K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích sau:Vũ Như Tô – Có việc gì mà bà chạy hớt hơ hớt hải? Mặt bà cắt không còn hột máu. Đan Thiềm (thở hổn hển) – Nguy đến nơi rồi... Ông Cả!Vũ Như Tô – Lạ chưa, nguy làm sao? Đài Cửu Trùng chia năm đã được một phần. Đan Thiềm - Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.Vũ Như Tô – Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu. Làm gì phải...
Đọc tiếp

Phân tích những đặc điểm của ngôn ngữ nói trong đoạn trích sau:

Vũ Như Tô – Có việc gì mà bà chạy hớt hơ hớt hải? Mặt bà cắt không còn hột máu. Đan Thiềm (thở hổn hển) – Nguy đến nơi rồi... Ông Cả!

Vũ Như Tô – Lạ chưa, nguy làm sao? Đài Cửu Trùng chia năm đã được một phần. Đan Thiềm - Ông trốn đi, mau lên không thì không kịp.

Vũ Như Tô – Sao bà nói lạ? Đài Cửu Trùng chưa xong, tôi trốn đi đâu. Làm gì phải trốn.

Đan Thiềm – Ông nghe tôi! Ông trốn đi! Ông nghe tôi! Ông phải trốn đi mới được! Vũ Như Tô – Làm sao tôi cần phải trốn? Bà nói rõ cho là vì sao? Khi trước tôi nhờ bà mách đường chạy trốn, bà khuyên không nên, bây giờ bà bảo tôi đi trốn, thế nghĩa là gì?

(Nguyễn Huy Tưởng, Vũ Như Tô)

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Đây là đoạn đối thoại giữa Vũ Như Tô và Đan Thiềm. Các lời thoại đa dạng về ngữ điệu, góp phần thể hiện thông tin, thái độ của người nói. Trong các lời thoại có những từ ngữ thường được dùng trong khẩu ngữ (đi, hớt hơ hớt hải,…), những câu tỉnh lược (Làm gì phải trốn?,…). Ngoài ra đoạn đối thoại còn có chỉ dẫn về cử chỉ, điệu bộ cho nhân vật: (Thở hổn hển)

15 tháng 1 2019

Tính cách và diễn biến tâm trạng của Vũ Như Tô

- Vũ Như Tô là kiến trúc sư thiên tài, hiện thân cho niềm khao khát, say mê và kiến tạo cái đẹp

+ Tài năng được thể hiện qua lời nhân vật khác nhận xét về ông: ngàn năm chưa dễ có một

+ Chỉ vẩy bút chim hoa hiện lên mảnh lụa thần tình biến hóa như cảnh hóa công, sai khiến gạch đá như viên tướng cầm quân

+ Có thể dựng lâu đài cao cả, nóc vờn mây…

- Là nghệ sĩ có nhân cách cao cả, chí lớn, có lý tưởng nghệ thuật

+ Dù bị dọa giết nhưng Vũ Như Tô vẫn vạch trần bộ mặt hôn quân của Lê Tương Dực và kiên quyết từ chối xây Cửu Trùng Đài

+ Ông không phải người hám lợi

+ Ông có lí tưởng nghệ thuật của Vũ Như Tô chân chính, cao siêu

+ Nhưng ông không nhìn vào thực tế rằng Cửu Trùng Đài được xây bằng xương máu, nước mắt của nhân dân

→ Vũ Như Tô là nhân vật bi kịch, say mê khát vọng nhưng mâu thuẫn với hiện thực, suy nghĩ và hành động của ông có sự sai lầm

- Đan Thiềm là người mê cái đẹp.

+ Bệnh Đan Thiềm là bệnh của người mê cái đẹp, sự siêu việt của người sáng tạo nghệ thuật và sáng tạo ra cái đẹp

+ Vì đam mê tài năng và cái đẹp mà nàng luôn động viên Vũ Như Tô xây dựng Cửu Trùng Đài, sẵn sàng hi sinh bản thân mình để bảo vệ cái tài ấy

+ Đan Thiềm là người tri âm, tri kỉ của Vũ Như Tô

+ Đan Thiềm tỉnh táo, sáng xuất trong mọi trường hợp: biết chắc chắn việc xây Cửu Trùng Đài không thành nên Đan Thiềm nhiều lần giục Vũ Như Tô chạy trốn

+ Nàng sẵn sàng đổi mạng sống lấy sự an toàn của Vũ Như Tô

→ Đoạn trích cho thấy bi kịch của các nhân vật, qua đó làm nổi bật chủ đề tác phẩm.

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói : “ Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.  Ông Huấn lặng nghĩ một lát rồi...
Đọc tiếp

Viên quản ngục vốn đã tin được thầy thơ lại, cho lính gọi lên, kể rõ tâm sự mình. Thầy thơ lại cảm động nghe xong chuyện, nói : “ Dạ bẩm, ngài cứ yên tâm, đã có tôi” rồi chạy ngay xuống phía trại giam ông Huấn, đấm cửa buồng giam, hớt hơ hớt hải kể cho tử tù nghe rõ nỗi lòng viên quản ngục, và ngập ngừng báo luôn cho ông Huấn biết việc về kinh chịu án tử hình.

  Ông Huấn lặng nghĩ một lát rồi mỉm cười : “ Về bảo với chủ ngươi, tối nay, lúc nào lính canh về trại nghỉ, thì đem lụa, mực, bút và một bó đuốc xuống đây ta cho chữ. Chữ thì quý thực. Ta nhất sinh không vì vàng ngọc hay quyền thế mà ép mình viết câu đối bao giờ. Đời ta cũng mới viết có hai bộ tứ bình và một bức trung đường cho ba người bạn thân của ta thôi. Ta cảm cái lòng biệt nhỡn liên tài của các người. Nào ta có biết đâu một người như thầy Quản đây mà lại có những sở thích cao quý như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ mất một tấm lòng trong thiên hạ”.

                                                      ( Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân )

Câu 1. Trong đoạn văn, thầy thơ lại cảm động vì điều gì ?

Câu 2. Huấn Cao dặn dò thầy thơ lại cần chuẩn bị những gì để ông cho chữ ?

Câu 3. Qua cái nhìn của Huấn Cao, Quản ngục là người như thế nào ?

Câu 4. Đoạn văn gợi ra những phẩm chất gì ở Huấn Cao ?

Câu 5. Thử hóa thân là thầy thơ lại khi gặp tử tù Huấn Cao, em sẽ nói như thế nào để Huấn Cao đồng ý cho chữ Viên quản ngục.

Viết một đoạn khoảng 10 dòng về tình huống trên.

 

0
Viết đoạn văn khoảng 250 chữ cảm nhận tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau:[...] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.        Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng...
Đọc tiếp

Viết đoạn văn khoảng 250 chữ cảm nhận tình cảm của ông Sáu dành cho con gái qua đoạn trích sau:
[...] Từ con đường mòn chạy lẫn trong rừng sâu, anh hớt hải chạy về, tay cầm khúc ngà đưa lên khoe với tôi. Mặt anh hớn hở như một đứa trẻ được quà.
        Sau đó anh lấy vỏ đạn hai mươi li của Mĩ, đập mỏng làm thành một cây cưa nhỏ, cưa khúc ngà thành từng miếng nhỏ. Những lúc rỗi, anh cưa từng chiếc răng lược, thận trọng, tỉ mỉ và cố công như người thợ bạc. Chẳng hiểu sao tôi thích ngồi nhìn anh làm và cảm thấy vui vui khi thấy bụi ngà rơi mỗi lúc một nhiều. Một ngày, anh cưa được một vài răng. Không bao lâu sau, cây lược được hoàn thành. Cây lược dài độ hơn một tấc, bề ngang độ ba phân rưỡi, cây lược cho con gái, cây lược dùng để chải mái tóc dài, cây lược chỉ có một hàng răng thưa. Trên sống lưng lược có khắc một hàng chữ nhỏ mà anh đã gò lưng, tẩn mẩn khắc từng nét: “Yêu nhớ tặng Thu con của ba”. Cây lược ngà ấy chưa chải được mái tóc của con, nhưng nó như gỡ rối được phần nào tâm trạng của anh. Những đêm nhớ con, anh ít nhớ đến nỗi hối hận đánh con, nhớ con, anh lấy cây lược ra ngắm nghía, rồi mài lên tóc cho cây lược thêm bóng, thêm mượt. Có cây lược, anh càng mong gặp lại con.

0
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Tương đồng:

+ Yêu cái đẹp, hiểu rõ giá trị của Cửu Trùng Đài, xem nhau là tri kỉ.

+ Cả hai đều ngạc nhiên trước thái độ, hành động của dân.

- Khác biệt:

+ Đan Thiềm: hiểu được tình thế hiện tại, lo lắng, giục Vũ Như Tô bỏ chạy để bảo toàn tính mạng, sẵn sàng hy sinh tính mạng để bảo vệ người tài.

+ Vũ Như Tô: bình tĩnh, tin vào bản thân “quang minh chính đại”, hy vọng sẽ thuyết phục được bọn phản loạn.

- Vũ Như Tô mang đặc điểm của nhân vật chính của bi kịch.

+ Có khát vọng, yêu cái đẹp, muốn xây dựng Cửu Trùng Đài để làm nên một vẻ đẹp cao quý cho dân tộc.

+ Có quyết định sai lầm khi đồng ý xây dựng Cửu Trùng Đài khiến nhân dân rơi vào cực khổ, lầm than.

=>  Vũ Như Tô phải trả giá đắt bằng chính mạng sống của mình.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

Văn bản cũng có 1 vài lời độc thoại nhưng chủ yếu là đối thoại thể hiện sinh động tình huống xung đột, hành động, tính cách của nhân vật và không khí, nhịp điệu của cuộc sống trong cơn bạo loạn.

Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là Thông. Các loài rau cỏ cũng vậy, cũng chen chúc nhau, nài nỉ những cái tên thật đẹp như Quế, Dấp Cá, Tía tô, Húng,… Cho đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, có một nhành cây lá nhỏ, than gầy hớt hải chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được. Nhành cây xin lỗi ông Trời đã đến trễ vì nó phải chăm sóc bà đang bị bệnh. Thấy lòng hiếu thảo của cây, Trời cảm động lắm nên không trách phạt nó. Nhưng ông không thể nghĩ ra được tên gì khác, cứ ngập ngừng: - Tên của con là… thì là… thì là… Nhành cây nghe vậy, mừng quá, hét toáng lên: - Ôi tôi có tên rồi! Tên tôi là Thì Là! Nó vui quá nên vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà. Nó đâu biết rằng chữ “thì là” không phải là tên ông Trời dự định đặt cho nó. Nó nào biết đâu rằng chữ "thì là" không phải là tên ông Trời dự định đặt cho, mà là sự ngập ngừng chưa nghĩ ra được cái tên cho nó. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây Thì Là, hay là Thìa Là. 

Tìm và viết lại 2 tính từ trong bài

1
6 tháng 12 2021

TL:

dịu dàng, õng ẹo, nhịp nhàng, hiên ngang, mệt, hớt hải, vội vàng.

Chúc bạn học tốt!

k mik nha!

Chào các đọc giả của Truyện Ma Có Thật. Em là sinh viên năm 3 đang học ở SG quê em thì ở miền tây, em có một số khúc mắc về tâm linh không thể tự giải đáp được nên quyết định nhờ đến sự giúp đỡ của các bạn, anh chị có hiểu biết nhiều ở lĩnh vực này. Chuyện xung quanh gia đình em thôi ạ. Từ nhỏ em và ba mẹ cùng sống chung với ông bà ngoại, đến độ 3 năm trước thì ông...
Đọc tiếp

Chào các đọc giả của Truyện Ma Có Thật. Em là sinh viên năm 3 đang học ở SG quê em thì ở miền tây, em có một số khúc mắc về tâm linh không thể tự giải đáp được nên quyết định nhờ đến sự giúp đỡ của các bạn, anh chị có hiểu biết nhiều ở lĩnh vực này. Chuyện xung quanh gia đình em thôi ạ. Từ nhỏ em và ba mẹ cùng sống chung với ông bà ngoại, đến độ 3 năm trước thì ông ngoại em mất bà ngoại buồn lắm, suy sụp và từ đó bà bệnh càng nhiều. Sau khi ông mất
nhà em chỉ im ắng hơn thường ngày thôi chứ cũng không xảy ra hiện tượng gì lạ. 1 năm rưỡi sau thì bà em cũng theo ông mà đi. Đây thật sự là cú sốc lớn đối với em và mẹ, ông bà có 10 người con nhưng có thể nói bà thương mẹ con em lắm
một phần vì ở chung nhà, phần nữa vì mẹ là người chăm lo cho ông bà lúc ốm đau.
Căn nhà của gia đình em giờ trống vắng và k còn ấm cúng như lúc trước nữa. Sau đám 49 ngày của bà thì mẹ có hay mơ thấy nhiều chuyện quái đảng làm mẹ sợ. Có khi thì bị bóng đè, vì biết em cũng rất sợ ma nên mẹ không kể cho em nhiều mà chỉ âm thầm chịu đựng, đến nổi ngủ không dám tắt đèn. Lần đó em lên SG rồi mẹ mới kể cho em nghe là mẹ mơ thấy có con chó mực rất hung dữ cứ chạy lòng vòng trong nhà đuổi theo mẹ, sợ quá mẹ nhảy lên giường thì nó biến thành ông già đứng nhìn mẹ. Sau đó mẹ tỉnh dậy xem đồng hồ đã 2h sáng. Còn về phần em, Lúc ông ngoại mất em rất hay mơ thấy ông nói chuyện và sinh hoạt bình thường trong nhà, e mơ thấy ông nhiều lần lắm 1 tháng thì khoảng 5 6 lần mà trong mơ dáng vóc và da dẻ của ông vẫn như lúc còn sống không có gì khác. Hơn 100 ngày sau khi bà ngoại mất, đỉnh điểm là em lại mơ trong mơ em thấy ông ngoại chở bà ngoại về nhà trên chiếc dream cũ của ông. Con cháu chạy ra mừng rỡ đón ông bà, 1 nhóm thì quay quanh ông không hiểu sao chỉ có mình em là ngồi trò truyện với bà. Gặp bà em mừng lắm, ôm bà rồi nắm tay bà nữa, có điều người bà lạnh chứ không ấm bà mặc đồ và choàng khăn như đi xa mới về, đặc biệt là trên mặt bà thoa một lớp không biết là gì mà trắng bệt như vôi, bột. Em có hỏi ngoại ơi sao mặt ngoại thoa cái gì mà trắng bệt vậy ngoại k nói mà chỉ cười. Rồi ngoại kể chuyện ngoại sống dưới đó như thế nào cách mà thế giới đó tồn tại và giao tiếp. Ngoại kể rất chi tiết em cũng có vẻ hiểu. Sao đó em tỉnh dậy và không nhớ ngoại kể gì nữa. Chỉ nhớ những chi tiết trước đó thôi. Sáng hôm sau em gọi về nhà kể cho mẹ nghe, trùng hợp là tối đó mẹ cũng mơ thấy ngoại ngồi ở đầu giường và mặt cũng trắng bệt như em thấy vậy. Mẹ còn thấy mắt ngoại màu đỏ. Mẹ nói vì thấy ngoại nhiều rồi nên không sợ nữa. Lúc mất mặt bà ngoại em vẫn hồng hào chứ không trắng bệt như em và mẹ mơ thấy chỉ có điều ngoại có chảy 1 ít máu từ trong miệng ra. Bây giờ mỗi khi về nhà em đều có cảm giác bất an, nhà của mình sống từ nhỏ đến giờ mà lại có cảm giác như vậy em thật không hiểu, nó cứ trống trãi, lành lạnh và em không dám ngủ một mình. Mong các bạn và anh chị có lòng giải đáp giúp em tại sao căn nhà em lại trở nên như vậy và hiện tượng mơ thấy người đã khuất mặt trắng như bôi vôi (nhà em thờ phật và mỗi ngày đều có đốt nhang). Bài viết có sai sót gì xin các bạn đừng ném đá vì mình viết vội quá chưa kịp chỉnh sửa. Một lần nữa xin cảm ơn các bạn đã bỏ chút ít thời gian đọc bài ciết của mình.

1
25 tháng 11 2020

 Không có bài tập về nhà hay sao mà rảnh vậy

Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là...
Đọc tiếp

Đọc thầm bài. Sự tích cây Thì Là Ngày xưa, xưa lắm rồi, cây cỏ chưa có tên gì cả. Một hôm, ông Trời tập hợp tất cả các loài lại, ban cho mỗi loài một cái tên. Các loài cây tranh nhau đến trước để được đặt tên theo đúng ý muốn. Cây dịu dàng tỏa hương, đòi được gọi là Lan. Có cây õng ẹo múa nhịp nhàng, xin được đặt là Tóc Tiên. Có cây lại hiên ngang đi đến, được gọi là Thông. Các loài rau cỏ cũng vậy, cũng chen chúc nhau, nài nỉ những cái tên thật đẹp như Quế, Dấp Cá, Tía tô, Húng,… Cho đến cuối ngày, khi Trời đã mệt, có một nhành cây lá nhỏ, than gầy hớt hải chạy đến, chỉ xin tên gì cũng được. Nhành cây xin lỗi ông Trời đã đến trễ vì nó phải chăm sóc bà đang bị bệnh. Thấy lòng hiếu thảo của cây, Trời cảm động lắm nên không trách phạt nó. Nhưng ông không thể nghĩ ra được tên gì khác, cứ ngập ngừng: - Tên của con là… thì là… thì là… Nhành cây nghe vậy, mừng quá, hét toáng lên: - Ôi tôi có tên rồi! Tên tôi là Thì Là! Nó vui quá nên vội vàng cám ơn ông Trời rồi chạy nhanh về nhà khoe với bà. Nó đâu biết rằng chữ “thì là” không phải là tên ông Trời dự định đặt cho nó. Nó nào biết đâu rằng chữ "thì là" không phải là tên ông Trời dự định đặt cho, mà là sự ngập ngừng chưa nghĩ ra được cái tên cho nó. Từ đó, muôn loài gọi nó là cây Thì Là, hay là Thìa Là.

Ghi lại nội dung chính của bài.

0
Đoạn 3: Cho đoạn văn sau: Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên...
Đọc tiếp

Đoạn 3: Cho đoạn văn sau:

Ông Hai vẫn trằn trọc không sao ngủ được. Ông hết trở mình bên này lại trở mình bên kia, thở dài. Chợt ông lão lặng hẳn đi, chân tay nhủn ra, tưởng chừng như không cất lên được… Có tiếng nói léo xéo ở gian trên. Tiếng mụ chủ… Mụ nói cái gì vậy? Mụ nói cái gì mà lào xào thế? Trống ngực lão đập thình thịch. Ông lão nín thở, lắng tai nghe ra bên ngoài…

Bà Hai bỗng cất tiếng:

- Thầy nó ngủ rồi ư? Dậy tôi bảo cái này đã.

Ông Hai bật ngóc đầu dậy, giơ tay trỏ lên nhà trên, ông sít hai hàm răng lại mà nghiến:

- Im! Khổ lắm! Nó mà nghe thấy lại không ra cái gì bây giờ

Ông lão lại ngả mình nằm xuống, không nhúc nhích.

Câu 1: Vị trí đoạn trích trên trong truyện ngắn ‘Làng” – Kim Lân.

Câu 2: Tìm những từ tượng thanh có trong đoạn trích. Nó có tác dụng gì trong việc diễn tả xúc cảm ông Hai

Câu 3: Viết đoạn văn trình bày cảm nhận về nhân vật ông Hai trong đoạn trích. Đoạn văn có sử dụng những câu phủ định và ít nhất một từ láy.

49

Câu 1: Cảm xúc vào lúc ban đêm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Câu 2: Các từ tượng thanh: léo xéo, thình thịch

-         Léo xéo gợi sự ám ảnh về tin đồn

-         Thình thịch: phấp phỏng, lo âu dồn nén

Câu 3: (Tương tự như cách trình bày như câu 4 phần 2)

-         Nêu câu chủ đề

-         Tình huống truyện

-         Dẫn dắt tới đoạn trích

-         Đoạn này chủ yêu nhấn mạnh vào sự phấp phỏng lo âu trước ánh nhìn của người khác, lắng nghe cũng là một hi vọng mong rằng tin mới nghe ban chiều là hoàn toàn sai.

8 tháng 5 2021

Câu 1: Cảm xúc vào lúc ban đêm khi nghe tin làng chợ Dầu theo giặc

Câu 2: Các từ tượng thanh: léo xéo, thình thịch

-         Léo xéo gợi sự ám ảnh về tin đồn

-         Thình thịch: phấp phỏng, lo âu dồn nén

Câu 3: (Tương tự như cách trình bày như câu 4 phần 2)

-         Nêu câu chủ đề

-         Tình huống truyện

-         Dẫn dắt tới đoạn trích

-         Đoạn này chủ yêu nhấn mạnh vào sự phấp phỏng lo âu trước ánh nhìn của người khác, lắng nghe cũng là một hi vọng mong rằng tin mới nghe ban chiều là hoàn toàn sai.