K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Từ 1995 khi gia nhập Asean, Việt Nam đã tham gia hợp tác tất cả các lĩnh vực của ASEAN như: kinh tế , văn hóa,...

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN là: mở rộng khối thúc đẩy sự kết nạp các nước mở rộng quan hệ hợp tác nội khối và quan hệ quốc tế, thúc đẩy sự hợp tác phát triển kinh tế, văn hóa,...

NG
8 tháng 8 2023

Tham khảo:

Các lĩnh vực hợp tác của Việt Nam trong ASEAN: ngoại giao, kinh tế, khoa học - công nghệ, môi trường, y tế, văn hóa, giáo dục, an ninh - quốc phòng…
 

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN:

- Vai trò trong việc mở rộng ASEAN: Việt Nam cùng với các quốc gia khác đã thúc đẩy việc kết nạp Lào, Mi-an-ma, Cam-pu-chia gia nhập vào ASEAN.

- Vai trò trong thường trực ASEAN:

+ Hoàn thành vai trò Chủ tịch ASEAN vào các năm 1998, 2010, 2020;

+ Đạt được nhiều kết quả cao, thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các quốc gia thành viên, phát triển các tổ chức mới và nâng cao vị thế của ASEAN trên thế giới.

- Vai trò trong việc tổ chức, điều phối các hoạt động của ASEAN:

+ Việt Nam đã tổ chức thành công Hội nghị Cấp cao ASEAN lần thứ 6 tại Hà Nội năm 1998, góp phần quan trọng vào việc tăng cường đoàn kết, đẩy mạnh hợp tác trong các nước.

+ Đăng cai và tổ chức thành công Đại hội thể thao Đông Nam Á lần thứ 22 (năm 2003) và lần thứ 31 (tổ chức vào năm 2022).

- Vai trò trong xây dựng thể chế:

+ Góp phần đáng kể trong việc thúc đẩy các nước kí kết thành công và đưa ra các biện pháp để thực hiện Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông (DOC).

+ Chủ động tham gia vào quá trình soạn thảo để đi đến kí kết và thực hiện hóa Hiến chương ASEAN, một văn kiện quan trọng để hỗ trợ ASEAN thực hiện mục tiêu xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Các vai trò khác:

+ Giữ vai trò kết nối thông qua Kế hoạch Hành động Hà Nội và Tuyên bố Hà Nội về thu hẹp khoảng cách phát triển giữa các thành viên trong ASEAN.

+ Tham gia tích cực trong việc xây dựng Tầm nhìn Cộng đồng ASEAN 2025, cùng ASEAN bước sang một giai đoạn mới, tầm nhìn mới để hội nhập toàn cầu.

 
5 tháng 8 2023

Tham khảo:

Kinh tế

Các quốc gia cùng hợp tác nhằm khai thác lợi thế về điệu kiện tự nhiên, tào nguyên và dân cư- xã hội để phát triển kinh tế, xây dựng đất nước.

Hợp tác nội khối:

+ Khu vực Thương mại tự do

+ Hiệp định tThương mại tự do

+ Cộng đồng Kinh tế

Hợp tác giữa ASEAN và các quốc gia, khu vực trên thế giới:

+ Triển khai nhiều hình thức liên kết với nhiều đối tác như Hoa Kỳ, Nhật Bản,..

Văn hóa, y tế

+ Xây dựng cộng đồng văn hóa- xã hội

+ Các hoạt động hợp tác được thể hiện quan trao đổi nhân sự, cung cấp dịch vụ giáo dục xuyên biên giới,..

+ Tổ chức hội nghị bộ trưởng giáo dục 

+ Các quốc gia thành lập kho dự phòng vật tư y tế khẩn cấp

+ Tổ chức hoạt động thể thao khu vực như SEA games,...

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Sự đa dạng hợp tác của Việt Nam

- Việt Nam gia nhập Hiệp hội ASEAN vào ngày 28/7/1995, từ đó đã tích cực thúc đẩy các cơ chế hợp tác chung và có nhiều hoạt động hợp tác trên các lĩnh vực kinh tế, văn hóa, bảo vệ môi trường, an ninh khu vực, thông qua:

+ Các hội nghị, như: Hội nghị Bộ trưởng Kinh tế ASEAN, Hội nghị Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Quốc phòng các nước ASEAN; Hội nghị Bộ trưởng Môi trường ASEAN, Hội nghị Bộ trưởng Văn hóa ASEAN,...

+ Các hiệp ước, hiệp định, tuyên bố, như: Hiệp ước về Khu vực Đông Nam Á không vũ khí hạt nhân; Hiệp định Đối tác Kinh tế Toàn diện Khu vực; Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông...

+ Các diễn đàn, như: Diễn đàn Kinh tế ASEAN; Diễn đàn Văn hóa Thanh niên ASEAN; Diễn đàn Biển ASEAN,...

+ Các dự án, chương trình phát triển, như: Dự án hợp tác về Mạng lưới Điện ASEAN; Dự án hợp tác văn hóa đa dân tộc ASEAN; Chương trình nghị sự phát triển bền vững,...

+ Các hoạt động văn hóa, thể thao, như: Giao lưu văn hóa, nghệ thuật ASEAN mở rộng; Đại hội Thể thao Đông Nam Á,....

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
7 tháng 11 2023

Vai trò của Việt Nam trong ASEAN

- Việt Nam được đánh giá là một trong những thành viên tích cực nhất, đưa ra nhiều sáng kiến nhằm thúc đẩy tăng cường liên kết nội và ngoại khối, đóng góp chủ động vào sự phát triển chung của cộng đồng.

- Vai trò của Việt Nam trong ASEAN được thể hiện trên một số phương diện sau:

+ Vai trò trong việc kết nạp các thành viên mới: Lào, Mianma và Campuchia vào ASEAN; xây dựng triển khai các thỏa thuận hợp tác kinh tế nội khối.

 

+ Thúc đẩy kí kết các Tuyên bố, thể chế. Tiêu biểu là: phối hợp cùng các quốc gia xây dựng Hiến chương ASEAN (2008), Tuyên bố về ứng xử của các bên ở Biển Đông và Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông; Kí kết Hiệp định Đối tác Kinh tế toàn diện Khu vực tại Hà Nội (2020)…

+ Đảm nhiệm nhiều vai trò và đăng cai nhiều hội nghị tiêu biểu: Chủ nhà Hội nghị cấp cao ASEAN lần thứ 6, Chủ tịch Uỷ ban thường trực ASEAN (2000 - 2001), Chủ tịch ASEAN (năm 2010, năm 2020);…

NG
16 tháng 8 2023

Tham khảo

- Sự phong phú và đa dạng của sinh vật Việt Nam được thể hiện về thành phần loài gen di truyền và kiểu hệ sinh thái.

* Sự đa dạng về thành phần loài, gen di truyền:

- Đa dạng về thành phần loài: Việt Nam là một trong 16 quốc gia sở hữu sự đa dạng sinh học cao nhất thế giới, trong đó nhiều loài thực vật quý hiếm (Trầm hương, trắc, sâm Ngọc Linh,  nghiến, gỗ gụ…) và động vật quý hiếm (Sao la, voi, bò tót, trĩ…).

- Đa dạng về gen di truyền: Số lượng các cá thể trong mỗi loài tương đối phong phú, tạo nên sự đa dạng về nguồn gen di truyền,…

* Sự đa dạng về kiểu hệ sinh thái: Các hệ sinh thái ở nước ta song phú và đa dạng, bao gồm các hệ sinh thái tự nhiên trên cạn, hệ sinh thái tự nhiên dưới nước và hệ sinh thái nhân tạo:

- Các hệ sinh thái trên cạn:

+ Gồm kiểu rừng sinh thái khác nhau, phổ biến nhất là rừng mưa nhiệt đới, rừng nhiệt đới gió mùa với lớp phủ thực vật rậm rạp nhiều tầng, thành phần loài phong phú.

+ Ngoài ra, còn có: trảng cỏ cây bụi, rừng cận nhiệt, rừng ôn đới núi cao,…

- Các hệ sinh thái tự nhiên dưới nước bao gồm: hệ sinh thái nước mặn, hệ sinh thái nước ngọt.

+ Các hệ sinh thái nước mặn (bao gồm cả các vùng nước lợ), điển hình là rừng ngập mặn, cỏ biển, rạn san hô, đầm phá ven biển,… và hệ sinh thái biển chia thành các vùng nước theo độ sâu.

+ Các hệ sinh thái nước ngọt ở sông suối, ao, hồ đầm.

- Các hệ sinh thái nhân tạo hình thành do hoạt động sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản rất đa dạng như:

+ Hệ sinh thái đồng ruộng, vùng chuyên canh,..

+ Hệ sinh thái nuôi trồng thủy sản,…

5 tháng 3 2022

tham khảo :

*  Những điều kiện thuận lợi để các nước Đông Nam Á hợp tác phát triển kinh tế:

- Vị trí gần nhau, hầu hết các nước Đông Nam đều tiếp giáp với biển, rất thuận lợi cho giao lưu, liên kết với nhau bằng giao thông đường biển.

-  Phát triển đi lên từ nông nghiệp với nền văn minh lúa nước, truyền thống văn hóa, sản xuất có nhiều nét tương đồng ⟹ giao lưu hợp tác về văn hóa.

- Lịch sử đấu tranh, xây dựng đất nước có những điểm giống nhau.

*  Biểu hiện sự hợp tác của các nước ASEAN :

- Tam giác tăng trưởng kinh tế XI-GIÔ-RI;

- Nước phát triển hơn giúp các nước chậm phát triển đào tạo nghề, chuyển giao công nghệ, đưa công nghệ mới vào sản xuất và chế biến lương thực, thực phẩm đảm bảo đáp ứng nhu cầu trong khu vực và để xuất khẩu;

- Tăng cường trao đổi hảng hóa giữa các nước;

- Xây dựng tuyến đường sắt, đường bộ qua các nước;

- Phối hợp khai thác, bảo vệ lưu vực sông Mê Công.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

♦ Cơ chế hoạt động của ASEAN tuân theo các nguyên tắc bảo đảm được mục tiêu và được thể hiện qua hoạt động của các cơ quan ASEAN.

- Cấp cao ASEAN:

+ Đây là cơ quan hoạch định chính sách cao nhất của ASEAN.

+ Cơ quan này xem xét, đưa ra các chỉ đạo về chính sách và quyết định các vấn đề quan trọng liên quan đến việc thực hiện các mục tiêu của ASEAN, đến lợi ích của các quốc gia thành viên.

+ Hội nghị Cấp cao ASEAN được tổ chức hai lần một năm do quốc gia thành viên giữ chức Chủ tịch ASEAN chủ trì tổ chức và có thể được triệu tập khi cần thiết.

- Hội đồng Điều phối ASEAN:

+ Hội đồng bao gồm các Bộ trưởng ngoại giao ASEAN;

+ Hội đồng Điều phối ASEAN có nhiệm vụ: chuẩn bị các cuộc họp Cấp cao ASEAN; điều phối việc thực hiện các thoả thuận và quyết định của Hội nghị Cấp cao ASEAN; xem xét và theo dõi tổng thể tất cả các hoạt động của ASEAN.

- Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN:

+ Bao gồm: Hội đồng Cộng đồng Chính trị - An ninh ASEAN; Hội đồng Cộng đồng kinh tế ASEAN; Hội đồng Cộng đồng Văn hóa - Xã hội ASEAN.

+ Các Hội đồng Cộng đồng ASEAN có nhiệm vụ đảm bảo việc thực hiện các quyết định có liên quan của Hội nghị Cấp cao ASEAN, điều phối công việc trong các lĩnh vực phụ trách.

Các cơ quan chuyên ngành cấp Bộ trưởng ASEAN: các cơ quan này thực hiện những thoả thuận và quyết định của Cấp cao ASEAN trong phạm vi phụ trách; tăng cường hợp tác trong các lĩnh vực thuộc phạm vi chức trách để hỗ trợ liên kết và xây dựng Cộng đồng ASEAN.

- Ngoài ra, tham gia điều hành ASEAN còn có:

+ Tổng Thư kí ASEAN và Ban thư kí ASEAN;

+ Uỷ ban Đại diện thường trực bên cạnh ASEAN;

+ Ban thư kí ASEAN quốc gia;

+ Cơ quan Nhân quyền ASEAN;

+ Quỹ ASEAN.

31 tháng 7 2023

Tham khảo!

Yêu cầu số 1: Các nước đã gia nhập ASEAN:

- Hiện nay, ASEAN gồm 10 quốc gia thành viên, là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Thái Lan, Mianma, Xingapo, Việt Nam, Lào, Campuchia, Brunây.

Yêu cầu số 2: Quá trình hình thành và phát triển của ASEAN

- Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập vào ngày 8/8/1967 tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của 5 quốc gia thành viên ban đầu là: Inđônêxia, Malaixia, Philíppin, Xingapo và Thái Lan.

- Năm 2021, ASEAN gồm 10 thành viên, các thành viên gia nhập sau này gồm: Brunây (1984), Việt Nam (1995), Lào và Mianma (1997), Campuchia (1999).

- Ngày 22/11/2015, trong cuộc họp thượng đỉnh tại thủ đô Cuala Lămpơ (Malaixia), lãnh đạo các quốc gia ASEAN đã kí kết tuyên bố chung, chính thức thành lập Cộng đồng ASEAN.

- Cộng đồng ASEAN đã chính thức trở thành một thực thể pháp lí vào ngày 31/12/2015.

Yêu cầu số 3:

♦ Mục tiêu của ASEAN: Các mục tiêu chính của ASEAN được quy định trong Hiến chương bao gồm:

- Thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, tiến bộ xã hội và phát triển văn hóa của các nước thành viên, thu hẹp khoảng cách phát triển.

- Thúc đẩy hòa bình và ổn định trong khu vực, duy trì một khu vực không có vũ khí hạt nhân và vũ khí huỷ diệt hàng loạt.

- Thúc đẩy hợp tác, tích cực và hỗ trợ lẫn nhau giữa các nước thành viên về vấn đề cùng quan tâm (kinh tế, văn hóa, xã hội, giáo dục, khoa học, hành chính,...).

- Duy trì hợp tác chặt chẽ cùng có lợi giữa ASEAN với các nước hoặc tổ chức quốc tế khác.

=> Mục tiêu chung: đoàn kết và hợp tác vì một ASEAN hòa bình, an ninh, ổn định, cùng phát triển hướng đến “Một Tầm nhìn, Một Bản sắc, Một Cộng đồng”

♦ So sánh mục tiêu giữa ASEAN và EU:

- Giống nhau: thúc đẩy sự hợp tác giữa các quốc gia thành viên trên nhiều lĩnh vực, như: kinh tế, văn hóa, an ninh - quốc phòng,…

- Khác nhau:

+ EU: sự thống nhất, liên kết giữa các nước thành viên xuất phát từ lĩnh vực kinh tế, thương mại.

+ ASEAN: động cơ liên kết ban đầu của các nước là hợp tác về chính trị - an ninh (do chịu ảnh hưởng sâu sắc từ bối cảnh thế giới và khu vực lúc bấy giờ).

NG
14 tháng 8 2023

Tham khảo

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.

14 tháng 8 2023

Tham khảo:

* Tình hình chính trị Việt Nam thời Nguyễn:

- Về hành chính:

+ Nhà Nguyễn xây dựng nhà nước quân chủ tập quyền trên toàn lãnh thổ, nối liền một dải từ ải Nam Quan đến mũi Cà Mau.

+ Năm 1804, vua Gia Long đổi tên nước thành Việt Nam. Cả nước được chia làm 3 vùng là: Bắc thành; Gia Định thành và 4 trấn,7 doanh (ở khu vực miền Trung)

+ Đến thời Minh Mạng, cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

=> Bộ máy nhà nước quân chủ hoàn thiện từ trung ương đến địa phương.

- Về luật pháp:

+ Năm 1815, nhà Nguyễn ban hành Hoàng Việt luật lệ, còn gọi là Luật Gia Long.

+ Nội dung của Luật Gia Long bao quát hầu hết các lĩnh vực của đời sống kinh tế, chính trị, xã hội thời Nguyễn.

- Về quân đội: chia thành 3 bộ phận:

+ Thân binh (bảo vệ nhà vua)

+ Cấm binh (phòng thủ hoàng thành)

+ Tinh binh (ở kinh đô và các địa phương).

- Về đối ngoại:

+ Thực thi “bang giao triều cống” với nhà Thanh; đối đầu với Xiêm; buộc Lào, Chân Lạp thần phục;

+ Thiết lập ngoại giao, buôn bán với Ấn Độ và các nước Đông Nam Á.

+ Thời Gia Long, quan hệ với Pháp khá cởi mở. Thời Minh Mạng, nhà Nguyễn khước từ tất cả yêu cầu bang giao của các nước phương Tây.

* So sánh cơ cấu hành chính Việt Nam thời Gia Long và Minh Mạng:

- Thời vua Gia Long: cả nước được chia làm 3 vùng là:

+ Bắc thành (gồm các trấn thuộc Bắc bộ ngày nay);

+ Gia định thành (gồm các trấn thuộc Nam Bộ ngày nay).

+ 4 trấn và 7 doanh do nhà vua trực tiếp quản lí (thuộc khu vực Trung Bộ ngày nay).

- Thời vua Minh Mạng:

+ Cả nước được chia thành 30 tỉnh và 1 phủ Thừa Thiên.

+ Đứng đầu liên tỉnh là Tổng đốc, đứng đầu tỉnh là Tuần phủ.