nhưng đó là một phản ứng bình thường của một đứa trẻ khi mắc lỗi và bị phát hiện. Đến khi trở về nhà, chị em Sơn vô cùng ngạc nhiên khi thấy mẹ con cái Hiên đang ở nhà mình. Mẹ Hiên đem chiếc áo bông đến trả mẹ của Sơn. Có thể thấy dù sống khó khăn, khổ cực nhưng bà vẫn giữ vững phẩm chất tốt đẹp: “Đói cho sạch, rách cho thơm”. Còn người mẹ của Sơn, sau khi nghe rõ việc, bà đã cho mẹ của Hiên mượn năm hào về may áo ấm cho con. Điều đó thể hiện mẹ Sơn là một người trái tim nhân hậu. Sau khi mẹ con Hiên về, mẹ Sơn không tức giận, đánh mắng con mà còn “vẫy hai con lại gần, rồi âu yếm”.

Truyện ngắn “Gió lạnh đầu mùa” giàu giá trị nhân văn sâu sắc. Tác phẩm đã để lại những dấu ấn nhất định trong lòng độc giả.

11 tháng 12 2021

Em tham khảo:

– Học sinh thường yêu thích mùa hè và trông đợi mùa mùa vì đó là khoảng thời gian sẽ được nghỉ học sau một năm học hành căng thẳng, được đi chơi như về quê thăm ông bà hoặc đi du lịch, được tham gia những trò chơi cùng với chúng bạn.

– Kì nghỉ hè vừa qua em đã được bố mẹ cho đi tham quan tại Nha Trang, khung cảnh thiên nhiên vùng biển vô cùng tuyệt vời, những bãi cát trải dài và sóng biển rì rào, những hòn đảo hoang sơ và tuyệt đẹp với nước biển trong xanh.

11 tháng 12 2021

Ngta yêu cầu viết đoạn văn mà

28 tháng 2 2022

Những đóa hoa càng khoe sắc thắm càng làm cho cảnh vườn thêm đẹp.

30 tháng 3 2021

Bài thơ “Mùa xuân nho nhỏ” là một tác phẩm cuối đời của nhà thơ Thanh Hải, chính thời điểm này những cảm xúc chân thật nhất của nhà thơ mới được bộc lộ đó là tình yêu cuộc sống, đất nước và ước nguyện dâng hiến xây dựng đất nước trong thời kì đổi mớiTrong những câu thơ đầu tiên tác giả đưa người đọc về với thiên nhiên tươi đẹp, dòng sông xanh thơ mộng điểm thêm vài bông hoa màu tím, cánh chim chiền chiện âm thanh như sáo động bức tranh xuân tuyệt đẹp.Khung cảnh mùa xuân được vẽ ra thật đẹp, êm dịu và nhẹ nhàng. Cảnh đẹp thơ mộng và âm thanh rộn rã của tiếng chim chiền chiện hót vang. Tất cả đã khiến người đọc hình dung khung cảnh xứ Huế và tâm trạng náo nức, hân hoan trong lòng nhà thơ.“Hứng” là động từ nói lên sự trân trọng của người thi nhân với cảnh đẹp thiên nhiên, ông cảm thấy say sưa, ngây ngất trước vẻ đẹp của thiên nhiên, tâm hồn nhà thơ đang hòa vào cuộc sống, hòa vào mùa xuân tươi đẹp của đất trời.Từ mùa xuân của đất trời rộng lớn, bao la tác giả đã chuyển sang mùa xuân của đất nước trong thời kỳ đổi mới.Những hình ảnh hết sức quen thuộc trong thời kì xây dựng đất nước, người chiến sỹ ngày đêm bảo vệ và những người lao động dựng xây đất nước. “Lộc” theo bước chân người cầm súng che chở bảo vệ cho họ trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc, theo bàn tay người lao động tạo ra những cánh đồng màu xanh bát ngát. Người đọc có cảm giác không khí rộn ràng, náo nức sôi động hơn hẳn.Trong phút chốc tác giả đã bày tỏ niềm tự hào về đất nước qua những chặng đường đã qua, lịch sử trải qua hơn bốn ngàn năm khó khăn, gian khổ nhưng nhờ sức mạnh dân tộc đất nước vẫn tiến lên phía trước. Đất nước như vì sao, ngôi sao là nguồn sáng vô tận trong không gian và thời gian cũng như đất nước Việt Nam trường tồn, vững mạnhTrước mùa xuân thiên nhiên, đất nước tác giả đã khát khao được “làm con chim hót” “làm cành hoa”, hòa nhập vào cuộc sống, cống hiến cho đất nước.Khát vọng tác giả lặng lẽ nhưng là nỗi lòng của người thi sĩ: phải cống hiến cho đất nước, dù là nhỏ bé nhưng có ích cho cuộc đời. Mỗi con người hãy là mùa xuân nhỏ để làm nên mùa xuân to lớn cho đất nước. Đó cũng là tâm niệm cao cả của tác giả trước lúc đi xa.Những câu thơ cuối của bài thơ là khúc ca chào đón mùa xuân, ngợi ca đất Huế, thể hiện tình cảm gắn bó sâu nặng của tác giả với quê hương, đất nước.Mùa xuân nho nhỏ đã giúp người đọc hiểu hơn tình cảm của tác giả, ước nguyện, khát khao cống hiến cho quê hương, đất nước. Bài thơ chính là một “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải để lại cho đời trước lúc đi xa.

.

22 tháng 9 2022

bài này bn tự viết hay chép mạng zậy ?

 

xin lỗi bạn, mình không biết trả lời thế nào,mong bạn đừng dis.

Vì hồi lớp 4 , trong thời kì đó mình đang ôn thi IOE Cấp Tỉnh nên không học bài này nha