K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

11 tháng 3

Mik tưởng thuyết minh chứ nghị luận cứ khó khó kiểu j á

12 tháng 3

đúng rồi lớp mình kiểm tra 15' í ko biết làm :)))))

Tri thức ngày xưa trở lại đây,

n tình sâu nặng của cô thầy!

Người mang ánh sáng soi đời trẻ;

Lái chuyến đò chiều sang bến đây?

Đò đến vinh quang nơi đất lạ;

Cám ơn người đã lái đò hay!

Ơn này trò mãi ghi trong dạ…

Người đã giúp con vượt đắng cay!

đây nhé.

9 tháng 12 2023

 Thầy cô là người lái đò

Yêu biết mấy mái trường đầy những bài ca

Và những niềm tin yêu tổ quốc

Mãi mãi trong tâm trí học sinh ta

Thầy cô tạo động lực hướng tới bến bờ tương lai.

 

Em nhớ khi em còn là đứa trẻ thơ ngây

Thầy cô nâng từng bước chân em

'Vững lên! Bước nữa!' lời động viên

Thôi, qua sông này sông này quá sâu

Lỡ đâu lại rơi vào một hố sâu ăn trộm

Thôi thì thầy cô đưa em

Lên con đò nhỏ thầy chèo đi cho

Đến nơi, thầy đã già rồi

Còn em tuổi trẻ vẫn còn ở đây

Nhớ biết mấy công ơn thầy 

Ơn cô đưa đò đến ngày hôm nay!

 

Em không quên thầy , quên cô

Lớn rồi, vẫn biết nói lời cảm ơn 

Nếu không có thầy có cô

Chắc hôm nay em đã không phải là đứa trẻ ngoan.

            (P.V.D.Linh)

28 tháng 1 2018

Ngày nay, cả nhân loại đang trên đường hướng đến một xã hội học tập. Vì vậy, sách trở thành một phương tiện quan trọng để con người đến với tri thức. Càng ngày sách càng cho chúng ta thấy tầm quan trọng của mình với đời sống nhân loại.

Con người lưu lại vào sách những suy nghĩ tâm tư, tình cảm của mình về những vấn đề trong cuộc sống: khoa học, nghệ thuật, đời sống,... Sách được phân loại chẳng những theo thể loại, lĩnh vực mà còn theo độ tuổi, sở thích của từng đối tượng. Sách được in với nhiều thứ tiếng, nhiều ngôn ngữ khác nhau và có thể mang đến bất kì đâu trên thế giới.

Sách có một vai trò rất quan trọng đối với việc mở rộng hiểu biết của con người và từ đó góp phần phát triển thế giới.

Sách lưu giữ những thông tin, những giá trị vật chất và tinh thần của nhân loại. Như vậy, sách chứa đựng toàn bộ những giá trị nhân loại trong quá khứ cũng như trong hiện tại, để các thế hệ sau tiếp nối và phát triển. Những phát minh của người Ai Cập, Hi Lạp cổ đại,... những phát minh của các nhà bác học lỗi lạc,... tất cả được lưu lại trong những mảnh da, những mai rùa hay những trang giấy trắng... đều đã trở thành tài sản vô giá của nhân loại.

Sách không chỉ dùng để luu trữ những giá trị đời sống mà sách còn cung cấp tri thức cho con người. Nhà văn M. Gorki đã nói: “Sách mở ra trước mắt tôi những chân trời mới”. Nhờ có sách mà con người thật sự người hơn. Sách cho ta những tri thức cần thiết trong học tập, trong công việc và trong đời sống. Ông cha ta từng dạy: “Một kho vàng không bằng một nang sách”, sách không chỉ là một kho kiến thức vô tận mà còn là của kho vô tận. Sách đã trở nên vô giá với nhân loại. Những phát minh của Ê-đi-sơn, Niu-tơn,... nhờ được lưu giữ lại trong sách mà thế hệ sau có thể hiểu được những gì cha ông đâ làm được từ đó kế thừa và tiếp tục phát triển những lĩnh vực khác.

Bên cạnh đó, sách còn giúp con người giao lưu với thế giới bên ngoài. Khi viết sách, người viết đã gửi gắm những kinh nghiệm, tâm tư, tình cảm,... của mình vào những trang giấy. Một quyển sách dù mỏng hay dày đều chất chứa bao nỗi lòng của tác giả. Không chỉ thế, khi đọc sách người đọc cũng bộc lộ những cảm xúc, suy nghĩ của mình. Đó chính là những vui, buồn, hờn giận hay căm ghét, bực bội... mà cảm xúc của ta hướng đến khi đọc những câu chuyện, những trang thơ.

Đặc biệt, sách còn có tác dụng lớn đối với việc giáo dục. Đó là giáo dục tình cảm, đạo đức, giáo dục ý thức thẩm mĩ,... Sách văn chương cho ta những tình cảm yêu thương con người, cho ta những kiến thức về thẩm mĩ,... như những bài ca dao, những tác phẩm văn học (“Truyện Kiều” của Nguyễn Du, “Chinh phụ ngâm” của Đặng Trần Côn - Đoàn Thị Điểm,...). Sách đời sống lại cho ta những bài học đạo đức giá trị như câu chuyện “Cô bé bán diêm”, “Chiếc lá cuối cùng” của O. Hen-ri,..

Khi đọc sách, chúng ta cần chú ý lựa chọn loại sách phù hợp với bản thân. Đó là sự phù hợp về lứa tuổi, về nhu cầu phát triển, thẩm mĩ. Trong quá trình đọc, cần có sự chuyên tâm và tập trung để đạt hiệu quả lớn nhất. Sách giữ một vai trò quan trọng trong đời sống nhân loại. Nhờ có sách nhân loại mới tiến lên, xã hội mới phát triển. Với biết bao ích lợi từ việc đọc sách, mỗi người chúng ta đặc biệt là những người trẻ tuổi cần biết chăm chỉ, chuyên tâm vào việc đọc sách.


 

28 tháng 1 2018

Gorki từng nói “Mỗi cuốn sách là một bậc thang nhỏ mà khi bước lên, tôi tách khỏi con thú để đi tới gần con người”. Nhận xét này đã khái quát một cách chính xác vai trò của sách đối với cuộc sống nhân loại. Mỗi cuốn sách mở ra trước mắt con người những chân trời mới.

Sách là sản phẩm của xã hội văn minh, sự ra đời của sách chứng tỏ một bước tiến quan trọng của xã hội loại người. Trước đây khi chữ viết, giấy viết chưa ra đời, con người chỉ có thể giao tiếp với nhau bằng lời nói, cử chỉ và hành động. Hình thức giao tiếp ấy chỉ có thể dễn ra trong phạm vi hẹp, khoảng cách ngắn, hẹp về thời gian và không gian. Khi chữ viết, giấy viết và nhất là kỹ thuật in ra đời, xã hội loài người đã được tận hưởng một thành tựu vô cùng quý giá của khoa học kĩ thuật. Chúng ta có thể ghi lại những điều chúng ta nghĩ và có thể truyền nó đến cho rất nhiều người thuộc nhiều thế hệ khác nhau. Sách ra đời như vây và đã mang đến nhiều lợi ích cho con người. Thử tưởng tượng thế giới chúng ta đang sống không có một cuốn sách nào. Chúng ta sẽ tìm hiểu và lưu giữ vốn kiến thức khổng lồ của loài người ở đâu? Có lẽ xã hội loài người sẽ lại chìm trong mông muội và u tối.

Tất nhiên, sách không phải là phương tiện duy nhất để ghi lại và truyền đạt thông tin từ người này sang người khác, từ thế hệ này sang thế hệ khác. Ngày xưa, cha ông ta đã dùng hình thức truyền miệng. Tuy “Trăm năm bia đá thì mòn, Ngàn năm bia miệng vẫn còn trơ trơ” nhưng hìmh thức truyền miệng bao giờ cũng có dị bản theo quy luật “tam sao thất bản”.  Có thể đối với văn học dân gian, với những sáng tác của tập thể nhân dân thì không sao song với những tri thức khoa học, xã hội, tư tưởng… dị bản gây ra những tác động tiêu cực. Vì thế, các tri thức về lịch sử, thiên văn, khoa học tự nhiên và xã hội đều xảy ra sự mất mát, sai hụt, thiếu chính xác. Khi những tri thức ấy được ghi lại bằng văn bản và được gìn giữ một cách có ý thức thì người đời sau sẽ nhận được nhhững tri thức chính  xác do thế hệ trước truyền lại. Ngày nay, chúng ta có truyền thanh, truyền hình và các phương tiện thông tin đại chúng khác, song tất cả đều không thể thay thế được sách. Mỗi phương tiện truyền thông tin có những ưu, nhược điểm riêng và chúng không thể thay thế nhau. Cùng một nội dung cốt truyện nhưng xem phim và đọc tiểu thuyết lại  mang lại hai kết quả cảm nhận khác nhau. Đối diện với trang sách, người đọc được hoàn toàn độc lập và tự do phát huy tưởng tượng và suy luận của mình. Sách giúp con người phát triển trí tưởng tưởng, tư duy sáng tạo và độc lập suy nghĩ. Mỗi trang sách sẽ mang đến cho người đọc những tri thức thú vị. Ngồi trước trang sách là người đọc đang thực hiện cuộc đối thoại với tác giả. Với hình thức ngôn ngữ chữ viết – phương tiện giao tiếp quan trọng nhất – sách giúp người đọc có điều kiện nghiền ngẫm, suy nghĩ và tiếp nhận chính xác, đầy đủ nội dung thông tin. Hơn thế nữa, sách là phương tiện có khả năng truyền đạt thông tin rộng rãi và tiện lợi nhất bởi hình thức tiếp nhận thông tin đơn giản là đọc.

Dù xã hội có phát triển đến đâu, có thêm nhiều hơn nữa các phương tiện truyền đạt thông tin hiện đại, nhưng sách vẫn giữ vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc sống. Đọc sách là một hoạt động có tính chất văn hoá của người đọc. Đọc sách gì và đọc như thế nào cũmg là một phương diện của văn hoá mà chúng ta vẫn gọi là văn hoá đọc. Ngày nay, vì có quá nhiều và quá sẵn những hình thức tiếp nhận thông tin tiện lợi và hiện đại dẫn đến việc nhiều người coi thường vai trò của sách. Đó là một thực tế đáng buồn. Thờ ơ với sách sẽ dẫn đến những lối sống thụ hưởng, buông thả, những tâm hồn nghèo nàn và cằn cỗi. Lạm dụng các phương tiện tiếp nhận thông tin quá tiện dụng như băng hình, phim ảnh.. . con người dễ rơi vào tình trạng tiếp  nhận thông tin thụ động.

Ai cũng có thể dễ dàng nhận thấy vai trò vô cùng quan trọng và không thể thay thế của sách đối với đời sống hiện đại. Vì vậy, mỗi chúng ta cần phải biết quý trọng những trang sách, bởi đó là nơi kết tụ tâm hồn, trí tuệ và tâm huyết của bao người thuộc bao thế hệ. Khi viết lên mỗi trang sách, người viết đã gửi gắm vào đó tất cả tình cảm và trí tuệ của mình. Hãy trân trọng những trang sách “mênh mông trí tuệ” của nhân loại, sách sẽ mang đến cho các bạn những món quà vô giá.

6 tháng 10 2023

    Trong trái tim mỗi người Việt Nam, tình yêu quê hương có lẽ là thứ tình cảm thiêng liêng nhất. Mỗi người sinh ra, ai mà không có cội nguồn gốc gác, ai mà không có quê hương, nơi chôn nhau cắt rốn, nơi gắn bó suốt thời ấu thơ và là nơi khi nghĩ về ta lại thấy ấm lòng. Chính vì vậy, chúng ta có thể khẳng định: Quê hương có vai trò quan trọng và to lớn đối với mỗi người. Từ lúc cất tiếng khóc chào đời, rồi tuổi thơ đẹp đẽ, những công việc lao động rồi cuộc sống gia đình, cho tới lúc chết họ đã sống gắn liền với quê hương. Quê hương như một người mẹ hiền ôm ta vào lòng và dành cho ta những gì tốt đẹp nhất, là nơi ấp ủ tình yêu thương, nơi nuôi ta lớn, dạy dỗ, an ủi che chở cho ta, là điều quý giá vô ngần mà mỗi người không thể thiếu. Quê hương – hai tiếng thân thương mỗi lần chúng ta nghe thấy không khỏi xúc động bồi hồi. Quê hương một chìa khóa vạn năng giúp chúng ta gợi mở một cách sống, cách làm người. Phải biết coi trọng gốc rễ, hướng về cội nguồn, biết yêu quê hương. Thiếu đi tình cảm này là một sai lầm lớn nhất trong cuộc đời của mỗi con người, đặc biệt là trong đời sống tâm hồn, tình cảm khiến con người không được làm người một cách trọn vẹn. Vì vậy, dù đi đâu về đâu, thì vẫn hãy nhớ nơi đó vẫn đang chờ, chờ một ngày chúng ta trở về đem lại nhiều thành công rực rỡ vang dội về cho quê hương – đất nước – con người Việt. Tuy nhiên, giữa cuộc sống xã hội đầy bôn ba và háo thắng như hiện này, thì không ít các bạn trẻ có những hành vi, suy nghĩ chưa tích cực về quê hương, chẳng hạn: chê quê hương nghèo khó, lạc hậu; tự bôi nhọ nền văn hóa tốt đẹp của dân tộc…Và với những hành vi suy nghĩ thiếu chính chắn như vậy thì mọi tập thể, cá nhân hãy tự kiểm điểm lại chính mình thay vì những đòn roi từ dư luận. Trong cuộc sống và lối sống, nếu như muốn xây dựng một quê hương – đất nước đầy phồn thịnh, thì cần có một lối sống đẹp, lành mạnh có ích cho xã hội và cho tương lai sau này. Bởi vậy, giới trẻ ngày nay và cả tương lai nữa hãy có những ý thức, nhận thức đúng đắn về tình cảm với quê hương. Có ý thức tu dưỡng học tập, phấn đấu xây dựng quê hương để đất nước Việt Nam của chúng ta mãi mãi là một đất nước phồn thịnh

 

6 tháng 10 2023

       Quê hương là những gì gần gửi , thân thuộc nhất với con ng , là cội nguồn sinh dưỡng của mỗi con ng : tình yêu QH là yêu thương , găn bó với những gì bình dị , nhỏ bé mà thiêng liêng nhất .
       Chúng ta phải yêu quê hương bởi đó là tình cảm đẹp đẽ , thiêng liêng trong đời sống tình cảm của mỗi con ng . QH có vai trò vô cùng to lớn trong cuộc đời mỗi con ng . Qhuong là cái nôi nuôi dưỡng ta về cả thể xác và tâm hồn . Đó là nơi có cội nguồn tổ tiên , mồ mả ông bà , nơi in bóng mẹ cha tần tảo mưa nắng nuôi ta lớn.Cùng với bao kỉ niệm với bạn bè , nơi ta bước những bước chân đầu tiên trên đường đời . 
       Những thứ đồ dùng của ta đều là từ bàn tay vất vả của mẹ của cha . Ta lớn lên từ lời ru lời dạy của cha của mẹ . Qh với những truyền thống tốt đẹp từ ngàn đời , bồi đắ cho ta những tình cảm cao quý , lối sống ân nghĩa thủy chung , ý chí nghị lực và niềm tin ,
        Qhuong luôn là tình cảm thiêng liêng trong mỗi con người . Tuy nhiên trong thực tế luôn có kẻ ko có tình yêu thương đối với quê hướng , với cha mẹ mình .Họ mơ về những mảnh đất phồn hoa mà dần xa lạ với qhuong mình , thậm chí có kẻ vong ơn bội nghĩa sẵn sàng quay lưng với quê hương , đất nước , dân tộc mình .
     Chúng ta phải ý thức rõ vai trò của qhuong với chính bản thân mình , đối với mỗi 1 con ng , ra sức bảo vệ , xây dựng và phát triển qhuong lên 1 tầm cao mới .Đó chính là 1 cách thiết thực nhất để thể hiện  tình yêu thương đối với qhuong của mình . 
                                      
 

24 tháng 3 2018

Nhảy dây là trò chơi dân gian có từ lâu đời, được các bạn gái ở độ tuổi thiếu niên nhi đồng yêu thích. Tranh thủ lúc rỗi rãi ở nhà hoặc giờ ra chơi ở trường, dăm ba bạn, một sợi dây thừng hoặc dây thun và khoảng đất đủ rộng là trò chơi có thể bắt đầu. Có nhiều cách nhảy dây nhưng thông thường là nhảy dây một người và nhảy dây nhiều người. Cách nhảy thứ nhất khá đơn giản. Người chơi quấn hai đầu dây vào hai bàn tay để giữ cho chắc. Đặt chân vào giữa sợi dây rồi kéo lên cao cho vừa tầm. Dây dài quá hoặc ngắn quá đều khó nhảy.

Lúc bắt đầu nhảy, hai tay quay dây đều đều về phía trước, chân nhấc lên nhịp nhàng mỗi khi dây chạm đất, vừa nhảy vừa đếm. Nếu để dây vướng vào chân là mắc lỗi, phải ngừng. Người nhảy giỏi có thể nhảy được rất lâu.

Nhảy dây nhiều người thì hai người quay dây đứng cách nhau vài mét, mỗi người nắm một đầu dây, quay cho các bạn khác nhảy. Sau tiếng hô: “Hai, ba, nào!” thì từng người lần lượt nhảy vào. Có khi hai người cùng nhảy vào một lúc. Cái khổ của kiểu này là mọi người phải phối hợp bước nhảy thật đều, thật ăn ý, không thì rất dễ bị lỗi nhịp. Nếu để dây vướng chân thì những người nhảy sỗ ra quay dây thay thế. Trò chơi nhảy dây rất có ích cho việc rèn luyện sự nhanh nhẹn và sức khỏe dẻo dai. Nó mang lại niềm vui cùng quan hệ hoà đồng, thân thiết cho tuổi thơ hồn nhiên, trong sáng. Cũng vì thế mà nó sẽ tồn tại mãi mãi trong cuộc sống của chúng ta.

24 tháng 3 2018

ây là trò chơi dành cho các em gái, rèn luyện sức bật, sức bền và sự khéo léo nhanh nhẹn. Các em có thể chơi nhảy dây tập thể và nhảy dây cá nhân.

Nhảy dây cá nhân có hai em nhảy thi với nhau. Các em dùng một đoạn dây thừng dài khoảng 1,5m và chọn chỗ đất bằng phẳng để chơi. Em nhảy trước hai tay cầm hai đầu dây giơ lên ngang eo, đưa dây ra phía sau, phần trũng nhất của dây chạm vào bụng chân. Khi nhảy, quay cổ tay cho dây vòng qua đầu văng xuống đất rồi nhảy hai chân qua dây, tiếp tục quay cổ tay để dây quay theo. Cứ như vậy đến khi nào dây vướng chân thì mất lượt, đổi cho em khác nhảy. Có thể nhảy chân trước, chân sau hay hai chân một lúc. Khi nhảy hai tay quay dây song song hoặc bắt chéo dây trước ngực. Cũng có thể nhảy dây quay từ trước ra sau hoặc ngược lại hoặc vừa nhảy vừa chạy về phía trước hay lùi lại phía sau xem ai nhanh, xa hơn. Ai nhảy một mạch được nhiều lần hơn trong một thời gian quy định là thắng cuộc. Nhảy dây tập thể có ba em trở lên, nếu nhiều em cùng chơi thì chia làm hai đội, sau khi oẳn tù tỳ đội nào thắng được nhảy trước, đội thua đứng quay dây. Khi chơi các em chọn một đoạn dây thừng dài 3-4m, hai em cầm hai đầu dây đứng xa nhau cho dây chùng chạm đất.

Trong khi chơi, các em vừa nhảy vừa hát những bài đồng dao ngắn, đơn giản: Quả cam nho nhỏ có cái cuống xinh xinh hay Một con vịt xòe ra hai cái cánh/ Nó kêu rằng quác quác quác quạc quạc quạc... Khi hát lần một các em quay dây nửa vòng sang bên này rồi sang bên kia, khi hát lần hai thì quay dây liên tục cả vòng qua đầu các em cho đến khi hát hết bài. Trong khi nhảy các em cùng đội đứng bên ngoài có thể vào nhảy cùng bất cứ lúc nào. Nếu có một em chạm vào dây, các em đang nhảy đều mất lượt, nếu trong đội còn em khác thì được nhảy tiếp nếu không thì đến lượt đội bạn nhảy. Khi đang nhảy, dây phải liên tục quay đều (không quá nhanh, quá chậm hoặc bất thường), nếu để dây dừng lại đội quay dây phải quay tiếp lượt nữa. Bên nhảy phối hợp nhịp nhàng vừa nhảy vừa hát.

6 tháng 8 2018

Những câu chuyện về lời cám ơn và xin lỗi chẳng bao giờ là thừa để nhắc đến trong cuộc sống xô bồ như thế này, dù không phải ai cũng hiểu hoặc hiểu nhưng cho qua, có những điều tưởng như nhỏ nhặt nhất, nhưng lại có ý nghĩa quan trọng thế nào trong cuộc sống này.

Càng ngày càng ít nghe thấy người ta, nhất là những người trẻ tuổi, nói "cám ơn" và "xin lỗi" với nhau. Những lời xin lỗi càng ngày càng thiếu đi trong cuộc sống xã hội thì những lời cảm ơn hầu như không tồn tại, trong khi sự lịch thiệp, khiêm tốn, biết ơn và biết lỗi phải là một phần quan trọng trong cuộc sống thường nhật của chúng ta. Đã bao giờ bạn tự hỏi mình thật sự nói những câu đó bao nhiêu lần trong một ngày, và nếu có nói, thì đã bao giờ chúng ta nói những điều đó một cách thực lòng? Và từ những lời nói đó, đi xa hơn, là những hành động để xin lỗi và cám ơn? Thế đấy, chúng ta đã mất đi thói quen nói hai từ đó. Nhưng những ai có thể nói được hai từ đó lại có những người chỉ biết nói đúng những từ ấy, và không biết làm gì để thể hiện những điều mà họ mới nói từ trong tâm của mình.

Nhiều người nói rằng nói những điều đó ra là một sự khách khí và đôi khi, giả tạo và ai cũng "ngài ngại". Cái chính là thực lòng. Ừ, thì một phần sự thừa nhận ấy là đúng, nhưng tại sao con người ta không thể sống xã giao với nhau trong khi điều đó chẳng có gì là giả dối, tại sao chúng ta không thể biết nói lời cảm ơn một ai đó và nhận lỗi một ai đó chỉ vì điều đó là nhỏ nhặt nhất, trong khi một cái thùng rác vô tri vô giác vẫn có dòng chữ "Cảm ơn đã bỏ rác vào tôi"?

Cuộc sống công nghiệp hiện tại đã làm con người ta thay đổi quá nhiều, và trong bản tính của mỗi người, không phải lúc nào cũng biết đến hai từ cám ơn và xin lỗi. Nhưng có bao giờ ai đặt ra câu hỏi: Cuộc sống Phương Tây còn nhanh gấp bội chúng ta, tại sao họ vẫn có thể nói được những điều ấy và chả lẽ họ luôn ngượng và coi chuyện nói điều đó ra là giải dối như chúng ta vẫn nghĩ? Vấn đề là lối sống và giáo dục, mà hình như từ lâu, người ta đã dạy con trẻ những điều này một cách máy móc và giáo điều trong những cuốn "Giáo dục công dân", mà những tiết học "Giáo dục công dân" lại là được những người có trách nhiệm biến thành những giờ học buồn tẻ. Cảm ơn và xin lỗi - bài học về phép lịch sự đầu tiên của mỗi người dường như đang bị nhiều người trẻ lãng quên. Tiếng cảm ơn xin lỗi đang thưa dần...

Từ nhiều năm trở lại đây, nền tảng đạo đức tuy không đến nỗi sụp đổ như một số người đã báo động nhưng rõ ràng đã mờ nhạt đi. Tiếng "cảm ơn" đã thưa thớt dần. Hình như người ta không biết đến nó hay đã cố quên đi.

Để làm người đã khó, để làm người tốt càng khó hơn. "Học ăn, học nói, học gói, học mở" Đừng "coi thường" những người bình thường, giản dị và thậm chí là nhỏ bé... Hãy bắt đầu từ câu nói xin lỗi sau mỗi sai lầm của mình và lời cảm ơn trước sự giúp đỡ của người khác - bất cứ họ là ai.

BẠN THAM KHẢO RỒI TỰ VIẾT NHÉ !!!

7 tháng 8 2018

I. Mở bài: giới thiệu vấn đề “ Xin lỗi và cảm ơn”
“ Lời nói chẳng mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa long nhau”.
Từ xa xưa thì văn hóa ứng xử luôn là chuẩn mực để đánh giá một con người. văn hóa ứng xử thể hiện nhân cách của một con người. để thể hiện chuẩn mwujc có rất nhiều cách để thể hiện và đánh giá. Trong đó, lời xin lỗi và cảm ơn là một chuẩn mực xác thực nhất cho việc đánh giá này. Nhưng lời xin lỗi và cảm ơn như thế nào cho đúng, ta cùng đi tìm hiểu vấn đề này.

II. Than bài
1. Giải thích “ xin lỗi, cảm ơn”

a. Cảm ơn là gi?
“Cảm ơn” là lời bày tỏ thái độ biết ơn, cảm kích trước lời nói, hành động hay sự giúp đỡ của một ai đó đối với những người giúp mình.
b. Xin lỗi là gi?
“Xin lỗi” là lời bày tỏ thái độ ân hận, hối lỗi trước những sai lầm mình đã gây ra cho những người khác. Tùy theo hậu quả xảy ra mà lời xin lỗi có được tha thứ.

2. Biểu hiện của xin lỗi và cảm ơn
a. Cảm ơn
- Vào ngày lễ tặng hoa cho mẹ để thể hiện lòng biết ơn
- Biết ơn thầy cô giáo
- Ghi nhớ công ơn những người giúp đỡ mình
b. Xin lỗi
- Có thái độ ăn năng hối lỗi trước hành động sai trái của mình
- Có những hành động sửa lỗi.
3. Thực trạng
- Nhiều thanh niên hiện nay ngại nói xin lỗi và cảm ơn
- Có nhiều người thờ ơ, vô cảm với người khác; văn hóa cảm ơn, xin lỗi ngày càng bị mai một.
4. Nguyên nhân
Do đời sống xã hội ngày càng phát triển, lỗi sống vô cảm khiến người ta bớt quan tâm đến nhau, tính toán nhiều hơn. Sinh ra trong xã hội đó, thế hệ trẻ ngày nay ít nhiều bị ảnh hưởng.
5. Hậu quả
Hành động này tạo ra những con người chai lỳ, vô cảm, khiến cho xã hội mất đi sự gắn kết, lẻ tẻ, rời rạc.
Những đứa trẻ không biết cảm ơn, xin lỗi khi lớn lên sẽ trở thành những người vô ơn, bất nghĩa, không chung thuỷ.

III. Kết bài
Nêu ý nghĩa của “ cảm ơn và xin lỗi”
Thể hiện ý kiến của mình về những vấn đề này.

6 tháng 4 2021

Thế kỉ XXI chứng kiến sự phát triển như vũ bão của khoa học công nghệ với sự xuất hiện của hàng loạt các thiết bị thông minh phục vụ cho nhu cầu ngày càng tăng của con người. Bên cạnh những lợi ích to lớn không thể phủ nhận, thì chúng cũng mang lại không ít những thách thức đòi hỏi sự quan tâm của toàn xã hội. Một trong những vấn đề gây nhức nhối nhất trong những năm gần đây là hiện tượng nghiện game ở học sinh.

Game là một phần của trò chơi điện tử. Chúng ta không nên nhầm lẫn giữa game và trò chơi điện tử bởi trò chơi điện tử là sự kết hợp giữa trò chơi và thiết bị giúp bạn tương tác và chơi được trò chơi đấy. Một số các game phổ biến hiện nay có thể kể đến như Liên minh huyền thoại, DOTA , Clash of Clans, Haft-life,… được giới trẻ vô cùng ưa chuộng. Và “nghiện game” đã chính thức được tổ chức Y tế Thế giới WHO công nhận như một dạng  rối loạn tâm lý, y hệt như trầm cảm hay tâm thần phân liệt và cần có các cách điều trị đặc dụng riêng để giúp những "con nghiện" thoát khỏi ám ảnh tâm lý. Nghiện game có thể một số biểu hiện như không thể kiểm soát được thời gian, tần suất, địa điểm chơi game, luôn bị ám ảnh bởi các hình ảnh trong game, coi trọng game hơn bất cứ thứ gì khác trong cuộc sống đến mức quên ăn, quên ngủ, không còn nghĩ gì đến học hành, công việc.Việc nghiện game ở học sinh đã và đang gây ra những ảnh hưởng vô cùng tiêu cực đến chất lượng cuộc sống không chỉ của cá nhân học sinh đó mà còn lên toàn xã hội. Trước hết, nghiện game gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe học sinh. Việc tiếp xúc hàng giờ, thậm chí hàng ngày với máy tính có thể gây ra mỏi mắt, dần dần suy giảm thị lực. Bên cạnh đó, việc chơi các trò chơi chiến đấu thường xuyên đặt bộ não trong một trạng thái căng thẳng liên tục, đó là nguyên nhân dẫn đến các chứng rối loạn thần kinh, suy giảm trí nhớ. Không những thế, sức khỏe học sinh cũng bị tàn phá khi các “con nghiện game” thường xuyên ăn uống qua loa, tạm bợ, bỏ bữa để có thời gian chơi game, trong khi đó, cột sống cũng rất dễ bị tổn thương khi ngồi trong một tư thế, thậm chí là sai tư thế quá lâu…

Cùng với những tác động tiêu cực lên sức khỏe thế chất, nghiện game cũng ảnh hưởng xấu đến tinh thần và kết quả học tập của học sinh. Coi game là “thứ tồn tại duy nhất, những thứ khác có hay không có không quan trọng”, thành tích học tập dễ sa sút, học sinh không còn tâm trí học hành, làm việc, đắm chìm vào thế giới ảo và xa lánh với đời sống thật, họ dễ rơi vào trạng thái u uất, chán nản, lâu dần sinh ra trầm cảm, thậm chí có những hoang tưởng từ cuộc sống trong trò chơi ra ngoài đời thật.Đồng thời, hiện tượng nghiện game đang diễn ra cũng gây ảnh hưởng to lớn tới gia đình, nhà trường và xã hội. Học sinh nghiện game sẵn sàng bỏ ra rất nhiều tiền vào các game online. Ở lứa tuổi học sinh, chưa làm ra tiền, các em dễ nảy sinh tính trộm cắp, nói dối bố mẹ để có tiền chơi game. Ở mức độ nặng hơn, tâm trí học sinh còn có thể bị kiểm soat bởi những hành động trong game, gây ra những hành động trái pháp luật, gây tổn thương cho bản thân và cho người khác, trở thành gánh nặng cho cả xã hội.

24 tháng 3 2023

Cùng với sự phát triển của khoa học công nghệ, đặc biệt là công nghệ số hóa nên các trò chơi điện tử, game online hiện nay cũng rất phát triển với sự đa dạng về thể loại phù hợp với nhu cầu của người sử dụng. Tuy nhiên hiện nay một bộ phận lớn thanh thiếu niên cũng như học sinh đang sa đà quá vào trò chơi điện tử khiến công việc học hàng sa sút kéo theo nhiều hệ lụy nguy hiểm.

Như chúng ta đã biết, trước đây việc ra đời của các trò chơi điện tử mang tính chất giải trí giúp con người giải tỏa bớt căng thẳng sau những giờ làm  việc. Thì ngày nay, với sự phát triển của xã hội đã ra đời game online.

Game online là những trò chơi qua mạng Internet, với nhiều loại hình khác nhau, thoải mái cho bạn trẻ lựa chọn. Nếu chỉ chơi để giải trí thì nó không ảnh hưởng đến học hành nhưng nếu như nghiện, mê mẩn quá thì sẽ dẫn đến nhiều điều tai hại. Đó là nghiện game. Nghiện game được định nghĩa chính là sa vào trò chơi đó mà không thể thoát ra được, chìm đắm trong thế giới game, sao nhãng việc học tập cũng như khiến cho tinh thần không còn minh mẫn nữa.

Hiện nay tình trạng nghiện game online đang diễn ra rất nhiều, đặc biệt ở học sinh, sinh viên. Vì đây là lứa tuổi dễ bị sa vào những trò chơi vô bổ, chưa phải lo nghĩ nhiều đến tương lai, hoặc bị bạn bè dụ dỗ, lôi kéo cùng chơi. Game online nếu chơi không khoa học sẽ bị nghiện, chất nghiện nằm ở trong những trò chơi. Và không phải trò nào cũng có thể gây nghiện được.

Những quán game đang ngày càng mọc lên nhảm nhảm, ngoài phố, trong ngõ, đâu đâu cũng thấy game. Đây là một trong những điểm hút học sinh, sinh viên. Bản thân các em không kiềm chế được sự tò mò, kích thích của trò chơi mà sa vào.

Nguyên nhân mà giới trẻ nghiện game xuất phát từ nhiều phía. Ba mẹ không chăm lo quan tâm đến đời sống tinh thần của con cái, nên con cái sẽ tìm đến một thế giới khác để giải tỏa tâm lý. Nhiều bạn trẻ rời nhà lên thành phố học đại học, ba mẹ không quản được, bạn bè lôi kéo nên ngày đêm chìm ngập trong thế giới đó. Bản thân mỗi người nếu không có bản lĩnh và sự kiềm chế thì chắc chắn sẽ bị thế giới ảo này cuốn trôi vào vòng xoáy.

 

Hậu quả của việc nghiện game online thực sự rất đang ngại. Học tập sa sút nghiêm trọng, bỏ bê việc học, dành thời gian để "cày" game quá nhiều còn dẫn đến đầu óc không còn được tỉnh táo. Tiền mất tật mang, thế giới game sẽ chẳng mang lại cho bạn bất cứ được điều gì có ích, chỉ toàn những điều tai hại.

Vậy làm thế nào để kéo những người nghiện game thoát khỏi thế giới ảo đó?

Thực ra rất khó để đưa họ ra khỏi thế giới đó, nhưng có thể ngăn ngừa, hạn chế được thói hư này. Động viên, khuyến khích các bạn tham gia những câu lạc bộ tình nguyện để làm phong phú thêm đời sống tinh thần. Đó cũng là một biện pháp bổ ích và thú vị. Hạn chế việc nghiện game thì các bạn trẻ đã tự tạo cho mình một sân chơi lành mạnh để học và chơi hiệu quả, an toàn nhất.

Như vậy có thể thấy rằng tình trạng nghiện game online ở giới trẻ đang tăng lên, cần phải tìm cách để có thể hạn chế được thực trạng đáng buồn này.

7 tháng 9 2021

Cô ơi em muốn xóa hết bài viết của mình làm thê nào cô ơi

7 tháng 9 2021

e thưa cô bn này ko trl cứ nói những từ như này vô đây mong CTV và GV xử lí ạ