K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
Phòng bệnh:
- Không ăn sản phẩm gia cầm chưa nấu chín
- Bảo hộ lao động
- Vaccine
- Dinh dưỡng Vệ sinh Không thả rông Không nuôi lẫn nhiều loại gia cầm
 Điều trị: Không có thuốc đặc trị bệnh cúm gia cầm. Khi nghi ngờ gia cầm bị bệnh cần:
- Báo ngay cho cán bộ thú y để được hướng dẫn.
- Cách là triệt để không giết mổ hoặc di chuyển con vật ra khỏi khu vực chăn nuôi, cũng không chuyển gia cầm từ nơi khác về.
- Tiến hành các biện pháp chống dịch theo hướng dẫn của cán bộ thú y, bao gồm: tiêu huỷ con vật chết và con vật bị bệnh, vệ sinh khử trùng triệt để chuồng trại và phương tiện, dụng cụ bằng biện pháp thích hợp.

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
- Bảo hộ lao động: Các công việc trong ngành chăn nuôi gia cầm thường liên quan đến tiếp xúc với chất bẩn và bệnh tật. Bảo hộ lao động giúp bảo vệ sức khỏe của người lao động khỏi các tác động tiêu cực của các tác nhân gây bệnh, như khí độc, bụi, vi khuẩn, virus. Ngoài ra, việc sử dụng bảo hộ lao động phù hợp giúp giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh cho người lao động trong quá trình tiếp xúc với gia cầm bị nhiễm bệnh.
- Vaccine: Việc tiêm vaccine là một phương pháp quan trọng để phòng ngừa và kiểm soát các bệnh truyền nhiễm. Khi được tiêm vào cơ thể, vaccine kích thích miễn dịch phản ứng và tạo ra kháng thể chống lại các tác nhân gây bệnh. Nếu cơ thể sau đó tiếp xúc với các tác nhân gây bệnh, hệ thống miễn dịch sẽ kích hoạt và sử dụng các kháng thể đã tạo ra để ngăn chặn sự lây lan của bệnh.
- Không thả rông: Việc không thả rông được xem là một trong những biện pháp quan trọng để kiểm soát sự lây lan của các bệnh tật và giảm thiểu tác động của chăn nuôi đến môi trường. Nếu các động vật được kiểm soát và quản lý trong các khu vực nhất định, thì việc theo dõi và kiểm soát tình trạng sức khỏe của chúng sẽ dễ dàng hơn, từ đó giảm nguy cơ lây lan bệnh tật đến các động vật khác và con người.
- Không chăn nuôi nhiều loại gia cầm: Khi chăn nuôi nhiều loại gia cầm trong cùng một khu vực, các loại gia cầm này có thể lây lan bệnh tật cho nhau. Điều này xảy ra khi các loại gia cầm có sức đề kháng thấp hoặc có bệnh tật, virus hoặc vi khuẩn chưa được phát hiện. Việc giữ chăn nuôi riêng cho từng loại gia cầm sẽ giúp hạn chế sự lây lan bệnh tật giữa các loại gia cầm khác nhau, từ đó giảm thiểu nguy cơ lây lan bệnh và đảm bảo sức khỏe cho đàn gia cầm.

7 tháng 11 2023

- Đặc điểm: nhiễm trùng màu làm gia cầm chết nhanh, tỉ lệ chết cao.

- Nguyên nhân: do vi khuẩn Pasteurella multocida thuộc nhóm Gram âm gây ra.

- Liên hệ thực tiễn: gà mắc bệnh tụ huyết trùng có đặc điểm: ủ rũ, vận động chậm, bỏ ăn, khát nước, mào tím tái, …

13 tháng 3 2023

batngo

13 tháng 3 2023

 tk : Bệnh nấm candida là nhiễm trùng da và niêm mạc do loài Candida, phổ biến nhất Candida albicans. Nhiễm trùng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào và phổ biến nhất là ở các nếp gấp, các kẽ ngón, bộ phận sinh dục, bề mặt da, và niêm mạc miệng. Triệu chứng cơ năng và triệu chứng thực thể thay đổi theo vị trí nhiễm. Chẩn đoán là dựa vào triệu chứng lâm sàng và cạo da soi tươi trong kali hydroxit (KOH). Điều trị bằng các chất làm khô và thuốc chống nấm.

5 tháng 8 2023

Tham khảo

- Những loại bệnh phổ biến trên gia cầm: cúm gia cầm, bệnh tụ huyết trùng gia cầm, bệnh Newcastle, bệnh thiếu vitamin,...

- Nguyên nhân gây ra các loại bệnh đó: virus H5N1, virus H5N6, vi khuẩn Pasteurella multocida,...

- Người ta thường áp dụng những biện pháp để phòng, trị bệnh cho gia cầm:

+ Xây dựng chuồng trại kín gió, tránh mưa dột, ẩm thấp.

+ Phun thuốc sát trùng đều đặn 2-3 lần/tháng.

+ Bổ sung dinh dưỡng để tăng sức đề kháng.

NG
6 tháng 8 2023

Tham khảo:
loading...
 

14 tháng 1

Mik lm 2 bệnh thui nha, có tham khảo trên wiki:

Các bệnh do vi khuẩn gây ra:

1. Tên bệnh: lao phổi; cúm

2. Nguyên nhân:

Lao phổi:

- Nguyên nhân gây bệnh chủ yếu là do Trực khuẩn lao Mycobacterium tuberculosis gây ra, nguồn lây bệnh chủ yếu là người hoặc động vật mắc vi khuẩn lao, bệnh dễ lây truyền khi người hoặc động vật nhiễm bệnh ho, hắt hơi tạo ra những hạt nước bọt rất nhỏ chứa nhiều vi khuẩn lao lơ lửng trong không khí. Người ta có thể hít những hạt này vào phổi và mắc bệnh.

Cúm:

- Chủ yếu gây ra bởi virus cúm Influenza, virus cúm tấn công vào hệ hô hấp của người bệnh, bao gồm mũi, cổ họng và phổi. Theo nghiên cứu dịch tễ, các chủng virus cúm có khả năng biến đổi liên tục theo chu kỳ hàng năm, do đó tỷ lệ trẻ em và người lớn lây nhiễm với các chủng cúm mới có thể lên tới 90%.

3. Biểu hiện:

Lao phổi:

- Ở nền bệnh tiến triển, tùy vào mức độ gây bệnh ở từng cơ quan bệnh nhân sẽ có những triệu chứng khác nhau. Ở lao phổi, các dấu hiệu thường đặc hiệu biểu hiện qua đường hô hấp như:
+, Ho khan, ho ít, nhiều đờm, sốt nhẹ (có thể sốt về chiều).
+, Ho khạc đờm, đờm thường có màu trắng.
+, Ho ra máu (đờm lẫn máu) số lượng từ ít tới nhiều.
+, Thường hay có triệu chứng khó thở, khám phổi thấy ran ẩm, ran nổ vùng tổn thương.

Cúm:

- Biểu hiện lâm sàng của bệnh cúm thường xuất hiện sau 2 ngày khi cơ thể tiếp xúc với virus gây bệnh. Có rất nhiều người nhầm lẫn giữa bệnh cúm và cảm lạnh do triệu chứng cúm và cảm lạnh tương đồng với nhau. Ngoài các dấu hiệu nhận biết bệnh cúm là đau họng, sổ mũi và hắt hơi (giống với cảm lạnh) thì bệnh cúm còn có các dấu hiệu cảnh báo như sau:
+, Sốt vừa đến cao (trên 38oC)
+, Cảm giác ớn lạnh
+, Đau đầu, chóng mặt
+, Đau nhức cơ bắp
+, Mệt mỏi toàn thân, cảm giác yếu ớt không còn chút sức lực
+, Buồn nôn, tiêu chảy (thường xuất hiện ở trẻ em nhiều hơn)

4. Biện pháp phòng bệnh và trị bệnh:

Lao phổi:

- Việc điều trị sớm sẽ giúp bệnh nhân mau chóng khỏi bệnh và chịu ít biến chứng, không chỉ vậy còn giảm bớt gánh nặng trong cộng động. Phương pháp điều trị lao theo quy chuẩn của bộ y tế bao gồm:
+, Điều trị có kiểm soát trực tiếp
+, Điều trị theo phác đồ chuẩn được Bộ Y tế quy định cho các trường hợp lao ở phổi mới được phát hiện.
+, Uống thuốc đúng phác đồ
+, Uống thuốc đủ thời gian
+, Uống thuốc theo chỉ dẫn của bác sĩ, đều đặn tránh việc bỏ thuốc, gián đoạn trong điều trị
+, Tiêm vắc-xin phòng bện định kì

Cúm:

- Mục tiêu chính của điều trị cúm là giảm nhẹ và loại bỏ triệu chứng. Hiện tại có nhiều phương pháp điều trị bệnh cúm, đối với các trường hợp nhẹ, người bệnh có thể tự điều trị tại nhà (nên thực hiện theo hướng dẫn của bác sĩ). Các phương pháp trị bệnh cúm bao gồm:
+, Nghỉ ngơi cho đến khi hạ sốt, ăn thức ăn mềm, dễ tiêu và chú ý uống nhiều nước
+, Sử dụng nước muối loãng có tính sát khuẩn tốt, người bệnh có thể sử dụng để vệ sinh họng, hỗ trợ giảm nhanh các triệu chứng đau họng, rát cổ và viêm nhiễm cổ họng
+, Vệ sinh mũi sạch sẽ để kiểm soát tình trạng viêm nhiễm, giúp người bệnh dễ chịu hơn. Lưu ý, sau khi thực hiện vệ sinh mũi xong cần vệ sinh tay sạch sẽ để tránh tình trạng lây lan bệnh
+, Có thể sử dụng một số loại thuốc không kê đơn để hạ sốt nhanh và giảm đau khi cần

+, Vệ sinh cá nhân sạch sẽ, che miệng khi hắt hơi, rửa tay sạch với xà phòng đồng thời vệ sinh mũi, họng bằng nước muối thường xuyên
+, Luôn giữ ấm cơ thể, xây dựng chế độ ăn uống lành mạnh, đầy đủ chất dinh dưỡng kết hợp với luyện tập thể thao nâng cao thể trạng
+, Hạn chế tiếp xúc trực tiếp với bệnh nhân mắc cúm hoặc các trường hợp nghi ngờ nếu không thật sự cần thiết
+, Khi có triệu chứng ho, sốt, sổ mũi, đau đầu, mệt mỏi cần đến ngay cơ sở y tế để được khám, xử trí kịp thời
+, Tiêm vắc xin cúm mùa để tăng cường miễn dịch phòng chống cúm

15 tháng 1



(vừa học xong =)))

   
22 tháng 4 2022

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-trung-ca-nguyen-nhan-co-che-hinh-thanh/

23 tháng 4 2022

https://www.vinmec.com/vi/tin-tuc/thong-tin-suc-khoe/suc-khoe-tong-quat/benh-trung-ca-nguyen-nhan-co-che-hinh-thanh/

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
25 tháng 8 2023

Liên hệ thực tiễn ở gia đình, địa phương em: Địa phương em đã có những biện pháp phòng, trị bệnh cho gia cầm, giảm thiểu được mức thiệt hại về số lượng, gia cầm và kinh tế.