K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1. Tình hình Việt Nam trước khi Pháp đánh chiếm Bắc Kì

- Thực dân Pháp sau khi chiếm xong ba tỉnh miền Đông Nam Kì đã bắt tay ngay vào thiết lập bộ máy thống trị và tiến hành bóc lột kinh tế, biến nơi đây thành bàn đạp để đánh chiếm Cam-pu-chia rồi chiếm nốt ba tỉnh miền Tây Nam Kì.

+ Xây dựng bộ máy có tính chất quân sự từ trên xuống dưới.

+ Đẩy mạnh chính sách bóc lột bằng tô thuế, cướp đoạt ruộng đất của nông dân.

+ Ra sức vơ vét lúa gạo để xuất khẩu, mở trường đào tạo tay sai.

+ Xuất bản báo chí để tuyên truyền cho kế hoạch xâm lược nước ta.

- Triều dình Huế thi hành chính sách đối nội, đối ngoại lỗi thời:

+ Ra sức vơ vét tiền của trong nhân dân để phục vụ cho cuộc sống xa hoa và bồi thường chiến phí cho Pháp.

+ Các ngành kinh tế công, nông, thương nghiệp sa sút. Tài chính thiếu hụt, binh lực suy yếu.

+ Đời sống nhân dân cơ cực, hàng loạt cuộc khởi nghĩa nông dân nổ ra bị đàn áp dữ dội.

+ Muốn tiếp tục thương lượng với Pháp để chia sẽ quyền thống trị.

2. Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất (1873)

*Âm mưu của Pháp đánh ra Bắc Kì:

- Lợi dụng việc triều đình nhờ Pháp đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp “hải phỉ”, chúng cho tên lái buôn Đuy-puy vào gây rối ở Hà Nội.

- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy-puy, Pháp cử Gác-ni-ê chỉ huy 200 quân kéo ra Bắc.

*Diễn biến:

- Ngày 20 - 11 - 1873, quân Pháp nổ súng đánh và chiếm thành Hà Nội. Từ đó, chúng nhanh chóng đánh chiếm các tỉnh Hải Dương, Hưng Yên, Ninh Bình, Nam Định.

3. Kháng chiến ở Hà Nội và các tỉnh đồng bằng Bắc Kì (1873 - 1874).

- Khi quân Pháp kéo vào Hà Nội, nhân dân ta anh dũng chống Pháp như trận chiến đấu ở Ô Thanh Hà (Quan Chưởng).

- Tại các tỉnh đồng bằng, ở đâu Pháp cũng vấp phải sự kháng cự của nhân dân ta. Các căn cứ kháng chiến được hình thành ở Thái Bình, Nam Định...

 - Ngày 21 - 12 - 1873, quân Pháp bị thất bại ở Cầu Giấy do sự phối hợp của Hoàng Tá Viêm với quân Cờ đen của Lưu Vĩnh Phúc, Gác-ni-ê bị giết.

=> Thực dân Pháp hoang mang, quân dân ta phấn khởi, hăng hái đánh giặc

 - Song triều đình Huế lại kí Hiệp ước Giáp Tuất (15 - 3 - 1874). Pháp rút quân khỏi Bắc Kì; triều đình thừa nhận 6 tỉnh Nam Kì hoàn toàn thuộc Pháp.

=> Làm mất một phần quan trọng chủ quyền lãnh thổ, ngoại giao và thương mại của Việt Nam.
 

đúng ko bạn ????????

25 tháng 12 2021

Tham khảo:

Câu 2 : 

- Đường liên lạc của ta với các nước XHCN được khai thông.

- Chiến dịch Biên Giới đã chứng minh sự trưởng thành của Bộ đội ta qua 4 năm kháng chiến.

- Qua chiến dịch này ta đã giành được thế chủ động trên chiến trường chính Bắc Bộ.

- Mở ra bước phát triển mới của cuộc kháng chiến .

25 tháng 12 2021

câu 1:  20 – 12 – 1946

câu 2: 

Ý nghĩa:

- Khai thông con đường liên lạc giữa Việt Nam với các nước xã hội chủ nghĩa.

- Mở ra bước phát triển mới trong cuộc kháng chiến.

câu 3: 

Tháng 2-1951 Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ II của Đảng họp đã chỉ rõ: để đưa cuộc kháng chiến thắng lợi, phải phát triển tinh thần yêu nước, đẩy mạnh thi đua, chia ruộng đất cho nông dân.

câu 4:

Hỡi đồng bào toàn quốc! Chúng ta muốn hòa bình, chúng ta phải nhân nhượng. Nhưng chúng ta càng nhân nhượng, thực dân Pháp càng lấn tới, vì chúng quyết tâm cướp nước ta lần nữa! Không! Chúng ta thà hy sinh tất cả, chứ nhất định không chịu mất nước, nhất định không chịu làm nô lệ. Hỡi đồng bào! Chúng ta phải đứng lên! Bất kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không chia tôn giáo, đảng phái, dân tộc. Hễ là người Việt Nam thì phải đứng lên đánh thực dân Pháp để cứu Tổ quốc. Ai có súng dùng súng. Ai có gươm dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc, thuổng, gậy gộc. Ai cũng phải ra sức chống thực dân Pháp cứu nước… Giờ cứu nước đã đến. Ta phải hy sinh đến giọt máu cuối cùng, để giữ gìn đất nước. Dù phải gian lao kháng chiến, nhưng với một lòng kiên quyết hy sinh, thắng lợi nhất định về dân tộc ta!

NG
15 tháng 8 2023

Tham khảo

Sau Hiệp ước Nhâm Tuất, triều đình tập trung lực lượng đàn áp các cuộc khởi nghĩa nông dân ở Bắc Kì và Trung Kì; ngăn cản phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì. Lợi dụng sự bạc nhược của triều đình nhà Nguyễn, năm 1867, thực dân Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì (Vĩnh Long, An Giang, Hà Tiên)

- Đối lập với thái độ của triều đình nhà Nguyễn, phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân các tỉnh Nam Kì vẫn tiếp diễn ngày càng mạnh mẽ, dưới nhiều hình thức. Tiêu biểu là:

+ Nguyễn Trung Trực lãnh đạo nghĩa quân từ căn cứ Hòn Chông vượt biển tập kích giặc tại đồn Kiên Giang.

+ Trương Định đã lãnh đạo nghĩa quân lập căn cứ Gò Công, Tân Phước. Sau khi Trương Định qua đời, con trai ông là Trương Quyền tiếp tục đưa quân lên Tây Ninh lập căn cứ, chiến đấu.

+ Một số nhà nho như Nguyễn Đình Chiểu, Phan Văn Trị,... đã dùng thơ văn lên án tội ác của giặc và chế giễu bọn tay sai bán nước, ca ngợi gương chiến đấu hi sinh của nghĩa quân.

+ Ở miền Đông, phong trào kháng chiến tiếp tục bùng nổ trở lại. Nguyễn Hữu Huân bị bắt đi đày, sau khi được thả về lại tiếp tục đứng lên chống Pháp.

9 tháng 2 2022

tk:

1. Cuộc kháng chiến từ năm 1858 đến năm 1873.

- Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì:

+ Tại Đà Nẵng, nhiều toán nghĩa binh nổi dậy phối hợp với quân triều đình chống Pháp.

+ Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực đốt cháy tàu Hi vọng của Pháp trên sông Vàm Cỏ Đông (10-12-1861).

+ Khởi nghĩa của Trương Định ở Gò Công làm cho quân Pháp khốn đốn và gây cho chúng nhiều thiệt hại.

- Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây Nam Kì:

+ Do thái độ bạc nhược, cầu hoà của triều đình Huế, Pháp chiếm được ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn (6-1867)

+ Phong trào đấu tranh chống Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức phong phú: Bất hợp tác với giặc, một bộ phận kiên quyết đấu tranh vũ trang, nhiều trung tâm kháng chiến ra đời: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, …

Một bộ phận dùng văn thơ lên án thực dân Pháp và tay sai, cổ vũ lòng yêu nước: Phan Văn Trị, Nguyễn Đình Chiểu, Nguyễn Thông, …

9 tháng 2 2022

2. Kháng chiến lan rộng ra toàn quốc (1873-1884)

3. Phong trào kháng chiến chống Pháp trong những năm cuối thế kỉ XIX.

 ( 2 câu này mình ko bt bn hỏi cái gì)

19 tháng 3 2018

Đáp án A

Pháp xâm lược Việt Nam lần thứ hai với âm mưu “đánh nhanh thắng nhanh” để kết thúc chiến tranh.

Cuộc chiến đấu của nhân dân trong giai đoạn kháng chiến toàn quốc cuối năm 1946 – đầu nă 1947 bao gồm:

-  Cuộc đấu tranh của các đô thị phía Bắc vĩ tuyến 16 bước đầu làm phá sản kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” của Pháp.

-   Chiến dịch Việt Bắc năm 1947 đã làm phá sản hoàn toàn kế hoạch “đánh nhanh thắng nhanh” đưa cả nước bước vào thời kì kháng chiến lâu dài chống Pháp.

Thế trận chiến tranh nhân dân đã được tạo nên khi nhân dân cùng nhau chiến đấu ngăn cản bước tiến của quân Pháp để hậu phương kịp thời huy động lực lượng kháng chiến, di chuyển kho tàng, công xưởng, bảo vệ Trung ương Đảng và chính phủ về căn cứ lãnh đạo kháng chiến. Đó là sự đoàn kết toàn dân ở các đô thị phái Bắc vĩ tuyến 16, trong chiến dịch Việt Bắc quân dân ta đã đoàn kết chiến đấu anh dũng, từng bước đẩu lùi cuộc tiến công của địch, phục kích địch ở cả hai mặt trận hướng đông và hướng tây.

Thế trận chiến tranh nhân dân được hình thành giống như phương châm kháng chiến “toàn dân” mà đảng đã đề ra vào nhưng năm 1946 – 1947. Đây là điều kiện thuận lợi chuẩn bị cho cuộc kháng chiến lâu dài.

13 tháng 4 2022

phần kia mình ko đọc được bạn=)

13 tháng 4 2022

phần kia mình ko đọc được bạn=)

13 tháng 4 2022

REFER

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1883

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…

 

13 tháng 4 2022

cái này của lớp 11 rồi bạn mình đang hỏi lớp 8 mà

13 tháng 4 2022

Kháng chiến ở Đà Nẵng và ba tỉnh miền Đông Nam Kì
Kháng chiến lan rộng ra ba tỉnh miền Tây.

 

13 tháng 4 2022

::0

refer

 

  * Bảng các phong trào kháng chiến chống Pháp của nhân dân ta (1858 - 1884)

Giai đoạn

Diễn biến chính

Tên nhân vật tiêu biểu

1858 - 1862

- Pháp tấn công Đà Nẵng và Gia Định, nhân dân đã phối hợp cùng triều đình chống giặc, làm thất bại âm mưu “đánh nhanh, thắng nhanh” của Pháp.

- Khi Pháp đánh chiếm ba tỉnh miền Đông, nhân dân đã bất chấp lệnh bãi binh của triều đình, tiếp tục lập căn cứ kháng Pháp, gây nhiều tổn thất cho địch.

Trương Định, Nguyễn Trung Trực, Võ Duy Dương,…

1863 - trước 1873

- Sau Hiệp ước 1862, phong trào kháng chiến của nhân dân Nam Kì phát triển, nhiều trung tâm kháng chiến được xây dựng: Đồng Tháp Mười, Tây Ninh, Bến Tre, Rạch Giá, Hà Tiên,….

Trương Quyền, Nguyễn Hữu Huân, Nguyễn Trung Trực, Phan Tôn, Phan Liêm,…

1873 - 1884

- Pháp hai lần tấn công Bắc Kì, nhân dân sát cánh cùng triều đình, đào hào, đắp lũy, lập các đội dân binh chống giặc.

- Pháp thiệt hại nặng ở hai trận Cầu Giấy.

Hoàng Tá Viêm, Trương Quang Đản, Lưu Vĩnh Phúc, Phạm Văn Nghị,…

13 tháng 4 2022

cái này của lớp 11 bạn ko phải lớp 8