K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 8 2023

Quá trình phát triển ở thực vật có hoa: Hạt - Cây con - Cây trưởng thành - Sinh sản - Cây già chết.

- Các giai đoạn phát triển ở thực vật có hoa:

Hạt nảy mầm \(\rightarrow\) Cây mầm \(\rightarrow\) Cây non \(\rightarrow\) Cây trưởng thành \(\rightarrow\) Cây mang hoa \(\rightarrow\) Cây mang quả non \(\rightarrow\) Cây mang quả già \(\rightarrow\) Cây già, chết

24 tháng 5 2023

Hạt nảy mầm (Hình 5) -> Cây con mọc nhiều lá, ngọn (Hình 6) -> Thân cây phát triển bề ngang, có nụ hoa (Hình 7) -> Đã có quả (Hình 8) -> Tiếp tục có nhiều quả hơn, quả chín vàng (Hình 9)

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

Nhận xét về những biến đổi trong quá trình sinh trưởng và phát triển ở thực vật có hoa: Trong quá trình sinh trưởng và phát triển, thực vật có sự gia tăng chiều cao và kích thước của cây, có sự phân hóa và phát sinh các cơ quan, hình thành các cơ quan có chức năng chuyên hóa.

23 tháng 3 2023

Quá trình nhân lên của HIV trong tế bào vật chủ:

(1) Hấp thụ: Gai glycoprotein của virus tiếp xúc với tế bào lympho T ở thụ thể CD4.

(2) Xâm nhập: Virus HIV vào xâm nhập vào bên trong nhờ cơ chế dung hợp màng.

(3) Tổng hợp: Nhờ enzyme phân giải lớp vỏ, chúng giải phóng hệ gene vào tế bào chất, tại đây chúng tiến hành phiên mã ngược để tạo ra đoạn DNA từ mạch RNA ban đầu. Đoạn DNA xâm nhập vào nhân tế bào, cài xen vào bộ gene của tế bào lympho T, nhờ đó chúng nhân lên cùng với phân tử DNA của tế bào và phiên mã để tạo ra RNA của virus. RNA đi ra ngoài tế bào chất, tiến hành tổng hợp thành vật chất di truyền của HIV và lớp vỏ của chúng. Ở giai đoạn gắn vào DNA của vật chủ, chúng có thể tạo thành tiền virus và theo chu trình tiềm tan.

(4) Lắp ráp: RNA cùng với protein tạo thành nucleocapsid. Đồng thời, các protein của lớp vỏ ngoài được gắn lên màng tế bào.

(5) Phóng thích: Nucleocapsid đi ra ngoài theo cơ chế xuất bào, màng tế bào bao lấy nucleocapsid và tạo thành lớp vỏ ngoài.

7 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hình thành hạt phấn: Tế bào mẹ (2n) trong bao phấn thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (n) (bào tử đực). Các tế bào con tiếp tục thực hiện nguyên phân tạo thành các hạt phấn (thể giao tử đực).

 Mỗi hạt phấn gồm 2 tế bào:

+ Tế bào bé là tế bào sinh sản

+ Tế bào lớn là tế bào ống phấn

- Hình thành túi phôi: Tế bào mẹ (2n) trong bầu nhụy thực hiện giảm phân tạo thành 4 tế bào con (đại bào tử đơn bội), sau đó 3 tế bào tiêu biến chỉ còn lại 1 đại bào tử. Đại bào tử tiếp tục thực hiện nguyên phân hình thành túi phôi hay thể giao tử (gồm 7 tế bào với 8 nhân).

Khác nhau :

– Quá trinh hình thành hạt phấn : tất cả 4 bào tử đực n đều thực hiện 2 lần nguyên phân để tạo nên hạt phấn (thể giao tử đực).

– Ọuá trình hình thành túi phôi : trong 4 bào tử đơn bội (bào tử cái) thì 3 bào tử tiêu biến, chỉ có một đại bào tử xếp trên cùng sống sót và tiến hành 3 lần nguyên phân để tạo nên túi phôi (thể giao tử cái).

22 tháng 2 2023

CÂU 1:

- Các giai đoạn của quá trình sinh sản hữu tính ở thực vật:

+ Tạo giao tử: Cơ quan sinh sản của thực vật có hoa là nhị và nhụy trải qua quá trình phát sinh giao tử: Tế bào sinh hạt phấn nằm trong đầu nhị sinh ra hạt phấn (chứa giao tử đực). Tế bào sinh giao tử cái nằm trong noãn của nhụy sinh ra giao tử cái.

+ Thụ phấn: Hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy bằng cách tự thụ phấn hoặc giao phấn. Sau khi thụ phấn, trên đầu nhụy, mỗi hạt phấn hút chất nhầy ở đầu nhụy trương lên và nảy nầm thành một ống phấn. Ống phấn xuyên qua đầu nhụy và vòi nhụy vào trong bầu. Khi ống phấn tiếp xúc với noãn, tế bào giao tử đực chui vào noãn.

+ Thụ tinh: Tại noãn, diễn ra quá trình thụ tinh, giao tử đực kết hợp với giao tử cái tạo thành hợp tử.

+ Hình thành quả và hạt: Hợp tử phân chia và phát triển thành phôi nằm trong hạt, hạt do noãn phát triển thành. Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt.

+ Hạt gặp điều kiện thích hợp sẽ nảy mầm rồi tiến hành quá trình sinh trưởng và phát triển để tạo thành cây con.

- Phân biệt quá trình thụ phấn và thụ tinh ở thực vật:

Quá trình thụ phấn

Quá trình thụ tinh

Là quá trình di chuyển hạt phấn đến đầu nhụy.

Là quá trình kết hợp giữa nhân của giao tử đực và nhân của giao tử cái.

Kết quả: Hạt phấn tiếp xúc được với đầu nhụy, tạo điều kiện cho quá trình thụ tinh có thể diễn ra.

Kết quả: Hình thành hợp tử.

- Ý nghĩa của thụ tinh trong quá trình hình thành quả và hạt: Quá trình thụ tinh quyết định phát triển của quả và hạt. Quả không được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt.

22 tháng 2 2023

câu 2:

- Bầu nhụy sinh trưởng dày lên tạo thành quả chứa hạt, hạt do noãn phát triển thành.

- Trong tự nhiên có loại quả có hạt và quả không có hạt vì:

+ Quả được hình thành qua thụ tinh là quả có hạt.

+ Quả được hình thành không qua thụ tinh là quả không hạt hoặc có trường hợp quả được hình thành qua thụ tinh nhưng hạt bị thoái hóa.

28 tháng 10 2017

Đáp án A

- Phitocrome là sắc tố cảm nhận quang chu kì và cũng là sắc tố cảm nhận ánh sáng. Bản chất của phitocrome là 1 laoij protein hấp thụ ánh sáng. Trong đó, dạng hấp thụ ánh sáng đỏ xa có tác dụng làm cho hạt nảy mầm, hoa nở, khí khổng mở.

7 tháng 8 2023

Quá trình sinh sản ở ong: Ong đực tạo ra tinh trùng (n), ong chúa đẻ trứng (n). Những trứng không thụ tinh sẽ phát triển thành ong đực có bộ nhiễm sắc thể đơn bội, còn những trứng thụ tinh tạo thành hợp tử, hợp tử phát triển thành ong thợ hoặc ong chúa có bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội.

29 tháng 4 2019

Đáp án B

(1). Sinh trưởng sơ cấp có sự kéo dài cơ thể thực vật được bắt nguồn từ quá trình nguyên phân và kéo dài tế bào. à đúng

(2). Mô phân sinh bên có nguồn gốc từ mô phân sinh đỉnh trong quá trình phát triển cá thể. à đúng

(3). Mạch rây thứ cấp có nguồn gốc từ quá trình phân chia và biệt hóa của tầng sinh mạch, mạch rây thứ cấp nằm ở bên trong tầng sinh mạch, sát với mạch gỗ thứ cấp. à sai, mạch rây thứ cấp nằm bên ngoài tầng sinh mạch.

(4). Điều kiện môi trường ảnh hưởng đến quá trình sinh trưởng của thân cây dẫn đến việc hình thành vòng gỗ hàng năm. à đúng