K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

19 tháng 12 2023

*Tham khảo:

- Sau chiến tranh lạnh, thế giới chứng kiến sự gia tăng của các xung đột khu vực, sự cạnh tranh về quyền lực và tài nguyên, sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế toàn cầu, cùng với sự phát triển nhanh chóng của công nghệ và sự biến đổi khí hậu.

- Các xu hướng phát triển của thế giới hiện nay là sự đa dạng hóa về quyền lực, tăng cường hợp tác quốc tế, phát triển bền vững và chuyển đổi số.

26 tháng 12 2023

Em tham khảo !

* Các xu thế phát triển của thế giới hiện nay:

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế… 

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

* Cơ hội và thách thức mở ra cho Việt Nam và các nước trên thế giới : 

- Cơ hội :

+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

9 tháng 12 2016

- Chuyển biến :

- 01/07/1991, Tổ chức Varsava chấm dứt hoạt động .
-Trật tự “hai cực” Yalta sụp đổ, phạm vi ảnh hưởng của Liên Xô ở châu Âu và châu Á mất đi ảnh hưởng của Mỹ cũng bị thu hẹp ở nhiều nơi.

-Chế độ xã hội chủ nghĩa tan rã ở Liên Xô và Đông Âu .

-Ngày 28/6/1991, khối SEV giải thể

-

Xu Hướng :
- Trật tự thế giới mới mang lại đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”, với sự vươn lên của các cường quốc như Mĩ, Liên minh châu Âu, Nhật Bản, Liên bang Nga, Trung Quốc.

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế

- Sự tan rã của Liên Xô đã tạo ra cho Mĩ một lợi thế tạm thời, giới cầm quyền Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới “một cực” để Mĩ làm bá chủ thế giới.

- Hào bình thế giới được củng cố, nhưng ở nhiều khu vực tình hình lại không ổn định với những cuộc nội chiến, xung đột quân sự đẫm máu kéo dài như ở bán đảo Bancăng, ở một số nơi như Châu Phi và Trung Á.

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

2 tháng 1 2022

D

22 tháng 12 2021

1. Các nước ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm và mở rộng hợp tác.

2. Quan hệ theo hướng đối thoại, thỏa hiệp, với đặc điểm nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế… 

3. Ở nhiều khu vực lại bùng nổ các cuộc nội chiến và xung đột, thế giới bị đe dọa bởi chủ nghĩa ly khai, khủng bố.

4. Toàn cầu hóa đã trở thành một xu thế tất yếu. Các quốc gia dân tộc đang đứng trước thời cơ thuận lợi và thách thức gay gắt để vươn lên.

* Thời cơ và thách thức đối với các dân tộc:

- Thời cơ:

+ Từ sau “Chiến tranh lạnh” bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

+ Tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực.

+ Các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ khoa học – kĩ thuật và nguồn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.

- Thách thức:

+ Các nước đang phát triển cần nhận thức đầy đủ sự cần thiết tất yếu và tìm kiếm con đường, cách thức hợp lí nhất trong quá trình hội nhập quốc tế, biết phát huy thế mạnh của mình.

+ Hầu hết các nước đang phát triển có điểm xuất phát thấp về kinh tế, trình độ dân trí và chất lượng nguồn lực còn hạn chế.

+ Sự cạnh tranh quyết liệt của thị trường thế giới.

+ Việc sử dụng hiệu quả các nguồn vốn vay từ bên ngoài….

+ Vấn đề giữ gìn, bảo vệ bản sắc văn hóa dân tộc và sự kết hợp hài hòa giữa truyền thống và hiện đại.

19 tháng 9 2019

Đáp án D

Sau chiến tranh lạnh, thế giới phát triển theo những xu thế mới đã đặt ra không ít thách thức đối với công cuộc đổi mới ở Việt Nam

- Mở cửa gia nhập thị trường thế giới Việt Nam phải đối mặt với sự cạnh tranh quyết liệt của các nền kinh tế lớn trên thế giới như Mĩ, EU, Nhật Bản, Trung Quốc, NICs…

- Quan hệ giữa các nước lớn luôn luôn ẩn chứa những mâu thuẫn bất đồng. Thách thức đặt ra cho Việt Nam là phải giải quyết hài hòa mối quan hệ với các nước lớn để đảm bảo tối đa lợi ích quốc gia dân tộc

=> Nếu không nắm được thời cơ, vượt qua thách thức thì Việt Nam sẽ bị tụt hậu rất xa so với thế giới

26 tháng 12 2023

 Trật tự thế giới mới đang trong quá trình hình thành theo xu hướng “đa cực”.

- Hầu như các quốc gia đều điều chỉnh chiến lược phát triển, tập trung vào phát triển kinh tế.

- Mĩ ra sức thiết lập trật tự thế giới mới “một cực” làm bá chủ thế giới. Nhưng trong bối cảnh lúc đó, Mĩ không dễ dàng thực hiện được tham vọng đó.

- Tình hình chính trị ở nhiều khu vực không ổn định, diễn ra các cuộc nội chiến, xung đột. Sự xuất hiện của chủ nghĩa khủng bố với những nguy cơ khó lường.