K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau:        ‘Học sinh chào mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kì một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là để biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (Tuổi tác, học vấn, tư cách...). Chào thầy cô giáo còn là một miểu hiện tiếp nối truyền thống tốt đẹp ngàn đời...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau:

        ‘Học sinh chào mỗi khi gặp thầy giáo, cô giáo là một hành vi văn hóa bình thường, cũng giống như lúc ta chào bất kì một ai đó. Nhưng rõ ràng đứng trước thầy giáo, cô giáo, ta chào là để biểu thị một thái độ kính trọng, lễ phép với một người trên, xét ở mọi góc độ (Tuổi tác, học vấn, tư cách...). Chào thầy cô giáo còn là một miểu hiện tiếp nối truyền thống tốt đẹp ngàn đời của dân tộc ‘Tôn sư trọng đạo”. Chào thầy dạy ta , dĩ nhiên là ở nhiều nơi ta gặp, nhưng có tình huống chào thầy đặc biệt: đó là chào trước khi vào tiết học. Hầu như mọi thành viên trong lớp học đều chào bằng hình thức đứng nghiêm, mắt nhìn thẳng, hướng về phía thầy. Người thầy cũng từ tốn đáp lại bằng cách đứng nghiêm trên bục, mắt hướng về học sinh, khẽ nghiêng mình hoặc gật đầu, nở một nụ cười, rồi vẫy tay mời tất cả ngồi xuống (Hoặc nói ‘Chào tất cả các em, mời các em ngôi”). Không khí lúc bấy giờ thật tĩnh lặng, trang nghiêm, xúc động. Dù trước đó, mọi người có ồn ào, bận bịu về chuyện riêng đến mấy cũng đều nghiêm túc, thu xếp lại, để bắt tay vào giờ học. Ấy vậy mà nhiều học sinh bây giờ hình như quên hẳn điều đó. Hoặc có thể họ tự cho rằng đấy là một thủ tục hình thức, không cần hoặc làm chiếu lệ cũng được.

Có trường hợp, khi thầy đã vào lớp, họ đang bận việc gì đấy nên ngại đứng dậy, cứ ngồi ì hoặc nếu không bận thị học chứ thản nhiên nói chuyện, thản nhiên nhìn thầy, liếc xung quanh, mặc ai chào thì chào. Cũng có khi học sinh không đứng hẳn lên, chỉ nhổm người lấy lệ. Còn có học sinh ngồi phía sau yên trí đã có bạn đứng che phía trước,  nên cứ ung ung ngồi, cho rằng thầy, cô không nhìn thấy. Rất tiếc cho các bạn là thầy cô giáo thường rất nhạy cảm, cho nên những trường hợp như thế cũng khó qua được cảm nhận của người thầy... Các bạn đừng cho việc này là vặt vãnh nhé. Người Việt Nam có câu ‘Lời chào cao hơn mâm cỗ”. Đó là cách ứng xử văn hóa của bất kì một cuộc giao tiếp nào, chứ không chỉ nói ở nơi học đường. Trong các lớp ở mọi trường, thường có treo khẩu hiệu ‘Tiên học lễ, hậu học văn”. Chào thầy giáo, cô giáo là một biểu hiện của khẩu hiệu treo trước mặt toàn lớp đấy! Về chuyện chào, người ta kể rằng. Có một lần A. Duy-ma- nhàn văn người Pháp nổi tiếng đang mải mê viết, thì mấy người bạn của ông đến chơi. Ông định đứng dậy chào, thì các bạn ông (vì nể ông) lền xua tay tỏ vẻ thông cảm: ‘Ồ, anh cứ viết tiếp đi, kệ chúng tôi, đứng dậy làm gì”! A. Đuy-ma liền trả lời, giọng dứt khoát: ‘Các vị sao lại thế ? Không phải tôi đứng lên, mà nền văn hóa của tôi đứng lên”

                                            (Theo Phạm Văn Tình, báo Khuyến học, số 46)

•          Văn bản trên thuộc kiểu văn bản nào?

•          Ý kiến chính nêu ra trong văn bản là gì? Để làm rõ ý kiến chính, tác giả đã nêu ra hệ thống các ý kiến phụ như thế nào

•          Để các ý kiến có sức thuyết phục, người viết đã có nhiều lí lẽ và dẫn chứng, hãy kẻ bảng sơ đồ hệ thống ý kiến, lí lẽ, dẫn chứng.

•          Nhận xét về cách lập luận, vì sao tác giả dùng liên tiếp nhiều dẫn chứng về hành động chào thầy cô giáo có văn hóa và hành động chào thầy cô giáo chưa nghiêm túc?

•          Vấn đề văn bản nêu có tính thực tế không? Có phải một vấn đề tồn tại trong cuộc sống không? Ở lớp mình có vấn đề này không? Em có suy nghĩ gì về nghi thức chào thầy cô giáo lúc đầu giờ? Từ đó em nghĩ mình nên làm gì?

 

1
31 tháng 1 2021

Giúp mình với các bạn ơi........

20 tháng 7 2016

hoc24 phải xem xét và chọn lựa mới được vào đội giáo viên của hoc24 chứ ko phải đăng kí là được làm giáo viên của hoc24 đâu bạn

21 tháng 7 2016

Để trở thành giáo viên của hoc24 thì ngoài việc đăng ký làm giáo viên, cần phải thực hiện 1 bài test nữa em nhé. Cô giáo em dạy môn gì vậy, em inbox cho thầy tên đăng nhập của cô giáo em nhé.

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ...
Đọc tiếp

.........(các bn có thể tìm 1 câu ca dao nào đưa vào đây để ns phù hợp vs bài mk viết được ko)

Đúng vậy, công ơn của thầy cô giáo rất to lớn và cũng không ai có thể kể hết được. Thầy cô không chỉ dạy cho chúng ta kiến thức bổ ích mà còn dạy cho chúng ta kĩ năng sống ,đạo đức làm người và thầy cô cũng như một người bạn quan tâm chia sẽ và đồng cảm. Đối với em người mà em nhớ mà cũng chính là người để lại cho em nhiều ấn tượng sâu sắc nhất đó chính là cô giáo chủ nhiệm lớp em từ năm lớp 6 đến bây giờ.

Các bn , cho mk hỏi mk viết mở bài về Cô thế nào có được ko?? có cần bổ sung thêm ý j hok?? hay có chình sửa j cho hay ko?? giúp mk vs nhé

mk viết văn ko hay cho lắm (mk dốt văn lm) , mong mấy bn giúp mk nha

cảm ơn mấy bn nhìu lắm ^^

6
1 tháng 9 2016

ca dao: muốn sang thì bắc cầu kiều

    muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy

tục ngữ:không thầy đố mày làm nên

theo mik chon  câu tục ngữ trên thì phù hợp vs nội dung MB của bn hơn

1 tháng 9 2016

Thật sự mjk ko thjk ca dao cho lắm, nếu mjk làm một bài văn câu đầu tiên trong bài văn đó chắc chắn phải là lời một bài hát, bài hát về thầy cô thì quá nhiều rùi nhỉ ^^ còn nếu là ca dao hay bài thơ thì bài đó phải là bài mjk thjk lắm mjk ms chọn thoy.

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
4 tháng 6 2019

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được...
Đọc tiếp

“ Ông Nguyễn Văn Lũy- người bảo vệ ở trường THPT Lê Hồng Phong luôn được học sinh của trường cúi chào mỗi ngày đến trường. Theo miêu tả của nhiều giáo viên, học sinh, ông Lũy được yêu quý bởi tính cách nhiệt tình, niềm nở. Một giáo viên chia sẻ: “Con người ở cương vị nào dù là bảo vệ, lao công hay giáo viên miễn hoàn thành nhiệm vụ, đáng yêu, không khó chịu đều nhận được sự yêu quý, nể trọng”

    Không ai biết được tuổi nào phù hợp để mỗi người bắt đầu làm một điều tử tế. Các em cúi chào như một phép lịch sự và chỉ được dạy từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú từ thầy cô trong trường và sự dặn dò cặn kẽ từ bố mẹ chúng. Vài giây cúi chào bậc cha chú không làm cho các em chậm giờ vào lớp mà ngược lại nó là niềm vui mỗi ngày đi học, đi làm của các học sinh và người bảo vệ. Sự tôn trọng nảy nở từ chính những hành dộng tưởng chừng như nhỏ nhặt đó khiến môi trường giáo dục trở nên thân thiện,… Để mỗi lần cúi đầu là một lần các em học sinh biết ơn những người không trực tiếp giảng các em những bài học văn hóa nhưng ngầm dạy các em để trở thành một người tử tế. Những điều tử tế cứ từ từ bé nhỏ lớn lên như vậy theo năm tháng, mỗi người trong số chúng ta sẽ trở thành một nhân tố trong cộng đồng của mình.”

Viết văn bản nghị luận khoảng 01 trang giấy thi nêu suy nghĩ của em về vấn đề được đặt ra từ bài viết trên.

1
26 tháng 12 2017

Nghị luận về lời chào- văn hóa ứng xử thể hiện sự tử tế (Ông cha ta từ xưa đã có nhận định: Lời chào cao hơn mâm cỗ)

- Tuy nhiên giới trẻ hiện nay chưa hẳn ai cũng thực hiện được

* Khái niệm: Chào hỏi là quá trình giao tiếp, gặp gỡ giữa hai hay nhiều người họ chào nhau bằng lời nói, cử chỉ, hành động, có nhiều cách chào hỏi, nhiều hoàn cảnh khác nhau

* Biểu hiện:

- Con cái phải chào ông bà, cha mẹ khi đi về, khi ra khỏi nhà

- Ra ngoài xã hội, người bé phải chào người lớn tuổi

- Học trò lễ phép chào thầy cô

- Bạn bè chào nhau thân mật

- Chào hỏi là nét đẹp văn hóa, cử chỉ lịch sự trong quá trình giao tiếp

* Nguyên nhân:

- Chào hỏi thể hiện người có trình độ, có nhân cách, có ý thức, đạo đức

- Người không có những ý thức chào hỏi, người có đạo đức kém, trình độ văn hóa hạn chế

KL: Chào hỏi thể hiện nhân cách con người, phản ánh sự văn minh khi xã hội đang phát triển hòa nhập toàn cầu với kinh tế toàn cầu. Là nét đẹp trong truyền thống văn hóa của người Việt

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1. Nhưng lớn lên, rất nhiều người lãng quên điều đó để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè ngay trong môi trường giáo dục. Ngày nay, đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng một sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô...
Đọc tiếp

“Tiên học lễ, hậu học văn”, đó là điều đầu tiên mỗi người học được ngay từ khi bước vào lớp 1. Nhưng lớn lên, rất nhiều người lãng quên điều đó để rồi có những hành vi ứng xử thiếu văn hóa với thầy cô, bạn bè ngay trong môi trường giáo dục.

 

Ngày nay, đi giữa sân trường rất hiếm gặp cảnh tượng một sinh viên cúi đầu kính cẩn chào thầy cô giáo. Ngay cả khi thầy cô bước vào lớp cũng có những bạn uể oải, “nhấp nhổm” nửa đứng, nửa ngồi hoặc nếu thầy cô nào “dễ tính”, thì sẵn sàng vừa ngồi vừa chào. Trong khi các thầy cô đang hăng say giảng bài thì dưới lớp một số bạn sinh viên “hồn nhiên” ăn sáng, một số bạn khác thì ngủ gật hoặc dùng điện thoại, làm việc riêng. Khi bị nhắc nhở, có sinh viên còn tỏ thái độ chống đối, thậm chí cãi nhau tay đôi với các thầy cô. Ranh giới giữa thầy và trò ngày càng mong manh và lời dạy “nhất tự vi sư, bán tự vi sư” cũng ít được các bạn trẻ ngày nay ghi nhớ.

Anh(chị) hãy viết một bài văn koangr 600 từ trình bày suy nhĩ về những hành động trên.

1
26 tháng 12 2023

Chúc mừng các anh chị

CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG LƯU Ý VÀ DÀN BÀI VỀ DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.Giới thiệu: Xin chào mọi người, sau một thời gian vắng bóng, chắc hẳn các bạn đã quên mình rồi đúng không? Lời nói đầu tiên xin gửi lời chào đến các thầy cô giáo, các bạn học sinh đang sử dụng web HOC24. Mình là Nguyễn Văn Đạt, sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh và mình chuẩn bị bước vào lớp 10.Thực trạng: Dạo gần đây, mình đã tìm hiểu...
Đọc tiếp

CHUYÊN ĐỀ : NHỮNG LƯU Ý VÀ DÀN BÀI VỀ DẠNG BÀI VĂN NGHỊ LUẬN XÃ HỘI.

Giới thiệu: Xin chào mọi người, sau một thời gian vắng bóng, chắc hẳn các bạn đã quên mình rồi đúng không? Lời nói đầu tiên xin gửi lời chào đến các thầy cô giáo, các bạn học sinh đang sử dụng web HOC24. Mình là Nguyễn Văn Đạt, sinh sống tại tỉnh Bắc Ninh và mình chuẩn bị bước vào lớp 10.

Thực trạng: Dạo gần đây, mình đã tìm hiểu một số những cách làm bài văn về NLXH sao cho hay, sao cho độc đáo và làm ấn tượng trong lòng người đọc. Cùng với sự góp ý và chia sẻ của thầy giáo dạy Văn của mình, bản thân mình thấy những bài văn, đoạn văn NLXH đang bị thiếu sót những THEN CHỐT vô cùng quan trọng. Đó chính là DẪN CHỨNG trong bài văn nghị luận. Và hôm nay, mình quay trở lại đây, với kinh nghiệm là một học sinh khá Văn trên lớp, mình sẽ chia sẻ và gợi ý cho các bạn những điều cần chú ý khi viết văn NLXH.

Mình sẽ đi vào vấn đề chính luôn nhé! Theo mình tìm hiểu, thì hầu hết những bài NLXH khi thi tuyển sinh và thi cấp phổ thông đều vào NLXH về một vấn đề tư tưởng, đạo lí.  Bởi lẽ nó đề cập đến lính vực tư tưởng, đạo đức, lối sống của con người.

(*) Đầu tiên, ta cần có một dàn ý cho bài văn NLXH chung về vấn đề tư tưởng đạo lí :

- Giới thiệu vấn đề tư tưởng, đạo lí mà đề yêu cầu. ( Trích ngữ liệu đề nếu có )

- Giải thích vấn đề nghị luận cần bàn. Từ đó út ra ý nghĩa khá quát.

- Phân tích, chứng minh : 

+ Khẳng định vấn đề

+ Biểu hiện của vấn đề NLXH

+ Chứng minh tính đúng đắn, quan trọng của vấn đề mang lại.

( Đặc biệt ta cần có dẫn chứng người thật việc thật, từ lịch sử đến hiện tại, từ văn chương đến thực tế )

- Bàn luận, mở rộng :

+ Nhân thức, hành động đúng đắn.

+ Phê phán, bác bỏ biểu hiện sai lệch.

+ Lật ngược lại vấn đề nghị luận.

- Khẳng định ý nghĩa, tầm quan trọng của vấn đề vừa bàn

- Liên hệ bản thân về bài học rút ra.

Trên đây là dàn ý ngắn gọn cho đề văn NLXH đề cập tới.

(**) Cùng đi đến thực trạng cần khắc phục khi viết văn NLXH :

- Có thể nói, NLXH là một yếu tố quan trọng trong một bài dự thi của học sinh ở những bước chuyển trong giai đoạn học tập. Nó thường chiếm khoảng 1,5 - 2 điểm trong bài thi. Bài văn, đoạn văn về NLXH thì cần có phân tích, chứng minh, dẫn chứng, lí lẽ rõ ràng, rành mạch, đúng sự thật.

- Qua quá trình quan sát các bạn cùng những bài nghị luận xã hội đóng góp vào cộng đồng, mình có thể thấy đó là một sự nỗ lực của các bạn, là sự tư duy, tìm tòi học hỏi. Tuy nhiên, có một điều mà mình chưa thấy trong bài của các bạn, và đó cũng là một trong những yếu tố quan trọng nhất của một bài văn NLXH, đó chính là : DẪN CHỨNG. 

Vậy dẫn chứng là gì? Dẫn chứng là một chứng cứ được đưa ra trong bài văn để chứng minh, làm sáng tỏ vấn đề nghị luận một cách rõ ràng, thực tế. Dẫn chứng góp vai trò quan trọng trong một bài văn bởi vì nó chiếm tới 30% - 50% bài làm của các bạn. Một bài văn hay đoạn văn cần có ít nhất là 2 dẫn chứng.

- Bởi lẽ vậy mà mình viết bài này để cho thấy được tầm quan trọng của dẫn chứng là như thế nào. Không chỉ vậy, mà chúng ta cần phải chọn những dẫn chứng XÁC THỰC để đưa vào bài văn NL.

- Theo kinh nghiệm của các thầy cô giáo đã dạy, dẫn chứng đưa ra cần là một dẫn chứng có ảnh hưởng trong xã hội, nó tác động đến suy nghĩ của con người. Hay nói cách khác, dẫn chứng các bạn nên lấy trong cuộc sống hằng ngày, hay trong lịch sử. Trường hợp các bạn không có dẫn chứng ở thực tại, ta có thể chọn dẫn chứng trong văn chương. Lí giải lí do tại sao, dẫn chứng trong văn chương không được ưu tiên? Bởi vì qua ngòi bút của những nghệ sĩ, những "vật liệu mượn ở thực tại" ấy đã được nhà văn, nhà thơ gửi gắm những tình cảm khác, có những biến đổi hay liên tưởng kì thú. Bởi vậy mà dẫn chứng văn chương một phần nào đó không được chính xác, làm cho bài văn của mình trở nên mất sự chặt chẽ.

- Những dẫn chứng ta có thể thấy rất nhiều trong đời sống bây giờ. Đặc biệt là trong thời gian Covid đang hoành hành, hiện lên ở bầu trời đó là những hành động, cử chỉ đẹp đẽ với biết bao dẫn chứng khác nhau. Ngoài ra trong lịch sử, Bác Hồ với những phẩm chất cao quý, tốt đẹp luôn được nhắc đến trong bài văn. Cùng với những sự kiện lịch sử đáng nhớ, những người anh hùng làm nên lịch sử..... Giờ đây, tin tức được lan truyền rất nhanh và rộng rãi bởi công nghệ hiện đại nên khi đọc báo ta có thể dành vài phút để note lại những gương mặt tiêu biểu cần làm dẫn chứng. Điều đó sẽ khiến bài văn của các bạn trở nên chặt chẽ, thuyết phục người đọc hơn đó!

Lời kết : Và trên đây là những kinh nghiệm mình dành tặng các bạn học sinh cũng như những anh chị khóa trên. Tuy vẫn còn thiếu sót nhiều điều nhưng mình mong đó là một sự đóng góp cho cộng đồng HOC24. Cuối cùng, chúc các bạn học sinh cùng các thầy cô giáo luôn giữ cho mình một sức khỏe tốt trong mùa dịch và đừng quên nhiệm vụ học tập của mình nhé! Tạm biệt.....

 

 

13
3 tháng 8 2021

Có thể lm về NLVH nx đc ko ạ?

 

3 tháng 8 2021

ủa, tưởng anh Đạt lớp 10 rồi chứ