K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

31 tháng 10 2023

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân ta quyết hi sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà dân tộc ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc Pháp tấn côngvào Huế (1947). Không khí những ngày đó thật sôi sục. Nhân dân Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đoàn kết một lòng đánh giặc.

   Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy? Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao! Chú bé cười, phô hàm răng trắng đều rồi sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

   Ồ! Thì ra là Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như anh chiến sĩ vệ quốc thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

   - Cháu làm liên lạc chú à! ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu thấy vui ghê! Cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc... Nhiều thứ lắm!

   Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, chào tôi: "Thôi, chào đồng chí! " kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì cháu đã trở thành đồng chí, đồng đội của tôi - một đồng đội tí hon.

   Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao lệnh của cấp trên tận tay những người chỉ huy trận đánh. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu đã ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

   Mỗi khi nghĩ đến Lượm, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng.

31 tháng 10 2023

Đất nước Việt Nam có rất nhiều vị anh hùng. Trong đó, Võ Thị Sáu chắc hẳn là nữ anh hùng vô cùng nổi tiếng, được mọi người biết đến với lòng dũng cảm, gan dạ.

Võ Thị Sáu sinh năm 1933, mất năm 1952. Về nguyên quán, trên bia mộ chỉ ghi tại huyện Đất Đỏ, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu. Những câu chuyện kể về chị Võ Thị Sáu vẫn còn được lưu truyền.

Ngay từ khi còn nhỏ, Võ Thị Sáu đã theo anh gia nhập Việt Minh. Chị gia nhập vào đội công an xung phong, hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ liên lạc, tiếp tế. Trong khoảng thời gian này, chị Sáu tham gia nhiều trận chiến đấu để bảo vệ quê hương, dùng lựu đạn tiêu diệt hai tên ác ôn và làm bị thương nhiều lính Pháp. Chị còn nhiều lần phát hiện gian tế, tay sai Pháp, giúp đội công an thoát khỏi nguy hiểm, chủ động tấn công địch.

Vào tháng 7 năm 1948, Công an Đất Đỏ được giao nhiệm vụ phá cuộc mít tinh kỷ niệm Quốc khánh Pháp. Dù nhiệm vụ gian nan, có phần nguy hiểm nhưng chị Sáu vẫn chủ động xin được trực tiếp đánh trận này. Chị nhận lựu đạn, giấu vào góc chợ gần khán đài từ nửa đêm. Sáng hôm đó, địch lùa người dân vào sân. Xe tỉnh tới, chị tung lựu đạn về phía khán đài, uy hiếp giải tán mít tinh. Hai tổ công an xung phong đồng loạt nổ súng yểm trợ tạo áp lực giải tán cuộc mít tinh, đồng thời hỗ trợ cho chị Sáu rút an toàn. Người của Việt Minh được bố trí trong đám đông hô to “Việt Minh tiến công” và hướng dẫn người dân giải tán. Sau nhiệm vụ này, chị Sáu được tuyên dương khen ngợi và giao nhiều nhiệm vụ quan trọng khác.

Sau này, chị bị địch bắt, đày đến nhà tù ở Côn Đảo. Dù chị bị xử tử hình, nhưng vẫn giữ được khí tiết của người cách mạng. Chị Võ Thị Sáu được truy tặng chị Huân chương chiến công hạng Nhất và danh hiệu Anh hùng lực lượng vũ trang vào năm 1993.

 

viết về lượm

Năm 1946, thực dân Pháp trở mặt xâm lược nước ta một lần nữa. Hồ Chủ tịch đọc Lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến, động viên nhân dân ta quyết hi sinh tất cả để bảo vệ chủ quyền độc lập, tự do mà dân tộc ta đã phải đổ bao xương máu mới giành lại được. Từ Hà Nội, tôi trở về quê hương, đúng lúc Pháp tấn côngvào Huế (1947). Không khí những ngày đó thật sôi sục. Nhân dân Huế không phân biệt già trẻ, gái trai, đoàn kết một lòng đánh giặc.

   Đang rảo bước trên đường Hàng Bè, tôi chợt nghe tiếng gọi vô cùng quen thuộc: Ôi chú Lành! Chú về hồi nào vậy? Tôi ngẩng lên nhìn. Một chú bé loắt choắt, da sạm nắng, trên đầu là chiếc mũ ca lô đội lệch, trông mới tinh nghịch làm sao! Chú bé cười, phô hàm răng trắng đều rồi sải bước thật nhanh về phía tôi, hai tay dang rộng, chiếc xắc cốt nhún nhảy trên lưng theo nhịp bước.

   Ồ! Thì ra là Lượm! Đứa cháu bé bỏng thân yêu của tôi! Xa cháu chưa lâu mà tôi thấy cháu khác trước nhiều quá! Cháu chững chạc hẳn lên, trông như anh chiến sĩ vệ quốc thực thụ. Tôi ôm chặt Lượm vào lòng, vội vã hỏi thăm về những người thân. Cháu vui vẻ khoe:

   - Cháu làm liên lạc chú à! ở với các chú bộ đội trong đồn Mang Cá, cháu thấy vui ghê! Cháu được các chú ấy dạy chữ, dạy hát, dạy bắn súng, dạy cách làm liên lạc... Nhiều thứ lắm!

   Lượm hào hứng kể rồi cười thích thú, mắt sáng ngời, đôi má ửng đỏ như trái bồ quân chín. Tôi cũng vui lây trước niềm vui trẻ thơ, hồn nhiên của Lượm. Cháu giơ tay lên mũ, chào tôi: "Thôi, chào đồng chí! " kèm theo nụ cười tinh nghịch. Tôi đứng lặng nhìn theo bóng cháu đang thoăn thoắt nhảy chân sáo trên đường. Tiếng huýt sáo vui vẻ của Lượm vẫn còn văng vẳng bên tai. Tôi rất vui vì cháu đã trở thành đồng chí, đồng đội của tôi - một đồng đội tí hon.

   Ngày tháng trôi qua, hai chú cháu tôi chiến đấu trên hai mặt trận khác nhau. Vào một ngày hè tháng sáu, tôi bàng hoàng khi nhận được tin Lượm đã hi sinh trong một trận tấn công đồn giặc. Giữa lúc cuộc chiến đấu diễn ra ác liệt, Lượm nhận nhiệm vụ chuyển thư thượng khẩn ra mặt trận. Trong lửa đạn mịt mù, cháu lao lên như một mũi tên, không sợ hiểm nguy, quyết trao lệnh của cấp trên tận tay những người chỉ huy trận đánh. Một viên đạn thù đã bắn vào cháu. Lượm ngã xuống trên quê hương, giữa đồng lúa thơm mùi sữa lên đòng. Lượm đã hi sinh ngay trên mảnh đất chôn nhau cắt rốn của mình. Cháu đã ra đi mãi mãi, để lại niềm thương cảm khôn nguôi trong lòng tôi...

   Mỗi khi nghĩ đến Lượm, tâm trí tôi lại hiện lên hình ảnh một chú bé loắt choắt, vai đeo chiếc xắc cốt đựng tài liệu, đầu đội lệch chiếc mũ ca lô, miệng huýt sáo vang, vừa đi vừa nhảy chân sáo trên con đường chan hoà ánh nắng.

NG
26 tháng 11 2023

1.

- Câu chuyện kể về anh Kim Đồng.

- Mở đầu: Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. 

- Diễn biến: 

+ Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết.

+ Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. 

+ Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. 

+ Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. 

+ Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”. Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

- Kết thúc: Anh Kim Đồng đã anh dũng hi sinh. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

- Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin.

- Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
2.

- Mở bài: Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành. Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

- Thân bài: 

+ Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. 

+ Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943.

+ Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

- Kết bài: Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
3. Em tiến hành góp ý cho dàn ý của bạn và chỉnh sửa dàn ý nếu có.

26 tháng 9 2023

Đất nước Việt Nam đã trải qua một nghìn năm Bắc thuộc. Rất nhiều vị anh hùng đã đứng lên đấu tranh, bảo vệ đất nước. Một trong số đó phải kể đến Hai Bà Trưng.

Hai Bà Trưng gồm hai chị em ruột là bà Trưng Trắc và bà Trưng Nhị. Họ đã ghi danh vào trang sử hào hùng với cuộc chiến chống ách đô hộ nhà Đông Hán (40 - 43). Chồng của bà Trưng Trắc bị thái thú Tô Định giết hại một cách dã man. Nợ nước, thù nhà nên bà quyết định nổi binh cùng em gái là Trưng Nhị chống lại kẻ thù. Trước khi xuất binh, hai bà đã đọc vang lời thề:

“Một xin rửa sạch nước thù
Hai xin nối lại nghiệp xưa họ Hùng
Ba kẻo oan ức lòng chồng
Bốn xin vẻn vẹn sở công lênh này”

Trong cuộc khởi nghĩa của hai bà, có rất nhiều nữ tướng tham gia và họ cùng nhau lập những chiến công khiến cho quân giặc khiếp hồn, thái thú Tô Định phải bỏ chạy về nước. Sau khi làm chủ đất Mê Linh, Trưng Trắc lên làm vua lấy hiệu là Trưng Vương, hoàn thành sứ mệnh nối nghiệp họ Hùng. Năm 43, quân giặc tiến quân xâm lược, Hai Bà Trưng kiên cường chống trả, song quân địch quá đông và mạnh, nghĩa quân thua trận.

Hai Bà Trưng là những vị tướng tài năng của dân tộc. Tuy là phụ nữ, nhưng lại có lòng dũng cảm, tài năng hơn người cùng với ý chí quyết tâm để lãnh đạo nhân dân chống lại kẻ thù xâm lược.

Có thể khẳng định rằng, Hai Bà Trưng chính là những nữ anh hùng đầu tiên trong lịch sử dân tộc, là tấm gương để mỗi người học tập và noi theo.

 

28 tháng 9 2023

Bác Hồ là người cha già vĩ đại và đáng kính của cả dân tộc Việt Nam. Có rất nhiều những câu chuyện, sự kiện ý nghĩa về Bác được truyền tụng. Đặc biệt là những câu chuyện về Bác và thiếu nhi. Trong đó, câu chuyện được nhiều bạn nhỏ biết đến nhất, chính là câu chuyện về Bác Hồ và chiếc rễ đa tròn.

Chuyện xảy ra ở khu vườn trong ngôi nhà sàn mà Bác sinh sống. Một đêm nọ, trời có mưa bão lớn, khiến cây đa già sau Bác bị gãy rơi rất nhiều đoạn rễ. Sáng hôm sau, lúc đi tập thể dục, Bác đã nhặt được các đoạn rễ đó. Trong số đó, có một nhánh rễ khác dài, bác tần ngần một chút, liền nghĩ ra ý kiến hay. Thế là Bác bèn gọi một chú cần vụ đang ở gần đó lại, nhờ chú trồng chiếc rễ đa này xuống phần đất trống ở góc vườn. Bác dặn anh cần vụ là trồng chiếc rễ thành hình tròn, nhưng anh vẫn không hiểu lắm. Nhìn chiếc rễ đã được cuộn lại trên tay, anh nghi hoặc hỏi lại Bác cách trồng. Thế là, Bác liền chỉ anh từng bước một. Đầu tiên là tìm hai chiếc cọc gỗ nhỏ, rồi đào hai cái lỗ để vùi rễ xuống. Hai cái lỗ đó cách nhau vừa bằng đúng đường kính của vòng rễ tròn vừa cuộn. Sau đó, vùi hai đầu của vòng rễ tròn xuống, và cố định thân vòng rễ vào hai chiếc cọc. Nhờ vậy, vòng rễ tròn được cố định đứng thẳng trên mặt đất. Chú cần vụ cứ thắc mắc mãi, vì sao lại phải trồng cầu kì như thế, dù sao rễ đa rất khỏe, cứ vùi xuống là sẽ mọc thành cây thôi mà. Nhưng Bác Hồ không giải thích gì, chỉ mỉm cười hiền từ nói rằng sau này anh sẽ hiểu. Rất nhiều năm sau, rễ đa nhỏ bé ngày nào đã lớn lên thành một cây đa cuộn tròn lại như cái cổng xinh xắn. Trẻ em đến thăm vườn Bác, bạn nào cũng thích thú lắm. Rủ nhau làm đoàn tau chạy qua chạy lai gốc cây vui vô cùng.

 

Từ câu chuyện ấy, em càng thêm thán phục sự thông minh, sáng tạo của Bác Hồ. Nhưng hơn cả là tình yêu thương, quý mến của Bác dành cho các em thiếu nhi. Tình cảm ấy thật ấm áp và thiêng liêng biết bao nhiêu.

NG
29 tháng 9 2023

1. Bài tham khảo: 

Để có một đất nước không có chiến tranh, bộ đội và các chiến sĩ, các vị anh hùng của dân tộc đã phải đổ máu để dành lại tự do. Trong những người chiến sĩ dũng cảm đó, có trẻ nhỏ, có thiếu niên, có người trưởng thành.... Và một trong những người anh hùng nhỏ tuổi mà em rất ngưỡng mộ, đó là anh Kim Đồng.

Một lần, sau khi làm nhiệm vụ dẫn cán bộ vào căn cứ, Kim Đồng đang trên đường trở về nhà thì nghe có tiếng động lạ ở trong rừng. Kim Đồng liền rủ Cao Sơn tìm cách báo động cho các anh cán bộ đang ở trong xóm biết. Sau khi quan sát, Kim Đồng đã nhìn thấy bọn lính đang lợi dụng sương mù phục kích trên đường vào xóm và im lặng đợi bắt người. Kim Đồng bảo Cao Sơn lùi về phía sau, chạy về báo cáo. Đợi cho bạn đi rồi, Kim Đồng ngắm kĩ địa hình, để chạy vọt qua suối, lên phía rừng. Như vậy, bọn lính sẽ phải nổ súng hoặc kêu lên. Chúng nó sẽ bị lộ. Quả nhiên, thấy có bóng người chạy, bọn giặc lên đạn và hô: “Đứng lại!”.

Kim Đồng không dừng chân. Giặc bắn theo. Nhờ tiếng súng báo động ấy, các đồng chí cán bộ ở gần đó tránh thoát lên rừng. Song, Kim Đồng đã bị trúng đạn và anh dũng hy sinh tại chỗ, ngay bờ suối Lê-nin. Hôm ấy là sáng sớm ngày 15 tháng 02 năm 1943. Em rất ngưỡng mộ anh Kim Đồng. Anh đã nêu lên một tấm gương vì cách mạng quên mình, hy sinh khi làm nhiệm vụ bảo vệ cán bộ cách mạng. Sự hy sinh đó là tấm gương sáng chói mở đầu cho nhiều gương cao quí khác trong đội ngũ Đội viên Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.

Anh Kim Đồng xứng đáng là một người anh hùng. Một người chết cho đân tộc, đã dâng cả đời mình để cứu lấy sự hoà bình, ấm no. Anh sẽ luôn sống mãi trong tâm trí của mỗi người theo năm tháng không bao giờ phai.
2. Em tiến hành đọc soát bài văn. 
3. Em tiến hành sửa lỗi trong bài văn nếu có.