K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Trong hai khổ đầu của bài thơ Đỗ Trung Lai các dòng thơ được bố trí thành từng cặp có sự đối lập (trái ngược) nhau về nghĩa:

+ Cặp thứ nhất:  Lưng mẹ còng rồi

                           Cau thì vẫn thẳng. Sự đối lập nhau trong cặp 1 là lưng mẹ còng >< cau vẫn thẳng.

 

+ Cặp thứ hai:    Cau - ngọn xanh rờn

                           Mẹ - đầu bạc trắng. Sự đối lập nhau trong cặp 2 là cau ngọn xanh>< đầu mẹ bạc trắng.

+ Cặp thứ ba:     Cau ngày càng cao

                           Mẹ ngày một thấp. Sự đối lập nhau trong cặp 3 là cao cao>< mẹ thấp.

+ Cặp thứ tư:     Cau gần với giời

                          Mẹ gần với đất. Sự đối lập nhau trong cặp 4 là cau gần trời >< mẹ gần đất.

- Sự bố trí các cặp câu với các hình ảnh đối lập nhau như vậy có tác dụng khắc họa hình ảnh người mẹ ngày một già, ngày một héo mòn theo thời gian.

11 tháng 7 2023

Câu 1: Bạn đưa khổ thơ lên nhe:")

Câu 2:

Biện pháp tu từ so sánh có tác dụng về:

- Miêu tả: làm giàu giá trị gợi hình dáng miếng cau khô như thế nào từ đó câu thơ thêm hấp dẫn, mạch lạc, có sự liên kết chặt chẽ với nhau.

- Biểu cảm: thể hiện nên tình cảm người con thấu hiểu nỗi cực khó, nhọc nhằn, vất vả làm việc của người Mẹ. Đồng thời bộc lộ rõ sự chân thành, thương xót của tác giả dành cho Mẹ; qua đó truyền đến người đọc tâm trạng xúc động nghẹn ngào.

Từ đa nghĩa trong "Bàn tay mẹ" là từ "tay"

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
14 tháng 8 2018

a.

- sợi chỉ (danh từ): một loại dây dài và mảnh, chắc, bền, dùng để may vá, thuê thùa.

- chiếu chỉ (danh từ): giấy do vua ban hành để thông báo, bố cáo với toàn dân về một việc gì đó.

- chỉ đường (động từ): hướng dẫn và đưa ra lối đi cho người hỏi đường.

- chỉ vàng (danh từ): (cá chỉ vàng) tên một loại cá, một loại chỉ có màu vàng dùng để khâu vá, thuê thùa.

b.

- đỗ tương (danh từ): tên một loại thực phẩm, nguyên liệu tạo ra một số loại đồ ăn.

- đỗ lại (động từ): hành động dừng (xe) lại một địa điểm nào đó.

- thi đỗ (động từ): trải qua kì thi và đạt kết quả cao, đạt được mục tiêu đề ra.

- giá đỗ (danh từ): tên một loại (rau) đồ ăn.

9 tháng 10 2023

Bài làm:

Quê hương - đó là một chủ đề vĩ đại và thú vị, luôn đọng mãi trong tâm hồn của con người. Bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân với những dòng thơ đơn giản nhưng sâu sắc đã khiến tôi suy ngẫm về ý nghĩa và giá trị đặc biệt của quê hương. Từ hai dòng thơ trên, tôi muốn chia sẻ những suy nghĩ của mình về quê hương, một khái niệm có sức mạnh kỳ diệu đối với con người.
Dòng thơ đầu tiên bài thơ này đã nhấn mạnh sự độc đáo và quý báu của quê hương. "Quê hương mỗi người chỉ một" - điều này cho chúng ta thấy rằng không có hai người có cùng một quê hương, và quê hương của mỗi người đều có giá trị riêng biệt. Mỗi vùng đất, mỗi làng quê đều mang trong mình một phần của lịch sử, văn hóa và ký ức của người dân. Quê hương là nơi mà con người lớn lên, nơi mà họ gắn kết với gia đình, bạn bè và cộng đồng. Quê hương không chỉ đơn thuần là một địa điểm, mà còn là một phần tinh thần, một trạng thái tinh thần, và một hình ảnh thân thương.
Dòng thơ tiếp theo "Như là chỉ một mẹ thôi" đã nêu bật vai trò to lớn của quê hương trong cuộc sống của con người. Mẹ, trong tâm hồn của mỗi người, là người mà chúng ta yêu quý và trân trọng nhất. Quê hương cũng như một người mẹ đối với mỗi cá nhân. Nó nuôi dưỡng, bảo vệ và mang lại cho chúng ta sự an toàn và ấm áp. Quê hương là nguồn cảm hứng, là nơi chúng ta học hỏi và phát triển. Nó là nơi chúng ta tìm thấy sự tự hào và danh dự, là nơi chúng ta gắn kết với người khác để xây dựng và bảo vệ cộng đồng.
Từ bài thơ này, tôi chắc chắn rằng quê hương không chỉ là một địa điểm, mà còn là một phần quan trọng trong danh tính của chúng ta. Nó là nguồn cảm hứng, là nguồn sức mạnh để chúng ta vượt qua khó khăn trong cuộc sống. Quê hương là nơi chúng ta trở về sau mỗi hành trình, là nơi chúng ta tìm thấy niềm hạnh phúc và sự hài lòng. Chính vì vậy, chúng ta cần trân trọng và bảo vệ quê hương của mình, để nó luôn tồn tại và phát triển để thế hệ sau cũng có thể tận hưởng vẻ đẹp và giá trị của nó.
Cuối cùng, bài thơ "Quê hương" của Đỗ Trung Quân đã thúc đẩy tôi suy nghĩ về quê hương như một phần không thể thiếu của cuộc sống và tình yêu của chúng ta. Chúng ta cần hãy trân trọng và yêu quê hương, bảo vệ và gìn giữ những giá trị văn hóa, lịch sử và tình thân thuộc mà nó mang lại. Quê hương không chỉ là nơi ở, mà còn là trái tim và linh hồn của chúng ta.

1. Mở bài: Giới thiệu vê tình yêu quê hương, ý nghĩa của nó trong đời sống con người.

2. Thân bài:

- Giải thích:

Tình yêu quê hương: là tình cảm gắn bó sâu sắc đối với những sự vật và con người tại nơi ta được sinh ra và lớn lên. 

- Bàn luận: Tình yêu quê hương là yếu tố quan trọng không thể thiếu trong mỗi con người dù ở bất kỳ đất nước nào.

+ Động lực phấn đấu hoàn thiện bản thân

+ Bồi dưỡng tinh thần cống hiến giúp đỡ cộng đồng của mỗi cá nhân.

+ Giúp mỗi con người sống luôn hướng về nguồn cội

+ Gắn kết cộng đồng trong mối quan hệ thân hữu tốt đẹp.

- Mở rộng: Mỗi cá nhân nên xây dựng, bồi dưỡng cho mình tình yêu quê hương đất nước và có những hành động cụ thể để góp phần bảo vệ, xây dựng, làm đẹp cho quê hương đồng thời phê phán những người sống thiếu trách nghiệm và tình yêu đối với quê hương 

=> Liên hệ bản thân: Cần làm gì để nuôi dưỡng tình yêu quê hương trong mỗi con người

3. Kết bài: 

- Thể hiện tình cảm và khát vọng được cống hiến cho quê hương

- Đưa ra lời nhắc nhở tới mọi người 

3 tháng 8 2021

Tham khảo:

Đã có một thời gian xã hội chúng ta quan niệm một cách đơn giản rằng quê hương chỉ gắn với tình cảm công dân. Thế nhưng có thật như thế không khi quê hương còn là sự gắn bó thân thương, máu thịt; là hình ảnh đọng mãi trong tim mỗi con người khi xa quê. Bấy giờ, chúng ta mới thật sự nhận ra quê hương còn đóng một vai trò hết sức quan trọng đối với cuộc sống tâm hồn con người. Vậy chúng ta hiểu quê hương có vai trò quan trọng như thế nào?

Quả đúng như vậy, quê hương là nơi ta sinh ra và lớn lên, nơi mà ta có nhiều kỉ niệm gắn liền với kí ức và tâm hồn của mỗi con người, là một thứ vô hình, vô dạng nhưng đã in sâu vào trong tâm trí chúng ta để khi đi xa ta vẫn nhớ về nó. Cho nên quê hương là một cái gì đó không thể thiếu trong cuộc sống tâm hồn mỗi con người.

Vậy quê hương có vai trò quan trọng như thế nào đối với cuộc sống tâm hồn mỗi con người? Ta phải hiểu rằng yêu quê hương trước hết phải yêu thương gắn bó với mảnh đất, con người quê hương, biết rung động trước những vẻ đẹp của thiên nhiên đất nước. Quê hương còn bắt đầu từ những điều nhỏ nhặt hàng ngày, những tình cảm đôi lứa, sự gắn bó gia đình, làng quê, đó là tình cảm trong sáng nhất, cao cả và góp phần thanh lọc tâm hồn con người. Tôi sinh ra và lớn lên ở Đà Lạt, một thành phố của những bông hoa thơm ngào ngạt. Khi tôi học cấp 2, gia đình chuyển lên sống ở Tp. Hồ Chí Minh. Những hình ảnh về quê hương Đà Lạt sương mù vẫn khắc sâu vào tâm hồn của tôi.

Ngược lại với những điều đó, có những kẻ hô hào khẩu hiệu, nhưng thực tế lại sống giả tạo. Không thể yêu quê hương mà không xuất phát từ tình cảm, gắn bó với nơi chôn nhau cắt rốn, gia đình, làng xóm, yêu những con người gần gũi quanh ta với những kẻ không nhớ về quê hương, cuội nguồn thì đó là những kẻ vô tâm, vô cảm, không một chút quan tâm về sự thay đổi của chính nơi mình sinh ra.

Bản thân mỗi học sinh chúng ta phải luôn xác định quan niệm đúng đắn về vai trò của quê hương, đất nước, bằng cách trau dồi tu dưỡng những tình cảm nhân văn, phải biết rung động trước cái đẹp của cuộc sống quanh ta. Khi còn là học sinh ta phải biết yêu mến con người và mảnh đất mà ta đang sống, tiếp xúc hàng ngày, biến tình cảm ấy thành mục đích, hoài bảo để sau này cống hiến cho đất nước

26 tháng 10 2023

Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai là một trong những bài thơ em học lớp 7 và em thích nhất. Bài thơ này đã thể hiện được tình yêu thương và lòng biết ơn của người con đối với người mẹ. Em sẽ lập dàn ý cho bài thơ "Mẹ" như sau:

I. Giới thiệu về bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai

  • Tác giả: Đỗ Trung Lai
  • Năm xuất bản: 2003
  • Chủ đề: Tình yêu thương và lòng biết ơn đối với người mẹ

II. Phân tích hình ảnh người mẹ trong bài thơ

  • So sánh giữa người mẹ và cây cau: sự thay đổi của người mẹ qua thời gian
  • Hình ảnh giàu nua, héo hon của người mẹ
  • Sự xót xa và tiếc nuối của người con

III. Tình cảm của người con đối với người mẹ

  • Thái độ trân trọng và nâng niu của người con dành cho mẹ
  • Nỗi xót xa và cay đắng bị dồn nén
  • Niềm thương cảm và lòng biết ơn đối với người mẹ

IV. Kết luận

  • Bài thơ "Mẹ" của Đỗ Trung Lai đã thể hiện được tình yêu thương và lòng biết ơn đối với người mẹ
  • Bài thơ này đã tạo nên sự đồng cảm và cảm nhận sâu sắc về tình mẫu tử