K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

(1.0 điểm) Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ sau. Bài đọc: Đàn ghi – ta của Lorca (1) “khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”                                     (Ph.G. Lorca) những tiếng đàn bọt nước Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt li-la li-la li-la đi lang thang về miền đơn độc với vầng trăng chếnh choáng trên yên ngựa mỏi mòn Tây Ban Nha hát nghêu ngao bỗng kinh hoàng áo choàng bê bết...
Đọc tiếp

(1.0 điểm)

Trong khoảng từ 7 – 10 dòng, hãy nêu cảm nhận của em về bài thơ sau.

Bài đọc:

Đàn ghi – ta của Lorca (1)

“khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”
                                    (Ph.G. Lorca)
những tiếng đàn bọt nước
Tây Ban Nha áo choàng đỏ gắt
li-la li-la li-la
đi lang thang về miền đơn độc
với vầng trăng chếnh choáng
trên yên ngựa mỏi mòn

Tây Ban Nha
hát nghêu ngao
bỗng kinh hoàng
áo choàng bê bết đỏ
Lorca bị điệu về bãi bắn
chàng đi như người mộng du

tiếng ghi-ta nâu
bầu trời cô gái ấy
tiếng ghi-ta lá xanh biết mấy
tiếng ghi-ta tròn bọt nước vỡ tan
tiếng ghi-ta ròng ròng
máu chảy

không ai chôn cất tiếng đàn
tiếng đàn như cỏ mọc hoang
giọt nước mắt vầng trăng
long lanh trong đáy giếng

đường chỉ tay đã đứt
dòng sông rộng vô cùng
Lorca bơi sang ngang
trên chiếc ghi-ta màu bạc

chàng ném lá bùa cô gái di-gan
vào xoáy nước
chàng ném trái tim mình
vào lặng yên bất chợt

li-la li-la li-la…

(Theo thivien.net)

(1) Phê-đê-ri-cô Gar-xi-a Lorca (1898 – 1936) là một trong những tài năng sáng chói của văn học hiện đại Tây Ban Nha. Từ nhỏ, ông được coi là thần đồng với năng khiếu thiên bẩm trên nhiều lĩnh vực: thơ ca, hội họa, âm nhạc, sân khấu,… Dưới sự cai trị của chế độ độc tài Pri-nô đê Ri-vê-ra đã trở nên hết sức phản động về chính trị và đang trở nên già cỗi về nghệ thuật, Lorca vừa nồng nhiệt cổ vũ nhân dân dấu tranh với mọi thế lực áp chế, đòi quyền sống chính đáng; vừa khởi xướng và thúc đẩy mạnh mẽ những cách tân trong lĩnh vực nghệ thuật. Ông đã bị chế độ phản động cực quyền thân phát xít bắt giam và bắn chết. Tên tuổi ông trở thành một biểu tượng, là ngọn cờ tập hợp các nhà văn hóa Tây Ban Nha và thế giới chiến đấu chống chủ nghĩa phát xít, bảo vệ văn hóa dân tộc và văn minh nhân loại.

0
6 tháng 12 2021

Tham Khảo :

Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” – lời trăn trối khẩn khoản, đau thương. Sống với đàn, chết cũng chỉ  một niềm khát khao  vẫn được ôm trọn cây đàn trong tay. Tình yêu nghệ thuật trong Lorca quá lớn lao khiến hậu thế ngưỡng mộ và kính trọng vô cùng.

Tham khảo:

Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn” – lời trăn trối khẩn khoản, đau thương. Sống với đàn, chết cũng chỉ  một niềm khát khao  vẫn được ôm trọn cây đàn trong tay. Tình yêu nghệ thuật trong Lorca quá lớn lao khiến hậu thế ngưỡng mộ và kính trọng vô cùng.

 

20 tháng 12 2018

- Đúng

          “Khi tôi chết hãy chôn tôi với cây đàn”

=> Lời đề từ chính là di chúc của Lor – ca khi dự cảm về cái chết của mình

Từ bài thơ sau, em hãy viết đoạn văn khoảng (7-10 dòng) ghi lại tâm trạng của em khi làm một việc có lỗi với mẹ:                          MẸ TÔI                  Con cò lặn lội bờ sông          Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con                  Tháng năm thân mẹ hao mòn          Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy                  Cho con cuộc sống hằng ngày          Dạy con không lớn dựng xây cuộc đời                  Lẽ...
Đọc tiếp

Từ bài thơ sau, em hãy viết đoạn văn khoảng (7-10 dòng) ghi lại tâm trạng của em khi làm một việc có lỗi với mẹ:
                         MẸ TÔI
                 Con cò lặn lội bờ sông
         Lam lũ nuôi chồng, nuôi cả đàn con
                 Tháng năm thân mẹ hao mòn
         Sớm khuya vất vả, héo hon khô gầy

                 Cho con cuộc sống hằng ngày
         Dạy con không lớn dựng xây cuộc đời
                 Lẽ thường nước mắt chảy xuôi
         Vu Lan nhớ mẹ, con ngồi lệ tuôn

                 Biển khơi, nhờ có nước nguồn
         Phận con chưa kịp đền ơn cao dày
                 Tâm nhang, thấu tận trời mây
         Cầu hương linh mẹ, tháng ngày thảnh thơi

                 Cửu tuyền, mẹ hãy ngậm cười
         Cha sinh, mẹ dưỡng, một đời tri ân.
Phạm Văn Ngoạn

 
1

Trong quá khứ, em từng trốn học khiến mẹ phiền lòng rất nhiều. Vì chán học nên em đã bỏ tiết cùng bạn bè đi chơi. Ban đầu em cảm thấy rất vui vẻ và không lường trước được hậu quả sẽ xảy ra. Khi em về nhà, em thấy mẹ rất buồn. Hoá ra cô giáo đã thông báo về việc em bỏ lớp đi chơi về gia đình. Thấy khuôn mặt buồn rầu của mẹ, em cảm thấy tội lỗi vô cùng. Em thấy ân hận và tự dằn vặt bản thân vì đã hành động thiếu suy nghĩ như thế. Kể từ đó, em rút ra kinh nghiệm sâu sắc cho bản thân, tuyệt đối không bao giờ muốn làm mẹ buồn nữa. 

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước.Mới 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”. Cô gái ấy có thấy thi sĩ đang nhìn mình để thấy Xuân Về hay không? Sao cô lại: “ngước nhìn giời” với đôi mắt trong”. Phải chăng chính là “đôi mắt trong” của cô hàng xóm ấy cộng thêm “màu má” ửng hồng khi gió đông thổi về. Cho thi sĩ của chúng ta “Đã thấy xuân về”.
    Thi sĩ đưa ta vào chiêm ngưỡng kỹ hơn bức họa của mình. Bằng khung cảnh sống động trong khổ thơ sau:
          Từng đàn con trẻ chạy xun xoe,
          Mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe.
          Lá nõn, nhành non, ai tráng bạc?
          Gió về từng trận, gió bay đi...
    Xuân về, tết đến ở các làng quê Bắc bộ, ta dễ dàng bắt gặp hình ảnh đám trẻ với khuôn mặt tươi rói theo mẹ theo chị đi chợ tết hoặc đi xem hội làng hội xuân. Để tô điểm thêm cảnh xuân tác giả miêu tả “mưa tạnh, giời quang, nắng mới hoe”. Nắng mới hoe là nắng sớm, nắng xuân ấm áp sau khi mưa bụi vừa tạnh trả lại bầu trời quang đãng.
    Lúc này mới  thấy điểm nhấn của mảnh ghép chính của bức tranh: Lá nõn, nhành non. Dấu hiệu của xuân thật sự chính là đây. Lá nõn là mầm lá mới nhú, nhành non là nhành cây vừa mới nảy lộc chưa kịp cứng cáp. Và một phát giác lý thú của thi sĩ khi nhìn thấy “lá nõn, nhành non” dưới nắng mới sau cơn mưa vừa tạnh, đã phải thốt lên câu hỏi: “ai tráng bạc”. Chẳng có ai tráng bạc lên chúng, có chăng là cái lấp lánh của mầm cây mới cựa mình thức dậy dưới ánh “nắng mới hoe” và còn sót lại chút mưa bụi bám vô những giọt li ti long lanh để thi sĩ thấy như “ai tráng bạc” đấy thôi. Mảnh ghép bức tranh thêm sống động ở câu cuối “gió về từng trận, gió bay đi…” gió xuân mà tác giả cảm nhận nó về “từng trận” rồi bay đi cũng “từng trận” phải chăng gió đã nô đùa quá trớn trên những “lá nõn nhành non” của thi sĩ!
    Còn đây là khổ thơ làm điểm nhấn cho bức họa Xuân Về của thi sĩ:
          Thong thả dân gian nghỉ việc đồng,
          Lúa thì con gái mượt như nhung.
          Đầy vườn hoa bưởi, hoa cam rụng,
          Ngào ngạt hương bay, bướm vẽ vòng.
    Xuân về cũng là lúc những công việc đồng áng của nhà nông tạm xong. Người dân gác lại mọi việc để đón xuân, vui tết. Xuân về  “lúa thì con gái mượt như nhung”. Đây chính là lúc cây lúa bước vào thời kỳ chuẩn bị “ngậm đòng” cây lúa có màu xanh mát dịu làm nao lòng những người con xa quê. Không chỉ có cây lúa, mà mảnh ghép này còn có “đầy vườn hoa bưởi, hoa cam” nhưng là chúng đã “rụng” xuống. chứ không hẳn là còn trên cây. Cho dù hoa bưởi hoa cam ấy đã rụng thì vẫn “ngào ngạt hương bay”  hương bay xa còn nhờ từng trận gió về và đi kia nâng cánh, để cho lũ bướm dập dìu về nô đùa trong vườn mà ở đây thi sĩ dùng hình ảnh chúng “vẽ vòng”.
    Phải chăng hình ảnh “đầy vườn” hoa rụng, còn có ẩn ý trái đã kết, cánh hoa rụng xuống bướm vẽ vòng, chính là biểu hiện vòng tuần hoàn của trời đất, của cây cối, hoa sau khi khoe hương sắc thì nhường chỗ cho trái ngon quả ngọt lớn lên.
    Một mảnh ghép của bức tranh cũng sống động không kém xuất hiện:
          Trên đường cát mịn, một đôi cô,
          Yếm đỏ, khăn thâm, trẩy hội chùa.
          Gậy trúc dắt bà già tóc bạc,
          Tay lần tràng hạt miệng nam mô
    Xuân Về tết đến, trên khắp các ngả đường làng luôn dập dìu các cô các chị ăn mặc thật đẹp để tham gia trảy hội. hoặc đi chùa cầu may. Yếm đỏ, khăn thâm là những trang phục truyền thống của các thôn nữ ở những năm đầu thập niên 30 của thế kỷ 20.
    Đường làng không chỉ có các cô mà còn có các “Bà già tóc bạc” chống cây gậy trúc đi chùa. ở đây tác giả đã để cây “gậy trúc dắt” bà già đi, Bởi bà còn bận “tay lần tràng hạt,miệng nam mô”. Một hình ảnh rất thi vị. Cây gậy đi trước ắt hẳn nó là người dẫn đường. Nhưng không phải ai cũng quan sát kỹ để nhận ra điều ấy.
    Bốn mảnh ghép với bốn mảng màu sắc khác nhau, đã được thi sĩ Nguyễn Bính ghép vô bức tranh Xuân Về hoàn hảo. Xuân Về có đôi má ửng đỏ của cô gái chưa chồng, xuân về có đám trẻ xun xoe nô đùa trong xóm, Có “lá nõn nhành non ai dát bạc” Xuân Về có cánh đồng lúa đang thì con gái, có đầy vườn hoa bưởi hoa cam rụng, hứa hẹn một mùa trái ngọt phía trước, “Xuân Về” có các cô Thôn nữ bên các bà già tóc bạc đi chùa cầu may.
    Bài thơ “Xuân Về” đã ra đời cách nay gần 80 năm. Nhưng những hình ảnh về phong cảnh làng quê thì vẫn như vừa mới viết đây thôi! Xuân về bây giờ ta vẫn gặp những đôi má ửng hồng, của các cô thôn nữ chưa chồng. Xuân về vẫn gặp bầy trẻ ríu rít, theo bà, theo mẹ đi chợ tết, hoặc đi xem hội. Đặc biệt những “lá nõn nhành non” thì càng không thể không gặp. Xuân về vẫn nhiều lắm những cây gậy trúc dắt các cụ đi chùa đầu năm. Duy chỉ có “Yếm đào mỏ quạ đã biệt tăm” thay vào đó là những tà áo dài tha thướt, hoặc những cánh áo hoa dịu dàng của các cô thiếu nữ hôm nay, trên khắp các ngả đường thôn quê hôm nay dù còn “cát mịn”, đường gạch hay đã “bê tông hóa”  

3 tháng 1 2020

Xuân Về, là một bức tranh 3D sống động của làng quê Bắc bộ những năm đầu trong thập niên 30 của thế kỷ trước. 
    Bước vô chiêm ngưỡng bức tranh quê của thi sĩ Nguyễn Bính ta gặp ngay:
          Đã thấy xuân về với gió đông,
          Với trên màu má gái chưa chồng.
          Bên hiên hàng xóm cô hàng xóm
          Ngước mắt nhìn giời đôi mắt trong.
    Mùa xuân giờ đã về trên từng bờ cây ngọn cỏ,trên đôi má của những cô gái xuân thì: “Với trên màu má gái chưa chồng” .Mà gái chưa chồng ở đây chính là “cô hàng xóm” đang ở “bên hiên hàng xóm”.

26 tháng 12 2021

Tham khảo:

Sau bao năm bôn ba nước ngoài, Người được trở về với dân tộc Việt Nam. Bác chọn quê hương Cao Bằng, nơi rừng núi hoang vu để làm nơi sống và hoạt động cách mạng. Bài thơ đã khắc họa cuộc sống của người nơi đây với nhịp sống đều đặn (sáng ra – tối vào) và chan hòa với thiên nhiên: bờ suối, hang đá, bẹ, rau măng, bàn đá. Cuộc sống của Người nơi núi rừng khó khăn, thiếu thốn trăm bề, Bác chỉ ăn những thức sẵn từ núi rừng và ngủ trong hang đá lạnh tối. Nhưng Người không cảm nhận đó là sự thiếu thốn, gian truân, câu thơ với nhịp thơ nhịp nhàng gợi ra một tâm thế ung dung, Người hài lòng với cuộc sống hiện tại. Đằng sau cuộc sống mộc mạc, giản dị ấy là công việc lớn lao mà Bác đang theo đuổi, là phong trào cách mạng đang cần sự chỉ đạo sáng suốt của Người. Bên bờ suối Lê- nin nước chảy róc rách, cạnh đó là chiếc bàn đá và quyển sách, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như một yếu tố quan trọng đưa bức tranh thiên nhiên tươi đẹp ấy từ tĩnh sang động. Và với người chiến sĩ cách mạng, cuộc đời ấy “thật là sang”, đó là cái sang về mặt tinh thần. Được hoạt động cách mạng, được phấn đấu cho lí tưởng độc lập cho dân tộc là con đường mà cả cuộc đời Người theo đuổi. Niềm vui lớn của Người không phải "thú lâm tuyền" đơn điệu mà trước hết là niềm vui vô hạn của người chiến sĩ yêu nước vĩ đại sau 30 năm xa tổ quốc được trở về sống giữa lòng đất nước yêu dấu, trực tiếp lãnh đạo phong trào. Qua Tức cảnh Pác Bó, ta thấy được một nếp sống giản dị, thanh cao và phong thái ung dung, lạc quan, tin tưởng vào tương lai cách mạng của Bác.

26 tháng 12 2021

Bạn ơi viết một đoạn văn ngắn

Câu 9:

Hai dòng thơ cuối: 

"Mẹ về như nắng mới 

Sáng ấm cả gian nhà"

  Hai dòng thơ cuối sử dụng biện pháp so sánh "mẹ" - "nắng" mới để nhấn mạnh vai trò quan trọng của người mẹ trong cách cảm nhận của đứa con. Mẹ giống như tia nắng của ngày mới sưởi ấm cả gian nhà và cả tâm hồn con. Hai câu thơ khép lại bài thơ với ngập tràn yêu thương và trân trọng của một đứa con dành cho mẹ của mình.

Câu 10:

Bài học rút ra sau khi đọc bài thơ: yêu thương và trân trọng người mẹ của mình nhiều hơn. Điều ấy cũng cần thể hiện bằng hành động như giúp đỡ mẹ những công việc nhà hoặc cố gắng học tập thật tốt để mẹ vui lòng.

1 tháng 12 2021

Những câu thơ đã giúp người đọc hiểu rõ hơn về khoảng cách giữa hai thế hệ - thế hệ trước (ông cha) với thế hệ sau (con cháu). Với hình ảnh so sánh độc đáo mà giàu tính biểu tượng - “con sông” và “chân trời”. Nhưng dù khoảng cách có là vậy thì nhờ có “chuyện cổ” mà “tôi” đã hiểu thêm về phẩm chất, đạo đức tốt đẹp của thế hệ đi trước. Điều đó khiến cho “tôi” cảm thấy tự hào hơn, cũng như yêu mến “chuyện cổ nước mình”. Khổ thơ tuy ngắn gọn nhưng lại gửi gắm một bài học sâu sắc đến con người.

23 tháng 12 2021

Đoạn thơ trong văn bản Chuyện cổ nước mình để lại trong em vô vàn suy nghĩ. “Đời cha ông với đời tôi” là hai thế hệ đã xa. Hình ảnh so sánh "con sông" với "chân trời" không chỉ khiến lời thơ hàm súc mà dường như còn gửi gắm trong đó một nỗi niềm tiếc nuối cho thứ ta gọi là thế hệ. Khoảng cách thế hệ ấy có thể làm con người khác, con người đổi thay nhưng ở đó, ta vẫn thấy đẹp mãi, đẹp mãi đó là chuyện cổ. Chuyện cổ nghĩa tình yêu thương nhẹ nhàng, êm ả như lời dạy chân tình. Và mỗi người, “nhận mặt ông cha” nhưng sâu hơn thế là khám phá thế giới tâm hồn, tiếp nối thế hệ cha ông. Chúng ta của hôm nay sẽ trau dồi mình, sẽ nỗ lực và cố gắng ra sao để quê hương, để bài học trong chuyện cổ ấy mãi sáng ngời!