K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Tham khảo!

Các lĩnh vực có thể ứng dụng hiểu biết về vòng đời của sinh vật trong thực tiễn như:

- Lĩnh vực trồng trọt, chăn nuôi: Vận dụng hiểu biết về vòng đời của cây trồng, vật nuôi để có các biện pháp, nuôi trồng, chăm sóc và khai thác sản phẩm phù hợp từng giai đoạn trong vòng đời để thu được hiệu quả cao nhất,…

- Lĩnh vực y học: Nghiên cứu chu kì sống của các sinh vật gây hại để tìm biện pháp phòng bệnh, hạn chế tác hại của chúng.

- Lĩnh vực sinh thái và môi trường: Hiểu biết về vòng đời của sinh vật là cơ sở để đánh giá tác động của chúng tới môi trường; thiết lập các biện pháp quản lí môi trường hoặc phục vụ công tác bảo tồn,…

7 tháng 8 2023

- Sử dụng chất kích thích và ức chế sinh trưởng nhân tạo với nhiều mục đích khác nhau: củ tỏi không nảy mầm nhờ hormone ức chế

- Con người loại bỏ vũng nước đọng để tránh muỗi đẻ trứng vào và tiêu diệt ấu trùng.

8 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Hormone ngoại sinh thuộc nhóm gibberellin sử dụng để thúc đẩy một số cây trồng ra hoa như xà lách, bắp cải, lay ơn.
- Xử lí nhiệt độ thấp cũng góp phần rút ngắn thời gian sinh trưởng sinh dưỡng, kích thích các cây như hoa loa kèn, ly, ... ra hoa
- Xác định tuổi thọ của cây thông qua đếm vòng gỗ

22 tháng 3 2023
Các yếu tố vật lý:

Yếu tố

Ảnh hưởng

Ứng dụng

Nhiệt độ

Căn cứ vào nhiệt độ, vị sinh vật được chia thành các nhóm:

- Vi sinh vật ưa lạnh (dưới 15 độ C)

- Vi sinh vật ưa ấm (từ 20 – 40 độ C)

- Vi sinh vật ưa nhiệt (từ 55 – 65 độ C)

- Vi sinh vật siêu ưa  nhiệt (từ 75-100 độ C)

Con người dùng nhiệt độ cao để thanh trùng các chất lỏng, thực phẩm, dụng cụ…, nhiệt độ thấp để kìm hãm sinh trưởng của vi sinh vật.

Độ ẩm

Hàm lượng nước trong môi trường quyết định độ ẩm. Nước là dung môi hòa tan các chất. Mỗi loại vi sinh vật sinh trưởng trong một giới hạn độ ẩm nhất định.

- Dùng nước để khống chế sinh trưởng của các nhóm vi sinh vật có hại và kích thích sinh trưởng của nhóm vi sinh vật có ích cho con người.

- Điều chỉnh độ ẩm của lương thực, thực phẩm, đồ dùng để bảo quản được lâu hơn bằng cách phơi khô, sấy khô.

Độ pH

Ảnh hưởng đến tính thấm qua màng, sự chuyển hóa các chất trong tế bào, hoạt hóa enzyme, sự hình thành ATP,…Dựa vào độ pH của môi trường, vi sinh vật được chia thành 3 nhóm: vi sinh vật ưa acid, vi sinh vật ưa kiềm, vi sinh vật ưa pH trung tính.

- Tạo điều kiện nuôi cấy thích hợp với từng nhóm vi sinh vật.

- Điều chỉnh độ pH môi trưởng để ức chế các vi sinh vật gây hại và kích thích các vi sinh vật có lợi.

Ánh sáng

Cần thiết cho quá trình quang hợp của các vi sinh vật quang tự dưỡng, tác động đến bào tử sinh sản, tổng hợp sắc tố, chuyển động hướng sáng.

Dùng bức xạ điện tử để ức chế, tiêu diệt vi sinh vật.

Áp suất thẩm thấu

Áp suất thẩm thấu cao gây co nguyên sinh ở các tế bào vi sinh vật khiến chúng không phân chia được. Áp suất thẩm thấu thấp làm các tế bào vi sinh vật bị trương nước và có thể vỡ ra (đối với các vi khuẩn không có thành tế bào)

Điều chỉnh áp suất thẩm thấu để bảo quản thực phẩm như ướp muối, ướp đường,…

Các yếu tố hóa học:

- Chất dinh dưỡng: Các loài vi sinh vật chỉ có thể tồn tại và sinh sản trong môi trường có các chất dinh dưỡng như protein, carbohydrate, lipid, ion khoáng,...
- Chất ức chế: Một số chất hoá học có khả năng ức chế sự sinh trưởng của vi sinh vật theo các cơ chế khác nhau:

Chất hóa học

Ảnh hưởng

Ứng dụng

Các hợp chất phenol

Biến tính protein, màng tế bào

Khử trùng phòng thí nghiệm, bệnh viện

Các loại cồn (ethanol, izopropanol 70% đến 80%)

Làm biến tính protein, ngăn các chất qua màng tế bào

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện

Iodine, rượu iodine (2%)

Oxy hóa các thành phần tế bào

Diệt khuẩn trên da, tẩy trùng trong bệnh viện

Clo (cloramin, natri hypoclorid)

Oxy hóa mạnh các thành phần tế bào

Thanh trùng nước máy, nước bể bơi, công nghiệp thực phẩm

Hợp chất kim loại nặng (Ag, Hg…)

Làm bất họat các protein

Diệt bào tử đang nảy mầm

Các aldehyde (formaldehyde 2%)

Làm bất họat các protein

Sử dụng để thanh trùng nhiều đối tượng

Các loại khí ethylene oxide (từ 10% đến 20%)

Oxy hóa các thành phần tế bào

Khử trùng các dụng cụ nhựa, kim loại

Kháng sinh

Diệt khuẩn có tính chọn lọc

Dùng chữa các bệnh nhiễm khuẩn trong y tế, thú y,…

 

Một số ứng dụng hiểu biết về cảm ứng của sinh vật trong đời sống:

- Ứng dụng tính hướng nước và hướng hóa của rễ, người ta có thể làm tăng kích thước bộ rễ bằng cách bón phân và tưới nước xung quanh gốc để kích thích rễ sinh trưởng theo cả chiều rộng và chiều sâu.

- Ứng dụng tính hướng tiếp xúc, người ta làm giàn thúc đẩy các cây thân leo sinh trưởng, phát triển.

- Ứng dụng tập tính giao phối của nhiều loài côn trùng gây hại, người ta tạo ra các cá thể đực bất thụ để làm suy giảm số lượng côn trùng gây hại và tiêu diệt chúng.

- Ứng dụng tập tính sinh sản của ong mắt đỏ, người ta nuôi thả ong mắt đỏ để chúng đẻ trứng vào sâu đục thân, sâu xanh, sâu tơ; ong non nở ra từ trứng sẽ ăn thịt sâu hại.

- Ứng dụng tập tính bỏ chạy khi nhìn thấy con người của một số động vật, người ta đặt bù nhìn rơm hình người trong ruộng lúa hoặc trong nương rẫy để đuổi chim, chuột phá hoại cây trồng.

7 tháng 10 2021

Nhiều loài động vật hoang dã được con người chọn lọc, thuần dưỡng từ thời xa xưa đển trờ thành gia súc ngày nay như trâu bò đề lợi dụng sử dụng sức mạnh của chúng để kéo cày
- Chó, mèo : được con người thuần hóa, sừ dụng tập tính săn mồi ăn thịt của chúng để bắt chuột, trông coi nhà cửu, tạo ra những giống chó săn: chó đặc công, chó thám tử
- Trong các rạp xiếc, người ta đả làm thay đổi tập tính cảu nhiều loài thú dữ ( hổ, báo, voi, sư tử ...) khiển chúng trở nên thuần phục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú trong càc màn biểu diễn bằng cách huấn luyện các con thù còn non theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện.
- Sử dụng các loài thiên địch ( bọ rùa, tò vò, ông mắt đỏ) trong việc tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng

+ Bò rùa đươc nuôi thả để diệt rệp cam
+ Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại cây trồng
+ Tò vò có tập tính bắt âu, tiêm dịch cho tê liệt và mang về tổ chuẩn bị làm thức ăn cho con non mới nở.
- Dựa vào tập tính giao phối của nhiều loài côn trùng gây hại để tạo ra cá thể bất thụ. Những con đực này khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường nhưng chúng không có khả năng sinh sản và Hạn chế và tiêu diệt được nhiều quần thể sâu bọ gây hại

22 tháng 3 2023

• Công nghệ vi sinh vật được ứng dụng trong nhiều lĩnh vực như nông nghiệp, chế biến thực phẩm, y dược, xử lí chất thải, sản xuất bột giặt và công nghiệp thuộc da,…

• Ví dụ minh họa cho ứng dụng công nghệ vi sinh vật trong các lĩnh vực:

- Ví dụ trong nông nghiệp:

+ Dựa vào khả năng cố định N2 trong không khí của vi sinh vật để sản xuất phân bón vi sinh giúp tăng năng suất cho cây trồng, cải tạo đất,…

+ Dựa vào khả năng ức chế sự phát triển của sâu, bệnh gây hại cho cây trồng để sản xuất ra thuốc trừ sâu vi sinh thay cho thuốc trừ sâu hóa học vừa có thể diệt trừ sâu, bệnh hại hiệu quả vừa tránh tồn dư thuốc hóa học gây độc cho con người và vật nuôi.

- Ví dụ trong chế biến thực phẩm:

+ Sử dụng vi khuẩn Saccharomyces cerevisiae để lên men tạo rượu, bia, bánh mì.

+ Sử dụng vi khuẩn lactic để lên men tạo sữa chua và pho mát.

- Ví dụ trong y dược:

+ Các sản phẩm được tạo ra từ công nghệ tái tổ hợp vi khuẩn và nấm men như insulin, hormone sinh trưởng, chất kích thích miễn dịch cytokine, chất kháng virus như interferon.

+ Vi sinh vật còn được ứng dụng trong việc chuẩn đoán các bệnh hiểm nghèo, ung thư, bệnh mới phát sinh.

- Ví dụ trong xử lí chất thải:

+ Sử dụng hệ vi sinh hiếu khí hoặc kị khí trong các bể xử lí sinh học để xử lí nước thải.

+ Sử dụng các vi sinh vật “ăn” dầu như Alcanivorax borkumensis để xử lí các sự cố tràn dầu trên biển.

+ Sử dụng các Archaea sinh methane để xử lí chất thải vật nuôi nhằm vừa tạo ra khí biogas làm chất đốt cho gia đình vừa tránh ô nhiễm môi trường và tạo ra phân bón hữu cơ cho cây trồng.

5 tháng 10 2019

Nhiều loài động vật hoang dã được con người chọn lọc, thuần dưỡng từ thời xa xưa đển trờ thành gia súc ngày nay như trâu bò đề lợi dụng sử dụng sức mạnh của chúng để kéo cày
- Chó, mèo : được con người thuần hóa, sừ dụng tập tính săn mồi ăn thịt của chúng để bắt chuột, trông coi nhà cửu, tạo ra những giống chó săn: chó đặc công, chó thám tử
- Trong các rạp xiếc, người ta đả làm thay đổi tập tính cảu nhiều loài thú dữ ( hổ, báo, voi, sư tử ...) khiển chúng trở nên thuần phục và tuân thủ những hiệu lệnh của người dạy thú trong càc màn biểu diễn bằng cách huấn luyện các con thù còn non theo con đường thành lập các phản xạ có điều kiện.
- Sử dụng các loài thiên địch ( bọ rùa, tò vò, ông mắt đỏ) trong việc tiêu diệt các nhóm sâu hại cây trồng

+ Bò rùa đươc nuôi thả để diệt rệp cam
+ Ong mắt đỏ có tập tính đẻ trứng trong cơ thể sâu hại cây trồng
+ Tò vò có tập tính bắt âu, tiêm dịch cho tê liệt và mang về tổ chuẩn bị làm thức ăn cho con non mới nở.
- Dựa vào tập tính giao phối của nhiều loài côn trùng gây hại để tạo ra cá thể bất thụ. Những con đực này khỏe mạnh, phát triển và giao phối bình thường nhưng chúng không có khả năng sinh sản và Hạn chế và tiêu diệt được nhiều quần thể sâu bọ gây hại