K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I. Đọc - hiểu (3 điểm) Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu: "Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời,...
Đọc tiếp

I. Đọc - hiểu (3 điểm)

Đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu:

"Những buổi sáng, chú chích choè lông đen xen lông trắng nhún nhảy trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hót líu lo. Thỉnh thoảng, từ chân trời phía xa, một vài đàn chim bay xiên góc thành hình chữ V qua bầu trời ngoài cửa sổ về phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

(Nguyễn Quỳnh)

Câu 1: Xác định các phương thức biểu đạt của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm trong câu: Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,... mà người ta gọi là loài chim giang hồ".

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên.

79
14 tháng 5 2021

C1: Miêu tả

C2: td của dấu ba chấm là ngụ ý còn nhiều loại chim khác ko liệt kê hết được.

C3: Những loài chim vào mỗi buổi sáng

 câu 1:

-PTBĐ: miêu tả, tự sự

 câu 2:

-Tác dụng: tỏ ý còn nhiều loài chim nữa chưa được liệt kê hết

 câu 3:

-Nội dung: miêu tả vẻ đẹp của khu vườn và những chú chim trong vườn vào những buổi sáng

 

I. Đọc hiểu văn bản1. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:Những buổi sáng, chú chích chòe lonong đen xen lông trắng nhảy nhót trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hát líu lo. Thỉnh thoảng từ trên trời phía xa, nhiều đàn chim bay xiên góc thành hình chứ vê qua bầu trời ngoài cửa sổ về Phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,...mà người ta...
Đọc tiếp

I. Đọc hiểu văn bản

1. Đọc đoạn trích và trả lời câu hỏi:

Những buổi sáng, chú chích chòe lonong đen xen lông trắng nhảy nhót trên đọt chuối non vút lên hình bao gươm, cất tiếng hát líu lo. Thỉnh thoảng từ trên trời phía xa, nhiều đàn chim bay xiên góc thành hình chứ vê qua bầu trời ngoài cửa sổ về Phương Nam. Bố bảo đấy là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,...mà người ta gọi đó là chim giang hồ.

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạ của đoạn văn trên.

Câu 2: Tác dụng của dấu ... trong câu : Bố bảo đó là đàn chim di cư theo mùa như vịt trời, ngỗng trời, le le, giang, sếu,....mà người ta gọi đó là chim giang hồ.

Câu 3: Nêu nội dung chính của đoạn văn.

II. Tạo lập văn bản

Câu 1: Hãy tìm hiểu người xưa muốn nhắn nhủ điều gì qua câu:

                                   "Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                            Người trong một nước phải thương nhau cùng"

2
8 tháng 5 2021

Câu 1: Các phương thức biểu đạt được sử dụng trong đoạn văn trên là miêu tả kết hợp tự sự

Câu 2: Tác dụng của dấu ba chấm là đánh dấu phần chưa liệt kê hết

Câu 3: Đoạn văn là một bức tranh thiên nhiên sinh động, tràn đầy sức sống qua đó tác giả bộc lộ và tình yêu tha thiết đối với thiên nhiên

8 tháng 5 2021

     Dân tộc ta có truyền thống đoàn kết, yêu thương đùm bọc lẫn nhau. Để thể hiện tình nghĩa tha thiết này, ca dao có câu:

                                           “Nhiễu điều phủ lấy giá gương

                              Người trong một nước phải thương nhau cùng.”

       Thật vậy, những hình ảnh trong câu ca dao thật dễ hiểu nhưng ý nghĩa của nó thì thật là sâu sắc. Nhiễu điều là tấm vải đỏ, giá gương là giá đỡ tấm gương. Hình ảnh nhiễu điều phủ lấy giá gương có nghĩa đen là tấm vải đỏ che phủ, giữ cho sạch và làm đẹp cho giá gương cùng cả tấm gương. Hai tiếng phủ lấy nhắc nhở, thể hiện sự gắn bó không tách rời giữa giá gương và nhiễu điều. Hình ảnh đó còn gợi lên nghĩa bóng đó là sự yêu thương, đùm bọc, che chở. Lấy nghĩa bóng đó, dân gian muốn nhắn nhủ mọi người trong cùng một cộng đồng cần phải biết yêu thương, đùm bọc, che chở cho nhau, người trong một nước phải thương nhau cùng. Đó là một lời khuyên nhủ đậm đà tình nghĩa.

      Không những vậy, trong tâm thức mỗi người Việt Nam đều tin các dân tộc trên đất nước ta là anh em. Con người cùng một nước, có cùng chung một nguồn gốc lịch sử. Mọi người trong cùng cộng đồng, cùng làng, cùng nước,… đời sống vật chất, tinh thần luôn gắn bó với nhau, rất cần đến sự quan tâm động viên giúp đỡ lẫn nhau; nhất là lúc có ai đó gặp khó khăn hoạn nạn. Hơn nữa, không ai có thể sống lẻ loi trong xã hội mà phải hoà nhập vào cộng đồng. Thương yêu, đùm bọc giúp đỡ lẫn nhau là lẽ sống của mỗi người, nó đã trở thành một truyền thống đạo lí tốt đẹp của dân tộc ta. Tình cảm yêu thương đoàn kết tạo nên sức mạnh vật chất và tinh thần sẽ giúp con người vượt qua bao khó khăn, chiến thắng kẻ thù và thiên tai, đi tới cuộc sống tốt đẹp hơn. Có thể kể đến các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược của nhân dân ta. Rồi những tấm lòng hảo tâm đóng góp vào các quỹ từ thiện đã giúp nhiều người nghèo khó, bệnh tật khắc phục được hoàn cảnh, vượt qua bệnh tật hiểm nghèo trở về với cuộc sống bình thường. Chúng ta cần tránh quan điểm đèn nhà ai người ấy rạng, có thái độ dửng dưng đứng trước nỗi đau khổ của họ hàng, làng xóm, dân tộc. Và yêu thương giúp đỡ lẫn nhau phải xuất phát từ lòng chân thành, tự nguyện thì đó mới là nghĩa cử cao đẹp, đáng trân trọng. Để phát huy được đạo lí tốt đẹp của nhân dân Việt Nam, chúng ta phải biết quan tâm, giúp đỡ những người xung quanh khi họ gặp khó khăn hoạn nạn với thái độ chân thành, kịp thời. Thương yêu, đùm bọc lẫn nhau là biểu hiện sự đoàn kết dân tộc. Mỗi người cần phải biết giữ gìn và phát huy truyền thống tốt đẹp đó.

        Như vậy, ý nghĩa của câu ca dao đã trở nên muôn đời, vì đó là bài học đã đúc kết bằng tâm huyết của nhân dân ta, hơn bao giờ hết, chúng ta phải biết phát huy mạnh mẽ truyền thống tốt đẹp đó.

23 tháng 5 2021

Cho thấy sự đa dạng của các loài chim

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát...
Đọc tiếp

ĐỀ BÀI: I.ĐỌC – HIỂU VĂN BẢN (3 điểm) Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu: “Buổi sáng tôi mặc áo đi giày                  ra đứng ngoài đường Gió thổi những bông nứa trắng bên sông Mùi tóc khô còn thơm lúa mùa qua Bầy chim sẻ đậu trước sân nhà Những đứa trẻ đứng nhìn ngấp nghé Tôi yêu đất nước này như thế Mỗi buổi mai Bầy chim sẻ ngoài sân Gió mát và trong Đường đi đầy cỏ may và muộng chuộng Tôi vẫn sống      vẫn ăn         vẫn thở              như mọi người Đôi khi chợt nhớ một tiếng cười lạ Một câu ca dao buồn có hoa bưởi hoa ngâu Một vết bùn khô trên mặt đá Không có ai chia tay Cũng nhớ một tiếng còi tàu. Mẹ tôi thức khuya dậy sớm Năm nay ngoài năm mươi tuổi Chồng chết đã mười mấy năm Thuở tôi mới đọc được i tờ Mẹ thương tôi mẹ vẫn tảo tần Nước sông gạo chợ Ngày hai buổi nhà không khi nào vắng người đòi nợ Sống qua ngày nên phải nghiến răng Cũng không vui nên mẹ ít khi cười Những buổi trưa buổi tối Ngồi một mình hay khóc Vẫn thở dài mà không nói ra Thương con không cha Hẩm hiu côi cút Tôi yêu đất nước này xót xa Mẹ tôi nuôi tôi mười mấy năm không lấy chồng … Mẹ thương con nên cách trở sông đò Hàng gánh nặng phải qua cầu xuống dốc Đêm nào mẹ cũng khóc Đêm nào mẹ cũng khấn thầm Mong con khôn lớn cất mặt với đời Tôi yêu đất nước này khôn nguôi” Trích “Bài thơ của một người yêu nước mình”_ Trần Vàng Sao. 19/12/1967 Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của đoạn trích. (0,5 điểm) Câu 2. Tình yêu của tác giả gắn liền với ký ức tuổi thơ như thế nào?(0.5 điểm) Câu 3. Trong những ký ức đó, hình ảnh nào thân thương nhất ? Vì sao ?(1 .0 điểm) Câu 4. Điều người Mẹ trong đoạn thơ mong ước nhất là gì ? Vì sao người Mẹ lại có mong ước đó ?(1.0 điểm)

0
28 tháng 6 2018

từ ghép: Cánh đồng,yên tĩnh,âm thanh,sôi động,ẩn mình,gốc cây,chim non,cái cổ, bữa sáng,lũy tre,tất cả, tạo nên, bức tranh,làng quê,thanh bình.

hok tốt.

28 tháng 6 2018

Cánh đồng,yên tĩnh,âm thanh,sôi động,líu lo,xa xa,bữa sáng,lũy tre,xanh xanh,rì rào,thung thăng,bức tranh,làng quê,thanh bình,yên ả.

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN     Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ...
Đọc tiếp

Đọc bài văn sau và trả lời câu hỏi:

CHIM RỪNG TÂY NGUYÊN

     Những cơn gió nhẹ làm mặt nước hồ I –rơ – pao chao mình rung động. Bầu trời trong xanh soi bóng xuống đấy hồ càng xanh thêm và như rộng ra mênh mông. Nơi đây cất lên những tiếng chim ríu rít. Chúng từ các nơi trên miền Trường Sơn bay về. Chim đại bàng vàng mỏ đỏ đang chao lượn, bóng che rợp mặt đất. Mỗi lần đại bàng vỗ cánh lại phát ra những tiếng vi vu vi vút từ trên nền trời xanh thẳm, giống như có hàng trăm chiếc đàn cùng hòa âm. Bầy thiên nga trắng muốt chen nhau bơi lội... Những con kơ – púc, mình đỏ chót và nhỏ như quả ớt, cố rướn cái mỏ thanh mảnh của mình hót lên lanh lảnh nghe như tiếng sáo. Các chú chim piêu có bộ lông màu xanh lục, đôi chân như đi tất vàng giống hệt những nhà thể thao đang nhào lộn trên cành cây. Chim vếch – ka mải mê chải chuốt bộ lông vàng óng của mình. Chim câu xanh, chim sa – tan nhẹ nhàng cất tiếng hót gọi đàn... ( Thiên Lương)

Bài văn miêu tả mấy loại chim?

A. 5 loại chim.

B. 6 loại chim.

C. 7 loại chim

3
1 tháng 12 2019

Đáp án C

4 tháng 12 2021

 fe

j k qsf

 jksdojnbpgiuwrKh 

3 tháng 4 2023

Bài 1: Đọc đoạn văn sau:

Hoa mận vừa tàn thì mùa xuân đến. Vườn cây lại đầy tiếng chim và bóng chim bay nhảy. Những thím chích choè nhanh nhảu. Những chú khướu lắm điều. Những anh chào mào đỏm dáng.Những bác cu gáy trầm ngâm.

Tìm từ ngữ trong đoạn trên để điền vào ô trống cho phù hợp.

a. Từ gọi chim như gọi người

b. Từ tả chim như tả người

thím chích chòe, chú khướu, anh chào mào, bác cu gáy

nhanh nhảu, lắm điều, đỏm dáng, trầm ngâm

 
2 tháng 4 2023

.

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức,...
Đọc tiếp

I. PHẦN ĐỌC – HIỂU: (3 điểm). Đọc kĩ đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới :

“Tinh thần yêu nước cũng như các thứ của quý. Có khi được trưng bày trong tủ kính, trong bình pha lê, rõ ràng dễ thấy. Nhưng cũng có khi cất giấu kín đáo trong rương, trong hòm. Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày. Nghĩa là phải ra sức giải thích, tuyên truyền, tổ chức, lãnh đạo, làm cho tinh thần yêu nước của tất cả mọi người đều được thực hành vào công cuộc yêu nước, công việc kháng chiến.”

Câu 1: (0.75 điểm). Đoạn văn trên được trích từ văn bản nào? Tác giả là ai? Và được viết theo phương thức biểu đạt chính nào?

Câu 2: (1 điểm). Xác định các câu rút gọn có trong đoạn trích và cho biết rút gọn thành phần nào?

Câu 3: (0.5 điểm). Xác định phép liệt kê được sử dụng trong đoạn trích?

Câu 4: (0.75 điểm). Tìm cụm chủ - vị dùng để mở rộng câu và phân tích cụ thể mở rộng thành phần gì trong câu sau?

“Bổn phận của chúng ta là làm cho những của quý kín đáo ấy đều được đưa ra trưng bày.”

Help mình

0
DE SÓ 4 CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG TỬ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến) I. PHẢN ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (I) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng. tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của người Việt trước đại dịch...
Đọc tiếp

DE SÓ 4 CHỦ ĐỀ: ÁNH SÁNG TỬ CUỘC CHIẾN (Lòng người trong cuộc chiến, đoàn kết vì cuộc chiến, giây phút ý nghĩa từ cuộc chiến) I. PHẢN ĐỌC – HIỂU (3 ĐIỂM) Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (I) Chưa bao giờ như bây giờ, hai tiếng Việt Nam lại trở nên thiêng liêng. tha thiết, trở thành điểm tựa tinh thần, trở thành nơi an toàn của người Việt trước đại dịch toàn cầu cùng với không chỉ kiều bào, du học sinh mà cả những du khách quốc tế. Ngoài sự kiện bóng đá thì cả gần nửa thập kỉ chúng ta mới lại có sự kiện khơi dậy được sự gắn bỏ, sự đồng lỏng, đồng sức chính quyền đến người dân về sự tương thân, tương ái, về sự đùm bọc, che chở, nghĩa đồng bào của những người chung một mái nhà Việt Nam, chung một dân tộc Việt Nam mãnh liệt đến như thế. Sự kết nối mãnh liệt ấy, lạ lùng thay, không phải từ niềm vui lớn lao vĩ đại mà từ nỗi lo buồn trong hoạn nạn. (2) Những dòng người dài dằng dặc hối hả ra sân bay chở đợi giây phút được chen chân lên máy bay trở về Tổ quốc. Cảm giác hạnh phúc vỡ òa khi đạt xuống đất mẹ thiêng liêng: yên tâm rồi, an toàn rồi. Những chuyến bay đi đến tâm dịch bất chấp hiểm nguy để đón những người con xa xứ. Các y, bác sĩ tận tuy thầm lặng, chấp nhận hi sinh đứng tuyển đầu chống dịch. Các chủ doanh nghiệp sẵn sang cho mượn khách sạn mới khai trương chưa được vài tháng để làm khu vực cách li. Các nghệ sĩ cùng ta tay chung sức chống dịch. Các doanh nghiệp từ nhỏ đến lớn đều thể hiện thiện tâm vì cộng đồng trước dịch bệnh. Học sinh cũng vào cuộc chế tạo nước khi trùng, tỉnh, thành nào cũng có những người tự nguyện phát khẩu trang miễn phi (3) Trên mạng xã hội, người người chia sẻ cho nhau về cách chống dịch có hiệu quả. Và dường như ai cũng trở nên thật dễ thương trong việc nghiêm túc thực hiện chỉ thị "Aỉ ở đâu, ngồi yên ở đấy". Không giúp được gì thì ít nhất cũng không nên làm phiền ai, không nên để Nhà nước phải bận tâm về minh. Giữ cho mình được an bình cũng là cách thể hiện tinh thần vì cộng đồng trong lúc này. Hãy đoàn kết yêu thương, hãy tình tảo trước những tin thất thiệt, hãy bình tĩnh để xử li tình huống. Không ai bỏ rơi các bạn. Chưa bao giờ như bây giờ, chúng ta đang tạo ra một khối thống nhất đang cùng nhau hòa trong cải ta rộng lớn của toàn dân tộc để làm nên sức mạnh Việt Nam, tinh thần Việt Nam. a/ Xác định và gọi tên 1 phép liên kết câu trong đoạn 1 văn bản. b/ Theo văn bản, em hãy cho biết những đối tượng nào đã cùng chung tay, chung sức chống dịch Covid – 19 ? c/ Xác định thái độ và tình cảm của tác giả được thể hiện qua văn bản? d/ Theo em, giữa việc đề cao hạnh phúc, bình an và việc phát triển kinh tế của đất nước, em quan tâm đến điều nào? Vì sao? (Trình bày trong khoảng 3-5 dòng)

0