K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Tuồng là 1 trong các loại hình nghệ thuật dân gian Việt Nam nổi tiếng nhất là ở khu vực Trung Bộ, những tỉnh Nghệ An, Hà Tĩnh,… Tích chuyện trong mỗi vở tuồng đều là những tích chuyện lịch sử, những vị tướng anh hùng, phản ánh các yếu tố của thời đại. Các diễn viên được hóa thân rất nổi bật, “cá tính hóa” với các màu sắc để phân biệt vai diễn: màu đỏ là trung thần, xám là nịnh thần, hồn ma sẽ là xanh lục và người thật thà sẽ đi cùng màu đen. 

- Chèo là một trong những loại hình nghệ thuật sân khấu cổ truyền Việt Nam, phát triển mạnh ở phía bắc, đặc biệt là đồng bằng sông Hồng và lan tỏa đến khu vực Bắc Trung Bộ và Trung Du Miền Núi Bắc Bộ:

+ Chèo là sân khấu của hiện thực đời sống tam nông: nông nghiệp, nông dân và nông thôn.

+ Sân khấu chèo hướng tới trình thức hóa, mô hình hóa (hình tượng của nhân vật).

+ Nghệ thuật sân khấu đồng cảm: đó là sự kết hợp tinh tế, nhuần nhuyễn, điêu luyện và hài hòa giữa gián cách và hòa cảm, giữa khách quan và chủ quan, giữa thực và hư trong quá trình thể hiện đời sống nhân vật trên sân khấu.

Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu,...
Đọc tiếp

Dành thời gian để xem trực tiếp hoặc xem qua internet các vở diễn chèo, tuồng nổi tiếng. Có thể tìm đọc thêm một số tài liệu nghiên cứu chèo, tuồng để bổ sung kiến thức về các loại hình nghệ thuật sân khấu đặc sắc này của dân tộc.

- Về chèo, có thể tìm đọc: Trần Việt Ngữ, Về nghệ thuật chèo, NXB Sân khấu, Hà Nội, 2013; Bùi Đức Hạnh, 150 làn điệu chèo cổ, NXB Văn hóa dân tộc, Hà Nội, 2006; Hà Văn Cầu, Hề chèo, NXB trẻ, TP. Hồ Chí Minh, 2005;…

- Về tuồng, có thể tìm đọc: Mịch Quang, Tìm hiểu nghệ thuật tuồng, NXB Quân đội nhân dân, hà Nội, 2017; Hoàng Châu ký (Chủ biên), Tổng tập Văn học Việt Nam, tập 15A, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 1994; Trung tâm Khoa học xã hội và Nhân văn quốc gia, Tổng tập văn học Việt Nam, tập 12, NXB Khoa học xã hội, Hà Nội, 2000;…

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

Học sinh dành thời gian xem các vở chèo, vở tuồng. 

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Cần phải giữ gìn và bảo tồn những loại hình văn hóa nghệ thuật dân gian và đưa chúng phát triển hơn. Dù thời gian ra đời từ rất lâu nhưng những loại hình nghệ thuật này đã được ông cha ta đúc kết và xây dựng, nó phản ánh đặc điểm văn hóa của tổ tiên cha ông ta.

16 tháng 1 2023

Dàn ý nhé.

Mở bài:

- Giới thiệu vấn đề (có thể lấy đề nếu không biết)

Mẫu: Dường như cái nghệ thuật truyền thống tốt đẹp của ông cha ta đã bị con cháu ngày nay lãng quên vì cho rằng nhạc hiện đại hay hơn và không tìm thấy cái thú vị của những khúc hát dân ca, cải lương hay chèo, tuồng. 

Thân bài:

- Giải thích:

+ Hát dân ca là gì?

+ Cải lương là gì?

+ Chèo, xẩm, tuồng là gì?

- Phân tích cái ý nghĩa, đẹp đẽ của những làn điệu dân ca, cải lương, chèo, xẩm:

+ Lưu giữ lịch sử: văn hóa, phong tục của ông cha ta.

+ Thể hiện nét đẹp của những câu chuyện dân gian, tình cảm trai gái.

+ Thể hiện lối sống, phong cách của người dân.

+ ....

- Nguyên nhân giới trẻ hiện nay thấy những .... không thú vị:

+ Sinh ra trong xã hội phát triển nhanh chóng và không được nghe những khúc dân ca cải lương.

+ Không hiểu được những cái hay của nhạc xưa.

+ ....

- Tìm kiếm một số dẫn chứng trên mạng.

- Hậu quả:

+ Không phát huy và lưu giữ được những truyền thống quý báu của dân tộc.

+ Sống quên đi cội nguồn.

+ ...

- Giải pháp:

+ Quảng bá những khúc dân ca cải lương.

+ Nhà trường, thầy cô giúp cho các bạn học sinh hiểu được những giá trị sâu sắc của truyền thống dân tộc.

+ ..

- Liên hệ bản thân em.

Kết bài:

- Tổng kết.

27 tháng 10 2021

Cho bạn xem video hay về truyền thống

NG
10 tháng 11 2023

Trong thế giới đa dạng và đa chiều của nghệ thuật thường xảy ra hiện tượng mà đa số bạn trẻ hiện nay không cảm nhận được sự hấp dẫn của các loại hình nghệ thuật dân tộc truyền thống như tuồng, chèo, hoặc dân ca. Điều này có thể là do cuộc sống hiện đại với tất cả những ảnh hưởng và sự thúc đẩy từ các nền văn hóa khác nhau đang ngày càng trở nên phổ biến, đưa ra những lựa chọn nghệ thuật rộng lớn và đa dạng. Cuộc sống đô thị và tốc độ hối hả của cuộc sống ngày nay có thể làm cho một số người trẻ cảm thấy xa lạ và xa rời với những nghệ thuật truyền thống này.

Tuy nhiên, việc không thích các loại hình nghệ thuật dân tộc không nhất thiết phải là một điều tiêu cực. Điều quan trọng là mở cửa tâm hồn và tâm trí của mình, để khám phá và hiểu sâu hơn về những giá trị và thông điệp mà những loại hình nghệ thuật này mang lại. Sự đa dạng trong sở thích nghệ thuật không chỉ là một điều tự nhiên mà còn là một sự bổ sung quý báu cho vốn kiến thức và trải nghiệm cá nhân.

Vào lúc nào đó, có thể các bạn trẻ sẽ tìm thấy sự quan tâm đối với các loại hình nghệ thuật dân tộc và điều này có thể xảy ra khi họ bắt đầu khám phá thêm về văn hóa,nguồn gốc của họ hoặc khi họ có cơ hội tham gia vào các hoạt động nghệ thuật này. Sự đa dạng trong sở thích nghệ thuật là một điều đáng hoan nghênh và có thể thúc đẩy sự phát triển và trưởng thành của mỗi người trong hành trình với nghệ thuật, văn hóa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

VD: Giới thiệu về Chữ Người tử tù – Nguyễn Tuân.

1. Vài nét về tác giả Nguyễn Tuân

     Nguyễn Tuân là một nghệ sĩ, một nhà văn lớn của nền văn học hiện đại Việt Nam. Với phong cách nghệ thuật tài hoa, uyên bác ông đã tạo nên những tác phẩm rất có giá trị về mặt nội dung cũng như nghệ thuật và Chữ người tử tù là một tác phẩm như thế.

2. Giới thiệu về tác phẩm Chữ người tử tù

- Xuất xứ: Truyện ngắn Chữ người tử tù lúc đầu có tên là Dòng chữ cuối cùng đăng trên tạp chí Tao đàn số 29 vào năm 1938, sau đó đã được in trong tập Vang bóng một thời và được đổi tên thành Chữ người tử tù.

- Nội dung: Trong truyện ngắn này, Nguyễn Tuân tập trung ca ngợi cái đẹp, cái tài, cái thiên lương.

  + Nhân vật trung tâm mà tác giả tập trung khắc họa đó là Huấn Cao – một tử tù của triều đình nhưng đặc biệt nổi tiếng khắp vùng với biệt tài viết chữ. Đó là một con người trọng nghĩa khí, là hiện thân của cái tài, cái đẹp, cái thiên lương.

  + Không chỉ có nhân vật  Huấn Cao mà tấm lòng trong sáng, biết thưởng thức và giữ gìn cái đẹp còn được thể ở nhân vật thầy thơ lại và viên quản ngục. Đặc biệt, tấm lòng của viên quản ngục được Nguyễn Tuân coi là “một thanh âm trong trẻo chen vào một bản đàn mà nhạc luật đều hỗn loạn xô bồ".

- Nghệ thuật: Chữ người tử tù còn đặc biệt xuất sắc bởi những giá trị nghệ thuật mà tác giả xây dựng.

  + Đầu tiên phải kể đến nghệ thuật tạo tình huống truyện thật độc đáo đó là cuộc gặp gỡ chốn lao tù giữa Huấn Cao và viên quản ngục. Trên bình diện xã hội họ là kẻ thù. Còn trên bình diện nghệ thuật, họ là những tri kỉ. Tình huống truyện độc đáo đã góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật và tô đậm chủ đề của tác phẩm.

  + Nghệ thuật xây dựng nhân vật cũng hết sức đặc sắc. Nhân vật được xây dựng từ cái nhìn tài hoa của người nghệ sĩ với bút pháp lãng mạn, đặt nhân vật trong mối liên hệ tương phản và cách miêu tả gián tiếp.

  + Nghệ thuật tạo dựng cảnh cho chữ. Tác giả đã sử dụng triệt để thủ pháp đối lập để miêu tả cảnh cho chữ  “xưa nay chưa từng có”, qua đó góp phần khắc họa rõ nét tính cách nhân vật. Nguyễn Tuân còn đặc biệt cho thấy mình là bậc thầy trong sử dụng ngôn ngữ với việc sử dụng một loạt các từ Hán Việt rất đắt giá tạo nên màu sắc lịch sử, cổ kính và bi tráng.

3. Tổng kết

     Truyện ngắn Chữ người tử tù là một tác phẩm xuất sắc cho thấy tài năng nghệ thuật tài hoa, uyên bác của Nguyễn Tuân.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
21 tháng 11 2023

- Chế độ hôn nhân hà khắc, cha mẹ đặt đâu con ngồi đấy

- Tam tòng tứ đức

- Đời sống của dân làng chủ yếu tự cấp, tự túc, khép kín, rât ít khi tiếp xúc với bên ngoài, Hàng xóm láng giềng sống với nhau cơ bản hòa thuận, trên bảo dưới nghe, tương thân tương ái, giúp đỡ nhau những khi cần thiết

12 tháng 3 2019

anh chị suy nghĩ gì về câu nói "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"


Đề này đâu khó. Kiếm sẵn nguyên 1 bài làm gì. Bạn động não đi ! Mình chỉ phân tích cho bạn dễ hiểu. Bài này bạn không nói nó thuộc dạng văn gì? Nghị luận xã hội hay văn học. Nếu xã hội thì nêu dẫn chứng các nhà khoa học, bác học thành công trên thế giới. Còn văn học thì trích những câu nói của Bác Hồ về việc học, kiếm thêm những danh ngôn thế giới nói về kiến thức con người.

Dàn ý nghị luận về câu ngạn ngữ "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc"

A. Mở bài: Giới thiệu vấn đề nghi luận:

  • Học tập là quá trình có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc sống của con người bởi "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc" (Ngạn ngữ Gruzia).
  • Trong quá trình học tập, mỗi học sinh phải ý thức được mục đích của quá trình học tập đó.

B. Thân bài

a. Giải thích khái niệm

* Giải thích thuật ngữ "hạt giống":Theo nghĩa đen, hạt giống là yếu tố dung để ươm mầm nên cây cối. Để cây cối tốt tươi hoa thơm trái ngọt thì phải có hạt giống tốt.

  • Tác giả vận dụng hình ảnh hết sức ấn tượng "học tập là hạt giống của kiến thức":
  • Ý nói rằng để có được kiến thức, con người phải học tập. Học tập để thu nhận kiến thức làm nền tảng cơ bản dẫn tới sự thành công.

* Vì sao Học tập là hạt giống của kiến thức

  • Quá trình học tập mà trước hết học tập trong nhà trường sẽ giúp con người kiến thức cơ bản của cuộc sống trên nhiều lĩnh vực: tự nhiên, xã hội...
  • Những kiến thức đó sẽ làm cơ sở nảy nở và tiếp thu được những kiến thức thuộc các lĩnh vực khác chuyên sâu và chuyên ngành hơn.
    • DC: Hầu hết những người nổi tiếng đều phải trải quá quá trình học tập cần cù, chịu khó trên ghế nhà trường như Lê-nin, Bác Hồ, hay những tấm gương các nhà bác học vĩ đại Anh-xtanh, Lô-mô-nô-xốp...
  • Học tập ở đây còn bao gồm quá trình tự học, tự học là hành trình của cả đời người. Mỗi chúng ta phải tự gieo những hạt giống kiến thức trong suốt quá trình của đời mình.
    • Điều đó, lí giải tại sao nhiều văn hào, nhiều bác học không tốt nghiệp đại học hoặc thậm chí cả trung học mà vẫn đạt được nhiều thành tựu vĩ đại trên lĩnh vực khoa học.
    • DC: Bill Gtes – ông vua máy tính của thế giới đã bỏ đại học năm thứ 3 để lập công ti máy tính riêng. Nhưng trong quá trình đó, ông đã miệt mài trong thư viện đọc sách và học tập. Sự luôn hoài nghi và mong ước khám phá đã giúp ông sáng tạo ra phần mềm lớn nhất hiện nay.

* Vì sao kiến thức là hạt giống của hạnh phúc:

  • Mỗi người có thể có những quan niệm khác nhau về hạnh phúc, nhưng hạnh phúc là đích đi tới của mỗi người trong cuộc sống.
  • Có kiến thức, con người mới có thể hành động để tiến tới hạnh phúc, bởi tri thức là sức mạnh.
  • Có kiến thức, con người mới hiểu biết để cảm nhận và trân trọng những thành quả của cuộc sống, tự mình tìm kiếm hạnh phúc.
  • DC: là một nhà tư tưởng vĩ đại suốt đời phấn đấu cho lí tưởng, bằng sự hiểu biết của mình về hiện thực thế giới, C. Mác đã dạy con hiểu về Hạnh phúc trong thời đại bấy giờ: Hạnh phúc là đấu tranh.

= > Câu nói chỉ ra mối quan hệ nhân quả: quá trình - kết quả của con đường học tập. Bắt đầu từ học tập, con người sẽ thu nhận được nhiều thành quả trong đời sống.

b. Bàn luận mở rộng vấn đề, nêu ý nghĩa của câu danh ngôn:

  • Câu danh ngôn đã chỉ ra một hành trình đi đến hạnh phúc trong đó học tập là con đường, đích đến hạnh phúc cho mỗi học sinh chúng ta.
  • Vấn đề là lựa chọn cách học phù hợp để có thể gieo giống tốt đẹp vào trong tâm hồn, chứ không phải cách học gạo, học chống đối, máy móc, đọc chép lấy điểm cao tức thời.
  • Muốn thế, cách dạy trong nhà trường cũng phải phù hợp để làm sao không truyền thụ kiến thức cho học sinh không thụ động. Ngoài học tập để lấy kiến thức, giảo viên còn phải chú ý dạy kĩ năng sống thích hợp để học sinh có thể tìm thấy hạnh phúc trong đời sống của mình.

C. Kết bài

  • Khẳng định lại vai trò của học tập.
  • Định hướng của học sinh trong học tập để thu nhận được kiến thức, đạt được thành công và hạnh phúc.

Nghị luận về câu ngạn ngữ “Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc”

 

Bài làm

Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".

Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở ý nghĩa bao quát của nó. Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.

Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức – hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức – hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với nhận thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiến thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.

Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
24 tháng 11 2023

Thể loại

Những điểm cần lưu ý khi đọc

Thần thoại

- Hiểu được khái niệm và đặc điểm của truyện thần thoại.

- Chú ý những yếu tố về không gian, thời gian, cốt truyện, nhân vật trong truyện thần thoại.

Sử thi

- Chú ý đọc những ghi chú để hiểu được ngôn ngữ địa phương được sử dụng trong văn bản sử thi.

- Hiểu được bối cảnh, không gian, thời gian trong truyện sử thi.

- Chú ý những yếu tố hoang đường để thấy được sức mạnh của các nhân vật anh hùng.

Chèo (tuồng)

- Nắm được tích truyện có sẵn trong vở chèo (tuồng).

- Vì được lưu truyền theo phương thức truyền miệng nên sẽ xuất hiện nhiều dị bản.

- Chú ý những lời thoại của từng nhân vật để thấy được tính cách, con người họ.

Văn bản thông tin (thuyết minh có lồng ghép)

- Nhận biết được đặc điểm của từng dạng văn bản thông tin.

- Kết hợp tiếp nhận thông tin từ lời văn thuyết minh và hình ảnh minh họa để có những kiến thức đầy đủ nhất.

Thơ

- Chú ý về nghệ thuật được sử dụng trong thơ: nhịp, phách, gieo vần, các biện pháp tu từ nghệ thuật.