K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 8 2016

Ta có: \(\frac{a}{b}< \frac{a+1}{b+1}\)

\(B=\frac{10^{2013}+1}{10^{2014}+1}< \frac{10^{2013}+1+9}{10^{2014}+1+9}=\frac{10^{2013}+10}{10^{2014}+10}=\frac{10\left(10^{2012}+1\right)}{10\left(10^{2013}+1\right)}=\frac{10^{2012}+1}{2^{2013}+1}=A\)

Vậy: \(A>B\)

13 tháng 8 2016

Ta có:

\(10A=\frac{10\left(10^{2012}+1\right)}{10^{2013}+1}=\frac{10^{2013}+10}{10^{2013}+1}=\frac{10^{2013}+1+9}{10^{2013}+1}=\frac{10^{2013}+1}{10^{2013}+1}+\frac{9}{10^{2013}+1}=1+\frac{9}{10^{2013}+1}\)

\(10B=\frac{10\left(10^{2013}+1\right)}{10^{2014}+1}=\frac{10^{2014}+10}{10^{2014}+1}=\frac{10^{2014}+1+9}{10^{2014}+1}=\frac{10^{2014}+1}{10^{2014}+1}+\frac{9}{10^{2014}+1}=1+\frac{9}{10^{2014}+1}\)

Vì 102013+1<102014+1

\(\Rightarrow\frac{9}{10^{2013}+1}>\frac{9}{10^{2014}+1}\)

\(\Rightarrow1+\frac{9}{10^{2013}+1}>1+\frac{9}{10^{2014}+1}\)

\(\Rightarrow10A>10B\)

\(\Rightarrow A>B\)

14 tháng 3 2017

Theo mình thì cách phát âm giữa " for " và " four " có sự khác nhau. Vì " for " đọc ngân dài hơn " four ".

6 tháng 4 2017

For:/fo:/

Four:/fo/

8 tháng 9 2016

Muỗi Anopheles (phát âm tiếng Việt: Muỗi A-nô-phen) hay còn gọi là muỗi đòn xóc [1] là một chi muỗi gồm hơn 460 loài trong đó có nhiều loài là tác nhân gây bệnh sốt rét ở người. Có khoảng 60 loài đốt máu người và có thể truyền sốt rét.

Chiều dài của muỗi bằng chiều dài của vòi, trên cánh muỗi có các vẩy đen trắng

12 tháng 9 2016

thank you very much !!!hahahahahaha

5 tháng 11 2016

umk

chào mừng pn đến hoc24

5 tháng 11 2016

Lão Hạc là một nông dân bình thường, phải sống trong áp bức bóc lột của xã hội phong kiến. Vợ mất, con trai vì không cưới được vợ mà phẫn chí đi làm đồn điền cao su. Lão thương con, mong muốn con được hạnh phúc… nhưng lão cũng không biết làm cách nào để chu toàn hạnh phúc cho con, chỉ biết khóc mà nhìn con đi. “Đồn điền cao su đi dễ khó về”. Lão biết chứ, nhưng cũng có thể nào cản được?! Hằng ngày, lão chỉ biết quanh quẩn với ***** Vàng – kỉ vật duy nhất của người con. Lão thương yêu, chăm sóc nó cẩn thận đến mức chia cho nó từng miếng ăn, cho nó ăn vào bát và trò chuyện với nó như người bạn. Lão cưng chiều nó không phải vì nó là một ***** đẹp, cho khôn. Lão thương nó vì nó như mối ràng buộc duy nhất còn sót lại của lão và con trai lão. Lão xem nó như con, và khi lão nhìn nó, lão lại nhớ con trai mình…

Lão thương con, vâng, và thà rằng dù chết đói lão cũng không muốn bán đi một sào vườn. Lão sợ nếu lão bán, mai này con trai lão có trở về thì nó sẽ ở đâu mà sống? Ở đâu mà lập nghiệp sinh nhai?! Một sự thật hiển nhiên, rằng nếu lão bán đi mảnh vườn thì lão sẽ vượt qua được giai đoạn khốn khó. Nhưng lão không bán! Vì sao? Vì, lão-thương-con.

…Tuổi già, cô đơn và nghèo đói!...

Cuộc đời đau khổ dồn ép lão đến bên bờ vực thẳm, không còn cách nào khác, lão đánh phải đứt ruột mà bán đi ***** Vàng lão hằng yêu thương; để rồi khi bán xong, lão lại hu hu khóc như con nít vì đã trót lòng lừa gạt một con chó…

Rồi lão sang nhà ông Giáo, gửi ông ba mươi đồng bạc và nhà trông coi hộ mảnh vườn. Kể từ sau hôm đó, lão Hạc chỉ ăn khoai. Khi khoai hết thì lão chế được món gì, ăn món ấy; rồi đến chuối, sung luộc, rau má,…

Dù đói nghèo là vậy, nhưng lão cũng tuyệt không bị tội lỗi cám dỗ. Lão không theo Binh Tư ăn trộm hay cố nương nhờ vào ai để sống. Thử hỏi một người dù chết cũng không muốn làm phiền hàng xóm làm sao dám làm gánh nặng cho ai? Thời đó khổ lắm, lão khổ, láng giềng cũng đâu thua gì… Ông Giáo âm thầm giúp lão, lại bị lão từ chối một cách gần như là “hách dịch” đấy thôi…!

Rồi … cái gì đến cũng phải đến. Cái chết đến bất ngờ và hơi đột ngột, lão chết trong đau đớn, tủi hờn. Chết vì ăn bả chó! Lão có thể lựa chọn cho mình cái chết nhẹ nhàng hơn, nhưng lão vấn lựa chọn cách chết như một con chó. Là … lão hận mình đã lừa chết “cậu” Vàng sao?

30 tháng 3 2017

bài gì hả bạn ????

undefined

30 tháng 3 2017

Toán kì 2 đó!!!!

banh

3 tháng 5 2016

Bạn làm đi

3 tháng 5 2016

  Bài Bình Ngô Đại Cáo_Bản tuyên ngôn độc lập thứ 2 của dân tộc Nguyễn Trãi đã bổ sung nâng quan điểm khá hoàn chỉnh về tổ quốc.Trong đoạn trích"Nước Đại Việt Ta" quan niệm về tổ quốc và độc lập chủ quyền dân tộc được ông trình bày theo các yếu tố sau: Có nền văn hiến riêng,phong tục tập quán riêng,lãnh thổ cương vực riêng, truyền thống lịch sử riêng,chế độ chính quyền của các hoàng đế riêng.Ông khẳng định chân lý tồn tại độc lập chủ quyền dân tộc bằng cách viện dẫn những chứng cứ xác thực trong lịch sử:Đó là những chiến công oai hùng vẻ vang của ông cha ta trong cuộc chiến đấu bảo vệ tổ quốc và những thất bại cay đắng nhục nhã của quân xâm lược.Nguyễn Trãi đã đưa ra một quan niệm toàn diện sâu sắc dựa trên thực tiễn cụ thể về tổ quốc và độc lập chủ quyền dân tộc.

22 tháng 8 2017

Văn bản đc chia ra làm 2 đoạn . Phương thức biểu đạt chính là tự sự

tick mk nha , mơn nhìu nhìu okyeu

22 tháng 8 2017

Mình cảm ơn bạn nhayeu

13 tháng 2 2017

Tại Việt Nam, các bệnh về đường tiêu hóa đứng đầu nhóm các bệnh nội khoa.

22/09/2016

Trong đó, rối loạn tiêu hóa là vấn đề thường gặp nhất song nhiều người vẫn chưa biết cách phòng tránh.

Hệ tiêu hoá của con người là một ống cơ dài đi từ miệng tới hậu môn và các cơ quan phụ đổ chất tiết vào ống tiêu hóa. Đó là các tuyến nước bọt, túi mật và tuyến tuỵ. Bộ máy tiêu hóa có bốn công việc chính: vận chuyển, nhào trộn thức ăn với dịch tiêu hoá; tiêu hóa thức ăn thành những phần nhỏ hơn; hấp thụ thức ăn đã tiêu hóa (chủ yếu diễn ra ở ruột); chuyển hoá các thức ăn đã được hấp thụ thành những dưỡng chất cần thiết cho cơ thể (chủ yếu diễn ra ở gan).

Để hoàn thành các chức năng trên, hệ tiêu hóa thực hiện các hoạt động nhào bóp, tiết dịch tiêu hóa, hấp thụ và đào thải. Do "đảm nhiệm" nhiều trọng trách nên các triệu chứng bệnh thường gặp của bộ máy tiêu hoá rất đa dạng, rải dọc theo ống tiêu hóa.

Dưới đây là một số biểu hiện bệnh tiêu hóa thường gặp:

1. Đau: đây là triệu chứng rất hay gặp và quan trọng, luôn là chỉ điểm cho một tổn thương nhất định nào đó.

2. Rối loạn về nuốt: có thể là nuốt khó vì không đưa thức ăn vào thực quản được, hoặc đã vào thực quản nhưng khó đi tiếp xuống dưới, bị tắc nghẹn ở một chỗ nào đó. Cũng có thể là bị đau khi nuốt, đau ở phần họng hay đau ở chỗ dừng của thức ăn.

3. Nôn và buồn nôn: nôn là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày bị tống ra ngoài. Còn buồn nôn là cảm giác muốn nôn nhưng không nôn được.

4. Ợ: là tình trạng các chất đang chứa trong dạ dày, thực quản, kể cả chất hơi đi ngược lên miệng; là do rối loạn chức năng vận động của ống tiêu hóa. Ợ có nhiều trạng thái phân biệt khác nhau: ợ hơi, ợ nước chua, ợ nước, ợ nước đắng và ợ cả thức ăn.

5. Rối loạn về phân: thể hiện những rối loạn về vận động, tiêu hoá hay hấp thụ. Có thể có các biểu hiện sau đây:

- Khối lượng phân: quá nhiều hoặc quá ít; số lượng lần đi ngoài trong ngày cũng quá ít hay quá nhiều.

- Táo bón: phân khô, rắn và thường kèm theo bị đau bụng, chướng hơi. Táo bón là một trong những bệnh lý phổ biến về đường tiêu hóa mà hầu hết ai cũng đã từng một lần mắc phải trong cuộc đời. Mặc dù nó chỉ xảy ra tạm thời, không nguy hiểm đến tính mạng nhưng nó ảnh hưởng rất lớn đến chất lượng cuộc sống. Tuy nhiên, nếu để tình trạng táo bón trong thời gian dài sẽ dẫn đến những biến chứng như chảy máu trực tràng, trầy sướt hậu môn, sa trực tràng, hoặc bệnh trĩ, viêm đại tràng, thậm chí ung thư đại tràng. Hiện nay, việc điều trị táo bón chủ yếu là thay đổi lối sống, chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt nghỉ ngơi kết hợp với dùng probiotics.

- Tiêu chảy: phân nát, lỏng; sự tống phân nhanh và phân có nhiều nước. Trong các bệnh về đường tiêu hóa, thì tiêu chảy là một trong những bệnh lý thường gặp và phổ biến nhất. Nguyên nhân phổ biến nhất là do sự nhiễm khuẩn gây hại như E.coli, Vibrio, Shigella,…từ thực phẩm không vệ sinh, chúng làm mất cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột, và tạo điều kiện cho những vi sinh gây hại phát triển tạo độc tố gây tiêu chảy. Mục tiêu hàng đầu trong điều trị bệnh tiêu chảy ngoài việc bù nước thì việc cân bằng hệ vi sinh vật đường ruột là rất cần thiết. Chính vì vậy bác sĩ thường kê toa thêm men vi sinh (probiotics) để nhanh chóng phục hồi đường ruột.

- Phân sống: phân còn chứa thức ăn chưa được tiêu hóa trọn vẹn.

- Phân có mủ, máu, bọt: những trường hợp này thường là do nhiễm trùng. Rối loạn về đại tiện, gây khó đại tiện, đau hậu môn khi đại tiện hay mót rặn.

6. Rối loạn về sự thèm ăn: không có cảm giác thèm ăn, đầy bụng, khó tiêu, ăn không ngon miệng và đắng miệng.

7. Hiện tượng đầy hơi trong ống tiêu hóa: biểu hiện thường thấy là trung tiện (đánh rấm) nhiều hay không trung tiện được hoặc là sôi bụng.

8. Hiện tượng chảy máu tiêu hóa: người bệnh nôn ra máu đỏ xẩm hoặc đỏ tươi, đôi khi kèm theo thức ăn hoặc đi ngoài ra máu tươi hay đen, nhầy máu như máu cá.

9. Hội chứng kém hấp thụ: biểu hiện trong phân có những thức ăn còn nguyên như chất mỡ và chất thịt.

cách bảo quản

+ thực phẩm cần đc rửa sách trước khi cho vào tủ lạnh

+cần cho thịt cá tươi vào túi nilon

+ chú trọng thời giạn bảo quản

+ nên để nhiệt độ ngăn đá -18 độ C

+để csawn nơi khô ráo thoáng mát

...

trên mạng đầy

17 tháng 2 2017

Bệnh : Rối loạn tiêu hóa ; tiểu đường ; viêm loét dạ dày ; trào ngược axit...

Cách bảo quản thức ăn : Bảo quản nơi thoáng mát, khô ráo ; cất trong tủ lạnh để giữ nhiệt ; úp giá tránh để ruồi, nhặng côn trùng bay vào

Số A là:

\(60,6:60\%=101\)

Số B là:

\(237,6:80\%=297\)

Tỉ số giữa A và B:

\(\dfrac{A}{B}=\dfrac{101}{297}\)

31 tháng 5 2017

Giá trị của A là : 60,6 : 60%=101

Giá trị của B là: 237,6 : 80% = 297

Tỉ số giữa A và B : 101 : 297 = \(\dfrac{101}{297}\)

Vậy tỉ số giữa A và B là : \(\dfrac{101}{297}\)

7 tháng 12 2016

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 7 HKI

A/ PHẦN VĂN:

I/ Học tác giả, tác phẩm, ý nghĩa, đặc sắc nghệ thuật:

1/ Phò giá về kinh:

a/ Tác giả:

- Trần Quang Khải ( 1241 – 1294) là con trai thứ 3 của vua Trần Thái Tông

b/ Tác phẩm:

- Thể thơ : Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật, cách gieo vần như thể thư Thất ngôn tứ tuyệt

- Sáng tác lúc ông đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông và vua Trần Nhân Tông về Thăng Long sau chiến thắng Chương Dương, Ham Tử

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện hào khí chiến thắng và khát vọng thái bình thịnh trị của dân tộc ta ở thời đại nhà Trần

- ………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Hình thức diễn dạt cô đọng, dồn nén cảm xúc vào bên trong ý tưởng

- Đảo ngữ về các địa danh (Chương Dương à Hàm Tử)

- ……………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………………....

2/ Bạn đến chơi nhà:

a/ Tác giả:

- Nguyễn Khuyến (1835 – 1909): lúc nhỏ tên là Thắng. Quê ở huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác sau giai đoạn ông cáo quan về quê

- Thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

c/ Ý nghĩa:

- Bài thơ thể hiện quan niệm về tình ban, quan niệm đó vẫn còn ý nghĩa, giá trị lớn trong cuộc sống của con người hôm nay

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Sáng tạo nên tình huống khó xử khi bạn đến chơi nhà, và cuối cùng òa ra niềm vui …………………

- Lập ý bất ngờ, vận dụng ngôn ngữ, thể loại điêu luyện

3/ Qua Đèo Ngang:

a/ Tác giả:

- Bà Huyện Thanh Quan tên Thật là Nguyễn Thị Hinh, sống ở thể kỉ XIX (? - ?)

- Quê ở làng Nghi Tàm, quận Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ: Thất ngôn bát cú Đường luật

- Đèo Ngang là địa danh nối liền hai tỉnh Quảng Bình & Hà Tĩnh

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện tâm trạng cô đơn, thầm lặng, nỗi niềm hoài cổ của Nhà thơ trước cảnh vật Đèo Ngang

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ Thất ngôn bát cú Đường luật điêu luyện

- Sử dụng bút pháp nghệ thuật: Tả cảnh ngụ tình

- Sáng tạo trong việc sử dụng từ láy, từ động âm khác nghĩa gợi hình, gợi cảm

- Sử dụng nghệ thuật đối hiệu quả trong việc tả cảnh, tả tình

4/ Bánh trôi nước:

a/ Tác giả:

- Hồ Xuân Hương (? - ?) à Bà Chúa Thơ Nôm

- Nhiều sách nói bà là con của Hồ Phi Diễn (1704 - ?) quê ở làng Quỳnh Đôi, huyện Quỳnh Lưu, tỉnh Nghệ An. Bà từng sống ở phường Khán Xuân gần Tây Hồ, Hà Nội

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt Đường luật à bằng chữ Nôm

c/ Ý nghĩa:

- Thể hiện cảm hứng nhân đạo trong văn học viết Việt Nam dưới thời phong kiến

- Ngợi ca vẻ đẹp phẩm chấtcuar người phụ nữ, đồng thời thể hiện lòng tỏ sâu sắc đối với tahan phận chìm nổi của họ

d/ Đặc sắc, nghệ thuật:

- Vận dụng điêu luyện những quy tắc của thơ Đường luật

- Sử dụng ngôn ngữ thơ bình dị, gần gũi với lời ăn tiếng nói hàng ngày với Thành ngữ, Mô típ dân gian

- Sáng tạo trong việc xây dựng nhiều tầng ý nghĩa

5/ Tiếng gà trưa:

a/ Tác giả:

- Xuân Quỳnh (1942 – 1988) quê ở làng La Khê, ven thị xã Hà Đông, tỉnh Hà Tây (nay thuộc Hà Nội). Là nhà thơ nữ xuất sắc trong nền thơ hiện đại Việt Nam

b/ Tác phẩm:

- Được viết trong thời kì kháng chiến chống đế quốc Mĩ, in trong tập thơ Hoa dọc chiến hào (1968) của Xuân Quỳnh

- Thuộc thể thơ 5 chữ

c/ Ý nghĩa:

- Những kỉ niệm về người bà tràn ngập yêu thương làm cho người chiến sĩ thêm vững bước trên đường ra trận

d/ Đắc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng hiệu quả điệp từ Tiếng gà trưa có tác dụng nổi mạnh cảm xúc, gợi nhắc những kỉ niệm lần lượt hiện về

- Thể thơ 5 chữ phù hợp với việc vừa kể chuyện, vừa bộc lộ tâm tình

6/ Sông núi nước nam:

a/ Tác giả:

- Chưa rõ tác giả bài thơ là ai

- Sau này có nhiều sách ghi là Lý Thường Kiệt

b/ Tác phẩm:

- Sáng tác theo thể thơ : Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật

- Là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta

c/ Ý nghĩa:

- Bài thơ thể hiện niềm tin vào sức manh chính nghĩa của dân tộc ta

- Bài thơ có thể xem như bản tuyên ngôn độc lập lần đầu tiên của nước ta

d/ Đặc sắc nghệ thuật:

- Sử dụng thể thơ Thất ngôn tứ tuyệt ngắn gon, xúc tích để tuyên bố nền độc lập của đất nước

- Dồn nén cảm xúc trong hình thức nghiêng về nghị luân, bày tỏ ý kiến

- Lựa chọn ngôn góp phần thể hiện giọng thơ dõng dạc

- Hùng hồn, đanh thép

7/ Cảnh khuya, Rằm tháng giêng:

a/ Tác giả:

- Hồ Chí minh (1890 – 1969) nhà thơ lớn, lãnh tụ vĩ đại của dân tộc Việt Nam, lá cờ đầu của phong trào giải phóng dân tộc, danh nhân văn hóa thế giới

b/ Tác phẩm:

- Viết ở chiến khu Việt Bức trong những năm đầu kháng chiến chống thực dân Pháp (1946 – 1954)

c/ Ý nghĩa:

- Cảnh khuya: Bài thơ thể hiện 1 đặc điểm của thơ Hồ Chí Minh. Sự gắn bó hòa hợp giữa thiên nhiên và con người

- Rằm tháng giêng: Toát lên vẻ đẹp tâm hồn nhà thơ, chiến sĩ Hồ Chí Minh trước vẻ đẹp của thiên nhiên Việt Bắc ở giai đoạn đầu của cuộc kháng chiên chông thực dân Pháp còn nhiều gian khổ

II/ Nội dung văn bản:

· Bánh trôi nước

· Qua Đèo Ngang

· Bánh trôi nước

· Tiếng gà trưa

· Cuộc chia tay của những con búp bê

· Phò giá về kinh

· Sông núi nước Nam

· Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

III/ Học thuộc phần thơ và ý nghãi các văn bản

IV/ So sánh cụm từ “ Ta với ta” trong hai bài thơ Qua đèo Ngang và Bạn đến chơi nhà

· Giống nhau:

- Là sự trùng lặp của hai nhà thơ nổi tiếng. Một là nữ sĩ tài sắc mang nặng niềm hoài cổ. Hai là nhà thơ thơ tiêu biểu của làng cảnh Việt Nam

- Đều dùng để kết thúc hai bài thơ nổi tiếng trong văn học Việt Nam

· Khác nhau:

- Hai câu kết của hai bài thơ “ Bạn đến chơi nhà ” & “ Qua Đèo Ngang ” của hai tác giả đều đặt ở cuối bài nhưng ý và tình hoàn toàn đối lập nhau

- Đối với Nguyễn Khuyến, cụm từ “Ta với ta” là sự bùng nổ về ý và tình tiếp bạn. Không cần phải có mâm cao, cỗ đầy; cao lương, mĩ vị mag giữa họ chỉ có 1 tấm lòng, một tình bạn chân thành, thắm thiết, tri âm, tri kỉ, thể hiện 1 niềm vui trọn vẹn trong tâm hồn. “Ta với ta” là Bác, là Mình, tuy hai mà một. Họ đã đạt tới đỉnh cao của bữa tiệc tình bạn. Họ vui sướng sống trong tình bạn đẹp

- Còn với Bà Huyện Thanh Quan, cụm từ “Ta với ta” khắc sâu nỗi buồn của người khách li hương khi bà đứng trên đình đeo Ngang lúc chiêu tà. “Ta với ta” chỉ một mình bà đối diện với chính lòng mình giữa không gian bao la, rộng lớn, mây, trời, non, nước. Bà cô đơn, trơ trọi hoàn toàn, không một ai sẽ chia

B/ PHẦN TIẾNG VIỆT:

I/ Học thuộc toàn bộ các ghi nhớ trong SGK:

1/ Từ ghép:

a/ Khái niệm:

· Từ ghép có hai loại: từ ghép chính phụ và từ ghép đẳng lập

· Từ ghép chính phụ có tiếng chính và tiếng phụ bổ sung nghĩa cho tiếng chính. Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau. VD: bút bi, cái áo, thước kẻ, …

· Tiếng ghép đẳng lập có các tiếng bình đẳng về mặt ngữ pháp (không phân ra tiếng chính, tiếng phụ). VD: sách vở, quần áo, bàn ghế, …

b/ Ý nghĩa:

· Từ ghép chính phụ có tính chất phân nghĩa. Nghĩa của từ ghép chính phụ hẹp hơn so với tiếng chính

· Từ ghép đẳng lập có tính chất hợp nghĩa. Nghãi của từ ghép đẳng lập khái quát hơn nghĩa của các tiếng tạo nên nó

2/ Từ láy:

a/ Khái niệm:

· Từ láy có hai loại: từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận

· Ở từ láy toàn bộ, các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn; nhưng cũng có một số trường hợp biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối (để tạo ra 1 sự hài hoà về âm thanh). VD: the thẻ, ồm ồm, khàn khàn, …

· Ở từ láy bộ phận, giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần. VD: đẹp đẽ, xinh xắn, lấm tấm, lanh chanh, …

b/ Ý nghĩa:

· Nghĩa của từ láy được tạo thành nhờ đặc điểm âm thanh của tiếng và sự hòa phối âm thanh giữa các tiếng. Trong trường hợp từ láy có tiếng có nghĩa làm gốc (tiếng gốc) thì nghĩa của từ láy có thể có những sắc thái riêng so với tiếng gốc như sắc thái biểu cảm, sắc thái giảm nhẹ hoặc nhấn mạnh, …

3/ Đại từ:

a/ Khái niệm:

· Đại từ dùng để trỏ người, sự vật, hạt động tính chất, … được nói đến trong một số ngữ cảnh nhát định của lời nói hoặc dùng để hỏi

· Địa từ có thể đảm nhiệm các vai trò ngữ pháp như chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay phụ ngữ của danh từ, của động từ, của tính từ, …

b/ Phân loại:

· Đại từ dùng để trỏ:

- Trỏ người, sự vật (gọi là đại từ xưng hô). VD: nó, bác, tôi, …

- Trỏ số lượng. VD: bấy, bấy nhiêu, …

- Trỏ hoạt động, tính chất, sự việc. VD: vậy, thế, …

· Đại từ dùng để hỏi:

- Hỏi về người, sự vật. VD: Ai, gì, …

- Hỏi về số lượng. VD: bao nhiêu, mấy, …

- Hỏi về hoạt động, tính chất, sự việc. VD: sao, thế nào, …

4/ Quan hệ từ:

a/ Khái niệm:

· Quan hệ từ dùng để biểu thị các ý nghĩa quan hệ như sở hữu, so sánh, nhân quả, … giữa các bộ phận của câu hãy giữa cau với câu trong đoạn văn. VD: mà, nhưng, giá … mà, …

b/ Cách sử dụng:

· Khi nói hoặc viết, có những trường hợp bắt buộc phải dùng quan hệ từ. Đó là những trường hợp nếu không có quan hệ từ thì câu văn sẽ đổi nghĩahawcj không rõ nghĩa. Bên cạnh đó, cũng có trường hợp không bắt buộc dùng quan hệ từ (dùng cũng được, không dùng cũng được)

· Có một số quan hệ từ được dụng thanh cặp

c/ Các lỗi thường gặp:

- Thiếu quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ không thích hợp về nghĩa

- Thừa quan hệ từ

- Dùng quan hệ từ mà không có tác dụng liên kết

5/ Từ đồng nghĩa:

a/ Khái niệm:

· Từ đồng nghĩa là những từ có nghĩa giống nhau hoặc gần giống nahu. Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc vào nhiều nhóm từ đồng nghĩa khác nhau. VD: phu nhân – bà xã – vợ, …

b/ Phân loại:

· Từ động nghĩa gồm có hai loại: những từ đồng nghĩa hoàn toàn (không phân biệt nhau về sắc thái nghĩa) và những từ đồng nghĩa không hoàn toàn (có sắc thái nghĩa khácnhau)

c/ Cách sử dụng:

· Không phải bao giờ các từ đồng nghĩa cũng có thể thay thế cho nhau. Khi nói cùngnhuw khi viêt, cần cân nhắc để chọn trong số các từ đồng nghĩa những từ thể hiện đúng thực tế khách qua và sắc thái biểu cảm.

6/ Từ đồng âm:

a/ Khái niệm:

· Từ đồng âm là nhưgx từ giống nhau về âm thanh nhưng nghĩa lại khác xa nhau, không liên quan gì đến nhau. VD: củ lạc – lạc đường, cái đàn – đàn cò, …

b/ Cách sử dụng:

· Trong giao tiếp phải chú ý đầy đủ đến ngữ cảnh để tránh hiểu sai nghĩa của từ hoặc dùng từ với nghĩa nước đôi do hiện tượng đồng âm

7/ Từ trái nghĩa:

a/ Khái niệm:

· Từ trái nghãi là những từ có nghãi trái ngược nhau

· Một từ nhiều nghĩa có thể thuộc nhiều cặp từ trái nghĩa khác nhau

· VD: giàu – nghèo, tươi – héo, …

b/ Cách sử dụng:

· Từ trái nghĩa được sử dụng trong thể đối, tạo các hình tượng tương phản, gây ấn tượng mạnh, làm cho lời nói thêm sinh động

8/ Điệp ngữ:

a/ Khái niệm:

· Khi nói hoặc viết, người ta có thể dùng biện pháp lặp lại từ ngữ (hoặc cả một câu) để làm nổi bật ý, gây cảm xúc mạnh. Cách lặp lại như vậy gọi là phép điệp ngữ; từ ngữ được lặp lại gọi là điệp ngữ.

b/ Phân loại:

· Có nhiều dạng: điệp ngữ cách quãng, điệp ngữ nối tiếp, điệp ngữ chuyển tiếp (điệp ngữ vòng)

9/ Thành ngữ:

a/ Khái niệm:

· Thành ngữ là loại cụm từ có cấu tạo cố định, biểu thị một ý nghĩa hoàn chỉnh

· Nghĩa của thành ngữ có thể bắt nguồn trực tếp từ nghĩa đen của các từ tạo nên nó nhưng thường thông qua một số phép chuyển nghĩa như ẩn dụ, so sánh, …

· VD: Bảy nổi ba chìm, lời ăn tiếng nói, …

b/ Cách sử dụng:

· Thành ngữ có thể làm chủ ngữ, vị ngữ trong câu hay làm phụ ngữ trong cụm danh từ, cụm động từ, …

· Thành ngữ ngắn gọn, hàm súc, có tính hình tượng, tính biểu cảm cao

10/ Chơi chữ:

a/ Khái niệm:

· Chơi chữ là lợi dụng đặc sắc về âm, về nghĩa của từ ngữ để tạo sắc thái dí dỏm, hài hước, … làm câu văn hấp dẫn và thú vị

b/ Phân loại:

· Các lối chơi chữ thường gặp là:

- Dùng từ ngữ đồng âm

- Dùng lối nói trai âm (gân âm)

- Dùng cách điệp âm

- Dùng lối nói lái

- Dùng từ ngữ trái nghĩa, đồng nghĩa, gần nghĩa

· Chơi chữ được sử dụng trong cuộc sông thường ngày, trong văn thơ, đặc biệt là trong thơ văn trào phúng, trong câu đối, câu đố, …

II/ Ôn lại toàn bộ kiến thức tiếng việt trong SGK:

III/ So sánh từ đồng âm, từ nhiều nghĩa:

Từ đồng âm

Từ nhiều nghĩa

- Phát âm giống nhau, những nghãi khác xa nhau à Không liên quan với nhau về nghĩa. VD: giàu sang – sang sông

- Từ có nhiều nét nghãi khác nhau nhưng giũa các nét nghĩa ấy có một mối gắn kết liênquan với nhau về nghĩa. VD: cái cuốc – cuốc đất

C/ PHẦN TẬP LÀM VĂN:

I/ Các dạng văn biểu cảm:

1/ Biểu cảm về đồ vật

2/ Biểu cảm về 1 loài vật mà em yêu quý

3/ Biểu cảm về loài cây em yêu

4/ Biểu cảm về người thân

5/ Biểu cảm về các mùa trong năm, danh lam thắng cảnh

II/ Dàn ý chung:

1/ Dàn ý chung biểu cảm về 1 đồ vật:

· Mở bài: - Giới thiệu được món quà mà em yêu thích

· Thân bài:

- Hoàn cảnh em nhận được món quà (ngày sinh nhật, bố đi công tác về, …)

- Em đã làm gì với món quà ấy (bảo quản, giữ gìn, nâng niu như thê nào ?) à Miêu tả + Biểu cảm

- Thấy món đồ à Em luôn nhớ về người tăng è Tình cảm của ngưoif tặng gửi gắm trong món quà ấy

- Món quà (đồ chơi đã gắn chặt tình cảm của em với người tặng)

· Kết bài: - Khẳng định ý nghĩa của món quà đối với cuộc sống của em

· Các đối tượng biểu cảm:

- Cuôn sách

- Cây bút

- Búp bê

- Đồng hồ

2/ Dàn ý chung về một con vật nuôi:

· Mở bài: - Giới thiệu về một con vật nuôi mà em yêu thích

· Thân bài:

- Giới thiệu được tình cảm của em dành cho con vật ấy (Nó được nuôi ở nhè em khi nào? Do ai tặng? Lúc đầu mang về tình cảm của em thích , ghét ra sao?)

- Lông, mặt. tai nó như thế nào? Cảm nghĩ của em về mặt, bộ lông, tai của ó?

- Em đặt tên cho nó là gì? Tại sao lại đặt cái tên ấy à gắn bó kỉ niệm gì với em (Tên phải có ý nghĩa với em )

- Dần dần em bị nó chinh phục như thế nào? Em và nó gần gũi với nhau, chia sẽ niềm vui, nỗi buồn?

- è Dưới con mắt củaem nó không phải là một con vật bình thườn mà là một người bạn trung thành, thân thiết

- Em chăm sóc nó như thế nào? (Nếu đó là một người rất thân tăng) à Tìn cảm của em gửi gắm tới con vật è Người tặng. Em dạy nó những gì?

- Con vật mà em nuôi đã lập được chiến công gì? Lời khen. Tình cảm của em trước chiến công đó? Cảm nghĩ của em về chiến công của chú chó

· Kết bài: Khẳng định vai trò, tình cảm của em đối với chú vật nuôi ấy?

· Lưu ý: Nếu như biểu cảm về chú trâu, Học sinh phải nói được vai trò của chú đối với người nông dân và công việc đồng áng

3/ Dàn ý chung biểu cảm về một loài cây:

· Mở bài: - Giới thiệu được loài cây mà em yêu thích ( Điều đặc biệt của nó khiến em có tình cảm và thấy nó khác so với hàng trăm loài cây trái khác nhau)

· Thân bài:

+ Biểu cảm về:

- Lá, cành, rễ như thế nào? Tượng trưng cho điều gì?

- Gắn bó với em kỉ niệm gì? (Chia sẽ niềm vui, nỗi buồn đối với em như thế nào?)

- Loài cây là biểu tượng gì?

- Loài cây gợi chó em nhớ đến ai? Vì sao em nhớ?

- Càm giác của em khi : ngắm nhìn, thưởng thức, tác dụng ích lợi, … của nó với cuoc sống hằng ngày?

· Kết bài: - Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em

· Lưu ý:

- Tuy là văn biểu cảm nhưng học sinh phải áp dụng yếu tố miêu tả và tự sự. sau đó từ miêu tả và tự sự học sính ẽ nêu cảm xúc, suy nghĩ, tình cảm của mình

- Để bộc lộ cảm xúc, người viết phải có chiều sâu tâm hồn, câu văn dạt dào cảm xúc à Phải có từ ngữ biểu cảm thể hiện được tâm trạng (yêu thương, trân trọng, quý mến, cảm ơn, buồn bã, …) tùy theo đối tượng biểu cảm

- Sử dụng hợp lí điệp từ, điệp ngữ tôi yêu, tôi nhớ, …

· Kết bài: Khẳng định vị trí của loài cây ấy trong lòng em

4/ Dàn ý chung biểu cảm về người thân:

· Mở bài: - Bắt dầu bằng một câu ca dao, câu thơ, câu hát

- Cảm nghĩ của em về người cần đươc biểu cảm

· Thân bài:

- Biểu cảm về công ơn sinh thành, dưỡng dục (đa số tả vè cha, mẹ là chủ yếu)

- Biểu cảm về 1 nét ngoại hình (làn da, mái tóc, dáng đi) xưa à nay è Thấy được sự hy sinh cao cả thầm lặng vì em

- Người đó đối với em như thế nào? (Kỉ niệm khi được chăm sóc dạy dỗ, khi em mắc lỗi)

- Người ấy là chỗ dựa như thế nào đối với em? Khi em vui, em buồn, đau xót như thế nào nếu có một ngày người ấy không con bên em nữa

- Tình cảm của người được nói đến đối với em, người đó còn có những phẩm chất đáng quý nào của người khác nữa

· Kết bài: Khặng đinh tình cảm của em dành cho người ấy trong lòng của em

5/ Dàn ý biểu cảm về mùa xuân:

· Mở bài: - Mùa xuân là nguồn đè tài, nguồn thi hưng, nguồn thi liệu cho rất nhiều các sáng tác thơ ca

- Lòng người mỗi khi xuân về thường xốn xang, rạo rực à Mùa đẹp nhất, mùa của niềm vui, hạnh phúc, sự đoàn tụ của gia đình

· Thân bài:

- Mùa xuân – mùa của trăm hoa đua nở, cây cối đâm chồi, nảy lộc, ra hoa, kết trái à Biểu cảm về hoa, cây, chồi non è Sức sống mãnh liệt của mùa xuân

- Mùa xuân là mùa của nhữngddanf chim về là tổ, mùa của con người xây dựng mái ấm gia đình và hạnh phúc lứa đôi

- Mùa xuân, mùa của không khí tưng bừng, ấm áp trong sự đoàn tụ của gia đình 9Bieeur cảm về sự sum họp của gia đình trong đêm 30 Tết)

- Mà xuân em lớn lên thêm một tuổi, biểu cảm về sự hồi hộp, mong chờ, niềm vui trẻ nhỏ khi trên tay đón nhận những bao lì xì

- Mùa xuân - mùa của còn người hướng về mái ấm gia đình, tổ tiên. Nơi ấy là quê hưng, là nơi chôn rau, cắt rốn của mỗi một con người. Là nguồn cội của mỗi con người ( lí giải, biểu cảm về quy luật của con người khi xa quê)

· Kết bài: Khẳng định tình cảm của em đối với màu xuân

 

 

15 tháng 12 2016

-viet 1 doan van khoang 13 -15 cau nói về cảm nghĩ của e về bài qua đèo ngang của bà huyện thanh quan

- 2 bai cảnh khuya dều miêu tả về ánh trăng ở chiến khu việt băc hãy chép lại câu thơ miêu tả ánh trăng và nêu lên cảm nghĩ của em về 2 câu thơ đó

chuẩn đề thi của mik lun nhưng còn 1 câu nữa nhưng mik quên rùivbanhqua