K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

17 tháng 12 2023

- Ý nghĩa của câu ca dao này là người nên giữ lời hẹn và tuân thủ cam kết của mình. Nếu một người chỉ hẹn một lần thì nên giữ lời, nhưng nếu hẹn nhiều lần mà không giữ lời thì có thể quên cả mười lời hứa. Câu ca dao này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc giữ lời hứa và trung thực trong mối quan hệ.

11 tháng 9 2019

Người sao 1 hẹn mà nên:Câu này ý muốn nói một người mà có một cuộc hẹn thì họ sẽ dễ dàng thực hiện được lời hứa vì họ là những người biết giữ chữ tín cho mk.

Tôi sao 9 hẹn mà quên cả mười:Câu này ý muốn nói người mà có 9 cuộc hẹn nhưng quên cả mười là không thực hiện được cuộc hẹn nào vì họ là người không biết giữ chữ tín cho mk.

11 tháng 9 2019

Tham khảo:

Người sao một hẹn thì nên: Có người thì hẹn một lần nhưng đều thực hiện được, giữ đúng lời hứa.
Người sao chín hẹn thì quên cả mười: Có người thì hẹn chín lần nhưng quên tới cả mười lần, tức là không thực hiện được lời hẹn nào cả, câu này nói quá lên để nhấn mạnh sự quên hẹn: hẹn chín mà quên tới mười - tác dụng : Nhấn mạnh thái độ trách móc đối với sự "quên" của người hẹn, không giữ đúng lời hứa.
- Ý nghĩa: Câu ca dao phê phán người không giữ chữ tín: Ý nói, đối với những người biết giữ chữ tín có thể tin vào lời nói của họ mà không phải nghi ngờ họ thất hứa. Ngược lại, có những kẻ chỉ hứa hẹn nhiều hơn việc làm, nói thì hay nhưng không làm được gì, đặc điểm này là người thích a dua, thích vẻ bề ngoài nhưng trong thì rỗng tuếch, có thể nói là tiểu nhân.
- Chúng ta cần có ý thức rèn cho mình trở thành người biết giữ chữ tín.

25 tháng 11 2018

a, cải làm đình

gỗ lim làm ghém

21 tháng 9 2017

Người sao một hẹn thì nên: Có người thì hẹn một lần nhưng đều thực hiện được, giữ đúng lời hứa.
Người sao chín hẹn thì quên cả mười: Có người thì hẹn chín lần nhưng quên tới cả mười lần, tức là không thực hiện được lời hẹn nào cả, câu này nói quá lên để nhấn mạnh sự quên hẹn: hẹn chín mà quên tới mười - tác dụng : Nhấn mạnh thái độ trách móc đối với sự "quên" của người hẹn, không giữ đúng lời hứa.
- Ý nghĩa: Câu ca dao phê phán người không giữ chữ tín: Ý nói, đối với những người biết giữ chữ tín có thể tin vào lời nói của họ mà không phải nghi ngờ họ thất hứa. Ngược lại, có những kẻ chỉ hứa hẹn nhiều hơn việc làm, nói thì hay nhưng không làm được gì, đặc điểm này là người thích a dua, thích vẻ bề ngoài nhưng trong thì rỗng tuếch, có thể nói là tiểu nhân.
- Chúng ta cần có ý thức rèn cho mình trở thành người biết giữ chữ tín.

22 tháng 9 2017

Người sao 1 hẹn mà nên:Câu này ý muốn nói một người mà có một cuộc hẹn thì họ sẽ dễ dàng thực hiện được lời hứa vì họ là những người biết giữ chữ tín cho mk.

Tôi sao 9 hẹn mà quên cả mười:Câu này ý muốn nói người mà có 9 cuộc hẹn nhưng quên cả mười là không thực hiện được cuộc hẹn nào vì họ là người không biết giữ chữ tín cho mk.

Trên đây chỉ là những suy nghĩ tức thời của mk thôi đúng hay sai thì mk không biết đâu XIN LỖI nhé!!!

18 tháng 12 2022

Giúp mik vs ạ

"Cười người hôm trước, hôm sau người cười" là tục ngữ nói về đức tính thô lỗ của con người. Cái đức tính đứng chót của mọi đức tính. Bạn sẽ phải hối hận khi cười người khác và rồi, chắc chắn rằng bạn sẽ bị cười lại, đừng quá đắc ý nha!

21 tháng 4 2020

Điệp cấu trúc

-> Thể hiện sự trách móc

25 tháng 12 2022

Tham khảo:

Câu ca dao:  “Nói chín thì nên làm mười/ Nói mười làm chín kẻ cười người chê” khuyên con người phải giữ chữ tín. Bởi lẽ, nó sẽ giúp chúng ta có được sự tin tưởng, tín nhiệm ủa mọi người đối với mình.

25 tháng 12 2022

 bài ca dao này muốn khuyên con người ta cần giữ lời hứa, thực hiện lời hứa một cách đầy đủ, không nên àm thiếu, đây là một phần của giữ chữ tín.

10 tháng 5 2022

refer 

 

Lòng biết ơn chính là một truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam. Đó cũng là lý do mà ông cha ta đã ghi lại câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” để răn dạy con cháu mai sau.

Câu tục “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” là một câu tục ngữ phổ biến của văn học dân gian. Đây là câu nói thể hiện một triết lý nhân văn sâu sắc. Đó chính là đề cao sự biết ơn đối với những người đã từng giúp đỡ mình. Và cũng chính vì ý nghĩa và giá trị nhân văn này, câu tục ngữ đã được ông cha ta truyền lại từ ngàn xưa. Và luôn được người lớn sử dụng để dạy dỗ và nhắn nhủ cho con cái từ khi còn nhỏ.

Câu tục ngữ “ăn quả nhớ kẻ trồng cây” ông cha ta đã mượn các hình ảnh quen thuộc đó là “ăn quả” và “trồng cây” để làm hình ảnh ẩn dụ cho lời nhắn nhủ của mình. “Ăn quả” ý nói là những “trái ngọt” đó là những thành quả tốt mà ta có được. Còn “trồng cây” ý nói về những người đã đổ mồ hôi, công sức để cho ra “trái ngọt” và những thành quả tốt đẹp đó. Như vậy, câu tục ngữ ý muốn nói, mỗi người đều phải mang trong mình tấm lòng biết ơn. Luôn phải ghi nhớ những công ơn mà người khác đã giúp mình. “Tri ân không cần báo đáp” nhưng người nhận thì luôn phải ghi nhớ để không làm việc hổ thẹn lương tâm.

Lòng biết ơn chính là một tư tưởng cao đẹp đã được đúc kết từ ngàn xưa, trở thành truyền thống tốt đẹp của dân tộc Việt Nam ta được truyền lại cho các thế hệ mai sau. Đó là sự ơn nghĩa, nhân văn giữa con người với con người với nhau. Trải qua lịch sử hàng nghìn năm dựng nước và giữ nước, ta mới có được cuộc sống như ngày hôm nay. Sự tự do, ấm no và hạnh phúc của hiện tại, đã phải trả bằng công lao của những người đi trước. Do đó, ta luôn phải ghi nhớ công ơn của ông cha ta ngày xưa. Và đền đáp bằng cách cố gắng gìn giữ và phát triển đất nước ngày một tốt hơn.

 

Ông cha ta đã để lại rất nhiều “trái ngọt” cho con cháu. Tất cả đều được trả giá bằng mồ hôi, công sức và tính mạng của người xưa. Sự tự do của đất nước ta có được là do xương máu của dân tộc trong hàng ngàn năm xây dựng và bảo vệ đất nước. Sự tiện nghi về giao thông như hiện tại là công sức làm việc của những bậc cha mẹ, cô chú, ông bà ta. Sự ấm no “ăn ngon mặc đẹp” ngày nay cũng là nhờ công lao động của các thế hệ trước. Do đó, chúng ta cần phải biết kính trọng và biết ơn những điều đó. Lòng biết ơn, sự kính trọng với thế hệ trước không chỉ thể hiện qua lời nói, mà phải được thể hiện qua những việc làm cụ thể. Những hoạt động, sự giáo dục cho chúng ta về sự hy sinh anh dũng của những vị anh hùng. Hay những hoạt động bảo vệ những di tích lịch sử. Hoặc những chiến sĩ miền biển đảo xa xôi đang hết mình bảo vệ đất nước… Tất cả những điều đó, chính là hành động mà con cháu của dân tộc Việt Nam đang làm để đáp đền ơn nghĩa và tiếp nối các thế hệ đi trước.

Còn với mỗi người chúng ta cần làm gì để thể hiện sự biết ơn của mình. Điều đầu tiên đó là học tập thật tốt, dùng kiến thức của mình sau này xây dựng, gìn giữ, bảo vệ và phát triển đất nước. Vì đây là đất nước mà ông cha ta ngày trước đã phải đổ mồ hôi, xương máu để giành lấy. Tiếp theo, đó là ghi nhớ công ơn của người khác đối với mình. Đặc biệt là luôn hiếu thảo với cha mẹ. Đây là đấng sinh thành, đã có ơn dưỡng dục, dạy dỗ ta trưởng thành. Đây chính là công ơn cao trọng nhất mà cả đời ta không được quên. Tiếp theo là lòng tôn sư trọng đạo, công ơn dạy dỗ là ơn nghĩa cao trọng mà thầy cô đã dành cho chúng ta, thầy cô bỏ công sức giảng dạy truyền đạt kiến thức cho các học sinh sinh viên vì vậy ai trong chúng ta cũng không được quên công ơn đó mà phải khắc ghi.

Tóm lại, câu tục ngữ “Ăn quả nhớ kẻ trồng cây” chính là đạo lý làm người mà chúng ta nên khắc ghi, bài học về lòng tôn kính và sự biết ơn mà ông cha ta nhắn nhủ lại cho thế hệ mai sau. Chúng ta cần phải học tập, rèn luyện và phát huy phẩm chất đó. Hãy luôn giữ vững tâm hồn tốt, thể hiện thái độ biết ơn vì những gì chúng ta đã nhận được thành quả của ngày hôm nay bạn nhé.