K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
12 tháng 9 2023

Tham khảo
 Hình ảnh lá cờ đỏ sao vàng hiện lên là một hình ảnh có thực và là một tín hiệu thực nó mở ra một thời kì mới, như một sự cứu rỗi mới mẻ về sự thay đổi của số phận con người. Có rất lớn lao, có ý nghĩa và quyết định tới sự đổi thay của số phận con người.

Đây là một trong những điều mà tác phẩm văn học hiện thực tìm kiếm trong giai đoạn 1930 - 1945 không nhìn thấy được. Hình ảnh những lá cờ đối lập hẳn với hình ảnh cái lò gạch cuối truyện Chí Phèo. Kim Lân đã nhờ đó mà tìm ra lối giải thoát cho con người đó không chỉ giải quyết về vấn đề số phận con người mà còn theo một cách khác là thể hiện niềm tin sự lạc quan niềm hi vọng lớn lao.

Cuộc đời của họ là tiêu biểu cho số phận người dân nghèo nước ta thủa trước, khi chưa có đói nghèo thì không lấy nổi vợ. Trong nạn đói, lấy được vợ là niềm hạnh phúc đan xen với những lo lắng, bất hạnh.. không biết lấy vợ liệu có nuôi nổi nhau, đèo bòng nhau qua cái tao đoạn này...

Cuộc đời của Tràng nếu không có một sự thay đổi mang tính đột biến, thì có lẽ mãi chìm vào u tối mất. Ở Tràng, tuy chưa cso được sự thay đổi đó, nhưng đã hé mở cho anh một hướng đi mới. Qua đó là con đường dẫn đến với cách mạng một cách tự nhiên, tự nguyện. Những điều mà tất yếu những người như Tràng sẽ hăng hái tham gia.

Kết thúc tác phẩm vẫn dư âm mãi về một anh Cu Tràng và một niềm hi vọng tươi đẹp dành cho con người, qua đó thể hiện sự cảm thông, nâng niu của tác giả đối với số phận con người.

29 tháng 10 2018

- Ý nghĩa của tiếng đàn thần:
- Tiếng đàn giúp Thạch Sanh được giải oan, giải thoát, giúp cho công chúa biết nói, vạch mặt Lý Thông -> Đó là tiếng đàn công lí thể hiện quan niệm và ước mơ của nhân dân: Ở hiền gặp lành, ở ác gặp ác.
- Tiếng đàn làm cho quân 18 nước chư hầu phải cởi giáp xin hàng -> Đó là vũ khí đặc biệt để cảm hóa kẻ thù. Tiếng đàn là đại diện cho cái thiện và tinh thần yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

Ý nghĩa niêu cơm thần:
- Niêu cơm nhỏ mà mấy vạn người ăn cũng không thể hết đã chứng tỏ tính chất kì lạ của niêu cơm với sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời còn thể hiện sự khoan dung, tấm lòng nhân đạo yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta.

 *Chúc bạn học tốt*

Bài làm

– Tiếng đàn

+ Đây chính là tiếng đàn có sức mạnh kỳ lạ đã nhiều lần giải oan cho Thạch Sanh, khi Thạch Sanh bị bắt giam vào ngục tối cũng nhờ có tiếng đàn thần của Thạch Sanh mà đã giúp cho công chúa khỏi câm, chính nó đã giúp vạch mặt Lí thông và giúp Thạch Sanh đánh giặc. Tiếng đàn trên còn làm cho quân sĩ 18 nước chư hầu phải xin hàng. Tiếng đàn đại diện cho sự yêu chuộng hòa bình của nhân dân ta và tiếng đàn như có sức mạnh đặc biệt để cảm hóa kẻ thù xâm lược.

+ Chi tiết tiếng đàn có sức mạnh kỳ diệu và là một nhân tố góp phần vào sự thành công của truyện.

– Nồi niêu cơm

Thể hiện được sự tài giỏi của Thạch Sanh. Đồng thời qua chi tiết niêu cơm thể hiện sự thân thiện, nhân đạo và mong muốn hòa bình của nhân dân ta. Chi tiết niêu cơm cũng thể hiện tiềm năng sức mạnh to lớn của nhân dân.

# Chúc bạn học tốt #

30 tháng 1 2023

Mỗi chi tiết trong truyện đều miêu tả xung đột, mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội, ở đó tác giả dân gian đã chọn cách giải quyết mâu thuẫn bằng những yếu tố thần kỳ.

Trong truyện Tấm Cám, mâu thuẫn giữa cái thiện và cái ác, giữa một bên chính, một bên tà: Tấm đại diện cho cái tốt, cái thiện còn mẹ con Cám lại đại diện cho cái xấu xa, độc ác.

 

Không phải lúc nào cái thiện cũng thắng cái cá, người chính trực cũng thắng kẻ gian xảo. Khi kẻ yếu, kẻ thiện bị đẩy vào khó khăn, nghịch cảnh thì các yếu tố thần kỳ xuất hiện. Các yếu tố kỳ ảo xuất hiện trong truyện cổ tích chủ yếu là để khai thông cốt truyện giúp nhân dân lí giải các hiện tượng xã hội trên và thể hiện ước mơ công lí.

Mỗi khi Tấm bị mẹ con Cám hãm hại tới mức tủi thân phát khóc, Bụt lại hiện lên ban cho Tấm những điều tốt đẹp hơn. Thế lực thần thánh siêu nhiên luôn song hành cùng con người, giúp đỡ con người trong lúc khó khăn; luôn xuất hiện đúng lúc để giải quyết các mâu thuẫn giữa con người với nhau.

Sự xuất hiện của yếu tố thần kỳ ngay từ đầu truyện góp phần thể hiện ước mơ, khát vọng của nhân dân ta về cuộc sống tốt đẹp hơn. Khi Tấm trở thành hoàng hậu: Mẹ con Cám hãm hại hết lần này đến lần khác, tuy nhiên, lần nào cũng vậy, nàng đều hóa thân vào những vật khác, khi là chim vàng anh, lúc là cây xoan đào, khi là khung cửi, lúc lại là quả thị. Bốn lần hóa thân vào những vật dụng, cây cối quen thuộc, bình dị với người nông dân đều phản ánh thái độ phản kháng mãnh liệt của Tấm trước cái ác, cái xấu xa.

Câu chuyện về cuộc đời Tấm được diễn ra liên tục chính là nhờ có yếu tố kỳ ảo. Yếu tố kỳ ảo ban đầu xuất hiện dưới vai trò của ông Bụt. Khi nào Tấm tủi thân ngồi khóc thì khi ấy Bụt xuất hiện và giúp đỡ. về sau, yếu tố kỳ ảo xuất hiện khó nhận biết hơn. Cứ một lần Tấm chết là một lần được tái sinh trong kiếp khác: hoá thành chim Vàng Anh, cây xoan đào, con ác trong khung cửi, trong quả thị và cuối cùng trở lại với hình hài con người xinh đẹp hơn xưa. Kết thúc có hậu ấy phù hợp với triết lí, với ước mơ, nguyện vọng của nhân dân: “ở hiền gặp lành”

 

Như vậy, trong truyện Tấm Cám, các yếu tố thần kỳ có vai trò phản ánh khát vọng của nhân dân: Cái thiện nhất định sẽ chiến thắng cái ác, cái xấu xa, khẳng định con người phải trải qua đấu tranh xương máu mới giành được hạnh phúc đích thực của mình. Đây cũng là thủ pháp nghệ thuật độc đáo giúp câu chuyện thêm hấp dẫn, phong phú, lãng mạn hơn, đồng thời thể hiện sự sáng tạo, trí tưởng tượng phong phú của nhân dân trong xã hội xưa.

23 tháng 7 2021

Chiếc bóng trên tường thể hiện lên:

- Khi Trương Sinh đi lính

+ Vì không muốn con thiếu thốn tình thương của cha, phần nào cũng giúp Vũ Nương đỡ nhớ mong chồng.

+Ngoài ra còn chứng minh Vũ Nương là 1 người vợ trung thành.

-Khi Trương Sinh về :

+ Phản ánh sự ghen một cách của Trương Sinh qua lời kể của con và cho là vợ mình không chung thủy.

+Đồng thời thể hiện sự ngây thơ trong sáng của con đã vô tình kiến cho gia đình tan rã.

Học tốt nhe =]]

24 tháng 7 2021

Mình cảm ơn nhiều nha 😊

23 tháng 12 2018

Các hình ảnh trong bài mang tính đa nghĩa, nghĩa thực và nghĩa biểu tượng:

- Hình ảnh bãi bồi, bến sông ngoài ý nghĩa thực còn là vẻ đẹp đời sống bình dị, gần gũi, thân thuộc rộng ra là quê hương, xứ sở

- Những bông hoa bằng lăng cuối mùa, tiếng những tảng đất lở ở bờ sông bên này đổ ụp vào giấc ngủ của Nhĩ lúc gần sáng… có ý nghĩa nhân vật Nhĩ đang đi tới những ngày cuối cùng

- Đứa con trai ham chơi gợi ý nghĩa về sự chùng chình, vòng vèo trong đời sống của con người

- Hành động, cử chỉ Nhĩ cuối truyện thể hiện sự thức tỉnh cũng như nguyện vọng của Nhĩ muốn con thực hiện ước nguyện của mình

2 tháng 1 2022

Hồ Núi Cốc nằm ở phía Tây Nam, cách Thành phố Thái Nguyên 15 km. Diện tích mặt hồ là 25 - 30km2, độ sâu 25 - 30m, gồm 89 hòn đảo lớn nhỏ. Núi Cốc và Sông Công đã trở thành danh thắng của đất Thái Nguyên và đi vào huyền thoại. Ngọn núi và dòng sông ấy đã đi vào thơ, vào nhạc và in dấu trong lòng người Thái Nguyên. “Sự tích Sông Công, Núi Cốc” là một truyền thuyết được nhân dân Thái Nguyên sáng tạo, lưu truyền. Qua thời gian, truyền thuyết ấy đã trở thành một viên ngọc quý trong kho tàng văn học dân gian của Thái Nguyên.

19 tháng 10 2021

Tôi tên là Nguyễn Văn An. Tôi là một người hàng xóm của ông giáo và lão Hạc. Một hôm đi qua nhà ông giáo, tôi vô tình nghe được cuộc trò chuyện giữa lão Hạc và ông giáo. Lão Hạc kể cho ông giáo nghe về chuyện bán chó của mình.

Trước kia, khi chưa được nghe câu chuyện lão Hạc kể, trong mắt tôi lão chỉ là một con người tầm thường, bê tha, có tiền mà lại không ăn, thật là ngu xuẩn. Nhưng sau khi nghe thấy việc lão kể cho ông giáo nghe, thái độ của tôi đã thay đổi hoàn toàn. Hôm đấy, từ ngoài cổng đã nghe thấy tiếng lão khóc lớn: “Cậu Vàng đi đời rồi ông giáo ạ!”.

Ông giáo ngạc nhiên hỏi:

-Cụ bán rồi?

Lão Hạc trả lời:

-Bán rồi! Họ vừa bắt xong.

Nhưng trong lời lẽ “khoe lớn” là một nỗi buồn sâu thẳm. Ông giáo mời lão Hạc vào trong nhà ngồi. Nhà lão Hạc đã nghèo, nhà ông giáo cũng chẳng thua kém gì, chỉ có vài đồ đạc đơn sơ, cũ kĩ trong nhà. Hai người ngồi trên chiếc ghế “cọt cà cọt kẹt” để nói chuyện. Dù buồn nhưng lão vẫn cố tỏ ra vui vẻ trước mặt ông giáo, tuy vậy, cảm xúc vẫn cứ trào lên mạnh mẽ. Lão cười trông như mếu, đôi mắt lão ầng ậc nước. Lúc này, tôi nghe thấy giọng nói an ủi của ông giáo. Cảm xúc của ông giáo bây giờ cũng rất xót thương cho lão Hạc. Ông không còn thấy tiếc cho 5 quyển sách của mình quá nữa, mà ông giáo thấy ái ngại cho lão. Nhìn gương mặt của ông giáo, chắc hẳn ông chỉ muốn ôm chầm lấy lão Hạc mà òa khóc lên vì thương thay cho số phận đau khổ này, vì nghèo đói mà phải đứt ruột bán đi những thứ mà mình thương yêu, trân trọng. Lão Hạc đã đứt ruột bán đi con chó Vàng – kỉ vật duy nhất mà người con trai để lại. Nỗi xót xa ngày càng lên cao, đột nhiên mặt lão co rúm lại. Những vết nhăn xô lại với nhau, ép cho nước mắt chảy ra. Cái đầu lão ngoẹo về một bên và cái miệng móm mém của lão mếu như con nít. Lão hu hu khóc...Trông lão lúc này thật đáng thương. Lão như đang tự dằn vặt mình vì đã nỡ lòng nào lừa một con chó. Lão Hạc thuật lại cho ông giáo nghe về quá trình cậu Vàng bị bắt. Trong lúc nói chuyện, tôi còn nghe thấy lão Hạc tự chửi rủa mình rằng: “A! Lão già tệ lắm! Già bằng này tuổi đầu rồi còn đi đánh lừa một con chó”. Lão coi con chó như người bạn tri âm của mình, giúp lão giải sầu mỗi khi cô đơn không có người tâm sự. Ông giáo thấy lão Hạc đau khổ như thế cũng vỗ vai an ủi:

 

-Cụ cứ tưởng thế chứ nó chẳng hiểu gì đâu! Vả lại ai nuôi chó mà chẳng hay giết thịt. Ta giết nó chính là hóa kiếp cho nó đấy, hóa kiếp để cho nó làm kiếp khác.

Lão Hạc đáp lại bằng một chất giọng đầy chua chát:

-Ông giáo nói phải. Kiếp con chó là kiếp khổ thì ta hóa kiếp cho nó để làm kiếp người, may ra có sung sướng hơn một chút…kiếp người như kiếp tôi chẳng hạn.

Lời nói của lão Hạc ẩn bên trong đầy sự cay đắng, oán trách số phận khổ cực, nghèo nàn. Tôi nghe thấy mà lòng không khỏi bùi ngùi, xót xa. Ông giáo cũng không biết nói gì hơn, chỉ biết nhìn lão Hạc với ánh mắt cảm thông. Vì hoàn cảnh của ông giáo cũng không hơn lão Hạc là bao: “Cụ tưởng tôi sung sướng hơn chăng?”. Một lời nói chứa đầy bế tắc: “Kiếp người cũng khổ nốt thì ta nên làm kiếp gì cho thật sướng?”. Cuối cùng, ông giáo và lão Hạc nghĩ rằng chẳng có kiếp nào sung sướng cả, chỉ có ngồi lại bên nhau – những con người hàng xóm láng giềng, chung số phận, cùng ăn khoai, uống nước chè là vui, là sung sướng nhất. Ông giáo nắm lấy cái vai gầy của lão Hạc, an ủi lão quên đi nỗi đau.

Nghe xong câu chuyện về sự việc bán chó của lão Hạc, tôi thấy lão là một người nặng tình, nặng nghĩa, sống rất thủy chung, có một tấm lòng giàu yêu thương sâu sắc. Tôi đã dần dần có những suy nghĩ khác về lão.

19 tháng 10 2021

''Tham khảo'' ???

21 tháng 9 2019

HS chỉ ra được vị trí của chi tiết trong truyện: Khi Nhĩ nhờ con sang bên kia sông, con anh đi nhưng lại mải mê sa vào xem chơi phá cờ tướng bên lề đường mà bỏ lỡ chuyến đò duy nhất trong ngày.

→ Chiêm nghiệm: “Con người ta trên đường đời thật khó tránh khỏi những điều vòng vèo hoặc chùng chình”.

→ Bài học: biết vượt qua những cám dỗ, vòng vèo để hướng đến giá trị sống đích thực.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
31 tháng 1

- Tình huống truyện: Phăng-tin là một người phụ nữ bất hạnh khó khăn, nhưng rất yêu thương con của mình. Cô đã phải bán tóc, bán răng, bán thân để có tiền chữa trị cho con. Truyện đã đẩy Phăng-tin vào một tình huống éo le để thấy được tấm lòng và tình yêu của Phăng-tin đối với con gái mình.

- Chi tiết về không gian: trong một căn gác xép sát mái nhà, chỉ cài bằng một cái then con, một cái xó mà gác mái chếch lên mặt sàn, ra vào đụng độ.

- Chi tiết về thời gian: buổi chiều, ban tối, trời chưa sáng.

- Ý nghĩa của tình huống truyện và những chi tiết đó: làm nổi bật chủ đề của câu chuyện, lột tả được tình cảm, sự hy sinh của Phăng-tin đối với Cô-dét.