K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Kinh tế - xã hội Bra-xin tồn tại một số vấn đề cần giải quyết như:

+ Thu nhập của người dân Bra-xin có sự chênh lệch rất lớn: 10% những người giàu nhất chiếm hơn 40% GDP, trong khi 10% những người nghèo nhất chỉ chiếm khoảng 1% GDP.

+ Các vùng trong nước có sự phân hóa lớn. Vùng Đông Nam tập trung trên 40% số dân và chiếm trên 60% GDP, trong khi các vùng Trung Tây và Bắc chỉ có khoảng 10% số dân và chiếm khoảng 10% GDP.

+ Mất an ninh, trật tự xã hội là một vấn đề cần phải giải quyết ở Bra-xin.

+ Tỉ lệ dân thành thị rất cao (87% năm 2020). Đô thị hóa tự phát, không gắn với công nghiệp hoá đã làm trầm trọng thêm các vấn đề xã hội và môi trường đô thị: tỉ lệ thất nghiệp cao, bên cạnh các toà nhà cao tầng hiện đại là các khu nhà "ổ chuột" của dân nghèo.

6 tháng 8 2023

Tham khảo:

- Bra - xin là quốc gia đông dân nhất với hơn 200 triệu người. Tỉ lệ gia tăng dân số khá tháp và mức đô thị hóa cao khoảng 87%, có gần 6% sống trong những khu ổ chuột tai các đô thị

- Với thành phần dân cư đa dạng, phân hóa giàu nghèo cao.

- Bra - xin là một trong những nước có ngành công nghiệp phát triển.

- Tình trạng mất an ninh, trật tự xã hội ở Bra -xin thuộc mức cao trên thế giới.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
6 tháng 11 2023

BÁO CÁO VỀ TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI

Ở CỘNG HÒA LIÊN BANG BRA-XIN

1. Tình hình phát triển kinh tế

Bra-xin là một nền kinh tế hàng đầu ở Mỹ Latinh. Với đặc tính là nông nghiệp chủ chốt và được chăm lo phát triển tốt, công nghiệp mỏ, sản xuất và dịch vụ, nền kinh tế Bra-xin vượt trội hơn các nền kinh tế khác của Nam Mỹ, và đang mở rộng sự hiện diện của mình trên thị trường quốc tế.

Viện Địa lý và Thống kê Bra-xin (IBGE) ngày 7/3 cho biết, GDP của Bra-xin trong năm 2021 đạt mức 1.610 tỷ USD, tăng 4,6% so với năm 2020. Đây là mức tăng trưởng kinh tế cao nhất kể từ năm 2010 tại Bra-xin. Tăng trưởng GDP trong năm 2021 đã giúp Bra-xin bù đắp những thiệt hại trong năm 2020, khi nền kinh tế nước này suy giảm 3,9%, mức thấp nhất trong vòng 24 năm, do những tác động gây ra bởi đại dịch Covid-19. Năm 2020, tốc độ tăng trưởng GDP của Bra-xin là - 3,9%. GDP bình quân đầu người năm 2020 đạt 6815 USD/người.

Bra-xin giàu tài nguyên thiên nhiên, đứng đầu thế giới về sản xuất đường mía, cà phê, và là một trong quốc gia có nền chăn nuôi phát triển nhất. Khoa học kỹ thuật đạt trình độ cao trong nhiều lĩnh vực sản xuất, nghiên cứu ứng dụng.

Nông nghiệp chiếm 5,9% GDP (2020), sản phẩm chủ yếu là cà phê, đậu tương, đường mía, ca cao, lúa gạo, thịt gia súc, ngô, cam chanh, bông.

Công nghiệp chiếm 17,7% GDP (2020), sản phẩm hàng đầu là thép (đứng thứ 2 thế giới), nhôm; ô tô, điện - điện tử gia dụng.

Dịch vụ chiếm khoảng 62,9% GDP (2020). Bra-xin xuất khẩu chủ yếu là cà phê, đỗ tương, đường mía, nước cam, thịt bò, gà, vật tư vận tải, sắt thép, kim loại và nhập khẩu chủ yếu là dầu lửa, máy móc, than, phân bón, ngũ cốc. Các thị trường xuất khẩu chính là Hoa Kỳ, Trung Quốc, Đức, Hà Lan, Argentina. Các thị trường nhập khẩu chính là Hoa Kỳ, Argentina, Nhật, Trung Quốc. Hoa Kỳ là nước đầu tư lớn nhất tại Bra-xin.

2. Một số vấn đề về xã hội

Mức độ đô thị hóa ở Bra-xin đã tăng từ 36% vào năm 1950; đạt đến sự cân bằng đồng đều giữa dân số nông thôn và thành thị vào những năm 1970; và lên tới 87% năm 2020. Tuy nhiên, khoảng 25% dân số sống ở vùng đô thị - hơn 160 triệu người - thực chất là đang sống trong các khu ổ chuột. Nó cũng gây ô nhiễm môi trường, cạn kiệt tài nguyên và nhiều bệnh mới...

Sự đô thị hóa vô tổ chức đã gây ra ảnh hưởng đến môi trường. Việc đô thị hóa tự phát, không gắn liền với công nghiệp hóa, hoàn toàn không có sự quy hoạch hợp lý nào, nó không phù hợp với sự phát triển của công nghiệp hóa dẫn đến sự phân bố dân cư không đồng đều giữa các vùng. Và chính điều này đã làm cho đời sống sinh hoạt của người dân khó cải thiện, ảnh hưởng xấu tới môi trường. Môi trường bị ô nhiễm ngày càng nghiêm trọng hơn đặc biệt là môi trường không khí, nước, rác thải sinh hoạt có khối lượng rất lớn mỗi ngày, vứt không đúng nơi quy định. Ngoài ra, giao thông tắc nghẽn, dịch vụ công cộng rơi vào tình trạng quá tải, tạo sức ép lớn về giải quyết chỗ ở cũng như việc làm cho những người nhập cư (tỉ lệ thất nghiệp là 13,7% năm 2020), tệ nạn xã hội dễ phát sinh ảnh hưởng đến trật tự xã hội như: trộm cắp, mại dâm, đặc biệt là tình trạng nghèo đói lạc hậu.

Bra-xin còn là một cường quốc kinh tế ở Nam Mỹ và thế giới. Nhưng đằng sau những thành phố hiện đại, nhà cao tầng chọc trời, sầm uất với những khách sạn sang trọng, lộng lẫy vàng son, cung thể thao hiện đại ở Thủ đô Brasilia, các thành phố Sao Paulo, Rio de Janeiro…là bức tranh tương phản với những khu nhà ổ chuột tạm bợ, rất nghèo nàn mà người dân lao động phải lo kiếm miếng ăn từng ngày. Những thành quả kinh tế tăng trưởng nhiều năm trong quá khứ đã không được chia đều cho các tầng lớp dân cư, người giàu ngày càng giàu và người nghèo ngày càng bần cùng hoá. Bra-xin có khoảng 200 triệu dân, tỷ lệ dân nghèo chiếm trên 20%, hiện nay có khoảng 53 triệu người thuộc diện khó khăn, trong đó có 20 triệu người thiếu đói, nghèo khổ. Có khoảng 9% trong tổng số 100 triệu người ở độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Chỉ số Gini - chỉ số đánh giá sự bất bình đẳng trong phân phối thu nhập quốc gia của Bra-xin thuộc vào loại cao nhất khu vực Nam Mỹ, cao ngang bằng với các nước có sự chênh lệch giàu nghèo lớn nhất thế giới (người nghèo chỉ có thu nhập bình quân khoảng 40 USD/người/tháng). Năm 2020 10% người giàu nhất đã chiếm tới 40% GDP của nước này, 10% người nghèo nhất chỉ chiếm gần 1% GDP cả nước. Nước này có khoảng 18,7% là người nghèo (khoảng 39,8 triệu người).

Bra-xin là một trong những đất nước có cảnh quan thiên nhiên đẹp nhất nhì trên thế giới cùng nền văn hoá ẩm thực đa dạng và phong phú. Bra-xin là một quốc gia có nhiều chủng tộc với những màu sắc văn hóa khác nhau. Văn hoá quốc gia này chịu ảnh hưởng từ những phong tục, phong cách sống thực tế và lối sông riêng biệt của người dân Bồ Đào Nha. Ngoài ra, Bra-xin còn sở hữu nhiều dấu ấn đặc sắc của các dòng nhập cư đến từ các nước Đức, Tây Ban Nha, Nhật Bản và Trung Đông.

Là một quốc gia sôi động, năng động, đầy màu sắc với lễ hội nổi tiếng, phong cảnh thiên nhiên hoang dã tuyệt đẹp và những món ăn độc đáo, hấp dẫn. Bra-xin đã trở thành một điểm đến du lịch nổi tiếng cho nhiều khách du lịch trên toàn thế giới. Ngoài ra, văn hóa Bra-xin rất đa dạng với những phong tục tập quán trong các nước nhập cư đã tạo nên một nền văn hoá lịch sử nhân loại độc đáo và đa màu sắc.

5 tháng 8 2023

(*) Tham khảo

- Dịch AIDS ở Cộng hòa Nam Phi:

+ Sự lan tràn của AIDS (hội chứng suy giảm miễn dịch mắc phải) là một vấn đề đáng báo động tại Nam Phi với 31% số phụ nữ có thai bị phát hiện nhiễm HIV năm 2005 và tỷ lệ nhiễm trong người trưởng thành ước tính 20%.

+ AIDS ảnh hưởng chủ yếu tới những người thường xuyên có quan hệ tình dục, có nghĩa là nhân khẩu học quốc gia này đang thay đổi chậm. Đa số trường hợp tử vong là những người đang ở độ tuổi lao động, dẫn tới tình trạng nhiều gia đình mất đi nguồn thu nhập chính. Điều này đưa đến tình trạng các 'trẻ mồ côi AIDS' trong nhiều trường hợp phải sống dựa vào sự chăm sóc và tài chính từ chính phủ. Ước tính có 1.100.000 trẻ mồ côi tại Nam Phi. Nhiều người già cũng mất sự hỗ trợ từ các thành viên trẻ trong gia đình.

- Sự mất cân bằng về giáo dục:

+ Nam Phi bị liệt vào một trong những nước mất cân bằng về giáo dục giữa người da đen và da trắng. Ba phần tư số học sinh da trắng hoàn thành năm cuối cùng bậc trung học, trong khi con số này ở học sinh da đen chỉ là một phần ba. Là một nước có nền giáo dục khá phát triển, song nước này lại đứng thứ 132 trong 144 nước về giáo dục tiểu học, trong khi đó, chuẩn giáo viên thấp. Mỗi năm, Nam Phi cần 25 nghìn giáo viên mới, song chỉ có khoảng 10 nghìn giáo viên đạt chất lượng.

+ Giáo dục nghèo nàn đồng nghĩa với nguồn nhân lực chưa đủ đáp ứng nhu cầu, dẫn đến hàng nghìn vị trí công việc còn chưa lấp đủ. Khoảng một nửa trong số 95 nghìn việc làm trong các lĩnh vực công vẫn bị bỏ trống. Sự mất cân đối trong giáo dục dẫn tới một nghịch lý, tỷ lệ thất nghiệp cao (25%), trong khi vẫn thiếu nguồn nhân lực cho các vị trí công việc đòi hỏi trình độ cao. Sự mất cân bằng về giáo dục tạo ra sự mất cân bằng về việc làm. Tỷ lệ thất nghiệp ở người da đen là 29% so với 6% ở người da trắng. Tỷ lệ thất nghiệp ở thanh niên lên tới 50%. Những người trẻ không thể tìm được việc làm ở tuổi 24 thì sẽ khó có cơ hội tìm một công việc ổn định. Theo Ngân hàng Dự trữ nước này, tỷ lệ tăng trưởng của Nam Phi năm 2012 sẽ chỉ là 2,6%. Trong khi những nước như Ni-giê-ri-a và Ăng-gô-la những năm gần đây, tỷ lệ tăng trưởng tới 10%.

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:
BÁO CÁO VỀ CÔNG NGHIỆP CỦA CỘNG HÒA LIÊN BANG ĐỨC
1. Khái quát về Cộng hòa Liên bang Đức
Cộng hòa Liên bang Đức là một quốc gia liên bang nằm ở Trung Âu và có chung đường biên giới với các nước Đan Mạch (về phía Bắc), Ba Lan và Séc (phía Đông), Áo và Thụy Sĩ (về phía Nam), Pháp, Luxembourg, Bỉ và Hà Lan (về phía Tây). Cộng hoà Liên Bang Đức nằm ở trung tâm Châu Âu với 16 tiểu bang tiếp giáp với 9 nước láng giềng. Mỗi bang lại có những đặc điểm văn hóa đặc sắc riêng biệt. Là một đất nước có khí hậu ôn đới với 4 mùa rõ rệt. Đến nước Đức bạn có thể ngắm nhìn những khung cảnh tuyệt đẹp và mơ mộng trong những câu chuyện cổ tích của châu Âu Đức là một đất nước phát triển và có một nền văn hóa truyền thống lâu đời bậc nhất tại châu Âu, từ văn học cho đến âm nhạc và đặc biệt là văn hóa bia độc đáo.
2. Tình hình phát triển công nghiệp
Cộng hòa Liên bang Đức là nước công nghiệp phát triển có trình độ cao trên thế giới. Công nghiệp được xem là chiếc xương sống của nền kinh tế quốc dân. GDP ngành công nghiệp tăng nhanh qua các năm, tỉ trọng ngành công nghiệp trong GDP chiếm gần 1/3. Cộng hòa Liên bang Đức có cơ cấu ngành công nghiệp đa dạng với nhiều ngành nổi bật. Sản xuất ô tô là ngành công nghiệp quan trọng nhất, giá trị sản xuất trong nhiều năm đứng thứ tư thế giới. Công nghiệp chế tạo máy móc,  thiết bị, hóa chất, kĩ thuật điện đứng hàng đầu thế giới. Điện tử - viễn thông trở thành ngành công nghiệp chủ chốt. Các trung tâm công nghiệp quan trọng: Xtut-gat, Muy-nich, Phran-phuốc, Cô-lô-nhơ, Béc-lin.

1 tháng 7 2019

 - Kinh tế chậm phát triển, số người sống dựa vào trực tiếp khai khác tài nguyên đông. Dân số tăng nhanh là cho quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên càng lớn, nhiều vấn đề môi trường khó giải quyết được. Mặt khác, các thành quả của cuộc cách mạng khoa học công nghệ đã làm cho loài người tiết kiệm được rất nhiều trong sử dụng nguyên liệu và nhiên liệu, nhưng cũng vì thế mà giá phần lớn nguyên liệu giảm, các nước đang phát triển tăng cường khai thác khoáng sản xuất khẩu để lấy số lượng bù vào giá cả thấp.

    - Để giải quyết việc làm, cải thiện một phần cơ sở vật chất kĩ thuật… các nước đang phát triển nhận đầu tư từ các nước tư bản phát triển. Trong vài ba chục năm gần đây, các nước phát triển đẩy mạnh đầu tư vào các nước đang phát triển ở các ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, lao động, không cần chuyên môn cao, dễ gây ô nhiễm môi trường. Trong sự hợp tác bất bình đẳng đó, các nước đang phát triển chịu phần thiệt thòi và trả giá đắt về sự ôn nhiễm và suy thoái môi trường.

29 tháng 7 2023

Về GNI/người:

Các nước phát triển có GNI cao gấp hàng chục lần so với các nước đang phát triển. Cụ thể, các nước phát triển là Ca-na-đa có GNI năm 2020 là 43540 tỉ USD, Cộng hòa Liên bang Đức là 47520 tỉ USD.Các nước đang phát triển là Bra-xin có GNI năm 2020 chỉ đạt 7800 tỉ USD và In-đô-nê-xi-a là 3870 tỉ USD.

– Về cơ cấu kinh tế:

+ Các nước phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản rất thấp; ngành dịch vụ chiếm tỉ trọng cao nhất. Cụ thể:

Ở Ca-na-đa, năm 2020: tỉ trọng ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 1,7% GDP; ngành công nghiệp – xây dựng chiếm 24,6%; trong khi đó, ngành dịch vụ chiếm 66,9%.Ở Cộng hòa Liên bang Đức, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chỉ chiếm 0,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 26,5%; dịch vụ chiếm 63,3%.

+ Phần lớn các nước đang phát triển có tỉ trọng ngành nông nghiệp, lâm nghiệp, thủy sản khá cao; ngành công nghiệp – xây dựng tỉ trọng đang giảm dần tuy nhiên vẫn còn cao; ngành dịch vụ có xu hướng tăng. Cụ thể:

Ở Bra-xin, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 5,9%; công nghiệp – xây dựng chiếm 17,7%; dịch vụ chiếm 62,8%. Có thể thấy, Bra-xin là nước đang phát triển nhưng có cơ cấu kinh tế tương đương với các nước phát triển.Ở In-đô-nê-xi-a, năm 2020: ngành nông – lâm – ngư nghiệp chiếm 13,7%; công nghiệp – xây dựng chiếm 38,3%; dịch vụ chiếm 44,4%.

– Về HDI:

Các nước phát triển có tỉ lệ HDI ở mức cao: Ca-na-đa là 0,931, Cộng hòa Liên bang Đức là 0,944.Phần lớn các nước đang phát triển tỉ lệ HDI này còn chưa cao. Cụ thể: chỉ số HDI của Bra-xin là 0,758, của In-đô-nê-xi-a là 0,703.

♦Xác định một số nước phát triển và đang phát triển trên hình 1.

Xác định một số nước phát triển và đang phát triển:

– Nước phát triển: Hoa Kỳ, Ca-na-đa, Đức, Nhật Bản, Liên bang Nga….

- Nước đang phát triển: Bra-xin, Trung Quốc, Ấn Độ, Nam Phi, In-đô-nê-xi-a, Ô-xtrây-li-a…

- Các nước đang phát triển phần lớn là các nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế- xã hội. Vì thế, để phát triển kinh tế các nước này đã đẩy mạnh việc khai thác các tài nguyên.
- Ba phần tư dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, tỉ lệ gia tăng dân số nhanh đã gây sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường(làm tăng quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên như đất, nước, sinh vật.., đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trường).
- Việc ứng dụng các công nghệ sản xuất hiện đại trong sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đã làm cho giá nguyên liệu nhiều loại khoáng sản giảm. Chính vì vậy, nhiều nước đang phát triển đã phải tăng cường khai thác khoáng sản xuất khẩu đ hù lại giá thấp.
- Nông nghiệp còn tiến hành theo lối quảng canh, nên ờ các nước nhiệt đới còn phổ biến tình trạng đốt nương làm rấy phá rừng để lấy đất canh tác. Việc theo đuổi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, nhường chỗ cho các đồi núi trọc,...
- Được giải quyết việc làm, cải thiện cơ sở vật chất - kĩ thuụi.ể.. các nước đang phát triển nhận đầu tư từ các nước iư hàn phái triển. Trong vài ha chục năm ưở lại đây, các nước phát triển đẩy mạnh đầu lư vào các nước đang phát triển, (1 các ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, lao động không cần công nghệ cao, dễ gây ô nhiễm môi trường. Trong sự hợp tác bất bình đẳng đó, các nước đang phát triển bao giờ cũng chịu phần nhiệt và phải trả giá đắt về sự ô nhiễm và suy thoái môi trường

2 tháng 4 2017

– Các nước đang phát triển phần lớn là các nước nghèo, chậm phát triển về kinh tế- xã hội. Vì thế, để phát triển kinh tế các nước này đã đẩy mạnh việc khai thác các tài nguyên.
– Ba phần tư dân số thế giới sống ở các nước đang phát triển, tỉ lệ gia tăng dân số nhanh đã gây sức ép lớn đến tài nguyên và môi trường(làm tăng quy mô và tốc độ khai thác tài nguyên như đất, nước, sinh vật.., đã gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng về môi trườ – Việc ứng dụng các công nghệ sản xuất hiện đại trong sản xuất, tiết kiệm nguyên, nhiên liệu đã làm cho giá nguyên liệu nhiều loại khoáng sản giảm. Chính vì vậy, nhiều nước đang phát triển đã phải tăng cường khai thác khoáng sản xuất khẩu đ hù lại giá thấp.

– Nông nghiệp còn tiến hành theo lối quảng canh, nên ờ các nước nhiệt đới còn phổ biến tình trạng đốt nương làm rấy phá rừng để lấy đất canh tác. Việc theo đuổi mục tiêu tự túc lương thực bằng mọi giá đã làm cho hàng triệu ha đất rừng bị mất đi, nhường chỗ cho các đồi núi trọc,…

– Được giải quyết việc làm, cải thiện cơ sở vật chất – kĩ thuụi.ể.. các nước đang phát triển nhận đầu tư từ các nước iư hàn phái triển. Trong vài ha chục năm ưở lại đây, các nước phát triển đẩy mạnh đầu lư vào các nước đang phát triển, (1 các ngành cần nhiều nguyên liệu, nhiên liệu, lao động không cần công nghệ cao, dễ gây ô nhiễm môi trường. Trong sự hợp tác bất bình đẳng đó, các nước đang phát triển bao giờ cũng chịu phần nhiệt và phải trả giá đắt về sự ô nhiễm và suy thoái môi trường. ng)

7 tháng 11 2023

Thông tin tham khảo: Cách Nga trở thành nước dẫn đầu thế giới về nông sản

Liên bang Nga vốn là nhà nhập khẩu ròng trong nhiều thập kỷ, nay đã trở thành nhà xuất khẩu ngũ cốc lớn nhất thế giới trong năm 2017, vượt qua cả nước láng giềng và cũng là đối thủ Ukraine. Lúa mì, ngô, lúa mạch, kiều mạch cũng như thịt lợn, gia cầm và các sản phẩm từ sữa..., chế biến thực phẩm của Nga đang trong thời kỳ hoàng kim thực sự.

Làm thế nào mà Nga, với nền nông nghiệp trải qua nhiều năm suy sụp trong thế kỷ XX, từ quá trình tập thể hóa bắt buộc với nông nghiệp thập niên 1930 và sau đó là sự bất lực của Liên Xô trước sự hỗn loạn trong những năm 90 của thế kỷ trước, lại đạt được kỳ tích này? Câu trả lời chính là bước ngoặt trong năm 2014.

Tổng thống Nga Vladimir Putin đã đưa ra lệnh cấm vận nghiêm ngặt đối với các mặt hàng nông sản từ châu Âu. Trái cây, rau, củ, các sản phẩm từ sữa, thịt, ngũ cốc... có nguồn gốc từ châu Âu chỉ trong một đêm đã biến mất khỏi các cửa hàng của Nga. Biện pháp này không chỉ gây thiệt hại cho nông dân châu Âu khi mất đi một thị trường quan trọng mà còn tạo động lực quyết định đối với các nhà sản xuất Nga.

Bên cạnh việc loại trừ hầu hết sự cạnh tranh từ nước ngoài, Chính phủ Nga cũng đầu tư nguồn lực lớn vào phát triển và hiện đại hóa nền nông nghiệp. Trong năm 2021, Nga có kế hoạch đầu tư hơn 77 tỷ rúp (857 triệu euro) vào chương trình phát triển nông nghiệp quốc gia, dưới hình thức các khoản vay ưu đãi, tín dụng thuế và trợ cấp. Nga cũng hỗ trợ xuất khẩu, với các khoản trợ cấp đặc biệt hướng đến logistics.

Các công ty nông sản của Nga đã đầu tư vốn vào máy móc, hạt giống có chất lượng và hiện đang chuyển sang công nghệ mới. Máy thu hoạch tự động, giám sát đồng ruộng và đàn gia súc bằng máy bay không người lái và vệ tinh, tăng cường sử dụng các cảm biến được kết nối... là những công nghệ mới mà các công ty nông sản của Nga đang áp dụng. Và ở đây, Nhà nước cũng đóng vai trò động lực. Năm 2019, thông qua Chương trình “Nông nghiệp kỹ thuật số”, Chính phủ Nga đã hỗ trợ hiện đại hóa ngành nông nghiệp trong nước và tài trợ tới 50% chi phí cho các công nghệ mới này.

2 tháng 11 2016

Theo em, những vấn đề gì cần phải giải quyết ở những đô thị thuộc đới ôn hoà:

+ Về môi trường : sự phát triển của công nghiệp và các phương giao thông sử dụng nhiều nguyên liệu

+ Về giao thông : ùn tắc giao thông

+ Về quy hoạch và phát triển : thiếu chỗ ở,công trình công cộng,lao động trẻ

+ Về các vấn đề Xã hội : tỉ lệ thất nghiệp,người vô cư cao

+ Về môi trường: Cần chú ý vệ sinh môi trường

+ Về giao thông: Cần cải tiến các thiết bị, máy móc giao thồng, thực hiện thi công các khu vực giao thông.

+ Về quy hoạch và phát triển: Cần xây dựng các khu công nghiệp, khu thương mại,...

+ Về vấn đề xã hội: Tỉ lệ thất nghiệp và thiếu nhà ở cao, tỉ trọng người nhiệm bệnh đang vượt số mức cho phép.