K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

27 tháng 4

Bạn cần giúp gì nhỉ?

 

19 tháng 4 2020

Lý do khiến 3 vua trên của triều Nguyễn bị lưu đày :

Do 3 vị vua trên đều có tinh thần chống Pháp, yêu nước

19 tháng 4 2020

Do chống Pháp ,nên 3 vị vua là Hàm Nghi, Thành Thái , Duy Tân, là 3 vị vua yêu nước trong lịch sử VN thời Pháp thuộc bị đi đày tại ngoại quốc (An-gie-ri)

15 tháng 3 2021

Tham khảo:

Sơ đồ tư duy 12 câu đầu đoạn trích Trao duyên

3 tháng 4 2017

i love you

3 tháng 4 2017

phe con nha ba loi

7 tháng 5 2016

Năm 1885, quan quân triều đình nổi dậy tấn công Pháp ở kinh đô Huế nhưng thất bại. Vua Hàm Nghi và Tôn Thất Thuyết chạỵ ra Tân Sở thuộc Quảng Trị; tại đây Tôn Thất Thuyệt mượn danh nghĩa vua Hàm Nghi phát chiếu Cần Vương kêu gọi người Việt nổi dậy đánh Pháp giúp vua. Hưởng ứng lời kêu gọi này, nhiều cuộc nổi dậy đã nổ ra trong đó tiêu biểu là những cuộc khởi nghĩa ở Ba Đình của Phạm Bành và Đinh Công Tráng, khởi nghĩa Bãi Sậy do Nguyễn Thiện Thuật chỉ huy, khởi nghĩa Hương Khê của Phan Đình Phùng và Cao Thắng, khởi nghĩa ở Hưng Hóa do Nguyễn Quang Bích lãnh đạo... Phong trào vẫn tiếp tục phát triển cả sau thời gian vua Hàm Nghi bị Pháp bắt giữ (năm 1888); nó chỉ thực sự chấm dứt khi lãnh đạo cuộc nổi dậy ở Hương Khê là Phan Đình Phùng chết cuối năm 1895. 

-Diến biến: 

- Diễn biến
+ 13/7/1885: Tôn Thất Thuyết nhân danh vua Hàm Nghi ra chiếu Cần Vương kêu gọi nhân dân cùng chống Pháp
+ gd1(1885-1888): phong trào bùng nổ khắp cả nước, sôi động nhất là các tỉnh Trung Kì và Bắc Kì
+ gd2(1889-1896): quy tụ thành những cuộc khởi nghĩa lớn, có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn
- Kết quả
+ (11/1888): Vua Hàm Nghi bị bắt và đi đày sang An-giê-ri
+ (1889-1896): Có quy mô và trình độ tổ chức cao hơn
- Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước, ý chí đấu tranh trong cuộc chiến chống thực dân Pháp xâm lược

Câu 2:

Nguyên nhân bùng nổ cuộc khởi nghĩa Yên Thế :
- Kinh tế nông nghiệp sa sút, đời sống nông dân đồng bằng Bắc Kì vô cùng khó khăn, một bộ phận phải phiêu tán lên Yên Thế, họ sẵn sàng nổi dậy đấu tranh bảo vệ cuộc sống của mình.
- Khi Pháp thi hành chính sách bình định, cuộc sống bị xâm phạm, nhân dân Yên Thế đã đứng dậy đấu tranh

 Diễn biến:
* Giai đoạn 1 (1884->1892)
- Nghĩa quân còn hoạt động riêng lẽ, thủ lĩnh là Đề Nắm sau là Đề Thám (Hoàng Hoa Thám)
* Giai đoạn 1893-> 1892
-Thời kỳ nghĩa quân vừa chiến đấu vừa xây dựng cơ sở
-Do tương quan lực lượng nghĩa quân đã hai lần hòa giải với Pháp
- Tranh thủ thời gian hòa giản lần tứ 2; nghĩa quân đồn điền tích lũy lương thực và liên lạc vs nhiều nhà yêu nước: Phan Bội Châu, Phan Chu Trinh
* Giai đoạn 3:
Pháp tấn công quy mô lên Yên Thế, lực lượng nghĩa quân hao mòn dần
- 10/2/1913, Đề Thám hy sinh, phong trào Yên Thế tất bại
- Nguyên nhân khởi nghĩa lâu dài do phần nào kết hợp được vấn đề dân tộc và dân chủ (ruộng ất) cho dân
  Ý nghĩa lịch sử:
- Là phong đấu tranh lớn nhất của nông dân cuối thế kỷ XIX.
- Thể hiện ý chí, sức mạnh của nông dân.
- Làm chậm quá trình xâm lược và bình định của thực dân Pháp.
- Nông dân cần có một giai cấp tiên tiến lãnh đạo. 
  
7 tháng 5 2016

* Diễn biến:

Mùa hè năm 1906, Phan Châu Trinh về nước. Việc làm đầu tiên là gửi một bức chữ Hán cho toàn quyền Jean Beau vạch trần chế độ phong kiến thối nát, yêu cầu nhà cầm quyền Pháp phải thay đổi thái độ đối với sĩ dân nước Việt và sửa đổi chính sách cai trị để giúp nhân dân Việt từng bước tiến lên văn minh.

Liền theo đó, với phương châm “tự lực khai hóa” và tư tưởng dân quyền, Phan Châu Trinh cùng Huỳnh Thúc Kháng, Trần Quý Cáp đi khắp tỉnh Quảng Nam và các tỉnh lân cận để vận động cuộc duy tân. Khẩu hiệu của phong trào lúc bấy giờ là: Chấn dân khí, khai dân trí, hậu dân sinh.

* Ý nghĩaPhong trào Duy Tân do Lương-Khang tiến hành thực chất là một cuộc cách mạng tư sản không triệt để và đã thất bại. Trước tình hình một nước rộng lớn như Trung Quốc đang bị các quốc gia khác xâu xé, trước tình hình Nhật Bản đã canh tân đất nước theo con đường tư bản và trở nên hùng mạnh, Lương-Khang đã xác định con đường nên đi là con đường tiến theo tư bản như nước Nhật.
Với mục tiêu xây dựng chế độ quân chủ lập hiến (tương tự như Nhật và Anh), Lương-Khang đã lôi kéo được vua Quang Tự tham gia vào kế hoạch lần này. Vua Quang Tự, một mặt thấy được ích lợi từ việc cải cách của Nhật, một mặt muốn nhờ tay Khang-Lương để lấy lại quyèn lực từ tay thái hậu Từ Hy, nên đã đồng ý tham gia và ủng hộ để 2 vị tiến hành cuộc cách mạng này.
Về bản chất và ý nghĩa, đây là một cuộc cách mạng không triệt để của các lực lượng tư sản TQ, mở đường cho TQ tiến lên thành một nước quân chủ lập hiến, làm tiền đề để phát triển cũng như tìm cách chống lại các thế lực ngoại xâm. Tuy thất bại nhưng cuộc cách mạng cũng cho thấy rằng các lực lượng tư sản trong nước đã có bước lớn mạnh, chuẩn bị sẵn sàng cho một cuộc cách mạng tư sản lớn sau này.
  
29 tháng 12 2020

Một buổi đêm yên tĩnh. Ngồi trên bàn làm việc, với xấp giấy trước mặt mình, cái tay cầm bút của tôi cứ xoay đi xoay lại cái bút một hồi để không bị tê tay. Chắc tôi đang bí, chẳng nghĩ ra được gì để viết cả. Nhìn ra đồng hồ kia, kim chỉ giờ điểm điểm sát 11 giờ tròn. Thở dài một tiếng, bất giác tôi lại bồi hồi đi, nhớ về chuyện cũ. Biết là chẳng liên quan gì, nhưng đột nhiên tôi lại nhớ đến trăng - người bạn tri kỉ tâm giao của tôi. Nhớ hồi còn bé, khi không ngủ được, tôi lại cứ nhìn lên trăng mà trò chuyện với trăng, rồi khi lớn lên, đi chiến tranh ở rừng, khi cô đơn, tôi lại nhìn lên trăng, cứ như là đang nói cuyện với nhau qua suy nghĩ của tôi vậy; thế mà đã 3 năm sau ngày cách mạng giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, lâu lắm rồi tôi đã chẳng còn nhớ cảnh trong rừng nó như thế nào nữa, giờ đây, trước mặt tôi chỉ có một tấm gương trong suốt được đặt lên làm cửa kính và một bóng đèn led đang chói sáng trên đầu tôi, còn nhớ, nhưng ngày đó có bao kỉ niệm vui với trăng, vậy mà...

 

26 tháng 2 2018

Hình ảnh người bà âm thầm vượt qua mọi khó khăn, cơ cực, buôn bán ngược xuôi, chịu mọi hiểm nguy để nuôi dạy cháu mồ côi, nghịch ngợm giữa cảnh chiến tranh khốc liệt: bà mò cua xúc tép, gánh chè xanh Ba Trại, thập thững những đêm hàn, bà tôi đi bán trứng ở ga Lèn.

=> Đó là những nét vẽ rất thực, rất đậm trong hình tượng về người bà của nhà thơ; và cũng là hình ảnh người bà rất gần gũi với mỗi gia đình Việt 

Đáp án D

24 tháng 1 2017

Làng tôi là một làng quê nhỏ cách biển không xa . Bao đời nay , dân làng tôi làm nghề đánh cá và cµy ruộng .
Thuë lên tám , lên chín tuổi , chiều chiều tôi thường cùng đám bạn chăn dong trâu ra đồng ra bãi .Trong lúc lũ trâu thong dong gặm cỏ thì bọn trẻ tụi tôi nghĩ ra bao nhiêu là trò chơi vui . Chúng tôi thường mải mê chơi đến nỗi trời tối lúc nào không biết . Ngước lên nhìn vầng trăng cong vút như cặp sừng trâu đã lấp loa sau rặng tre làng .
Mùa hè trôi đi rất nhanh . Trên đầm , sen đã tàn gần hết . Đám trẻ chúng tôi bắt đầu bàn về chuyện đón tết trung thu . Chúng tôi không quên bảo bà hoặc bảo mẹ khi nào đi chợ thì mua cho chiếc đèn ông sao thật lớn .
Đêm rằm tháng tám , trăng tròn vành vạnh trên bầu trời chi chít sao . Ánh trăng vằng vặc soi khắp nẻo đường quê rộn rã tiếng trẻ con rước đèn đón trăng . Tuổi thơ tôi gắn bó với trăng . Trăng dịu dàng tỏa sáng trên những cánh đồng lúa bát ngát , trăng chiếu lấp lánh trên sông , trăng dập dờn theo sóng trên biển . Trăng đã trở thành người bạn thân thiết và tình nghĩa trong cuộc sống của chúng tôi .
Lớn lên , tôi cùng bạn bè rời làng quê yêu dấu để lên đường vào miền Nam đánh Mĩ . Những ngày tháng gian khổ ở rừng , vầng trăng đã thành người bạn tri kỉ , làm vơi đi những mất mát đau thương , đem lại cho chúng tôi niềm hứng khởi trước vẻ đẹp vĩnh hằng của thiên nhiên mà không một thứ bom đạn nào có thể tàn phá nổi .
Chiến tranh đã đi qua , miền Nam đã được giải phóng , đất nước thống nhất thành một dải từ Bắc vào Nam. Cả đất nước bắt tay vào xây dựng cuộc sống mới , cuộc sống trong hòa bình . Những người lính chúng tôi bước vào một giai đoạn mới . Tạm biệt chiến khu với những cánh rừng bát ngát một mầu xanh , chúng tôi vào thành phố . Biết bao là bỡ ngỡ lạ lùng trước nhịp sống sôi động , trước những dãy nhà cao tầng san sát nhau , trước những con đường nhộn nhịp đông vui . Ngày tháng trôi qua dần , tôi cũng quen với cuộc sống hiện đại nơi đây . Đêm đêm , cả thành phố sáng rực ánh đèn , lấp lánh cửa gương . Theo quy luật của thiên nhiên , vầng trăng vẫn hiện lên đều đều giữa không trung , như mọi người và cả đám trẻ con ngày nào . Bây giờ chúng tôi nhìn trăng với ánh mắt xa xôi như nhìn một người khách lạ , hay chỉ như nhìn một người dưng đi qua đường .
Một lần , tôi cùng cả nhà đang ngồi xem Ti vi thì cả thành phố bị cúp điện . Căn phòng bỗng nhiên tối om , ngột ngạt . Tôi vội bật tung cánh cửa sổ cho thoáng và sững người trước vầng trăng tròn đầy đang lặng lẽ tỏa ánh sáng huyền ảo lên mặt đất . Tôi mừng như gặp lại người bạn thân sau bao ngày xa cách . Đối diện với trăng , trong lòng tôi đột ngột dâng lên một cảm giác rưng rưng , khó tả . Tất cả kỉ niệm vui buồn của ngày xưa chợt hiện lên trong tâm trí tôi . Tôi lặng đi , chìm đắm trong hồi tưởng về một thời chưa xa . Những cánh đồng bát ngát lúa , những dòng sông , những cánh rừng , biển cả , làng mạc , thôn xóm …nơi tôi và đồng đội đã từng sống và chiến đấu . Có bao nhiêu người đã ngã xuống ở tuổi thanh xuân để đất nước , để dân tộc được tự do độc lập ? Vậy mà không ít người , trong đó có tôi đã vội quên đi …
Tôi miên man suy nghĩ và tự trách mình . Chúng ta không thể viện lí do này , lí do nọ để đổ lỗi cho cuộc sống bon chen hối hả hiện tại để quên đi quá khứ gian khổ , nhọc nhằn mà oanh liệt của đất nước và dân tộc . Trên cao kia , vầng trăng vẫn ngời ngợi tỏa sáng mặc cho những kẻ vô tình . Vầng trăng vẫn cứ im lặng giống như một lời trách móc , một lời nhắc nhở nghiêm khắc mà bao dung độ lượng của người bạn thủy chung tình nghĩa .
Qua câu chuyện nhỏ về vầng trăng , tôi muốn gửi tới các bạn lời nhắc nhở chân tình về lẽ sống thủy chung ân nghĩa . Và tôi mong tất cả cá bạn : Hãy trân trọng tất cả những gì mình đang có vì đó là thành quả của bao nhiêu gian khó nhọc nhằn , bao hi sinh xương máu của những người đã vĩnh viễn ra đi . Bạn phải giữ thật chặt những điều ấy để không phải ân hận như tôi trong câu chuyện với văng trăng tri kỉ của mình .

6 tháng 1 2019

Burke từng nói: “Không bao giờ có thể hoạch định cho tương lai bằng quá khứ”; quả không sai. Người Việt Nam xưa vẫn có câu:
“Ăn quả nhớ kẻ trồng cây
Ăn khoai nhớ kẻ cho dây mà trồng”

Đó là truyền thống được nhắc đến trong các tác phẩm văn học từ bao đời nay và “Ánh trăng” cũng là tâm sự thầm kín của Nguyễn Duy nằm trong mạch cảm xúc ấy. Qua bài thơ, tác giả đã kín đáo bộc lộ những suy nghĩ, chime nghiệm về một lối sống ân nghĩa thủy chung cao quý trong cuộc đời mỗi con người.

Bài thơ “Ánh trăng” ra đời vào năm 1978 tại thành phố Hồ Chí Minh sau khi cuộc kháng chiến chống Mĩ kết thúc được ba năm. Trong suốt ba năm ấy không phải ai cũng còn nhớ những nghĩa tình trong quá khứ. Tác giả Nguyễn Duy viết bài thơ này như một lời tâm sự, một lời nhắn nhủ chân tình với chính mình và với mọi người về lẽ sống nghĩa tình thủy chung:
Hồi nhỏ sống với đồng
với sông rồi với bể
hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Khổ thơ đầu mở ra như những lời tự sự ghi lại những dòng hồi ức của tác giả về quá khứ. Bằng sự vận động của thời gian gắn bó với sự trưởng thành của nhà thơ, người đọc như thấy thấp thoáng đâu đây bóng dáng một cậu bé hồn nhiên gắn liền với những người bạn khổng lồ: “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” trong quá khứ. Tuổi thơ chúng ta mấy ai có được những người bạn tri âm, những khoảnh khắc giao hòa diệu vợi với thiên nhiên thôn quê như thế? Thuở bé, nhà thơ Trần Đăng Khoa cũng đã có lần được “chơi” với trăng, được tắm mình trong thế giới thiên nhiên bao la nơi chính sân nhà mình:
Ông trăng tròn sáng tỏ
Soi rõ sân nhà em

Tuổi thơ tác giả được nô đùa với ánh trăng, với thiên nhiên, chan hòa đến mức “trần trụi” không còn khoảng cách:
Trần trụi với thiên nhiên
hồn nhiên như cây cỏ

Đó là tình cảm gắn chặt keo sơn, để rồi đến khi tham gia kháng chiến, vầng trăng trở thành tri kỉ của người lính:
Hồi chiến tranh ở rừng
vầng trăng thành tri kỉ

Ánh trăng từ giã “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” để cùng người lính vào chiến trường, làm một người bạn tinh thần trong kháng chiến. Trăng với người lính, với nhà thơ trong những năm ở rừng thời chiến tranh đã trở thành “đôi bạn tri kỉ”. Ta bắt gặp những giây phút ấm nồng của sự gắn chặt keo sơn ấy trong thơ người lính lái xe Phạm Tiến Duật:
Cái vết thương xoàng mà đưa viện
Hàng còn chờ đó tiếng xe reo
Nằm ngửa nhớ trăng, nằm nghiêng nhớ bến
Nôn nao ngồi đợi nhớ lưng đèo

hay giữa rừng khuya sương muối, người chiến sĩ đứng chờ giặc tới với tư thế bồng súng:
đầu súng trăng treo
(Đồng chí_Chính Hữu)

và ngay cả trong thơ Hồ Chí Minh, vầng trăng đã trở nên quá đỗi quen thuộc với người lính:
“Gối khuya ngon giấc bên song trăng nhòm”

Trăng đã chia ngọt sẻ bùi suốt chặng đường hành quân, suốt những thời khắc nhuốm màu rực lửa bom đạn, trăng cùng người lính đánh phá, chống trả mưa bom quân thù:
Và vầng trăng, vầng trăng đất nước
Vượt qua quầng lửa mọc lên cao
(Phạm Tiến Duật)

…Trong giây phút khăng khít ấy, người lính đã tự hứa với bản thân mình
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa

Vậy mà cuối cùng, cái “lời hứa” ấy đành chôn vùi vào quên lãng với dòng chảy bộn bề của thời gian. Lời hứa năm xưa nay chỉ được nhớ lại bằng từng chữ “hồi” như một điệp khúc. “Hồi” – chỉ là “hồi ấy” thôi, còn bây giờ, nghĩa tình năm xưa bị vứt bỏ. Chữ “hồi” như một điểm dừng chân giữa ranh giới ngày ấy và hôm nay để bây giờ đưa người đọc lần về quá khứ. Lời thơ mỗi lúc một nhẹ nhàng, như lời thủ thỉ tâm tình kéo độc giả cuốn vào mẩu chuyện nhỏ. Điều “ngỡ không bao giờ quên ấy” nay đã không còn nữa
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường

Vầng trăng là biểu tượng cho quá khứ nghĩa tình, thủy chung. Hình ảnh ánh trăng đang dần được nhân hóa lên: lặng lẽ “đi qua ngõ”… Ba năm sau kháng chiến, hòa bình được lập lại trên đất nước phồn hoa, trên thành phố hoa lệ. Cái thiên nhiên vĩ đại nguyên sơ ngày xưa: “đồng”; “bể”; “sông”; “rừng” biến mất, thay vào đó là một kích cỡ nhân tạo, cũng đồ sộ nhưng lộng lẫy hơn, uy nghi hơn, chói lòa hơn. Cuộc đời đổi thay, con người thay đổi, người ta bon chen hơn, ích kỉ hơn, vật chất hơn, gác lại cuộc sống tâm hồn vào góc quá khứ. Cũng như con đường lúc thẳng lúc vòng, lúc ngoặt, cuộc đời cũng có những lúc như thế! Trở lại cuộc sống thị thành của những con người vừa về thành phố, ta bắt gặp người lính năm xưa nay đang sống trong bủa vây tiện nghi sang trọng “ánh điện cửa gương” và những phòng “buyn-đinh” cao chót vót. Cuộc sống quá sung túc, đầy đủ đã khiến cho “cái vầng trăng tình nghĩa” ngày nào dẫn vùi vào quên lãng. Những no đủ của cuộc sống hấp dẫn hơn cái tình nghĩa năm xưa hay sao? Hấp dẫn hơn cả quá khứ gian lao nơi chiến trường thắm tình đồng chí, đồng đội. Trăng nay thành “người dưng”, người xa lạ không quen không biết, tác giả không còn nhận ra người bạn tri kỉ hôm nào. Với kết cấu đối lập, “ánh điện cửa gương” sáng lòa lộng lẫy và “ánh trăng” dịu nhẹ thanh cao, tác giả như đang muốn bộc lộ một lời tự thú chân thành từ tận đáy sâu tấm lòng tác giả:
Thình lình đèn điện tắt
Phòng buyn-đinh tối om
Vội bật tung cửa sổ
Đột ngột vầng trăng tròn

“Thình lình” và “đột ngột” không khỏi làm người đọc giật mình trước sự cố “mất điện” tại thành phố phồn hoa. Lúc ấy, mọi tầm cỡ tiện nghi bỗng trở về với nấc thanh số không tròn trĩnh. Cử chỉ “vội bật tung cửa sổ” như một phản xạ tự nhiên trong bóng tối con người hướng ra ánh sáng, chứ thực sự đó không phải là chủ ý đi tìm lại người bạn năm xưa của người lính. Và rồi không chỉ bạn đọc, mà ngay cả tác giả cũng phải giật mình khi “đột ngột vầng trăng tròn”. Ánh trăng năm xưa nay đang đứng im trước mặt người lính. Ánh trăng ấy vẫn đẹp, vẫn tròn, vẫn nồng diệu một thứ ánh sáng huyền ảo, lung linh. Nhưng vầng trăng kia xuất hiện đâu phải chỉ “cứu giúp” nguồn ánh sáng cho người lính mà nó còn mang lại sự xáo trộn trong tâm hồn người thi sĩ:
Ngửa mặt lên nhìn mặt
có cái gì rưng rưng
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Hai khuôn mặt tri âm tri kỉ ngày nào giờ đang đối diện nhau. Nguyễn Duy gặp lại người bạn năm xưa, kéo theo cả một vùng trời thôn quê quá khứ. Hai bên chẳng nói chẳng rằng, vầng trăng chỉ đứng yên vậy mà người lính lại thấy “có cái gì rưng rưng”. Kỉ niệm tuổi thơ ngày nào giờ lại ùa về đánh thức tâm hồn người chung cuộc
như là đồng là bể
như là sông là rừng

Cảm xúc dâng trào mạnh mẽ với nhịp thơ gấp gáp dồn dập “như là”. Phải chăng đó chính là xúc cảm trong nỗi niềm xót xa ân hận vừa chợt nhớ lại quá khứ? Hóa ra kí ức chỉ tạm lắng xuống do con người quá mải mê tìm những thứ vật chất vô danh trước cuộc sống bộn bề bởi khi có tác động, nó lại sống dậy mạnh mẽ như chưa từng quên đi.
Trăng cứ tròn vành vạnh
kể chi người vô tình
ánh trăng im phăng phắc
đủ cho ta giật mình

Hình ảnh ánh trăng “tròn vành vạnh” cho thấy quá khứ ngày đó nay vẫn vẹn nguyên, vẫn đẹp viên mãn, vẫn đầy đủ không khiếm khuyết dù ai kia vô tình, đổi thay. Và để rồi bởi chính trăng vô ngôn, không một lời trách móc đã khiến cho “người vô tình” nay bỗng “giật mình” tỉnh ngộ. Cái “im phăng phắc” của trăng vừa biểu thị sự bao dung độ lượng, vừa gây nỗi ám ảnh, dằn vặt bởi im lặng chính là sự trừng phạt đích đáng nhất dành cho những người lãng quên quá khứ, lãng quên lời hứa năm xưa của mình. Chính cái im lặng của ánh trăng đã gây xáo trộn những mơ mộng “ánh điện cửa gương” của con người, khiến con người phải dày xé tâm can, phải dằn vặt đau đớn.

Ánh trăng cũng chính là một biểu tượng thức tỉnh con người trở về với lối sống ân nghĩa thủy chung, “uống nước nhớ nguồn”. “Tòa án lương tâm” của con người ngay lập tức mở ra khi đối diện với quá khứ nghĩa tình, để con người nhận ra mình đang đứng ở đâu khi đã quên đi quá khứ. Người lính “giật mình” để nhìn lại chính mình, “giật mình” để thức tỉnh lương tam, “giật mình” để trân trọng lại quá khứ và “giật mình” để trở về với những giá trị cao đẹp vĩnh gằng. Cũng giống như Lí Bạch khi xa quê:
Cử đầu vọng minh nguyệt
Đê đầu tư cố hương
(ngẩng đầu nhìn trăng sáng
Cúi đầu nhớ cố hương)

Giữa miền đất xa lạ, Lí Bạch nhìn vầng trăng để nhớ về quê hương mình, như níu lấy chút gì đó để sưởi ấm tam hồn người lữ khách. Còn với Nguyễn Duy, vầng trăng trên bầu trời kia còn gợi lại cả quá khứ đặc biệt làm cho tâm hồn thi sĩ và bạn đọc trở về với chính mình.

Bằng hình tượng “ánh trăng” thấm đượm ý nghĩa nhân văn, Nguyễn Duy đã gửi tới bạn đọc một lời nhắn gửi, một bức thông điệp thiết tha: “Hãy lắng lại một chút cái bận bịu cuộc sống để nhìn lại bản thân mình”. Qua thể thơ ngũ ngôn với giọng thơ chân thành, nhỏ nhẹ mà thấm sâu, hình ảnh giàu biểu tượng với ngôn ngữ bình dị, mộc mạc, tác giả đã bộc lộ những suy nghĩ về một lẽ sống ân nghĩa, thủy chung cao quý trong cuộc sống. Ngoài ra với chữ cái đầu câu thơ không viết hoa, tác giả đã thành công khi để cho mạch cảm xúc trôi theo dòng chảy thời gian, theo mạch tự sự để bạn đọc có thể giao cảm với một tâm hồn đang hướng tới cái đẹp đáng trân trọng. Như Anatole Francel đã nói: “Đừng đánh mất quá khứ vì với quá khứ, người ta xây dựng tương lai”.

7 tháng 1 2019

I. Mở bài
- Ánh trăng là đề tài quen thuộc của thi ca, là cảm hứng sáng tác vô tận cho các nhà thơ
- Nguyễn Duy, một nhà thơ tiêu biểu cho thế hệ trẻ sau năm 1975 cũng góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”.
- Với Nguyễn Duy, ánh trăng không chỉ là niềm thơ mà còn được biểu đạt một hàm nghĩa mới, mang dấu ấn của tình cảm thời đại: Ánh trăng là biểu tượng cho quá khứ trong mỗi đời người.
- Đối diện trước vầng trăng, người lính đã giật mình về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua. Bài thơ “Ánh trăng” giản dị như một niềm ân hận trong tâm sự sâu kín ấy của nhà thơ.
II. Thân bài.
1. Cảm nghĩ về vầng trăng quá khứ
- Ánh trăng gắn với những kỉ niệm trong sáng thời thơ ấu tại làng quê:
“Hồi nhỏ sống với đồng
Với sông rồi với biển”
- Con người khi đó sống giản dị, thanh cao, chân thật trong sự hoà hợp với thiên nhiên trong lành: “trần trụi với thiên nhiên - hồn nhiên như cây cỏ”
- Ánh trăng gắn bó với những kỉ niệm không thể nào quên của cuộc chiến tranh ác liệt của người lính trong rừng sâu.
“Hồi chiến tranh ở rừng
Vầng trăng thành tri kỉ
Trần trụi với thiên nhiên
Hồn nhiên như cây cỏ
Ngỡ không bao giờ quên
Cái vầng trăng tình nghĩa”
Trăng khi đó là ánh sáng trong đêm tối chiến tranh, là niềm vui bầu bạn của người lính trong gian lao của cuộc kháng chiến - vầng trăng tri kỉ. Nhân vật trữ tình gắn bó với trăng trong những năm dài kháng chiến. Trăng vẫn thuỷ chung, tình nghĩa.
2. Cảm nghĩ về vầng trăng hiện tại.
Từ hồi về thành phố
Quen ánh điện cửa gương
Vầng trăng đi qua ngõ
Như người dưng qua đường
- Vầng trăng tri kỉ ngày nào nay đã trở thành “người dưng” - người khách qua đường xa lạ
+ Sự thay đổi của hoàn cảnh sống- không gian khác biệt, thời gian cách biệt, điều kiện sống cách biệt
+ Hành động “vội bật tung cửa sổ” và cảm giác nhận ra “đột ngột vầng trăng tròn”, cho thấy quan hệ giữa người và trăng không còn là tri kỉ, tình nghĩa như xưa vì con người lúc này thấy trăng như một vật chiếu sáng thay thế cho điện sáng mà thôi.
+ Câu thơ dưng dưng - lạnh lùng - nhức nhối, xót xa miêu tả một điều gì bội bạc, nhẫn tâm vẫn thường xảy ra trong cuộc sống.
=> Từ sự xa lạ giữa người với trăng ấy, nhà thơ muốn nhắc nhở: đừng để những giá trị vật chất điều khiển chúng ta....
c. Niềm suy tư của tác giả và tấm lòng của vầng trăng.
- Trăng và con người đã gặp nhau trong một giây phút tình cờ.
+ Vầng trăng xuất hiện vẫn một tình cảm tròn đầy, không mảy may sứt mẻ.
+ “Trăng tròn”, hình ảnh thơ khá hay, tình cảm trọn vẹn, chung thuỷ như năm xưa.
+Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt” là tư thế đối mặt: “mặt” ở đây chính là vầng trăng tròn (nhân hoá). Con người thấy mặt trăng là thấy được người bạn tri kỉ ngày nào. Cách viết thật lạ và sâu sắc!
- Ánh trăng đã thức dậy những kỉ niệm quá khứ tốt đẹp, đánh thức lại tình cảm bạn bè năm xưa, đánh thức lại những gì con người đã lãng quên.
+ Cảm xúc “rưng rưng” là biểu thị của một tâm hồn đang rung động, xao xuyến, gợi nhớ gợi thương khi gặp lại bạn tri kỉ.
+ Nhịp thơ hối hả dâng trào như tình người dào dạt. Niềm hạnh phúc của nhà thơ như đang được sống lại một giấc chiêm bao.
- Ánh Trăng hiện lên đáng giá biết bao, cao thượng vị tha biết chừng nào:
“Trăng cứ tròn vành vạnh
..............
Đủ cho ta giật mình”
+ Trăng tròn vành vạnh là hiện diện cho quá khứ đẹp đẽ không thể phai mờ. Ánh trăng chính là người bạn nghĩa tình mà nghiêm khắc nhắc nhở nhà thơ và cả mỗi chúng ta: con người có thể vô tình, có thể lãng quên nhưng thiên nhiên, nghĩa tình quá khứ thì luôn tròn đầy, bất diệt.
+“Giật mình” là cảm giác và phản xạ tâm lí có thật của một người biết suy nghĩ, chợt nhận ra sự vô tình, bạc bẽo, sự nông nổi trong cách sống của mình. Cái “giật mình” của sự ăn năn, tự trách, tự thấy phải đổi thay trong cách sống. Cái “giật mình” tự nhắc nhở bản thân không bao giờ được làm người phản bội quá khứ, phản bội thiên nhiên, sùng bái tiện nghi mà coi rẻ thiên nhiên.
Câu thơ thầm nhắc nhở chính mình và cũng đồng thời nhắc nhở chúng ta, những người đang sống trong hoà bình, hưởng những tiện nghi hiện đại, đừng bao giờ quên công sức đấu tranh cách mạng của biết bao người đi trước.
III. Kết luận:
- Bài thơ “Ánh trăng” là một lần “giật mình” của Nguyễn Duy về sự vô tình trước thiên nhiên, vô tình với những kỉ niệm nghĩa tình của một thời đã qua.
- Nó gợi ra trong lòng chúng ta nhiều suy ngẫm sâu sắc về cách sống, cách làm người, cách sống ân nghĩa thuỷ chung ở đời.
- Ánh trăng thật sự đã như một tấm gương soi để thấy được gương mặt thực của mình, để tìm lại cái đẹp tinh khôi mà chúng ta tưởng đã ngủ ngon trong quên lãng.