K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
26 tháng 10 2023

Thuận lợi:
- Tài nguyên biển phong phú: Các đảo và quần đảo có thể cung cấp nguồn tài nguyên biển đa dạng như cá, hải sản, dầu khí, khoáng sản, và năng lượng tái tạo như gió và mặt trời.
- Du lịch và nguồn thu từ biển: Các đảo và quần đảo có thể thu hút du khách bằng cảnh quan đẹp, bãi biển và hoạt động du lịch biển, đóng góp vào phát triển kinh tế địa phương.
- Vùng biển chiến lược: Vị trí địa lý của các đảo và quần đảo có thể mang lại lợi thế chiến lược trong việc kiểm soát tuyến biển, giao thương và an ninh khu vực.

Khó khăn:
- Giao thông và giao thương: Việc kết nối các đảo và quần đảo với đất liền và với nhau có thể gặp khó khăn do hạn chế về hạ tầng giao thông và vận tải biển.
- Quản lý và phát triển kinh tế: Việc quản lý và phát triển kinh tế trên các đảo và quần đảo đòi hỏi sự đầu tư lớn vào hạ tầng, công nghệ và nguồn nhân lực, đồng thời phải đối mặt với các rủi ro tự nhiên như bão, sóng thần và biến đổi khí hậu.
- An ninh biển: Bảo vệ an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo đòi hỏi sự tập trung lực lượng và tài nguyên để đảm bảo an toàn và ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên biển.

Việc nước ta có nhiều đảo và quần đảo có cả những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng

 

VỀ KT: các đảo, quần đảo có thể mang lại nhiều cơ hội cho phát triển kinh tế của Việt Nam vì nguồn tài nguyên thiên nhiên phong phú ,có thể khai thác các ngành kinh tế như đánh bắt thủy sảndu lịch biểnkhai thác dầu khí và đá quý, đồng thời cũng có thể tạo ra các công ăn việc làm cho người dân địa phương. Hơn nữa, các đảo và quần đảo còn có thể đóng vai trò quan trọng trong việc phát triển kinh tế biển của Việt Nam, đóng góp vào sự phát triển kinh tế của cả nước.

 

Khó Khăn:

Các đảo và quần đảo cũng đối mặt với nhiều khó khăn trong phát triển kinh tế. Vì địa hình và điều kiện tự nhiên khó khăn, việc vận chuyển hàng hóa và người dân đến các đảo và quần đảo là rất khó khăn. Gây ra nhiều khó khăn trong việc phát triển các ngành kinh tế và gây cản trở cho sự phát triển kinh tế của các đảo và quần đảo.

 

 

+ Về mặt ANQP :Các đảo và quần đảo có vai trò quan trọng trong việc bảo vệ chủ quyền biển đảo của Việt Nam. Việc giữ vững an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo là rất quan trọng để bảo vệ lãnh thổ và chủ quyền của Việt Nam. Vì các đảo và quần đảo cũng có thể đóng vai trò quan trọng trong việc tăng cường an ninh và phòng thủ ở vùng biển, đảm bảo an toàn cho các tuyến đường hàng hải và giữ vững bình yên trên biển đảo.

 

Khó Khăn:

Việc duy trì an ninh quốc phòng trên các đảo và quần đảo cũng đối mặt với nhiều khó khăn. Chủ yếu là do địa hình khó khăn và xa trung tâm, việc triển khai các lực lượng quân sự và cơ quan chức năng cũng rất khó khăn. Điều này đòi hỏi sự đầu tư lớn và phải đảm bảo an toàn cho các nhân viên và quân sự tại các đảo và quần đảo.

 

=>>> Các đảo và quần đảo của Việt Nam có vai trò quan trọng trong sự phát triển kinh tế và giữ vững an ninh quốc phòng. Việc khai thác các nguồn tài nguyên và phát triển kinh tế trên các đảo và quần đảo là cần thiết, đồng thời cũng cần đảm bảo an ninh và chủ quyền của Việt Nam trên biển đảo.

NG
21 tháng 10 2023

1. Kinh tế:
- Các đảo có thể được sử dụng để phát triển ngành du lịch, đặc biệt là du lịch biển và đảo.
- Các đảo có thể được sử dụng để khai thác tài nguyên biển, bao gồm đánh bắt cá, nuôi trồng hải sản, khai thác dầu khí, vv.
- Các đảo có thể được sử dụng để phát triển các ngành công nghiệp, bao gồm sản xuất điện, sản xuất nước uống, vv.
2. An ninh quốc phòng:
- Các đảo có thể được sử dụng để đặt các căn cứ quân sự, giúp bảo vệ lãnh thổ và đảm bảo an ninh quốc phòng.
- Các đảo có thể được sử dụng để đặt các trạm giám sát biển, giúp phát hiện và ngăn chặn các hoạt động phi pháp trên biển.
- Các đảo có thể được sử dụng để đặt các trạm phát sóng, giúp cải thiện việc truyền thông và liên lạc giữa các địa phương.

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

* Một số hoạt động kinh tế ở vùng biển đảo nước ta:

- Khai thác và nuôi trồng thủy sản.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản (muối, dầu mỏ, khí tự nhiên,…)

- Phát triển các hoạt động du lịch biển.

* Những thuận lợi và khó khăn trong phát triển kinh tế vùng biển đảo

- Thuận lợi:

Tài nguyên biển (sinh vật, khoáng sản,...) đa dạng, phong phú tạo điều kiện để phát triển nhiều ngành kinh tế biển, như: khai thác và nuôi trồng thuỷ sản, làm muối, khai thác dầu khí,...

+ Vị trí nằm gần các tuyến hàng hải quốc tế trên Biển Đông, dọc bờ biển có nhiều vịnh biển kín để xây dựng các cảng nước sâu,... là điều kiện để phát triển giao thông vận tải biển, là cửa ngõ để Việt Nam giao thương với thị trường quốc tế.

+ Nhiều bãi biển đẹp, nước biển ấm, chan hoà ánh nắng, nhiều vườn quốc gia, khu dự trữ sinh quyển ven biển và trên các đảo,... tạo điều kiện để phát triển du lịch biển đảo.

- Khó khăn:

+ Vùng biển nhiệt đới nước ta nhiều thiên tai, đặc biệt là bão. Những năm gần đây, biến đổi khí hậu đã tác động lớn tới thiên nhiên vùng biển đảo, gây khó khăn cho phát triển kinh tế biển đảo.

+ Cơ sở hạ tầng các vùng biển và hải đảo nhìn chung còn chưa đầy đủ và đồng bộ, không tương xứng với tiềm năng và thế mạnh biển đảo.

13 tháng 2 2016

a) Những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển.

- Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản ,...) ; nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

- Có nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, oxit titan, cát trắng..._

- có nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

- Có bờ biển dài với khoảng 125 bãi biển, có hơn 4.000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển, đảo.

b) Vai trò của hệ thông đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển.

* Đối với kinh tế :

- Là cơ sở để khai thác hiệu quả nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

- Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển)

* Đối với an ninh :

- Là hệ thông tiền tiêu bảo vệ đất liền

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền đất nước đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

8 tháng 3 2023

Tham khảo:

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

11 tháng 3 2023

Thuận lợi: Phát triển nhều ngành kinh tế khác nhau ( công nghiệp, nông nghiệp, ngư nghiệp, du lịch…)Hội nhập và giao lưu dễ dàng với các nước Đông Nam Á và thế giới trong xu hướng quốc tế hóa và toàn cầu hóa nền kinh tế thế giới.

Khó khăn: Luôn phải phòng chống thiên tai, bão, sóng biển, cháy rừng…Bảo lệ lãnh thổ cả vùng biển, vùng trời và đảo xa…trước nguy cơ bị kẻ thù lăm le xâm chiếm.

27 tháng 3 2018

HƯỚNG DẪN

a) Phân tích những thuận lợi về tài nguyên thiên nhiên để phát triển kinh tế biển của Việt Nam

− Nguồn lợi sinh vật biển phong phú, giàu thành phần loài (cá, tôm và các loại đặc sản…); nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm.

− Nhiều loại khoáng sản (dầu mỏ, khí tự nhiên, titan…).

− Nhiều vũng, vịnh, cửa sông thuận lợi cho xây dựng cảng.

− Đường bờ biển dài với hơn 125 bãi biển, có hơn 4000 hòn đảo, thuận lợi cho phát triển du lịch biển – đảo.

b) Vai trò của hệ thống đảo và quần đảo trong sự phát triển kinh tế và bảo vệ an ning vùng biển nước ta.

− Đối với kinh tế

+ Là cơ sở để khai thác hiệu quả các nguồn lợi của vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.

+ Là căn cứ để nước ta tiến ra biển và đại dương, tạo điều kiện phát triển kinh tế biển (khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản, phát triển du lịch biển, giao thông vận tải biển).

− Đối với an ninh

+ Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

+ Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

13 tháng 2 2016

a) Khai thác tài tài nguyên sinh vật biển và hải đảo, khai thác tài nguyên khoáng sản ở vùng biển nước ta.

- Khai thác tài nguyên sinh vật biển và hải đảo :

    + Trong tình hình phát triển hiện nay của ngành thủy sản, cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị kinh tế cao, cấm sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất hủy diệt nguồn lợi.

     + Việc đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản và giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và thềm lục địa của nước ta.

- Khai thác tài nguyên khoáng sản :

    +  Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là Duyên hải Nam Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đem lại năng suất cao

     + Khai thác dầu mỏ ở thềm lục địa đã được đẩy mạng, phục vụn xuất khẩu  và nhà máy lọc dầu trong nước.

     + Khai thác khí thiên nhiên dùng cho sản xuất điện, đạm....; khai thác một số khoáng sản khác ( titan, cát thủy tinh)

     + Phải hết sức tránh để các sự cố môi trường trong thăm dò, khai thác, vận chuyển và chế biến dầu khí

b) Các đảo, quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc phát triển kinh tế và bảo vệ an ninh vùng biển vì :

- Tạo điều kiện để nước ta tiến ra biển và đại dương nhằm khai thác có hiệu quả các nguồn lợi ở vùng biển, hải đảo và thềm lục địa; đồng thời các đảo và quần đảo cũng là nơi có nhiều khả năng để phát triển kinh tế.

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liến và là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo

6 tháng 5 2023

* Về kinh tế - xã hội:

- Phát triển các ngành nghề truyền thông gắn với việc đánh bắt và nuôi trồng hải sản, cũng như các đặc sản.

+ Đánh bắt, nuôi cá, tôm.

+ Các đặc sản: bào ngư, ngọc trai, tổ yến,...

- Phát triển các ngành công nghiệp chế biến hải sản (cá, nước mắm,...) và giao thông vận tải biển.

- Có ý nghĩa về du lịch:

+ Tiềm năng đa dạng (rừng, vườn quốc gia, khu bảo tồn thiên nhiên, các di tích lịch sử - cách mạng,...).

+ Mới bắt đầu khai thác.

- Giải quyết việc làm, nâng cao đời sống nhân dân cho các huyện đảo.

* Về an ninh, quốc phòng

- Là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.

- Là cơ sở để khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo và quần đảo.

a,Cần ưu tiên phát triên khai thác hải sản xa bờ vì:

- Hiện nay, nguồn hải sản ven bờ nước ta đang dần cạn kiệt do tình trạng khai thác quá mức và trái phép.

- Khuyến khích đánh bắt xa bờ nhằm khai thác hợp lí và bảo vệ nguồn lợi thủy sản nước ta. Đồng thời còn giúp bảo vệ chủ quyền biển đảo nước ta.

b, Nguyên nhân của sự giảm sút tài nguyên và ô nhiễm môi trường biển - đảo:

- Khai thác nguồn lợi thủy sản vượt quá mức, nhất là thủy sản ven bờ.

- Khai thác bằng cách thức mang tính hủy diệt như sử dụng chất độc, chất nổ, điện...

- Chưa bảo vệ tốt các diện tích rừng ngập mặn ven biển và các tài nguyên sinh vật khác.

13 tháng 5 2022

refer

Các đảo lớn  cư dân sinh sống,  điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. 3. Các đảo ven bờ  điều kiện phát triển nghề cá, du lịch  cũng là cơ sở để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta.

13 tháng 5 2022

tham khảo---Các đảo lớn  cư dân sinh sống,  điều kiện tự nhiên thuận lợi cho việc phát triển kinh tế - xã hội, cũng như tăng cường quốc phòng, an ninh, bảo vệ Tổ quốc. 3. Các đảo ven bờ  điều kiện phát triển nghề cá, du lịch  cũng là cơ sở để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta.