K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 2 2018

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

28 tháng 1 2018

  Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

CỰC NGẮN!!!

7 tháng 9 2023

Cô bé bán diêm là một truyện ngắn nổi tiếng của nhà văn An-đéc-xen. Truyện kể về cuộc sống khó khăn của một cô bé bán diêm, từ nhỏ đã mồ côi mẹ và sống với một người bố khắc nghiệt. Trong đêm giáng sinh, cô bé không bán được que diêm nào và không dám về nhà. Vì lạnh, cô bé đã đốt những que diêm để sưởi ấm và mỗi que diêm đốt lên là một ước mơ xuất hiện trong đầu cô bé. Cuối cùng, cô bé được cùng bà nội bay lên trời. Truyện mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc và thể hiện sự khắc nghiệt của cuộc sống.

   Câu chuyện bắt đầu trong đêm giao thừa gió tuyết đầy phố có một cô bé bán diêm nhà nghèo nọ cô đơn với bụng đói đang dò dẫm trong bóng tối. Suốt cả ngày em không bán được bao diêm nào. Chính vì thế em không dám về nhà vì sợ bố đánh và mắng em. Vừa lạnh vừa đói, cô bé ngồi nép vào một góc tường. Cô bé quyết định quẹt một que diêm để sưởi ấm xua đi cái lạnh. Em quẹt que diêm thứ nhất, lò sưởi hiện ra. Đến diêm thứ hai, một bàn ăn thịnh soạn hiện lên. Rồi em quẹt que diêm thứ ba, cây thông Noel xuất hiện trong tưởng tượng. Đến que diêm thứ tư, em gặp bà nội. Em cám thấy vô cùng hạnh phúc khi được gặp lại bà nội. Cô bé quẹt hết tất cả các que diêm khác để níu giữ hình ảnh của bà. Sáng hôm sau, cô bé bán diêm được phát hiện đã qua đời trong giá rét.

13 tháng 3 2020

Bài văn miêu tả cảnh dòng sông Thu Bồn và quang cảnh 2 bên bờ sông theo hành trình vượt thác của con thuyền qua địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thac dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả đã làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của Dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn hùng vĩ. Qua đó nói lên tình yêu thương thiên nhiên, đất nước, quê hương, dân tộc của nhà văn.

Bài văn miêu tả dòng sông Thu Bồn và cảnh quan hai bên bờ sông theo hành trình của con thuyền qua những vùng địa hình khác nhau: Đoạn sông phẳng lặng trước khi đến chân thác, đoạn sông có nhiều thác dữ và đoạn sông đã qua thác dữ. Bằng việc tập trung vào cảnh vượt thác, tác giả làm nổi bật vẻ hùng dũng và sức mạnh của nhân vật dượng Hương Thư trên nền cảnh thiên nhiên rộng lớn, hùng vĩ.

#Học tốt#

3 tháng 10 2016

Hai văn bản "Tôi đi học" và "Trong lòng mẹ" dù cho có những sự việc và hành động của nhân vật nhưng nhà văn đã dồn vào việc miêu tả các suy nghĩ của nhân vật, các thời gian trong văn bản liên tục thay đổi theo mạch hồi ức của nhân vật, các sự việc của hiện tại và quá khứ đan xen vào nhau, hoán đổi trật tự nên rất khó sắp xếp nên hai văn bản này rất khó tóm tắt.

3 tháng 10 2016

Đúng vì bài " tôi đi học và trong lòng mẹ" là 2 văn bản có nội dung chính rất nhiều và nó diễn đạt ý của quá khứ và hiện tại chúng đều kết hợp trộn vào với nhau. 

7 tháng 12 2018

Truyện ngắn Làng của Kim Lân viết năm 1948, trong những năm đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Truyện kể về ông Hai rất yêu làng, yêu nước. Ông Hai phải đi tản cư nên ông rất nhớ làng và yêu làng, ông thường tự hào và khoe về làng Chợ Dầu giàu đẹp của mình, nhất là tinh thần kháng chiến và chính ông là một công dân tích cực.

Ở nơi tản cư, đang vui với tin chiến thắng của ta, bất chợt ông Hai nghe tin dữ về làng Chợ Dầu Việt gian theo Tây. Ông cụt hứng, đau khổ, xấu hổ. Ông buồn chán và lo sợ suốt mấy ngày chẳng dám đi đâu, càng bế tắc hơn khi mụ chủ nhà đánh tiếng đuổi gia đình ông đi không cho ở nhờ vì là người của làng Việt gian. Ông chỉ biết trút bầu tâm sự cùng đứa con trai bé nhỏ như nói với chính lòng mình: theo kháng chiến, theo Cụ Hồ chứ không theo giặc, còn làng theo giặc thì phải thù làng.

Nhưng đột ngột, nghe được tin cải chính làng Dầu không theo Tây, lòng ông phơi phới trở lại. Ông khoe với mọi người nhà ông bị Tây đốt sạch, làng Dầu bị đốt sạch, đốt nhẵn. Ông lại khoe và tự hào về làng Dầu kháng chiến như chính ông vừa tham gia trận đánh vậy.

11 tháng 11 2016

Ông Hai là một người nông dân rất yêu làng và tự hào về làng Chợ Dầu của mình nhưng vì chiến tranh và hoàn cảnh gia đình nên ông phải rời làng đi tản cư. Sống trong hoàn cảnh bó buộc ở nơi tản cư, ông Hai luôn bứt rứt nhớ về cái làng Chợ Dầu. Một hôm ra phòng thông tin nghe ngóng tin tức như mọi khi ông bỗng nghe được từ một người đàn bà tản cư tin làng Dầu “Việt gian theo Tây”. Tin dữ đến bất ngờ khiến da mặt ông “tê rân rân”, cổ họng ông lão nghẹn ắng hẳn lại”, ông “lặng đi tưởng như đến không thở được” rồi chỉ biết cúi gằm mặt xuống mà đy về. Về nhà, ông nằm vật ra giường mấy ngày không dám đy đâu, hoang mang lo lắng, ai nói gì cũng tưởng họ bàn tán về làng mình. Khi mụ chỉ nhà có ý đuổi gia đình ông đy nơi khác, ông chớm có ý định quay về làng nhưng rồi ông lại xác định “Làng thì yêu thật, nhưng làng theo Tây mất rồi thì phải thù”. Không biết tâm sự cùng ai nỗi đau khổ trong lòng, ông trò chuyện với đứa con nhỏ một lòng ủng hộ cụ Hồ. Khi chủ tịch xã lên cải chính làng Dầu không theo Tây, ông sung sướng đi khoe với tất cả mọi người, khoe cả tin làng ông bị Tây đốt nhẵn

Chúc bạn học tốt