K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 10 2017

Cuộc đời tôi thật chán ngắt khi tôi đi học mà cứ phải nhận những con điểm xấu, khi thấy các bạn bàn luận với nhau về điểm chín, điểm mười, bài này thế nọ, bài này thế kia. Tôi thấy ghen tỵ lắm, tôi cứ muốn nghỉ học ở nhà chơi cho sướng đời, học hành chi cho mệt. Nhưng mà cái cảnh sân trường rộn rã, ngôi trường vui nhộn kia cứ thu hút tôi, nó cứ kéo tôi về với nó. Tôi sẽ thử cho mình một cơ hội nữa xem sao.

Tôi cố gắng học hành cho thật giỏi để đền ơn ông bà cha mẹ vì tôi luôn nhớ lời cô tôi dạy: “Sống là cho đâu chỉ nhận riêng mình”. Tôi đã mang ơn cha mẹ tôi rất nhiều, từ cái áo, cái quần đến quyển vở, cây viết đều là nhờ công lao cực khổ của cha mẹ đã đổ những giọt mồ hôi làm việc mà kiếm được cho tôi. Tôi quyết tâm làm tròn chữ hiếu. Tôi thì là một học sinh yếu, lại nhu nhược nên trong lớp không ai thích chơi với tôi mấy, vì thế nên tôi cũng không thể nhờ các bạn chỉ bài giúp. Bây giờ chỉ còn tôi với tôi bước đi trên con đường khó khăn này thôi. Tôi yếu rất nhiều môn học, mà lại là những môn chính nữa chứ, chẳng hạn như là: văn, toán, anh, và còn nhiều môn khác nữa mà tôi bị mất căn bản hết rồi. Nhưng lòng quyết tâm vươn lên học tập tốt của tôi đã đánh bại cái mềm yếu, dễ dàng bỏ cuộc của tôi.

Từ đó trở đi, vào lớp tôi luôn chăm chú lắng nghe thầy cô giảng bài, tập trung nghe kỹ hơn những phần chính của bài giảng và hỏi lại thầy cô những phần tôi không hiểu hay còn lúng túng. Về nhà, tôi thực hiện tất cả những dặn dò của thầy cô giao. Chẳng hạn, môn anh văn, tôi thuộc từ vựng rất kỹ và thường xuyên ôn lại kiến thức cũ, cố gắng lấy lại căn bản. Có khi phải thức thâu đêm nhưng tôi không ngại khó khăn, cực nhọc để đạt được mục đích của mình. Môn Văn thì tôi thường xuyên làm thêm những bài tập làm văn, tham khảo thêm những bài văn mẫu hay để trau dồi kiến thức. Như lời các nhà bác học đã nói: “Học, học nữa, học mãi” và “Bác học không có nghĩa là ngừng học”, và đặc biệt nhất là câu nói “Kiến thức ta biết chỉ là một giọt nước trong biển rộng bao la của kiến thức nhân loại”. Những lời nói đó cứ khiến tôi nhớ mãi. Môn Toán tôi làm thêm những bài tập bổ sung rất nhiều. Tôi học như thế với một khát vọng to lớn, một ước mơ vĩ đại là mai sau làm một bác sĩ. Và cứ thế, tôi học không ngừng, không ngừng vươn xa, không ngừng tiến bộ. Rồi ngày đó cũng tới, cái ngày mà tôi biết được kết quả của bao ngày học hành cực nhọc. Tôi thật bất ngờ khi biết điểm trung bình của tôi tròn chín phẩy, chỉ đứng sau bạn lớp trưởng. Khi ấy, tôi nhận ra rằng: “Không có gì là không thể nếu ta cố gắng không ngừng, không bao giờ nghĩ đến bỏ cuộc”. Sau những ngày phấn đấu, tôi đã làm cha mẹ vui lòng khi gặt hái được thành quả tốt đến như vậy.

Qua câu chuyện này, tôi muốn gửi một thông điệp đến các bạn học sinh yếu rằng lòng quyết tâm, sự kiên trì và cố gắng vươn lên trong học tập là thứ không thể thiếu. Có nó thì ta có thể làm được tất cả, thực hiện được những ước mơ mà ta luôn cho là điều không thể. Hãy sống và cố gắng vươn tới những ước mơ, đừng bao giờ bỏ cuộc.

3 tháng 5 2018

Có rất nhiều những khoảnh khắc đẹp trong cuộc sống để lại nhiều ấn tượng trong con người  tôi . Mỗi ngày mới là một niềm vui bởi khi tôi thức dây cái mà tôi ấn tượng nhất đó là khu vườn trước nhà tôi vào những buổi sáng sớm.

Vào mùa xuân khi cây cối đâm chồi nảy lộc, tất cả những mầm non của cây đều đâm chồi và  tràn đầy sức sống, những cánh hoa đào nở rộ khi mới lập xuân, đỏ lòe cả 1 khu vườn nhà tôi, trong một khu vườn có rất nhiều những cây cối do bố mẹ tôi trồng từ cây cảnh đến rất nhiều những loài cây khác như cây ăn quả … Tràn đầy trên khu vườn trước nhà tôi, những đàn ong vào những buổi sáng sớm đã đua nhau đi hút mật hoa, rồi những cây xanh vẫn đang long lanh những giọt sương trên lá, cánh đào thì đua nhau để khoe sắc.

Sáng sớm có lẽ là thời khắc mà tôi không thể quên được khi lúc đó không khí trong lành, con người cũng bước vào một ngày mới với bao nhiêu sức sống và  niềm vui, khoảnh khắc mỗi khi thức dậy cái đầu tiên mà ta nhìn thấy đó là khung cảnh lãng mạn của khu vườn cũng góp phần cho ta thêm sức sống. Khi bước chân ra ngoài không khí trong lành của cây cối xung quanh khiến cho tâm hồn con người thấy thoải  mái và  dễ chịu, ánh mắt trìu mến khi ngắm những cành lộc non của những cây xanh trước nhà, đưa tay ra sờ những cành nụ non đó thấy thật mụ mẫm và căng tràn sức sống, mùa xuân là mùa của cây cối đâm chồi nảy lộc, đây là mùa đầu tiên  của 1 năm mới đã đến người người  nhà nhà đều về và hưởng thụ những không khí ấm áp của gia đình, với những nồi bánh chưng xanh và những câu đố đầu xuân mới. 

Mỗi sáng khi thức dậy tôi thường ngắm những khung cảnh xung quanh cuộc sống của tôi, tôi thấy yêu nó, và những khung cảnh đó giúp cho tôi có thêm nghị lực để làm việc tốt hơn, những cánh đào nở rộ, đóa hòe trước của nhà, cùng với những làn gió heo may đang bây phấp phới trước  nhưng khung cảnh của tiết trời mùa xuân, đó là những thời khắc mà tôi có thể thư giản và cảm nhận được những điều tốt lành từ cuộc sống của mình. Cuộc sống không chỉ bộn bề với những công việc mà xung quanh nó vẫn tồn tại rất nhiều những cái hay và khiến cho tâm hồn con người sao xuyến, những rặng cây hoa đổi màu trước của nhà vào buổi sáng sớm nó cáo màu trắng hồng, long lanh trước những giọt sương đêm, những cánh hoa to, đang chen nhau đua sắc trước khu vườn, rồi những cây ăn quả, thì đang nảy những mầm xanh non để sắp cho ra những trái hoa quả mới,  những cây cảnh phong phú trước nhà khiến tôi cảm thấy trong cuộc sống có khá nhiều điều thú vị, mỗi khi tôi bị áp lực khu vườn rồi cùng với những đàn ong đi kiếm mật vào buổi sáng sớm khiến tôi thấy thoải mái và có thêm sức sống nữa, khi căng thẳng tôi thường so sánh mình như những mầm lộc non kia cũng đều phải nảy nở trường  tồn cùng cuộc sống cho dù cuộc sống có muôn vàn những sóng gió, nhưng những cánh hoa, những cây xanh đó vẫn sinh xôi và phát triển, điều đó khiến tôi cảm thấy mình cần có trách nhiệm hơn với cuộc sống của mình. 

Khu vườn vào buổi sáng sớm là thời khắc đẹp nhất của 1 ngày mới, khi con người đang trang trải về 1 công việc trong ngày đó nhưng có những khoảnh khắc trong lành của khu vườn đã giúp cho con người thấy thư thái.  trong khu vườn  không chỉ có không khí của thiên nhiên xung quanh mà còn có sự sống của những loài chim trên bầu trời trong xanh.

Tôi rất thích khoảnh  khắc của khu vườn vào buổi sáng sớm, đó là những khoảng không gian đẹp mà tôi từng có trong cuộc sống, mọi thứ xung quanh tôi giường như đang hòa vào thiên nhiên xung quanh cuộc sống của mình.

3 tháng 5 2018

Ban hay lam bai theo dan y sau:

MB: -Gioi thieu chung ve khu vuon nha em.

TB: -Mieu ta khai quat khu vuon nha em vao luc sang som

       +No trong nhu the nao?

      -Mieu ta chi tiet khu vuon nha em vao luc sang som

       +Nhung chu chim hot liu lo

       +Nhung bong hoa con vuong lai nhung giot suong li ti, lap lanh, lung linh nhu nhung hat ngoc

       +Nhung canh cay vuon ra don ngon gio dau tien trong ngay, phat pho nhu nhung vu cong dang nhay mua

KB: Neu len vai tro cua chung ta trong viec bao ve thien nhien va bao ve bau khong khi

2 tháng 5 2017

Gợi ý phần thân bài:

- Hiện nay chúng ta có thể nhìn thấy sinh viên hay học sinh việc học chẳng còn quan trọng như ngày xưa. Với hiện tại như bây giờ, các thầy cô chỉ cần cho đề cương sát với đề thi 99,9% thì tỷ lệ học sinh đỗ đạt điểm rất cao.....

- Công nghệ cứ vậy mà tăng với lứa tuổi từ những em bé mới lớp 1 thôi các loại ứng dụng hay cảm ứng các em đều sử dụng một cách thành thạo, chỉ cần xem qua 1 - 2 lần là đã thuộc rồi, xong đó sẽ ảnh hưởng tới việc họ của học sinh. Những loại ứng dụng vậy sẽ là chất gây nghiện cho các em,....

- Hiện nay , không cần học thì chắc là cũng giỏi vì khi vào phòng thi thì có phao,....Làm bùa hỗ trợ, nói cách khác coi phao là kĩ năng của học sinh....

- Học chỉ là học vẹt, học hiểu tạm thời xong là bỏ gần như " chữ thầy trả cho thầy ".....

9 tháng 8 2017
  • Mở bài:

Bàn về vai trò của giáo dục và học tập, lãnh tụ Mandela khẳng định: “Giáo dục là vũ khí mạnh nhất mà người ta có thể sử dụng để làm thay đổi thế giới. Muốn thành công không có con đường nào khác ngoài con đường học tập. Để bắt kịp thời đại, nước ta cũng đề cao giáo dục là quốc sách, liên tục nâng cao, cải cách, điều chỉnh chương trình học tập, nâng cao hiệu quả giáo dục, đáp ứng yêu cầu của nền kinh tế. Thế nhưng, ý thức học tập của học sinh ngày nay không tương xứng với những kì vọng của đất nước.

  • Thân bài:

* Giải thích:
Ý thức học tập là gì? Ý thức học tập là nhận thức của học sinh về vai trò và lợi ích của việc học đối với sự phát triển con người và toàn xã hội. Ý thức học tập thể hiện qua mục đích, động cơ, phương hướng và cách thức học tập ở trường lớp, trong công việc và ngoài đời sống.

* Hiện trạng ý thức học tập của học sinh hiện nay:
– Có thể nói, so với thế hệ trước, ý thức học tập của học sinh ngày nay rất kém. Hiện tượng học sinh lười biếng học bài, làm bài; học sinh sơ là, bỏ học, trốn học diễn ra khá phổ biến ở các trường học.
– Rất đông học sinh không còn hứng thú với việc học, thấy việc học rất nhàm chán, đến lớp là một việc làm miễn cưỡng, không có niềm vui.
– Học sinh xem thường việc học tập tri thức và rèn luyện kĩ năng. Nhiều học sinh lại không biết học để làm gì, thiếu động lực, mục tiêu và định hướng trong học tập.
– Phần lớn học sinh thụ động trong học tập. Học sinh học để lấy điểm, học để lên lớp, lấy bằng cấp chứ không phải là chiếm lĩnh và làm chủ tri thức.
– Học vào lớp thiếu nghiêm túc, hay nói chuyện và gây mất trật tự trong giờ học, gây ảnh hưởng lớn đến hiệu quả giảng dạy.
– Số trường hợp vi phạm kỉ luật trong học tập không ngừng tăng cao, mức độ ngày càng nghiêm trọng hơn.
– Học sinh không thích học hoặc học kém các môn khoa học xã hội. Số học sinh lựa chọn học chuyên ban xã hội ngày càng giảm sút làm mất cân bằng trong nền giáo dục.

* Nguyên nhân:
– Nguyên nhân đầu tiên chính là do sự phát triển của nền kinh tế xã hội khiến cho các giá trị truyền thống bị phá bỏ nhưng các giá trị mới phù hợp chưa kịp hình thành. Khi con người kiếm tiền dễ hơn và trở nên giàu có hơn, họ lơ là việc học và rèn luyện bản thân. Con người trở nên buông thả, học đòi lối sống thời thượng một cách sáo rỗng, lấy sự giải trí tầm thường và lối sống vật chất thực dụng làm mục đích sống. Việc học trở nên nhàm chán, vô nghĩa.
– Sự phát triển của nền công nghệ truyền thông và phương tiện giải trí làm bùng phát nhu cầu hưởng thụ, giải trí tầm thường khiến học sinh chán ghét việc học tập căng thẳng, không còn hứng thú với việc học nữa.
– Sự xâm nhập của các nền văn hóa ngoại lai, sự lan truyền của các lối sống tôn sùng vật chất, trào lưu nổi loạn gây ảnh hương đến văn hóa và tinh thần học tập của đông đảo học sinh.
– Sự suy thoái đạo đức của một số học sinh trong trường học, kéo theo nó là sự lan tỏa của các thói hư tật xấu của nhiều học sinh khác, hình thành băng nhóm chống đối, học sinh quậy phá rất ngang tàng, bướng bỉnh ở một số trường học. Số vụ bạo lực học đường từ đó cũng tăng cao, gây mất trật tự trường lớp, ảnh hưởng đến ý thức học tập của học sinh.
– Quy chế nhà trường chưa thật sự nghiêm khắc trong vấn đề xử lí hành vi vi phạm của học sinh khiến học sinh vi phạm còn tiếp tục tái diễn, nêu gương xấu trong nhà trường.
– Chương trình học tập và phương pháp giảng dạy còn nhiều bất cập. Bài học thiên về giảng dạy lý thuyết, ít các giờ thực hành sinh động, thiếu các giờ hoạt động ngoại khóa năng động, trường học thiếu trang thiết bị, phòng tâm lí để hỗ trợ học sinh. Nhiều khi, học sinh vi phạm cần tư vấn tâm lí, hỗ trợ tinh thần nhưng không có người hỗ trợ, sinh ra bất mãn, không còn thiết tha học tập nữa.
– Gia đình và xã hội chưa thật sự quan tâm đến việc nhắc nhở, rèn luyện ý thức học tập cho họ sinh khiến nhiều học sinh mất định hướng, thiếu niểm tin, không có động lực để học tập tốt, xem việc học là một việc làm miễn cưỡng, không hữu ích.

* Hậu quả:

– Ý thức học tập thiếu nghiêm túc dẫn đến kết quả học tập thấp kém, chất lượng giáo dục ngày càng giảm sút. Học sinh học tập yếu kém, thường xuyên vi phạm, lớp học mât ổn định. Số học sinh bị kỉ luật, bỏ học, nghỉ học tăng cao. Ý thức học tập kém làm nảy sinh nhận thức lệch lạc, đạo đức suy thoái dễ dẫn đến các hành vi phạm pháp.

– Số trường hợp vi phạm kỉ luật tăng cao, bạo lực học đường trong và ngoài nhà trường diễn ra khá phổ biến, gây mất ổn định trường học và xã hội.

– Học sinh lười học, học tủ, học vẹt, học đối phó tuy có bằng cấp nhưng lại thiếu năng lực và kinh nghiệm làm việc gây ảnh hưởng đến chất lượng và an toàn lao động khi làm việc. Đây là vấn đề nan giải trong nền kinh tế nước ta hiện nay.

– Ý thức họ tập kém của học sinh khiến gia đình lo lắng, xã hội thiếu nguồn lao động chất lượng, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến chiến lược phát triển kinh tế đất nước. Hầu hết những học sinh có ý thức học tập sai lệch dễ sa vào các tệ nạn xã hội, trở thành người xấu, bị xã hội lên án.

* Giải pháp khắc phục:

– Trước hết, gia đình, nhà trường và xã hội phải đề cao vai trò và ý nghĩa của việc học tập đối với con người. Một đất nước vững mạnh là một đất nước ai cũng được đi học, được thụ hưởng nền giáo dục tốt nhất. Giáo dục phát triển, con người có học thức, đem sức mình cống hiến cho công việc, xã hội sẽ ổn định, đất nước giàu mạnh.

– Nâng cao chất lượng giáo dục bằng cách cải cách chương trình học tập và phương pháp giảng dạy sao cho ngắn gọn mà hiệu quả, phù hợp với xu thế phát triển của thế giới.

– Tăng cường sự hứng thú học tập cho học sinh bằng những hoạt động ngoại khóa, thực hành thú vị, sinh động, hấp dẫn ,lôi cuốn có tính giáo dục cao.

– Trường học có chiến lược và giải pháp cụ thể để giáo dục, hỗ trợ học sinh cá biệt, học sinh yếu kém, giúp các em tìm thấy động lực học tập và tiến bộ. Đặc biệt là thành lập phòng tâm lí để hỗ trợ tâm lí kịp thời khi các em có dấu hiệu bỏ bê, lơ là trong học tập. Giáo viên tích cực tìm hiểu, nắm bắt những khó khăn của học sinh, yêu thương, quan tâm và chia sẻ với các em nhiều hơn. Lấy tình thương yêu và sự khích lệ giúp các em phấn đấu học tập. Giáo viên tránh dùng lời lẽ xúc phạm, đe dọa, khiển trách quá đáng khiến các em bất mãn không hợp tác hoặc bỏ học.

– Gia đình và xã hội quan tâm đến việc học và tâm lí các em nhiều hơn nữa. Ở lứa tuổi học trò đang xảy ra quá trình phát triển, thay đổi tâm sinh lí mãnh liệt nhất của đời người. Các em rất dễ bị tổn thương, bị khiêu khích làm nảy sinh các hành động sai lầm, bột phát, thiếu suy nghĩ, không kiềm chế được bản thân, từ đó sai lầm trong hành động và thái độ học tập.

– Bản thân mỗi học sinh phải tự rèn luyện mình theo những chuẩn mực tốt đẹp. Phải phấn đấu học tập nghiêm túc. Nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa và tầm quan trọng của việc học tập đối với nhân cách và tương lai của mỗi con người. Nâng cao ý chí, xác định mục tiêu rõ ràng, sống có ước mơ, có hoài bão, hướng đến lý tưởng cao đẹp. Nói không với các thói hư tật xấu, cách học lệch lạc. Nghiêm khắc rèn luyện mình và nhắc nhỏ, động viên, thi đua với bạn bè cùng học tập tiến bộ.

* Bài học:

– Không học tập thì không trở thành người tốt và không thành công trong cuộc sống, bị bạn bè xa lánh, xã hội chê bai, gia đình không hạnh phúc.

– Tri thức làm đẹp con người. Phải luôn sống đẹp, sống hữu ích cho bản thân, gia đình và xã hội.

  • Kết bài:

Mấy ai thành công mà không bỏ công học tập. Trong cuộc sống ta vẫn thường nghe người này hay người khác không qua trường lớp mà thành công. Đó là may mắn nghìn người mới có một. Phần lớn họ giàu có là bởi do biết dùng mánh khóe, sự lừa dối, sự mua chuộc, tham nhũng, hối lộ mà có. Sự nghiệp ấy chắc gì đã bền vững mãi mãi. Bởi thế hãy say mê học tập, say mê làm việc chắc chắn ta sẽ đạt đến thành công, tìm lấy được niềm vui và hạnh phúc đích thực.

19 tháng 2 2021

Tham khảo:

Khi bị nhốt trong vườn bách thú, vị chúa sơn lâm vô cùng phẫn uất, ngao ngán, chán chường và bất lực. Nào ai biết hổ đang "Gậm một khối căm hờn trong cũi sắt", "gậm" không phải là nhai ngấu nghiến mà là nghiến từ từ cho đến lúc nát ra. Sắt đâu phải dễ tan vỡ, khối căm hờn cũng không dễ nuốt trôi! Hổ hẳn là muốn phá tan mọi thứ đang vây hãm mình vì nỗi hận đang lên đến cao độ. Bằng cách đó con hổ muốn phá tan tất cả mọi thứ vì nỗi căm tức trong nó đang đến tột đỉnh. Nó căm tức vì bị giam cầm thì ít mà bị xếp ngang hàng với "bọn gấu dở hơi", "cặp báo vô tư lự" thì nhiều. Tâm trạng nó lúc này còn là cảm thấy vô cùng nhục nhã với hoàn cảnh nó đang phải chịu đựng. Nhục nhã vì nó đường hoang là chúa sơn lâm vậy mà lại bị tù hãm để "làm trò lạ mắt thứ đồ cho người ngạo mạn, ngẩn ngơ" là đối tượng trước tiên mà nó hết sức khinh ghét. Với biện pháp nhân hóa, Thế Lữ đã làm rõ tâm trạng của con hổ khi ở trong tù, nổi bật là sự căm hờn uất hận và nỗi nhục nhã mà nó phải chịu đựng. Cay đắng hơn, từ địa vị chúa tể, giờ đây chỉ còn ở vị trí thấp hèn đồ chơi ngang hàng với bọn gấu dở hơi, bọn báo vô tư lự. Thật là nhục nhã! Thật là căm hận! Đại từ "ta" biểu hiện sắc thái kiêu hãnh, tự cao, tự đại, biết rõ giá trị của mình trong khi bọn tiểu nhân đang giễu cợt sự sa cơ của "bậc anh hùng". Chính vì thế mà nỗi uất ức, căm hờn ngày càng đè nặng lên tâm hồn chúa sơn lâm.

14 tháng 3 2018

Kiến thức từ trước cho đến nay luôn luôn là thứ vô tận đối với mỗi người. Con người chúng ta càng tìm hiểu thì càng thấy có nhiều thứ chưa biết và muốn biết. Có thể thấy được chính sự tìm tòi, học hỏi từ mọi người, từ thế giới bên ngoài luôn rất cần thiết. Vì thế mà cha ông ta ngày trước mới có câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” để nói về việc sự tìm tòi kiến thức.

Câu tục ngữ thật đặc sắc “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” dường như đã là kinh nghiệm mà cha ông ta đã đúc rút để truyền cho thế hệ đi sau. Ta như cần phải biết được kiến thức mà chúng ta muốn tìm hiểu tựa như đại dương bao la, những gì chúng ta biết chỉ là một giọt nước nhỏ mà thôi. Có lẽ chính bởi vậy không ngừng tìm kiếm, mỗi chúng ta cũng không ngừng học hỏi là điều mà bạn nên biết, nên làm những điều gì. Mỗi ngày chúng ta đi “một ngày đàng” đi ra thế giới rộng lớn hơn để có thể học được những bài học hay hơn có giá trị hơn. Trên những con đường ta đi đó lại bắt gặp những điều hay, điều hay và lạ, chính những điều hay và lạ này đã giúp cho chính chúng ta như thấy được thêm kiến thức để làm hành trang bước vào cuộc sống vốn dĩ đã rất khó khăn.

Còn khi chúng ta xét về nghĩa hàm ý thì câu tục ngữ muốn nhắn gửi đến mọi người rằng: chúng ta hãy đứng dậy để ra ngoài để tìm hiểu kiến thức, bổ sung cho mình hiểu biết để không tụt hậu. Qủa thực rằng chính thế giới bên ngoài luôn có rất nhiều thứ hay ho, nếu cứ mãi ở nhà, hay bạn cứ mãi mãi ngồi yên một chỗ thì kiến thức cũng sẽ chỉ dậm chân một chỗ mà thôi làm sao có thể biết được xã hội, đất nước ngoài kia như thế nào.



 

19 tháng 3 2018

lên mạng mà serch có hết

21 tháng 7 2018

Tả ngôi trường của em

Ngôi trường thân yêu của em mang tên một vị anh hùng dân tộc Nguyễn Viết Xuân. Nằm trên thôn Tường Quang, xã Hoà Kiến, thành phố Tuy Hoà, tỉnh Phú Yên. Ngôi trường này đã xây dựng được 8 năm rồi, nhưng vẫn còn mới nhờ sự giữ gìn chu đáo của chúng em.
Từ xa nhìn lại, trường em hiện lên với vẻ đẹp rất đỗi thân quen từ những mái ngói đỏ tươi, cùng những phòng học được quét vôi màu vàng nhạt nắng nằm san sát bên nhau. Đặt chân tới cổng trường, giữa sân, trên đỉnh cột cờ, y nghi lá cờ tổ quốc luôn bay dập dờn trong gió. Cũng chính tại nơi đây, dưới bóng cột cờ này, vào những buổi sáng thứ hai đầu tuần, chúng em đã đứng đây để tiến hành lễ chào cờ, cùng tưởng nhớ công ơn của những vị anh hùng đã khuất. Lúc này, khung cảnh trường em hiện lên thật đẹp. Những cây bàng, cây phượng mọc thẳng tắp như đang chào đón ai. Trong bồn, những khóm hoa nghiêng mình, khoe sắc dưới ánh nắng dịu dàng của buổi sớm mai, trên cành lá chúng vẫn còn đọng lại những giọt sương mai như những viên ngọc diệu kì. Sừng sừng trước ngôi trường hai tầng là một cái trống trường, vẻ âm thầm của trống như đang chờ đợi cái nhiệm vụ báo giờ quen thuộc mà nó vẫn thực hiện tốt trong mấy năm nay. Phòng học của lớp em nằm trên lầu, gió thoảng qua mát mẻ vô cùng. Các dãy bàn ghế luôn thẳng tắp, ngay ngắn, được làm bằng gỗ. Chỉ riêng có lớp một ghế bàn được làm bằng sắt thôi, tuyệt lắm! Trong mỗi phòng học, Anh bảng đen chiếm dường như gần hết tất cả bức tường, với anh luôn trầm lặng như thể đang đợi chờ cô giáo viết lên bao điều hay, bổ ích. Cạnh anh là tấm bảng ghi rõ 5 điều Bác Hồ dạy và trích đoạn trong lá thư mà Bác Hồ đã gửi cho chúng em nhân ngày tựu trường độc lập đầu tiên. Cũng chính những lời dạy của Bác đã giúp chúng em luôn vươn lên và nổ lực học tập không ngừng. Còn trên đầu anh được đính một tấm ảnh chụp chân dung Bác Hồ. Mỗi khi nhìn ảnh Bác, em như cảm thấy Bác đang mỉm cười với em. Ôi! Bác Hồ ơi, tuy Bác đã ra đi nhưng Bác sẽ vẫn luôn còn sống mãi trong lòng mỗi chúng em.
Trường em là như thế đó! Gần gũi thân thương và rất đỗi diệu kì. Trường cũng chính là ngôi nhà thứ hai của hai của em. Em yêu quý ngôi nhà này biết nhường nào. Nơi đây đúng là một đại gia đình mà ai cũng phải nhớ nhau và muốn gặp nhau mỗi khi xa cách. Thật buồn tủi cho ai không có cơ hội được cắp sách tới trường, vì đến trường là sẽ được học bao điều hay, lẽ phải. Sau này, với em cho dù có đi đâu, về đâu em cũng sẽ không bao giờ quên ngôi trường tiểu học Nguyễn Viết Xuân muôn vàn kính yêu này!

21 tháng 7 2018

"Mỗi ngày đến trường là một ngày vui "đó là biển hiệu mà trường tôi treo sau bảng ghi tên trường của tôi-Ngôi trường yêu dấu và thân quen đã gắn bó với tôi suốt 5 năm tôi là học sinh tiểu học.

22 tháng 1 2018

Dế mèn trong bài "Bài học đường đời đầu tiên" được Tô Hoài khắc họa là một chàng dế thanh niên cường tráng, khỏe mạnh, rất đẹp những điều đó được thể hiện qua các hình ảnh như: đôi càng to, mẫm bóng; cặp râu dài; cái đầu to, rất bướng;... nhưng Dế Mèn lại có tính cách là hống hách, kiêu ngạo, không coi ai ra gì do đó đã gây ra cái chết thảm thương cho Dế Choắt và Dế Mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình ( A, mình xin lỗi, mình sẽ viết bài mới ở dưới) 

Đối với em, Dế mèn là một cậu dế bảnh trai, cường tráng, khỏe mạnh với nhiều hình ảnh như: với đôi càng mẫm bóng, những cái vuốt ở chân, ở khoeo cứ cứng dần và nhọn hoắt, đôi cánh... bây giờ thành cái áo dài kín xuống tận chấm đuôi, lại thêm đầu... to ra và nổi từng tảng rất bướng, hai cái răng đen nhánh lúc nào cũng nhai ngoàm ngoạp như hai lười liềm máy làm việc..., Dế Mèn thật ra dáng con nhà võ. Oai phong hơn, Dế Mèn còn có sợi râu... dài và uốn cong một vẻ rất đỗi hùng dũng. Dương dương tự đắc, chú ta đi đứng oai vệ, luôn tranh thủ mọi cơ hội để thể hiện mình. Thỉnh thoảng, muốn thử sự lợi hại của những chiếc vuốt, chú ta “co cẳng lên đạp phanh phách vào các ngọn cỏ” hay chốc chốc lại trịnh trọng và khoan thai đưa cả hai chân lên vuốt râu. Tự cho mình là nhất, chú không ngần ngại cà khịa với tất cả mọi bà con trong xóm (quát các chị Cào Cào, đá anh Gọng Vó,...). Tính cách của Dế Mèn lại kiêu căng, xốc nổi, điệu đàng, hung hăng và ngộ nhận. Thái độ của Dế Mèn với Dế Choắt là kẻ cả, trịch thượng (qua cách đặt tên là Dế Choắt, ví von so sánh như gã nghiện thuốc phiện, xưng hô chú mày, tính tình khinh khỉnh, giọng điệu bề trên, dạy dỗ). Không những thế, Dế Mèn còn tỏ ra ích kỉ, không cho Dễ Choắt thông ngách sang nhà, lại còn mắng “Đào tổ nông thì cho chết”.Khi trêu chị Cốc, Dế Mèn thật hung hăng, kiêu ngạo: “Sợ gì ? Mày bảo tao sợ cái gì ? Mày bảo tao còn biết sợ ai hơn tao nữa !”. Thậm chí, hát trêu xong, Dế Mèn vẫn tự đắc, thách thức: “Mày tức thì mày cứ tức, mày ghè đầu mày ra cho nhỏ đi, nhỏ đến đâu thì mày cũng không chui nổi vào tổ tao đâu !”. Nhưng khi chứng kiến chị Cốc đánh Choắt, Dế Mèn khiếp hãi “nằm im thin thít”. Biết chắc chị Cốc đi rồi, mới dám “mon men bò lên”. Từ hung hăng, kiêu ngạo, Dế Mèn trở nên sợ hãi, hèn nhát. Qua đó, Dế mèn đã rút ra bài học đường đời đầu tiên cho mình.

22 tháng 1 2018

Dế Mèn phiêu lưu kí là một truyện viết cho thiếu nhi rất đặc sắc của Tô Hoài. Trong truyện, tác giả đã xây dựng nhân vật chính là chú Dế Mèn với những nét tính cách, phẩm chất thật đáng yêu, đáng quý. Nhưng nhân vật mà em ấn tượng nhất là chú dễ choắt. Dù chỉ xuất hiện ở những phần đầu câu chuyện nhưng những câu nói cuối cùng của chú trước khi mất nhưng nó làm cho mỗi độc giả mãi không thể nào quên. Cậu là một người có thân hình nhỏ bẻ nhưng khá am hiểu sự đời, cách đối đãi với mọi người xung quanh. Bằng chứng là câu nói cuối cùng của Dế Choắt ở đời mà có thói hung hăng bậy bạ, có óc mà không biết nghĩ, sớm muộn rồi cũng mang vạ vào mình. Chỉ vài câu thôi, nhưng nó đã làm thay đổi một Dế Mèn kiêu căng, ngạo mạn lúc bấy giờ. Vậy mỗi người chúng ta hãy học theo Dễ Choắt, đừng bao giờ kiêu căng, làm việc bậy bạ mà ảnh hưởng đến cả mình, cả người khác.

18 tháng 1 2018

Hello! My name is Tra My. I'm a student at Dai Thanh Secondary school. I'm in grade 7, class 7A. This is my school. It' s starts at 7 o'clock and ends at 11:30. Every day, I have 5 classes at school. I have a lot of differents things. In Geography class, I study maps and learn about different countries. In computer Science class, I learn how to use a computer. In Physics class, I do some experiments. In History, I study past and present events in Viet Nam and around the world. What about you? Please tell me about you! Thank you for listening!