K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

kham khảo :

1. Mở bài:
* Giới thiệu chung:
– Thời gian lao động…
– Thành phần tham gia…
2. Thân bài:
* Tả buổi lao động:
(Ví dụ: buổi lao động trồng cây của toàn trường).
– Chuẩn bị chu đáo từ hôm trước.
– Trên đường đi, ai cũng hào hứng.
– Đến nơi là bắt tay vào việc ngay.
– Cả ngọn đồi náo động bởi tiếng cuốc, tiếng xẻng đào hố trồng cây.
– Giờ giải lao vui vẻ…
– Ngọn đồi đã được phủ kín cây non.
3. Kết bài:
* Cảm nghĩ của em:
– Hi vọng rằng cây sẽ lớn nhanh, làm đẹp cho quê hương.

12 tháng 10 2017

một hình thoi có đường chéo thứ nhất là 3/5 và bằng 2/3 đường chéo thứ hai. Tính diện tích hình thoi đó

13 tháng 10 2017

1. Mở bài:

-   Trong những năm gần đây, môi trường sống bị ô nhiễm nghiêm trọng trên phạm vi toàn cầu.

-  Vấn đề bảo vệ môi trường đang được cả nhân loại quan tâm.

2. Thân bài:

* Chứng minh : đời sống của chúng ta sẽ bị tổn hại rất lớn nếu chúng ta không có ý thức bảo vệ môi trường.

-    Nạn phá rừng, đốt rừng sẽ gây ra những hậu quả nghiêm trọng như: núi bị sạt lở kéo theo đất đá, lũ bùn, lũ quét, lũ lụt... tàn phá nhà cửa, hoa màu, cướp đi mạng sống của con người và phá vỡ cân bằng sinh thái.

-    Nạn đánh bắt trên sông, trên biển bằng những phương tiện nguy hiểm (thuốc nổ, điện, lưới quét...) làm cho nguồn thuỷ hải sản ngày càng cạn kiệt.

-    Nền công nghiệp phát triển mạnh mẽ, nhà máy, xí nghiệp thải ra các khí độc hại làm ô nhiễm bầu khí quyển, thậm chí làm thủng tầng ôzôn bảo vệ trái đất, gây ra những xáo trộn ghê gớm trong quy luật của thời tiết, thiên nhiên... (khí hậu ngày càng nóng lên, dông tố, bão lụt, hạn hán...liên tiếp xảy ra).

-   ở thành thị: Khí thải, nước thải, chất thải... không được xử lí kịp thời, trở thành nguy cơ bùng phát bệnh dịch. Ý thức bảo vệ môi trường của người dân còn kém, thể hiện ở các hành vi thiếu văn hoá (xả rác ra đường, xuống kênh, xuống sòng ; phóng uế bừa bãi nđi công cộng...) làm cho cảnh quan đô thị nhếch nhác, kém văn minh.

-   ở nông thôn: Sự thiếu hiểu biết về khoa học kĩ thuật cũng gây ra những tác hại không nhỏ trong đời sống hằng ngày. Môi trường mất vệ sinh dẫn đến đau ốm, bệnh tật, giảm sức lao động...

3.  Kết bài:

-  Mỗi người dân phải có ý thức bảo vệ môi trường.

-    Ý thức đó phải dược thể hiện bằng hành động cụ thể : trồng thêm cây xanh, thực hiện nếp sống văn minh, giữ gìn thành phố, làng quê xanh, sạch, đẹp.

Bạn tham khảo 

I. Dàn Ý Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi lễ chào cờ đầu tuần của trường em (Thời gian, địa điểm diễn ra buổi chào cờ).


2. Thân bài

- Tả bao quát quang cảnh, không khí buổi chào cờ:
+ Sân trường sạch sẽ, những hàng ghế đỏ ngay ngắn thẳng hàng
+ Khán đài trang nghiêm: Có bục phát biểu, có tượng Bác Hồ, quốc kỳ, lẵng hoa.
+ Học sinh mặc áo đồng phục quàng khăn đỏ, đội mũ ca nô

- Tả các nghi thức của buổi lễ chào cờ
+ Tập trung và báo cáo sĩ số
+ Nghi lễ chào cờ: Đánh trống, hát quốc ca
+ Thầy hiệu trưởng tổng kết tuần
+ Thầy hiệu phó triển khai công việc tuần mới

- Một số chương trình văn nghệ chủ điểm tuần: hát, múa, đóng kịch


3. Kết bài

Cảm nghĩ của em về buổi chào cờ đầu tuần


II. Bài Văn Mẫu Tả Buổi Lễ Chào Cờ Đầu Tuần Ở Trường Em


1. Tả buổi lễ chào cờ đầu tuần ở trường em, mẫu số 1:

Sau những ngày nghỉ cuối tuần điều em mong chờ nhất đó chính là được đi học và được dự buổi lễ chào cờ đầu tuần, so với những buổi chào cờ truyền thống buồn tẻ, lễ chào cờ của trường em rất sôi nổi và hào hứng.

Khi tiếng trống "Tùng! Tùng! Tùng" vang lên là lúc bước vào giờ truy bài đầu giờ, khác với mọi ngày, giờ truy bài ngày thứ 2 đầu tuần là lúc các lớp chuẩn bị ghế, bảng tên lớp dưới sân trường, chuẩn bị cho lễ chào cờ. Không khí náo nhiệt, rộn ràng trông thấy, học sinh toàn trường ai cũng mặc áo đồng phục sơ vin chỉnh tề, quàng khăn đỏ thắm và ngay ngắn chiếc mũ ca nô trên đầu. Các cô giáo mặc áo dài truyền thống trông thật thướt tha, duyên dáng, em rất thích các cô giáo thường xuyên mặc áo dài đi dạy. Sau 15 phút truy bài, tiếng trống nghi thức đội vang lên, thầy hiệu trưởng hô toàn trường "Nghiêm! Chào cờ chào!", mọi người đứng nghiêm hướng về phía lá cờ Tổ quốc dơ tay chào nghiêm trang. Cùng lúc đó là toàn trường đồng thanh hát Quốc ca, bài Quốc ca được vang lên đầy hào hùng, khi đó em cảm thấy trong mình hừng hực như một ngọn lửa đang cháy. Sau nghi thức chào cờ, thầy hiệu trưởng đã lên tổng kết thi đua sau một tuần của toàn trường, ai cũng chăm chú lắng nghe, đến đoạn xếp hạng thi đua có lớp vui mừng reo hò vì đứng đầu bảng, có lớp cũng cảm thấy buồn vì đứng cuối bảng. Cuối mỗi giờ chào cờ luôn có một tiết mục giao lưu văn nghệ, đa số là của học sinh lớp 5 vì các em lớp dưới còn nhút nhát.

Tiết mục văn nghệ là một cách kết thúc đẹp cho buổi lễ chào cờ đầu tuần, đối với em tiết chào cờ luôn mang đến những khí thế mới, động lực mới để bước vào một tuần học tập hiệu quả.

31 tháng 8 2021

I. Dàn Ý Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học


1. Mở bài

Giới thiệu về buổi học cuối cùng ở trường tiểu học

2. Thân bài
- Giới thiệu qua về trường tiểu học
+ Ở đâu?
+ Ấn tượng đầu về trường tiểu học
- Kể về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học...

II. Bài Văn Mẫu Tả Lại Buổi Học Cuối Cùng Ở Trường Tiểu Học

Cuộc sống luôn vận động không ngừng, thời gian cứ chảy trôi để rồi mang theo bao kỉ niệm, bao hồi ức về một thời yêu dấu chẳng thể xóa nhòa. Với tôi, với bạn chắc hẳn ai cũng có những kỉ niệm đẹp tươi như thế. Và một trong những kỉ niệm mà tôi chẳng thể nào quên được đó là hồi ức về buổi học cuối cùng tại trường tiểu học.

Trường tiểu học của tôi được xây dựng trong một thị xã nhỏ, nằm ở ngoại ô thành phố Hà Nội. Trường tuy không rộng rãi, khang trang như mấy ngôi trường trong thành phố thế nhưng chúng tôi lại luôn cảm nhận được cái ấm áp và thân thuộc, trường như ngôi nhà thứ hai của bọn nhỏ chúng tôi.

Còn nhớ ngày đầu mới bước chân vào ngôi trường, mọi thứ thật xa lạ với tôi và trong những phút giây lạ lẫm ấy tôi cảm tưởng như mình sắp vỡ òa. Chẳng muốn rời xa bố mẹ, chẳng muốn xa bạn bè thân thuộc, xa mái ấm của mình để đến với ngôi trường lạ hoắc với nhiều thứ mới lạ, tôi sợ hãi mọi thứ, đây chẳng phải là nơi mà tôi thuộc về. Và tôi đã khóc nấc lên trong cái giây phút nghẹn ngào ấy, sợ hãi, yếu đuối bao trùm lên suy nghĩ nhỏ bé của tôi, và tôi đã thật tuyệt vọng trong những giây phút ấy.

Thế nhưng sau này khi làm quen với ngôi trường tôi mới nhận ra nhiều thứ, cuộc sống của một học sinh tiểu học không tệ nhưng tôi vẫn nghĩ. Tôi được học tập, được giao lưu cùng các bạn, tôi cũng dành những khoảng thời gian nhất định để suy nghĩ và tự tìm tòi lời giải cho những bài toán, và tôi đã tìm thấy niềm vui từ những thứ mà ban đầu tôi cho là không thể.

Thời gian qua đi và tôi dần lớn lên, tôi trưởng thành cả về suy nghĩ và hành động, nhưng càng lớn tôi càng nhận ra nhiều điều. Tôi phải tự chấp nhận những sự thật đau đớn nhất, đó là chia ly, là phải ngăn không cho những giọt nước mắt của mình rơi xuống, phải thật dũng cảm tiến lên phía trước dẫu phải bỏ lại đằng sau là cả một khoảng trời ký ức, cả một mái ấm mà tôi đã từng gắn bó.

Tôi vẫn nhớ như in ngày ấy, cái ngày định mệnh của buổi học cuối cùng tại trường tiểu học của chúng tôi. Ngày hôm ấy trời không nắng, gió nhẹ thoảng qua mang theo một nỗi man mác buồn. Nếu những ngày trước đó tôi chỉ thấy mệt mỏi bởi thời tiết, bởi lượng kiến thức phải chuẩn bị cho kì thi cuối cấp thì mấy ngày nay tôi lại càng thấy mệt mỏi hơn. Tâm trạng tôi đầy ắp tâm sự, những câu chuyện còn dang dở, những mẩu chuyện chưa kịp thốt lên thành câu, vài dòng lưu bút còn thơm màu mực mới,...tất cả, tất cả đều thấm đượm nỗi buồn của những ngày chia tay cuối cấp.

Hôm ấy tôi đến lớp thật sớm, khoác trên mình bộ đồng phục chỉnh tề nhất, cũng tại hôm ấy tôi mới thấy được sự trang nghiêm và đáng trân trọng của bộ đồng phục mà tôi đã mặc trên người suốt mấy năm trời. Chỉ còn vài giờ nữa thôi, sau vài giờ nữa tôi sẽ không còn là học sinh tiểu học nữa, tôi sẽ trở thành các đàn anh, đàn chị đầy gương mẫu, thế nhưng tại sao tâm trạng tôi lại đầy ắp nỗi buồn, sao cổ họng tôi lại cứ nghẹn lại, khóe mắt dưng dưng.

Tôi vào lớp ngồi ngay ngắn trên bàn học, vì hôm ấy là buổi học cuối cùng nên chúng tôi không cần phải học nhiều, thi cử cũng đã xong nên có lẽ bây giờ là thời điểm nhẹ nhàng nhất. Tôi mang chiếc cặp mà trong đó có vẻn vẹn vài cuốn sách cũ, những cuốn sách mà mọi khi bị tôi hắt hủi, ghẻ lạnh đầy những chữ nguệch ngoạc của mình thì nay tôi lại nâng niu cẩn thận, tôi nhẹ để chúng lên bàn và ngồi ngắm nhìn mọi thứ xung quanh mình. Các bạn trong lớp vẫn hồn nhiên tươi cười, chẳng biết là do tôi yếu đuối hay là các bạn mạnh mẽ nữa, nhưng thực sự khi ấy tôi không cười nổi, tôi muốn đi ra một góc nào đó và khóc, tôi không muốn nói chuyện với ai không phải vì tôi ghét bỏ họ mà là vì tôi sợ tôi sẽ khóc mất.

Tiếng nô đùa, tiếng cười giòn tan của các bạn trong lớp cuối cùng cũng đã dừng lại khi cô chủ nhiệm bước vào. Hôm ấy cô không quát mắng chúng tôi. Không còn là cô chủ nhiệm nghiêm khắc hay nhắc nhở chúng tôi mỗi khi chúng tôi mắc lỗi, lúc ấy cô chỉ bước vào và im lặng. Dường như chúng tôi cũng cảm nhận được cái không khí tĩnh mịch đó là gì, những sự im lặng ấy là những giọt nước mắt lặng thầm, là những nỗi đau đớn của sự chia ly và mất mát mà chúng tôi đang phải gánh chịu.

Cái không khí ảm đạm ấy vẫn cứ diễn ra cho đến khi cô ngồi xuống và ôn tồn căn dặn chúng tôi những lời cuối cùng trước khi chúng tôi rời xa cô, rời xa mái trường thân yêu ấy. Cũng là những lời quen thuộc, cũng là cái giọng nói ấy, vẫn ngữ điệu thân quen ấy nhưng sao hôm nay chúng tôi lại thấy nó thấm thía đến lạ và muốn nghe mãi không thôi. Tôi ngước đầu lên nhìn các bạn bên cạnh, ai ai cũng cúi đầu đầy nghẹn ngào, tôi cố hít một hơi thật sâu để không khóc và tự nhủ mình không được khóc. Giờ đây mình đã trưởng thành vì vậy phải cứng rắn, phải mạnh mẽ lên để cô vui lòng. Và trong phút giây ấy tôi nhận ra cô giáo của mình, một nhà giáo mẫu mực tưởng chừng như cứng rắn và vô cùng mạnh mẽ vậy mà hôm ấy cô lại khóc, giọng cô run run và thỉnh thoảng hơi nghẹn lại đôi chút. Cuối cùng cô điểm danh cả lớp lần cuối, cô cầm cuốn sổ điểm danh lên đọc to rõ ràng tên từng bạn học sinh một, khi tên mỗi bạn vang lên cô còn nhắc nhở thêm về điểm mạnh, điểm yếu để chúng tôi khắc phục và hoàn thiện hơn. Khi cô gập lại cuốn sổ cũng là lúc tiếng trống trường vang lên, đó cũng là lúc chúng tôi nhận ra cuộc đời học sinh yêu dấu tại trường tiểu học của chúng tôi đã kết thúc, khi ấy chẳng ai có thể kìm nén được cái mớ cảm xúc hỗn độn của mình và tất cả đều khóc lớn. Cả lớp chúng tôi vỡ òa khóc lớn và chạy lên ôm trầm lấy cô, ngày hôm ấy cả ngôi trường vỡ òa trong tiếng khóc, những tiếng nấc, tiếng đau đến xé lòng. Ngày hôm ấy chúng tôi rời xa nhau, rời xa mái trường, ngày hôm ấy tôi khép lại câu chuyện về quãng đời học sinh tiểu học của mình.

Cơn đau ngày ấy tưởng chừng chết đi sống lại không thể vượt qua được thế nhưng bây giờ tôi đã có thể vững vàng bước tiếp. Bây giờ tôi đã trở thành học sinh lớp sáu, trở thành một phần của ngôi trường mới, tôi lại có cuộc sống mới, lại trở về với quỹ đạo những ngày học tập căng thẳng đầy vất vả của mình. Thỉnh thoảng chúng tôi vẫn về thăm trường cũ, thăm lại cô chủ nhiệm yêu dấu, cô vẫn cái vẻ điềm tĩnh và đầy nhiệt huyết ấy say mê trên bục giảng. Thời gian qua đi và hồi ức về buổi học cuối cùng ấy sẽ sống mãi trong tim chúng tôi, đó là những phút giây nghẹn ngào, đau đớn nhất, nhưng cũng là những phút giây đáng trân trọng nhất mà chúng tôi đã sống thật với trái tim mình.

17 tháng 3 2020

1.  Mở bài:

* Giới thiệu chung:

– Thời gian lao động…

– Thành phần tham gia…

2.  Thân bài:

* Tả buổi lao động:

(Ví dụ: buổi lao động trồng cây của toàn trường).

– Chuẩn bị chu đáo từ hôm trước.

– Trên đường đi, ai cũng hào hứng.

– Đến nơi là bắt tay vào việc ngay.

– Cả ngọn đồi náo động bởi tiếng cuốc, tiếng xẻng đào hố trồng cây.

– Giờ giải lao vui vẻ…

– Ngọn đồi đã được phủ kín cây non.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

– Hi vọng rằng cây sẽ lớn nhanh, làm đẹp cho quê hương.

Chúc bạn học tốt!!!

17 tháng 3 2020

1.  Mở bài:

*Giớithiệuchung:

- Thời gian diễn ra hoạt động: chiều thứ bảy.

- Công việc: tổng vệ sinh đường phố.

2.  Thân bài:

* Tả cảnh:

- Thành phần tham gia: mỗi nhà cử một người.

- Công việc: quét đường, khơi cống rãnh, hót rác...

- Ý thức làm việc: nhiệt tình, sôi nổi.

3.  Kết bài:

* Cảm nghĩ của em:

- Đường phố trở nên sạch sẽ.

- Tinh thần đoàn kết được nâng cao.

29 tháng 3 2020

Dàn ý miêu tả một buổi sáng bắt đầu ở quê em

1. Mở bài: Giới thiệu cảnh buổi sớm ở quê em (tiếng gà gáy ò ó o o.... báo bình minh đến).

2. Thân bài:

a. Tả cảnh bao quát:

- Mọi vật đang say ngủ trở mình thức giấc. Gà lục tục xuống chuồng, lợn ụt ịt đòi ăn, mọi người chuẩn bị đưa trâu bò ra bãi chăn thả, các bà các chị nhóm bếp nấu cơm sáng.

b. Tả cảnh chi tiết:

- Màn đêm dần dần tan loãng trong ánh sáng của ông mặt trời đang nhô lên.

- Những hạt bụi nắng rắc lên cánh đồng còn mờ sương, phủ lên mái nhà, vòm cây ánh sáng tinh khôi như bụi phấn của hoa cỏ.

- Xe bò đi lộc cộc trên đường làng.

- Nhà nhà trở dậy dọn dẹp, giặt giũ, cho gia cầm, gia súc ăn.

- Thoảng trong không gian mùi khói bếp lẫn hương thơm của hoa cau.

- Trên mái bếp, những làn khói nhạt bay lên mảnh như tơ.

- Bầy gà mái mẹ lục tục dẫn con đi ăn. Chú gà trống bỗng chốc gáy vang ò ó o o... giục giã rồi lục tục gọi mấy cô gà mái bới giun.

- Ông mặt trời toét miệng cười phô ánh hồng rực rỡ chiếu sáng cánh đồng.

- Những mái ngói nhà dân đỏ tươi dưới nắng.

- Màn sương loãng dần trên lá lúa, ngọn cỏ, những giọt nước lấp lánh dưới mai hồng.

- Vườn cây, ngọn tre lao xao với gió lời chào hỏi của một ngày mới. Em đi bộ tới trường với tâm hồn hăng hái, sảng khoái của buổi ban mai.

- Một ngày mới thanh bình của làng quê em bắt đầu.

3. Kết luận:

- Em yêu quê, gắn bó với quê và yêu từng buổi sáng, từng cảnh vật quen thuộc của làng quê em.

- Lớn lên, đi học xa, em chắc chắn sẽ nhớ quê nhiều lắm.

1. Mở bài: giới thiệu buổi sáng ở quê em, nơi em ở

2. Thân bài:

a. Tả bao quát:

- Không khí buổi sáng mát lành, dịu nhẹ vẫn còn sương

- Mùi lúa chín thơm

- Những giọt sương long lanh vẫn còn đọng trên lá

b. Tả chi tiết:

+ Khi trời còn tối

- Trời mát mẻ, dễ chịu

- Bầu trời tôi tối

- Gà bắt đầu gáy, báo hiệu một buổi sáng lại đến

- Những chú gà rời khỏi chuồng đi kiếm ăn

- Có vài nhà bật đèn

- Một vài nhà còn chìm trong giấc ngủ

- Có một vài người qua lại trên đường tập thể dục

+ Khi trời bắt đầu sáng

- Bầu trời bắt đầu sáng tỏ và xanh hẳn

- Hầu như mọi người đều đã dậy

- Mặt trời dần dần xuất hiện sau rặng tre

- Trên đường người qua lại bắt đầu nhiều

- Những chú chim kêu rả rích

+ Khi trời sáng hẳn

- Mặt trời lên, trời trong xanh

- Nắng bắt đầu gắt

- Bọn trẻ nô đùa trên đường đến trường

- Những cô chú nông dân vác cuốc ra đồng

- Tiếng máy cày, máy gặt rôm rả

- Gió thổi những cơn nhẹ nhàng

- Còn vài giọt sương còn đọng trên lá.

3. Kết bài: nêu cảm nghĩ của em về buổi sáng ở quê em, nơi em ở

- Nêu tình cảm với quê hương

 Và gắn bó với quê hương như thế nào.

27 tháng 9 2018

Mở bài:

Giới thiệu khái quát công viên mà bạn sẽ tả, cùng với cảm xúc đầu tiên mà công viên đem lại. Phần này viết ngắn tâm 100 từ thể hiện rõ cảnh mà mình có ý định tả.

Các em có thể viết như sau: Công viên là nơi mọi người tụ tập sinh hoạt và vui chơi. Em hay ra công viên tập thể dục vào buổi sáng. Cảm giác buổi sáng ở công viên thật tuyệt vời, ở đây mang lại cho e cảm giác thật yên bình. Mỗi sáng em đều thích ra công viên tập thể dục.

Thân bài

Đối với văn tả cảnh buổi sáng trong công viên các em học sinh trước tiên cần tả bao quát, đến tả chi tiết, tất cả mọi cảnh tượng diễn ra tại công viên như thế nào được trình bày cụ thể nhất.

a. Tả bao quát

- Công viên ở đâu: ở gần nhà, ở xa hay gần,….

- Công viên rộng hay nhỏ

- Không gian, quang cảnh: mọi vật vẫn đang chìm trong giấc ngủ, hay là mọi vật bừng tỉnh chào đón buổi sáng tươi đẹp,…

b. Tả chi tiết

- Ông mặt trời: ông mặt trời còn ngái ngủ lấp ló sau tấm màn mây lơ đãng
- Nắng: dịu, gió nhè nhẹ
- Cây cối: những giọt sương vẫn còn đọng trên lá,….
- Chim chóc ( chim, chuồn chuồn, cá,….): bắt đầu cất tiếng hót cho một ngày tươi đẹp
- Con đường
- Ghế đá
- Con người: nhộn nhịp, người thì chạy bộ, tập thể dục, nhảy,….

Kết thúc một buổi sáng ra sao?

Kết bài : 

Nêu cảm nghĩ của bạn về buổi sáng tại công viên

27 tháng 9 2018

1.Mở bài :

– Sáng chủ nhật, em được ra công viên tập thể dục với ba mẹ.

– Không khí ở đây thật trong lành và mát mẻ.

  • Tranh treo tường bình hoa nghệ thuật
  • Tóm tắt sông núi Nước Nam của Lý Thường Kiệt
  • Viết thư quốc tế cho bạn để hiểu đất nước mình
  • Lập dàn ý viết thư cho bạn lớp 4
  • Thả phanh lướt web với M90 Mobifone 90.000đ nhận 5.5GB data
  • Lập dàn ý viết thư cho bạn ở nước ngoài
  • Cảm nghĩ của em về người thân yêu nhất lớp 10
  • Cách mở bài và kết bài trong văn nghị luận lớp 12
  • Tranh treo tường phong cảnh đẹp hcm
  • Lập dàn ý cho bài văn viết thư lớp 4

12:53:15

HOME  VĂN HAY LỚP 5  DÀN Ý TẢ CẢNH BUỔI SÁNG TRONG CÔNG VIÊN

Dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên

OLYMPUS DIGITAL CAMERA

Dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên

Posted By: tapchitinmoion: Tháng Mười 08, 2016In: VĂN HAY LỚP 5

 In Email

Đăng bởi Văn hay | Chuyên mục Văn hay lớp 5

Dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên lớp 5

Đề bài : Lập dàn ý tả cảnh buổi sáng trong công viên.

Bài làm 

1.Mở bài :

– Sáng chủ nhật, em được ra công viên tập thể dục với ba mẹ.

– Không khí ở đây thật trong lành và mát mẻ.

2.Thân bài :

– Vào lúc năm giờ sáng, công viên thật yên tĩnh.

– Bầu trời buồn bã, xám xịt, vẫn còn hiện ra trên trời một nửa vầng trăng.

– Ánh đèn mờ mờ, ảo ảo như có một lớp sương vô hình bao quanh.

– Chỉ có một vài người dạo quanh công viên nên công viên dường như rộng hơn.

– Chẳng mấy chốc đồng hồ đã điểm bảy giờ, người đến công viên ngày một đông.

– Các em nhỏ chạy tung tăng, cười nói như những chú chim non tập hát.

– Con đường dẫn vào công viên được lát gạch hoa láng bóng.

– Các cụ già đang tập dưỡng sinh bên bờ hồ.

– Các cô, các chị vừa đi vừa trò chuyện vui vẻ.

– Các anh thanh niên thi chạy trên con đường rợp bóng râm.

– Bầu trời như xanh và cao hơn với những đám mây trắng trôi bồng bềnh.

– Những hàng cây đung đưa, những chiếc lá vẫn còn sương đọng lại theo gió để tạo nên một bản nhạc hài hòa nhưng sống động.

– Nhờ có công viên mà con người với thiên nhiên như hòa làm một.

3.Kết bài :

– Công viên thật có ích, vừa tô điểm cho thành phố, vừa là nơi cho mọi người rèn luyện thân thể và nghỉ ngơi.

– Em rất yêu công viên, yêu cảnh vật và con người nơi dây.

– Em sẽ không xả rác bừa bãi để công viên mãi mãi ” xanh-sạch-đẹp“.

                cho mk nha

13 tháng 1 2018

Mở bài: Giới thiệu cảnh sẽ tả (trường em) - vào lúc nào (buổi sáng, trước giờ vào học) - từ vị trí nào (từ ngoài cổng bước dần vào trường)

Thân bài:

a)  Tả bao quát:

Cả khu trường như người mới ngủ dậy, còn chưa thật tỉnh. Sân trường rộng thênh thang mới có lác đác đôi ba nhóm bạn. Văn phòng đã mở cửa, nhưng chưa làm việc. Các phòng học, lớp đã mở cửa, thấp thoáng bóng đôi ba người, lớp còn đóng im ỉm. Bao trùm lên mọi cảnh vật vẫn là một sự vắng vẻ, im lìm. Tưởng như mọi người, mọi vật đều cố không để gây ra tiếng động.

- Sân trường: sạch sẽ, không một cọng rác, một tờ giấy vụn. Nắng chiếu từng vệt trên ngọn cây. Hàng ghế đá đặt dọc tường hoa chỉ có đôi bạn đang ngồi truy bài. Dưới gốc cây bàng với ba hàng tán lá tròn xoe như ba cái dù to ai nghịch xếp chồng lên nhau, một bạn đến sớm đang xem lại bài học.

- Lớp học: các bạn trực nhật đang hối hả làm nốt công việc vệ sinh phòng học, bàn ghế chuẩn bị cho buổi học sớm.

- Văn phòng tuy đã mở cửa nhưng các cô trong phòng hành chính vẫn chưa có mặt.

Nhưng em chưa ăn hết ổ bánh mì thì các bạn đã đến chật sân, các thầy cô giáo đã ngồi chơi trong văn phòng, tay cầm tờ báo, đang tranh luận sôi nổi chung quanh những tin tức nóng hổi ngày hôm qua. Mấy cô nhân viên văn phòng vừa ăn sáng vừa trò chuyện, chắc cũng không ngoài chuyện Bùi Tiến Dũng, Nguyễn Việt Tiến...

Kết bài: Cảm xúc và suy nghĩ của em về ngôi trường (ngôi trường đã gắn bó với em năm học này là năm năm. Nó là ngôi nhà thứ hai của em)



 

13 tháng 1 2018

nếu muốn bạn hãy cho tôi biết cô nào dạy văn các bạn và bạn học trường nào 

11 tháng 4 2016

Duy Khán chứ

11 tháng 4 2016

mở bài:

giới thiệu về khu vườn của em hay của ai ?

thân bài:

tả  trong khu vườn  có những cây gì

em thích nhất là lợi cây gì

tả từng đặc điểm của các loài cây(vừa tả vừa kể chú ý nhớ nhân hóa thì bài văn mới sinh động)

tả những hoạt động động của các loài vật

tả sự tranh cải của các loài chim vd tả con chim bồ câu với con chim sẻ đang đánh lộn để tranh giành một miếng mồi 

tả hương thơm của các loài hoa

kết bài:

 nêu cảm nghĩ của em về khu vườn và lời hứa với khu vườn rằng khi này lớn lên, em sẽ chăm sóc khu vườn thật đẹp

nếu hay thì nhớ tick cho mình nhahahabanhqua

5 tháng 10 2021

a. Mở bài

  • Giới thiệu về khung cảnh buổi sáng trên đường phố mà em đã quan sát.
  • Gợi ý: Một buổi sáng như mọi ngày, em đi bộ đến trường trên còn đường phố thân thuộc. Con đường này em đã đi qua đi lại cả trăm lần. Nhưng lần nào em cũng cảm thấy con đường này sao mà đẹp quá! Đặc biệt là vào những buổi sáng mùa hè.

b. Thân bài

- Miêu tả thời tiết vào buổi sáng trên đường phố:

  • Đây là buổi sáng mùa hè mát mẻ và dễ chịu
  • Bầu trời cao vời vợi, trong xanh, với những đám mây trắng chầm chậm trôi
  • Thỉnh thoảng bắt gặp vài chú chim bay lướt qua bầu trời
  • Những cơn gió lướt qua nhẹ nhàng và mát rượi
  • Bầu không khí trong lành, tươi mát, mang theo mùi cỏ cây và sương đêm

- Miêu tả chi tiết đường phố vào buổi sáng:

  • Mặt đường nhựa mang chút hơi ẩm của sương đêm
  • Những cây cổ thụ trồng hai bên đường tươi tốt, xanh mát, trên cành lá còn đọng lại những giọt sương
  • Trên tán cây là những chú chim nhỏ đang hót véo von chào ngày mới
  • Những cửa hiệu, nhà hàng hai bên đường vẫn chưa đến giờ hoạt động, cửa đóng im lìm
  • Những ngôi nhà dân thì loáng thoáng đôi nhà đã thức dậy, vội vã sửa soạn chuẩn bị đi học , đi làm
  • Dưới lòng đường vẫn còn vắng vẻ, thỉnh thoảng có một vài chiếc xe lướt qua
  • Các hàng ăn sáng (xôi, bánh mì, bún, phở…) rất đông đúc người ngồi ăn
  • Tiếng cười nói, tiếng trò chuyện râm ran ở từng góc phố nhỏ
  • Chẳng mấy chốc mà trời thoáng rõ, ánh sáng trở nên rõ ràng và có phần chói chang
  • Mọi người cũng vội vã lên xe, đi đến công ty, trường học
  • Đường phố thoáng chốc trở nên chật chội, dòng người từ các ngôi nhà kéo nhau ùa ra, chật ních
  • Tiếng xe, tiếng còi, tiếng người ồn ào và náo nhiệt cả con đường dài
  • Nhưng cũng chỉ là thoáng chốc, chỉ một lát sau, khi đã đến giờ làm việc, con đường lại rộng ra và vắng lặng
  • Chỉ còn những âm thanh của bầy chim ríu ran trên vòm cây

c. Kết bài

  • Suy nghĩ của em về khung cảnh đường phố vào buổi sáng
  • Tình cảm của em dành cho con đường ấy
  • Gợi ý: Hình ảnh con đường ấy, có lẽ với đôi người sẽ chẳng có gì đặc biệt. Nhưng đối với em thì nó là cái gì đó thật khó gọi tên. Bởi nó đem đến cho em những cảm xúc thật thanh bình và thoải mái. Mỗi khi được nhìn ngắm đường phố ấy, từ ban công nhỏ trước phòng ngủ, em lại cảm thấy thư giãn vô cùng.
14 tháng 10 2021

a. Mở bài

  • Giới thiệu về khung cảnh buổi sáng trên đường phố mà em đã quan sát.
  • Gợi ý: Một buổi sáng như mọi ngày, em đi bộ đến trường trên còn đường phố thân thuộc. Con đường này em đã đi qua đi lại cả trăm lần. Nhưng lần nào em cũng cảm thấy con đường này sao mà đẹp quá! Đặc biệt là vào những buổi sáng mùa hè.

b. Thân bài

- Miêu tả thời tiết vào buổi sáng trên đường phố:

  • Đây là buổi sáng mùa hè mát mẻ và dễ chịu
  • Bầu trời cao vời vợi, trong xanh, với những đám mây trắng chầm chậm trôi
  • Thỉnh thoảng bắt gặp vài chú chim bay lướt qua bầu trời
  • Những cơn gió lướt qua nhẹ nhàng và mát rượi
  • Bầu không khí trong lành, tươi mát, mang theo mùi cỏ cây và sương đêm

- Miêu tả chi tiết đường phố vào buổi sáng:

  • Mặt đường nhựa mang chút hơi ẩm của sương đêm
  • Những cây cổ thụ trồng hai bên đường tươi tốt, xanh mát, trên cành lá còn đọng lại những giọt sương
  • Trên tán cây là những chú chim nhỏ đang hót véo von chào ngày mới
  • Những cửa hiệu, nhà hàng hai bên đường vẫn chưa đến giờ hoạt động, cửa đóng im lìm
  • Những ngôi nhà dân thì loáng thoáng đôi nhà đã thức dậy, vội vã sửa soạn chuẩn bị đi học , đi làm
  • Dưới lòng đường vẫn còn vắng vẻ, thỉnh thoảng có một vài chiếc xe lướt qua
  • Các hàng ăn sáng (xôi, bánh mì, bún, phở…) rất đông đúc người ngồi ăn
  • Tiếng cười nói, tiếng trò chuyện râm ran ở từng góc phố nhỏ
  • Chẳng mấy chốc mà trời thoáng rõ, ánh sáng trở nên rõ ràng và có phần chói chang
  • Mọi người cũng vội vã lên xe, đi đến công ty, trường học
  • Đường phố thoáng chốc trở nên chật chội, dòng người từ các ngôi nhà kéo nhau ùa ra, chật ních
  • Tiếng xe, tiếng còi, tiếng người ồn ào và náo nhiệt cả con đường dài
  • Nhưng cũng chỉ là thoáng chốc, chỉ một lát sau, khi đã đến giờ làm việc, con đường lại rộng ra và vắng lặng
  • Chỉ còn những âm thanh của bầy chim ríu ran trên vòm cây

c. Kết bài

  • Suy nghĩ của em về khung cảnh đường phố vào buổi sáng
  • Tình cảm của em dành cho con đường ấy
  • Gợi ý: Hình ảnh con đường ấy, có lẽ với đôi người sẽ chẳng có gì đặc biệt. Nhưng đối với em thì nó là cái gì đó thật khó gọi tên. Bởi nó đem đến cho em những cảm xúc thật thanh bình và thoải mái. Mỗi khi được nhìn ngắm đường phố ấy, từ ban công nhỏ trước phòng ngủ, em lại cảm thấy thư giãn vô cùng.
1 tháng 1 2017

Từ xa xưa cha ông ta đã biết gửi gắm những tâm từ tình cảm của mình vào trong những câu thơ những bài văn những câu hát. Và chính những tâm sự đó mới giúp cho những người trẻ như chúng ta đang được sống trong một xã hội thanh bình mới có thể cảm nhận một phần nào đó những đau khổ trong xã hội phong kiến mà người dân thời bấy giờ phải chịu đựng.

Có thể nói giai cấp nông dân là giai cấp đầu tiên được hình thành từ khi xuất hiện loài người. Tuy xuất hiện sớm nhưng giai cấp nông dân lại là một giai cấp chịu nhiều khó khăn nhất và bị coi thường nhất trong tất cả các giai cấp tại tất cả các quốc gai có nông dân. Những người nông dân ấy chỉ biết cam chịu một năng hai sương bán mặt cho đất bán lưng cho trời. Họ chỉ biết là lụng không biết mệ mỏi họ chỉ biết chịu đựng họ chân chất thật thà họ là giai cấp đáy của xã hội nhưng lại là giai cấp sản sinh ra rất nhiều những nhà yêu nước những nhà cách mạng lớn lãnh đạo dân tộc. Những người nông dân chân lấm tay bùn ấy được xuất hiện trong những câu ca dao câu thơ khiến chúng ta thêm yêu quý cảm phục họ và thương cảm cho những thân phận như thế. Họ được ví như những con cò con vạc ngoài đồng là những con vật lam lũ nhất của cuộc sông và cũng gắn bó hết sức mật thiết đối với những người nông dân.

“Nước non lận đận một mình
Thân cò lên thác xuống ghềnh bấy nay”

[nguoi nong dan cay lua]

Con cò trong câu ca dao mang hình ảnh của người nông dân cô đơn, cùng cực. Cuộc đời vất vả của con cò được diễn tả bằng hình ảnh đối lập: một mình lận đận giữa nước non, lên thác xuống ghềnh, vượt qua những nơi khó khăn, nguy hiểm. một mình thân cò bé nhỏ mà phải đương đầu với những khó khăn quá lớn. Việc vất vả đó kéo dài: “bấy nay” chứ không phải một ngày hai ngày. Những hình ảnh đối lập, những nơi nguy hiểm, những ao, thác, ghềnh, biển cho thấy con cò đã phải trải nhiều nơi chốn, nhiều cảnh huống, chỉ một mình nó thui thủi, vất vả đến mức gầy mòn. Cuộc đời lân đận được diễn tả khá sinh động, ấn tượng.