K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 12 2016

Từ đồng âm khác nghĩa:là những từ có cấu tạo trong mặt ngữ pháp thì giống nhau những nghĩa hoàn toàn trái ngược nhau.VD:bàn có nhiều nghĩa:
Nghĩa 1:là vật gắn liền với tuổi học sinh,dùng để học trong nhà trường
Nghĩa 2:là hoạt động nói chuyện,trao đổi về vấn đề gì đó
Từ nhiều nghĩa:có cùng cấu tạo,có nhiều nghĩa và nghĩa có thể rộng và có thể hẹp
VD;chân:
Nghĩa 1:là bộ phận của con người,dùng để đứng vững hoặc để di chuyển .VD:bàn chân của em.
Nghĩa 2:là đường thẳng nối liền giữa trời và biển.VD: chân trời kia đẹp wá!

Chúc bạn học tốt!

13 tháng 11 2017

Cái này là khái niện rồi bạn. Giống với khác mà

27 tháng 10 2020

+ Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau nhưng nghĩa thì khác nhau hoàn toàn

+ Từ nhiều nghĩa là những từ có cách phát âm giống nhau và có mối liên hệ giữa các nghĩa của chúng. Từ nhiều nghĩa thường có một nghĩa gốc và một hoặc một số nghĩa chuyển

+Từ đồng âm là những từ có cách phát âm giống nhau, nhưng nghĩa thì không có bất kì mối liên hệ nào với nhau cả. Ngoài ra từ đồng âm không sử dụng nghĩa chuyển hay nghĩa gốc để phân biệt hai từ/tiếng như từ nhiều nghĩa.

VD: ĐÂ "bay" : Cái bay - Bay lượn

       NN "bay" : Máy bay-Bay lượn ( Đều ám chỉ "bay trên trời" )

27 tháng 10 2020

Thanks bạn Bùi Hà An nhiều nhé!!!!!

23 tháng 11 2016

Từ đồng nghĩa là những từ tương đồng với nhau về nghĩa, khác nhau về âm thanh và có phân biệt với nhau về một vài sắc thái ngữ nghĩa hoặc sắc thái phong cách,... nào đó, hoặc đồng thời cả hai

VD: Mẹ em vừa mua cho em một qủa mít

mẹ vừa mua cho em một trái mít

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

Từ đồng âm là những từ giống nhau về âm thanh ( thường chữ viết giống nhau, đọc giống nhau ) nhưng khác hẳn nhau về nghĩa.

VD:

Ông ấy cười khanh khách

Nhà ông ấy đang có khách

 

23 tháng 11 2016

giúp đi mà , mai mình thi rùi

 

Từ đồng âm là các từ trùng với nhau về hình thức ngữ âm (thường là viết, đọc giống nhau) nhưng lại khác nhau về nghĩa của từ.

Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”

_ Từ đồng âm trong tiếng Việt là những từ phát âm giống nhau hay cấu tạo âm thanh giống nhau, nhưng nghĩa, từ loại hoàn toàn khác nhau. Từ đồng âm xuất hiện nhiều trong tiếng Hán, tiếng Việt. Từ đống âm rất dễ bị nhầm với từ nhiều nghĩa vì từ nhiều nghĩa cũng là từ có các nghĩa khác nhau (mặc dù là gần giống nhau). Ví dụ: “chân bàn” và “chân chất”.

+ Đối với từ đồng âm: các nghĩa hoàn toàn khác nhau và đều mang nghĩa gốc nên không thể thay thế cho nhau.

+ Đối với từ nhiều nghĩa: Các nghĩa có thể khác nhau nhưng vẫn có mặt liên quan về nghĩa. Các từ này có thể thay thế được khi ở nghĩa chuyển bằng một từ khác.

Ví dụ:

– “Các cầu thủ của đội tuyển Việt Nam đã ghi bàn một cách đẹp mắt” và ” Đầu năm nhà nó đi chùa cầu may để mong một năm bình an, hạnh phúc”

=> “Cầu thủ” chỉ danh từ những người chơi môn thể thao bóng đá, còn “cầu may” là động từ chỉ hành động tâm linh vào dịp đầu năm. Đây là hai từ giống nhau về âm nhưng nghĩa hoàn toàn khác nhau và không thể thay thế cho nhau. Đây là hiện tượng từ đồng âm.

– “Ngày ngày mặt trời đi qua trên lăng/ Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ”

=> “MT” thứ nhất mang nghĩa gốc chỉ mặt trời thực có chức năng chiếu sáng, còn “MT” thứ hai mang nghĩa chuyển chỉ Bác Hồ. Như vậy “MT” thứ hai còn có thể thay thế bằng các từ như “Bác Hồ”, “Người”… Đây là hiện tượng từ nhiều nghĩa.

a) Điền vào chỗ trống:– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví...
Đọc tiếp

a) Điền vào chỗ trống:
– Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần vào chỗ trống, ví dụ:
+ Điền ch hoặc tr vào chỗ trống: …ân lí, …ân châu, …ân trọng, …ân thành.
+ Điền dấu hỏi hoặc dấu ngã trên những chữ (tiếng) được in đậm: mâu chuyện, thân mâu, tình mâu tử, mâu bút chì. (in đậm: mâu)
– Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi vào chỗ trống, ví dụ:
+ Chọn tiếng thích hợp trong ngoặc đơn điền vào chỗ trống: (giành, dành) … dụm, để …, tranh …, … độc lập.
+ Điền các tiếng sĩ hoặc sỉ vào chỗ thích hợp: liêm …, dũng …, … khí, … vả.

b) Tìm từ theo yêu cầu:
– Tìm từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất, ví dụ:
+ Tìm các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo).
+ Tìm các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ).
– Tìm từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn, ví dụ tìm những từ chứa tiếng có thanh hỏi hoặc thanh ngã, có nghĩa như sau:
+ Trái nghĩa với chân thật;
+ Đồng nghĩa với từ biệt;
+ Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài.

c) Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn, ví dụ:
+ Đặt câu với mỗi từ: lên, nên.
+ Đặt câu để phân biệt các từ: vội, dội.

1
31 tháng 5 2019

a. Điền vào chỗ trống

- Điền một chữ cái, một dấu thanh hoặc một vần:

    + chân lí, trân châu, trân trọng, chân thành

    + mẩu chuyện, thân mẫu, tình mẫu tử, mẩu bút chì

- Điền một tiếng hoặc một từ chứa âm, vần dễ mắc lỗi:

    + dành dụm, để dành, tranh giành, giành độc lập.

    + liêm sỉ, dũng sĩ, sĩ khí, sỉ vả.

b. Tìm từ theo yêu cầu:

- Từ chỉ sự vật, hoạt động, trạng thái, đặc điểm, tính chất:

    + Các từ chỉ hoạt động, trạng thái bắt đầu bằng ch (chạy) hoặc bằng tr (trèo): chặn, chặt, chẻ, chở, chống, chôn, chăn, chắn, trách, tránh, tranh, tráo, trẩy, treo, ...

    + Các từ chỉ đặc điểm, tính chất có thanh hỏi (khỏe) hoặc thanh ngã (rõ): đỏ, dẻo, giả, lỏng, mảnh, phẳng, thoải, dễ, rũ, tình, trĩu, đẫm, ...

- Từ hoặc cụm từ dựa theo nghĩa và đặc điểm ngữ âm đã cho sẵn:

    + Trái nghĩa với chân thật là giả dối.

    + Đồng nghĩa với từ biệt là giã từ.

    + Dùng chày và cối làm cho giập, nát hoặc tróc lớp ngoài: giã

c. Đặt câu phân biệt các từ chứa những tiếng dễ lẫn:

- Câu với mỗi từ: lên, nên.

    + Trời nhẹ dần lên cao.

    + Vì trời mưa nên tôi không đi đá bóng

- Câu để phân biệt các từ: vội, dội

    + Lời kết luận đó hơi vội.

    + Tiếng nổ dội vào vách đá.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
27 tháng 12 2023

=> Em thích cách diễn đạt a2 và b2 hơn vì sự xuất hiện của dấu chấm lửng tạo ra nhịp điệu cho câu văn, gây sự tò mò, hứng thú cho người đọc về sự xuất hiện nội dung phía sau.

15 tháng 8 2018

Tham khảo ( nguồn lazi.vn )

(1) Ngôi nhà đã được xây xong.
(2) Dọn nhà đi nơi khác.
(3) Cả nhà đều có mặt đông đủ.
(4) Nhà Dậu mới được cởi trói.
(5) Nhà Tiền Lê đổ, nhà Lí lên thay.
(6) Nhà ơi, giúp tôi một tay.
Như vậy, từ nhà có các nghĩa:
+ Công trình xây dựng để ở, làm việc (1);
+ Chỗ ở, nơi ở và các đồ đạc của một gia đình (2);
+ Gia đình, những người sống cùng nhà (3);
+ Chỉ người thay mặt cho một gia đình (thường dùng ở nông thôn) (4);
+ Triều đình, dòng họ nhà vua (5);
+ Tiếng để gọi vợ hoặc chồng (thường dùng ở nông thôn) (6).
Trong đó các trường hợp nghĩa đều có mối liên hệ với nghĩa ở trường hợp (1).
- Từ đồng âm là những từ chỉ giống nhau về mặt âm thanh, nghĩa của chúng không có mối liên hệ nào. Ví dụ từ đồng:
+ ruộng đồng
+ đồng (kim loại)
+ đồng (đơn vị tiền tệ)
+ đồng lòng

21 tháng 8 2023

a) Từ có tiếng chứa phụ âm đầu là l, n, v: 

- l, ví dụ: long lanh, lạc luộc, lào xào, lanh lợi,...

- n, ví dụ: nôn nao, nâng niu, nền nã,....

- v, ví dụ: vương vấn, vui vẻ, vội vã,...

b) Từ có tiếng chứa vần với âm cuối là n, t: 

- n, ví dụ: cần mẫn, ngăn chặn, hân hoan, ân cần,...

- t, ví dụ: bắt nạt, bắt mắt, ngặt nghèo,..

c) Từ có tiếng chứa các thanh hỏi, thanh ngã: 

- Thanh hỏi, ví dụ: chỉn chu, thảnh thơi, sở dĩ,...

- Thanh ngã, ví dụ: dũng sĩ, mãi mãi, nỗ lực,...