K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

26 tháng 3 2020

G=15% => X=G=15% và A=T= 50%-G=35% (A+G=T+X=50%, bạn có thể tự c/m nhé).

Bạn xem lại giùm mình xem cái chiều dài gen đúng chưa nhé. Để tính tổng số nu của gen, bạn lấy L x 20 : 34. Có được tổng số nu, bạn nhân cho số phần trăm của mỗi loại nu là ra số nu mỗi loại nhé.

                                                                    CHÚC BẠN HỌC GIỎI,VÀ NHỚ K MK

15 tháng 10 2017

a) Ta có:
tổng số loại hai loại nu là 40%=> Có hai trường hợp :
TH1: 
2G/2(A+G)=0.4
2A+3G=3240
=>A=540, G=810
TH2:
2A/2(A+G)=0.4
2A+3G=3240
=> Loại (số lẻ)
VẬY A=T=540
G=X=810
b)Ta có số chu kì xoắn: (A+G)/10=(540+810)/10=135
c) số liên kết hóa trị
+) Trên một mạch:N/2-1=1350-1=1349
+)Trên hai mạch: N-2=1350*2-2=2696

lần sau bn đừng đăng hóa hay dinh lên đây nhé mà hãy đăng lênhttps://h.vn/ chuc bn hk tốt

15 tháng 10 2017

a) Ta có:
tổng số loại hai loại nu là 40%=> Có hai trường hợp :
TH1: 
2G/2(A+G)=0.4
2A+3G=3240
=>A=540, G=810
TH2:
2A/2(A+G)=0.4
2A+3G=3240
=> Loại (số lẻ)
VẬY A=T=540
G=X=810
b)Ta có số chu kì xoắn: (A+G)/10=(540+810)/10=135
c) số liên kết hóa trị
+) Trên một mạch:N/2-1=1350-1=1349
+)Trên hai mạch: N-2=1350*2-2=2696

P/s: Võ Thị Phương Uyên, đây là toán hay ngữ văn v?

30 tháng 8 2019
Thuyết minh về con thỏ

Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.

Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.

Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng - tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.

Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.

Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.

Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,... vừa đẹp lại vừa ấm.

Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.

Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.

30 tháng 8 2019
Thuyết minh về con thỏ

Nếu tôi hỏi bạn về một câu: "Trong các loài vật nuôi trong gia đình, bạn yêu quý con vật nào nhất?" thì tôi chắc chắn rằng sẽ có rất nhiều câu trả lời. Nhưng riêng đối với tôi, tôi vẫn yêu quý chú thỏ trắng nhà mình với bộ lông mềm và trắng muốt.

Giống thỏ được nhập vào nước ta, cách đây khoảng một trăm năm, nên thỏ là loài vật gần gũi với mọi người dân Việt Nam. Thỏ có lớp lông mao dày để thích nghi với những điều kiện thời tiết khô hạn. Tai thỏ dài và có thể chuyển được hướng để nghe những âm thanh và tiếng động cảu kẻ thù. Ở thỏ cũng có một đặc điểm để thích nghi với môi trường sống trên cạn rất nhiều bụi. Đó là mắt có mi mắt và tuyến lệ.

Hiện nay, tuy thỏ đã được nuôi dưỡng trong nhiều gia đình nhưng chúng vẫn mang nhiều tập tính của thỏ rừng - tổ tiên xa xưa của chúng. Một trong những tập tính của thỏ mang dấu ấn của tổ tiên chúng là tập tính đào hang. Ở hai đôi chi trước và sau của thỏ đều có vuốt giúp chúng bới đất. Đối với thỏ, hang có vị trí rất quan trọng, vì nó không chỉ là nơi sinh sống của thỏ, mà đó còn là nơi để chúng trốn tránh kẻ thù.

Vì thiếu những bộ phận tự vệ như nanh, vuốt sắc nên chúng thường đi kiếm ăn về buổi chiều hay ban đêm để tránh bị kẻ thù săn đuổi. Chúng ăn cỏ, lá và một số loại thực vật. Do ăn bằng cách gặm nhấm nên răng cửa thỏ dài, cong, vát và sắc. Thỏ là loài dộng vật chịu được lạnh , dù thời tiết hanh khô hay giá lạnh chúng vẫn thích nghi được. Nhiệt độ của cơ thể luôn ổn định. Thỏ là loài động vật đẻ con. Mỗi lần đẻ từ một đến hai con. Chúng nuôi con bằng sữa của mình.

Thỏ "đi" không như chó, mèo mà chúng di chuyển bằng cách "nhảy cóc". Hai chi sau dài hơn hai chi trước. Khi nhảy, hai chan sau đạp một cái là cất mình bay lên, khi hạ xuống thì hai chân trước đỡ như cái nhíp. Khi gặp nguy hiểm, ngoài cách lẩn trốn vào hang, thỏ còn bỏ chạy. Thỏ chạy rất nhanh, có thể lên tới tám mươi ki-lô-mét trong một giờ. Thỏ thường chạy theo những đường uốn khúc để đánh lừa kẻ săn đuổi và làm chúng mất đà.

Ngày nay, đã có ít nhất trên sáu mươi giống thỏ. Ở nước ngoài thỏ được nuôi trong các lồng sắt, nhưng ở Việt Nam phần lớn thỏ được thả ở ngoài vườn và cho tự đi kiếm ăn. Thỏ được nuôi để ăn thịt hoặc lấy lông. Ngoài ra thỏ còn được dùng trong cách phòng thí nghiệm. Vì thỏ có cấu tạo gần giống cơ thể người nên được dùng để thử những loại thuốc mới. Thịt thỏ thơm, được dùng để chế biến nhiều loại thức ăn. Ngoài ra, tai thỏ ngâm rượu còn là một loại thuốc quý. Lông thỏ được dùng may áo bông, làm khăn,... vừa đẹp lại vừa ấm.

Khi đẻ con, thỏ thường nhổ một ít lông ngực để lót ổ cho con. Thỏ đã trở thành một nhân vật nổi tiếng trong các câu chuyệ cổ tích và phim hoạt hình như em nào cũng biết bộ phim hoạt hình "Hãy đợi đấy" nói về một chú thỏ là một con sói. Thỏ con tuy nhỏ bé nhưng thông minh, nhanh nhẹn, luôn chiến thắng con sói già gian ác.

Thỏ đã trở thành một laòi vật nuôi kinh tế ở nước ta, và cũng còn được nuôi trong nhiều gia đình. Giữ gìn, bảo vệ loài thỏ là bảo vệ hệ đa dạng sinh thái môi trường.

30 tháng 9 2018
THAM KHẢO AND CHẮT LỌC , ĐÂY KO PHẢI BÀI CỦA MK Trong gia đình, ông cha ta quan niệm "của chồng, công vợ". Đó là khi người đàn ông kiếm tìm sự nghiệp cho chính mình và cho cả gia đình, còn người phụ nữ thì ra công gìn giữ, bảo vệ mái ấm cho mình, cho các con, cũng là cho cả gia đình của họ nữa. Thế rồi, cuộc sống thay đổi, xã hội phát triển, thời đại biến động... đã làm đổi thay nhiều giá trị chuẩn mực, trong đó có việc thay đổi cách nhìn nhận đánh giá về người phụ nữ và cách nhìn nhận đánh giá của người phụ nữ về chính họ. Hai cuộc kháng chiến vĩ đại, giành lại độc lập cho dân tộc Việt Nam đã ghi dấu phần đóng góp to lớn của những bà mẹ Việt Nam anh hùng, của những thế hệ phụ nữ "gái thay trai, tay súng, tay cày đảm đang. Việc nước, việc nhà vẹn toàn, nắng mưa nhọc nhằn vẫn tươi xinh". Gian khổ rồi cũng đã qua đi. Đất nước đã toàn thắng. Chiến tranh đã kết thúc. Những người đàn ông đã trở về... Những người phụ nữ trở lại với vị trí của mình, lại "tay hòm chìa khoá", lại tất bật suốt ngày với những công việc nội trợ không tên và trách nhiệm làm "người phụ nữ vĩ đại đằng sau những người đàn ông thành đạt của mình". Thế nhưng cũng ở vị trí ấy, họ đã và đang phải thích nghi với rất nhiều cái mới, mà chính những cái mới ấy dẫn tới nhiều khó khăn nhưng cũng không ít thuận lợi cho sự phát triển của nữ giới ngày nay nói chung và của mỗi người phụ nữ nói riêng. Trước hết, người phụ nữ phải chịu sức ép của sự thăng tiến trong sự nghiệp. Ở Việt Nam, lực lượng lao động nữ chiếm 51% trong lao động xã hội. Phụ nữ tham gia vào tất cả các lĩnh vực: hoạt động chính trị, nghiên cứu khoa học, kinh doanh, thương mại... Chị em là người trực tiếp tham gia vào quá trình sản xuất tạo ra sản phẩm vật chất và tinh thần cho xã hội. Những thành tích mà chị em đạt được rất đáng trân trọng và được xã hội đánh giá cao. Tuy nhiên, tính trung bình mỗi người phụ nữ sinh 2 con mất 10 năm vất vả nuôi con, vì vậy họ gặp rất nhiều khó khăn trong việc học hành cũng như trong quá trình làm việc chuyên môn. Thế mà, có nơi vẫn còn nhiều định kiến đối với người phụ nữ thành đạt từ mọi phía: xã hội, gia đình, đồng nghiệp. Trước hết, vẫn còn hiện tượng chưa tin cậy giao việc khi sử dụng cán bộ nữ, vì cho rằng trình độ nữ có phần yếu hơn nam. Những định kiến kiểu như vậy làm chị em chỉ là “bù nhìn” ở nhiều nơi. Mặt khác, tư tưởng lạc hậu coi phụ nữ chỉ làm việc nội trợ, chân tay, còn nam giới lo con đường công danh, đã làm nảy sinh quan niệm: nếu người phụ nữ suốt ngày lo học hành, say mê công việc thì việc chăm sóc con cái không được chu đáo. Thêm vào đó, đôi khi ngay bản thân người phụ nữ cũng tự ti, an phận thủ thường, muốn rút lui về tổ ấm, chưa phát huy được những tiềm lực của bản thân mình. Ngược lại, cũng có một số ít chị em sống trong nền kinh tế thị trường không biết tự kiềm chế, bị lôi kéo vào vòng xoáy của đồng tiền, có người không chịu phấn đấu nhưng mong có vị trí cao để hưởng quyền lợi, do đó tìm mọi thủ đoạn để "vươn lên"... Có thể nói, người phụ nữ muốn thực sự vươn lên trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước hôm nay thì nhất định phải học tập, phải cố gắng để tiếp cận được những tri thức khoa học tiên tiến nhất. Nhưng điều đó cũng chưa phải là điều kiện đủ. Để có thể thành đạt, người phụ nữ cần có những điều kiện khách quan tốt, cần một môi trường xã hội mà ở đó, sự phấn đấu của họ không những được chấp nhận mà còn được tạo điều kiện. Để có thời gian học tập, phấn đấu, người phụ nữ đang phải đối diện với sức ép về thời gian, phải sử dụng thời gian sao cho thật tối ưu. Thời gian của người phụ nữ “eo hẹp” hơn nhiều so với nam giới. Thiên chức của người phụ nữ là mang thai, sinh nở, chăm sóc con cái, cho nên sau 8h làm việc mỗi ngày, không giống như nam giới, người phụ nữ tiếp tục các công việc nội trợ gia đình, nuôi dạy con... Thời gian để đọc báo, cập nhật thông tin xã hội, tự học để trau dồi kiến thức là rất ít, đó là chưa nói đến việc làm thế nào để có thời gian tham gia các hoạt động thể thao hay các hình thức giải trí khác. Như vậy, người phụ nữ vừa tham gia kiếm tiền nuôi sống gia đình, vừa chăm sóc các thành viên trong gia đình sẽ vất vả hơn người đàn ông. Để chăm sóc cho một gia đình, thông thường mỗi người phụ nữ phải cần tới gần hết thời gian trong ngày cho các công việc nội trợ, từ dọn dẹp, nấu nướng, giặt giũ, chợ búa... tới chăm sóc, dạy dỗ con cái. Vậy mà giờ đây, họ còn phải chia sẻ quĩ thời gian vốn cố định và không thể co dãn này ra nhiều phần để dành cho công việc cơ quan, công việc xã hội, học tập, chăm sóc bản thân nữa. Một trong những giải pháp ở đây chính là sử dụng lao động của những người giúp việc để giúp đỡ thực hiện các công việc giản đơn, nội trợ trong gia đình. Tuy nhiên, không có người giúp việc nào có thể thay thế vai trò của người vợ, người mẹ. Do đó, sức ép về thời gian có thể coi là bài toán nan giải đầu tiên đối với người phụ nữ hiện đại. Công việc đối với chị em không chỉ là sự phiệp mà còn là vấn đề thu nhập: người phụ nữ phải đương đầu với bài toán tài chính trong gia đình. Cuộc sống hiện đại với những nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao, khả năng kinh tế của mỗi gia đình tuy có được nâng lên theo mức thu nhập trung bình của xã hội và theo sự nỗ lực, cùng với khả năng làm việc của mỗi thành viên gia đình, cũng không thể lúc nào cũng theo kịp và đáp ứng được những nhu cầu ngày càng đa dạng của mỗi cá nhân. Bài toán chi tiêu, tích luỹ và đầu tư để phát triển về kinh tế của mỗi gia đình, gây khó khăn cho những người vợ nhiều hơn, vì họ phải cân nhắc, lựa chọn để ra những quyết định cụ thể xung quanh việc sử dụng những khoản tiền thường là rất eo hẹp của cả hai vợ chồng. Vậy mà, còn có rất nhiều người chồng có nhu cầu chi tiêu cá nhân xấp xỉ, nếu không nói là nhiều hơn, so với khoản tiền thu nhập riêng của họ. Khi đó, có rất nhiều người phụ nữ sẽ phải giải những bài toán khó khăn hơn nhiều nữa, tức là không chỉ là những bài toán chi tiêu làm sao cho tối ưu mà là chi thu như thế nào cho đủ, hay nói cách khác là làm thế nào để tăng thu nhập, để kiếm ra tiền nuôi sống gia đình. Trên thực tế, có nhiều người phụ nữ phải chịu thiệt thòi trong việc hưởng thụ các sản phẩm văn hoá cả tinh thần lẫn vật chất, thậm chí không được sử dụng cả thu nhập của chính mình. Cho nên, những người phụ nữ thành đạt, thường là những người phụ nữ có được những người bạn đời biết thông cảm, sẵn sàng cùng lo tài chính của gia đình, cùng “xắn tay áo” vào bếp, cùng chia sẻ với vợ mình mọi công việc nặng nhọc, trong đó có cả việc nội trợ và nuôi dạy con cái. Những đại diện của phái đẹp đang phải chịu những thách thức của mặt trái nền kinh tế thị trường trong xã hội hiện đại. Đó là, các tệ nạn xã hội len lỏi vào từng ngõ ngách xã hội, vào nhiều gia đình... khiến cho vấn đề ly hôn, ngoại tình ngày càng trở nên bức xúc. Hình ảnh những người phụ nữ trẻ chờ đợi chồng bên mâm cơm nguội ngắt đã không còn là cá biệt ở thành phố. Các cuộc điện thoại kêu gọi trợ giúp vì nghi ngờ chồng có người phụ nữ khác ngày càng nhiều. Một mặt khác, cám dỗ về những mối tình tay ba, lãng mạng và ngang trái của những người phụ nữ cũng không còn là việc hiếm gặp. Cho nên, có lẽ chưa bao giờ vấn đề trách nhiệm của mỗi thành viên trong gia đình lại được đặt ra lớn đến vậy. Người ta thường nói nhiều về việc gìn giữ tình cảm, sự cảm thông, gần gũi về tinh thần của hai vợ chồng, cũng như vai trò tinh thần của việc thoả mãn quan hệ chăn gối trong gia đình, nhưng người ta cũng không thể né tránh một thực tế là quan hệ gia đình ngày nay đang bị "xã hội hoá" một cách ghê gớm. Càng không thể làm ngơ trước những thực tế của những quan hệ ngoài hôn nhân ngày càng nhiều, thậm chí ngày càng có phần công khai. Mong ước của đại đa số chị em phụ nữ ngày nay, có lẽ là: một người chồng biết cảm thông (vừa là bạn vừa là người yêu nữa), một gia đình hoà thuận, những đứa con khoẻ mạnh, ngoan ngoãn, một công việc thích hợp với khả năng, thu nhập khá, có cơ hội phát triển tài năng và khẳng định vai trò xã hội của mình. Những mong ước nói trên không thể thực hiện được nếu thiếu sự giúp đỡ của "phái mạnh", của gia đình và xã hội. Bên cạnh rất nhiều khó khăn trong đời sống cá nhân và trong sự nghiệp, người phụ nữ ngày nay đã được giải phóng về mặt tâm lý, không còn chịu tâm lý lệ thuộc vào người đàn ông: "tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử". Thuận lợi lớn nhất mà người phụ nữ ngày nay có được là quyền bình đẳng nam nữ. Phụ nữ Việt Nam đã đạt được những tiến bộ to lớn trên con đường bình đẳng, tự do và phát triển: chị em tham gia đông đảo và có mặt ở nhiều ngành nghề quan trọng. Được tạo điều kiện và có được môi trường làm việc phù hợp, nhiều chị em đã đạt được những thành tích cao không thua kém gì phái mạnh. Sự giải phóng về tâm lý đã khiến cho cách nhìn nhận, đánh giá về bản thân của những người phụ nữ thay đổi rất nhiều. Người phụ nữ đã không còn cam phận nữa. Sự vươn lên, ý thức về cái tôi trong mỗi người phụ nữ và nhu cầu tự khẳng định mình ngày càng thể hiện một cách rõ nét. Một mặt, đòi hỏi về bình đẳng giới khiến tính tích cực của người phụ nữ có cơ hội rèn luyện và bộc lộ ra một cách đầy đủ. Mặt khác, để có được bình đẳng những người phụ nữ phải khẳng định vai trò nữ giới của mình, thế mạnh phái nữ của mình, chứ không phải phấn đấu giống hệt như đàn ông, vươn lên để trở thành "phái mạnh". Như vậy, người phụ nữ nhìn nhận chính mình như những chủ thể độc lập, đồng thời ngày càng ý thức rõ về nữ tính và vai trò của nữ giới. Cách nhìn nhận, đòi hỏi đối với những người phụ nữ từ phía xã hội và từ phía những người đàn ông mà họ yêu thương, đã thay đổi rất nhiều. Xã hội đòi hỏi những người phụ nữ tham gia tích cực vào đời sống cộng đồng, đời sống kinh tế, chính trị và xã hội nói chung. Người phụ nữ được học hành ngày càng cao, và họ không thể không sử dụng vốn kiến thức mà xã hội đã trang bị cho họ chỉ trong bốn bức tường của gia đình mình nữa. Những người đàn ông mà họ yêu thương đòi hỏi ở họ ngày càng nhiều: không chỉ là sự chăm sóc về ăn uống, sự gần gũi về con người, mà là tất cả sự gần gũi về tinh thần, sự chia sẻ, cảm thông, rồi cả sự hấp dẫn, quyến rũ để giữ cho những người chồng mong muốn trở về nhà sau giờ làm việc. Những đòi hỏi nói trên tạo ra những áp lực lớn khiến những người phụ nữ phải chịu sức ép từ nhiều phía, nhưng đồng thời có rất nhiều người phụ nữ đã vươn lên được, thoát ra được khỏi những sức ép ấy và trở thành những người phụ nữ thành đạt, hạnh phúc. Đó cũng chính là một trong những thay đổi to lớn nhất đối với nhiều đại diện của phái đẹp. Lịch sử phát triển của đất nước Việt Nam đã ghi tạc công lao đóng góp của phụ nữ: truyền thuyết Mẹ Âu Cơ sản sinh ra dân tộc, Bà Trưng, Bà Triệu đứng lên cùng cả dân tộc đòi lại chủ quyền cho đất nước.., các thế hệ phụ nữ ngày nay tiếp tục đóng góp nguồn nhân lực, trí tuệ dồi dào vào sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Trong bối cảnh hiện nay, đất nước đang hoà nhịp với sự phát triển của “các con rồng” kinh tế trong khu vực và trên thế giới, từng bước công nghiệp hoá, hiện đại hoá đất nước, từ nền kinh tế thuần nông, lạc hậu chuyển sang nền kinh tế tri thức... người phụ nữ Việt Nam vẫn vừa đảm đương những công việc thường nhật trong gia đình, vừa gánh vác ngày càng nhiều trọng trách trong đời sống xã hội và cộng đồng
23 tháng 9 2018

Bức tranh thôn quê Việt Nam là một bức tranh tràn ngập sắc màu rực rỡ nhưng cũng rất yên bình, ở đó chứa đựng mơ ước của người nông dân, có cây đa, giếng nước, mái đình, con trâu,... nhưng gần gũi với mỗi gia đình nhất có lẽ là đàn gà chạy rộn rã trước sân nhà.

Đối với người nông dân Việt Nam thì gà nhà luôn là con vật gần gũi và thân thuộc nhất trong số rất nhiều các loài gà khác nhau. Gà là vật nuôi quan trọng nhất của con người để lấy thịt và trứng. Đặc điểm chung của gà là cánh tròn, ngắn, toàn thân phủ lông. Để thích nghi với cuộc sống bới đất tìm mồi, từ thuở xưa, gà đã được tạo hóa ban cho một đôi chân to móng cùn và cứng, phủ vẩy sừng mỏng màu vàng và còn một cái mỏ ngắn khỏe nữa. Không phải từ thuở ban đầu gà sinh ra đã là gã nhà mà tổ tiên của chúng là gà rừng đã trải qua thuần hóa liên chúng không có khả năng bay lượn. Đại đa số thời gian chúng dùng chân nâng đỡ cơ thể đi lại trên mặt đất. Vì vậy, cơ hồng của gà đa số tập trung ở chân, cơ ngực và các bộ phận khác lại là cơ trắng.

Các em thiếu nhi vẫn có bài hát rất dễ thương về loài động vật này: Gà không biết gáy là mẹ gà con. Gà mà không gáy là vợ gà cha. Đi lang thang trong sân có con gà có con gà”. Chỉ mấy câu hát đơn giản như vậy thôi đã cho ta thấy một gia đình gà. Gà trống được coi là gà bố, đúng như một ông bố có dáng bệ vệ, chân có cựa sắc, bộ lông óng mượt rực rỡ, nổi bật bởi bông hoa đỏ rực trên đầu mà người ta vẫn gọi là mào gà. Gà trống có tiếng gáy âm vang, từ lâu đã được coi như là đồng hồ báo thức của người nông dân. Gà mái hay là gà mẹ, cũng giống với một người mẹ, hiền lành và có dáng vẻ chậm chạp hơn, bộ lông không săc sỡ .như gà trống. Nhưng bù lại, với “thiên chức” của một người mẹ, gà mái có khả năng ấp trứng và nở ra những chú gà con rất đáng yêu: Gà mái đẻ mỗi lứa từ 10 đến 20 trứng. Đa số gà mái sau khi đẻ trứng thường kêụ “cục tác”. Đó là biểu hiện sự hưng phấn của gà mái, hay có thể nói đó là niềm vui của gà mẹ, một “người mẹ” có tình mẫu tử mãnh liệt. Gà con vừa chui ra khỏi vỏ trứng giống như một nắm nhung có sự sống, bé nhỏ trong bộ lông vàng tơ óng mượt. Gà con mới nở có thể theo mẹ đi kiếm mồi ngay.

Đốì với gà thì hạt thóc hạt mạch... có thể được coi là sơn hào hải vị của chúng. Nhưng cho dù được ăn những thứ đó hàng ngày thì chúng vẫn thích mổ đông bới tây, đề tìm ăn những hạt sỏi, hạt cát. Thật ra vì không có răng nên gà cần dựa vào thứ khác để nghiền thức ăn và chúng đã lợi dụng sỏi để tiêu hóa thức ãn. Thịt gà và trứng gà là những thức ăn bổ dưỡng rất tốt cho con người.

Không những từ xưa mà đến bây giờ vẫn vậy và không chỉ đối với người nông dân mà đối với hết thảy mọi người dân Việt Nam, con gà đã chiếm một vị trí quan trọng trong đời sống văn hoá ẩm thực. Có thể nói, con gà đã đi vào tín ngưỡng, vào đời sống tâm linh văn hóa của người dân Việt Nam. Nó là một trong mười hai con giáp, vẫn được gọi bằng cái tên thân mật là “Dậu”. Con “Dậu” là tượng trưng cho một tuổi đời. Ai đã từng đến Việt Nam, từng tìm hiểu và yêu nền văn hóa dân tộc Việt thì chắc hẳn không thể nào quên được những bức tranh Đông Hồ đậm đà bản sắc Việt với hình ảnh phong phú về thể loại, màu sắc cách điệu nhưng cũng giản dị vô cùng, nổi bật với những bức tranh như: “Vinh hoa”, “Gà trống hoa hồng”, “Gà dạ xương”... Dưới con mắt của người Việt Nam, con gà đáng trân trọng và thân thương như vậy đó. Từ lâu đã thành lệ, con gà là thứ không thể thiếu trong bất kì lễ tết truyền thống hay ngày cúng giỗ nào của người Việt Nam. Đêm giao thừa, vào giờ khắc chuyển giao, nhà nhà lại cùng nhau bày một mâm cỗ đặt trước cửa nhà để cầu mong tốt lành, hạnh phúc cho năm mới. Lẽ dĩ nhiên, mâm cỗ không thể thiếu con gà. Con gà luộc được đặt trong một,cái đĩa lớn đặt giữa mâm, miệng ngậm một bông hồng. Đó là tượng trưng cho sự an lành, may mắn mà nhà nhà đều mong đợi. Tự nhiên như thế, con gà trống như linh vật của người dân Việt Nam, tượng trưng cho sự may mắn yên bình, hạnh phúc, luôn luôn rất linh thiêng đối với nhân dân.Con gà còn đi vào văn học, vào ca dao, tục ngữ của dân tộc. Có câu chỉ nói đến kinh nghiệm trong văn hóa ẩm thực như: “Con gà cục tác lá chanh” nhưng có câu còn để răn dạy con người như:

Khôn ngoan đối đáp người ngoài

Gà cùng một mẹ chớ hoài đá nhau

Gần đây, dịch cúm gà hoành hành đã làm cho bữa cơm Việt Nam thưa vắng món thịt gà. Người ta cảm thấy thiếu thiếu một cái gì đó, nhất là mỗi độ Tết đến.

Con gà là biểu tượng sự sống, của hi vọng, an lành đối với người dân Việt Nam. Mong rằng nạn dịch cúm sẽ nhanh chóng được đẩy lùi để con gà lại được hồi sinh, lại trở về bên người nông dân, trở về với bữa-cơm thường ngày và luôn gần gũi gắn bó với người dân Việt.

23 tháng 9 2018

https://kenhtracnghiem.com/thuyet-minh-ve-mot-loai-vat-nuoi-bai-tap-lam-van-1-lop-9

1 tháng 10 2017

Nguyễn Dữ sống ở thế kỷ XVI quê ở huyện Trường Tân nay là Thanh Miện – Hải Dương. Ông là học trò của Trạng trình Nguyễn Bỉnh Khiêm. Các tác phẩm của ông đã đóng góp rất lớn cho nền văn học trung đại Việt Nam. Điển hình là ” Truyền kỳ Mạn Lục” gồm có hai mươi câu chuyện nhỏ. Trong đó tiêu biểu là chuyện người con gái Nam Xương là câu chuyện thứ 16 của Truyền Kỳ Mạn Lục, được bắt đầu từ truyện ” vợ chàng Trương”. Truyện thể hiện niềm thương cảm sâu sắc của tác giả trước số phận bất hạnh của người phụ nữ trong Xã hội phong kiến, đồng thời ca ngợi những phẩm chất tốt đẹp của họ qua nhân vật chính Vũ Nương.

Trước tiên Vũ Nương là người phụ nữ mang nhiều phẩm chất tốt đẹp, là người phụ nữ bình dân xuất thân từ gia đình nghèo nhưng nang vừa có nhan sắc, vừa có đức hạnh. Tính đã thùy mị nết na lại thêm tư duy tốt đẹp.

Vẻ đẹp của Vũ Nương mang vẻ đẹp của một người phụ nữ- của chiếc bánh trôi trong thơ của Hồ Xuân Hương ” vừa trắng lại vừa tròn”. vì vậy Trương Sinh con nhà hào phú đã xin với mẹ trăm lạng vàng cưới nàng về làm vợ, cuộc hôn nhân không bình đẳng, đã vậy Trương Sinh lại có tính đa nghi, hay ghen. Vậy mà trong đạo vợ chồng nàng tỏ ra là một phụ nữ thông minh, đôn hậu, biết chồng có tính đa nghi hay ghen nàng đã ” luôn giữ gìn khuôn phép… thất hòa” chứng tỏ nàng rất khéo léo trọng việc vun vén hạnh phúc gia đình.

Sống trong thời loạn lạc nên cuộc sum vậy chưa được bao lâu thì Trương Sinh tòng quân đi lính nơi biên ải,. Buổi tiễn chồng ra trận nàng rót chén rượu đầy chúc chồng bình yên ” chàng đi chuyến này thiếp chẳng mong…thế là đủ rồi”. Ước mong của nàng thật giản dị chỉ vì nàng coi trọng hạnh phúc gia đình hơn mọi công danh phù phiếm ở đời. Những năm xa cách Vũ Nương thương nhớ chồng khôn xiết kể: ” Mỗi khi bướm lượn đầy vườn may che kín núi tì nỗi buồn chân trời góc bể lại không thể nào ngăn được”

Tâm trạng thương nhớ ấy của Vũ Nương cũng là tâm trạng chung của nhiều người chinh phụ trong thời loạn lạc ngày xưa.

” Nhớ chàng đằng đẳng đường lên bằng trời

Trời thăm thẳm xa vời khôn thấu

Nỗi nhớ chàng đau đáu nào xong”

( Chinh phụ ngâm khúc- Đoàn Thị Điểm)

Thể hiện tâm trạng ấy Nguyễn Dữ vừa cảm thông với nỗi đau xa cách trồng của Vũ Nương vừa ca ngợi tấm lòng chung thủy của nàng.

Không chỉ là một người vợ chung thủy, Vũ Nương còn là một người mẹ hiền, người con dâu hiếu thảo, chàng ra trận vừa tròn tuần thì nàng sinh con nuôi dạy con khôn lớn. Để bù đắp thiếu vắng cha của con nàng chỉ chiếc bóng của mình tren tường và nói là cha Đản, còn với mẹ chồng già yếu nàng chăm sóc mẹ rất chu đáo, thuốc thang phụng dưỡng như cha mẹ đẻ của mình. Nàng đã làm chọn chữ ” công” với nhà chồng. Đây là điều rất đáng chân trọng của Vũ Nương bởi thời xưa quan hệ mẹ chồng nàng dâu dường như chưa bao giờ êm đẹp và chứa đầy những định kiến khắt khe.

Tấm lòng của nàng đã được người mẹ chồng ghi nhận, điều này thể hiện qua những lời chăn chối của bà trước khi qua đời ” Sau này trời xét lòng lành ban cho phúc đức giống dòng tối tươi, xanh kia quyết chẳng phụ con cũng như con đã chẳng phụ mẹ”. Vũ nương chính là người phụ nữ lý tưởng trong xã hội ngày xưa: Công, dung, ngôn, hạnh.

Là người phụ nữ có bao phẩm chất tốt đẹp đáng lẽ nàng phải được hưởng cuộc sống hạnh phúc chí ít cũng như nàng mong ước đó là thú vui nghi gia, nghi thất- vợ chồng con cái sum họp bên nhau. Thế nhưng cuộc sống của Vũ Nương cũng như cuộc đời của người phụ nữ xưa là những trang buồn đầy nước mắt. Bất hạnh của nàng bắt đầu từ khi giặc tan Trương Sinh trở về, chuyện cái bóng của con thơ đã là Trương Sinh ngờ vực, rồi kết tội Vũ Nương. Chàng đinh ninh là vợ hư, nàng hết lời phân trần để bày tỏ lòng thủy chung, cố gắng hàn gắn hạnh phúc gia đình có nguy cơ tan vỡ những tất cả đều vô ích. Vốn có tính hay ghen lại vũ phu ít học. Trương sinh đã đối xử với nàng hết sức tàn nhẫn ” mắng nhiếc, đánh đuổi nàng đi”, bỏ ngoài tai những lời phân trần của vợ và những lời khuyên can của hàng xóm. Thất vọng đến tột cùng Vũ Nương đành mượn dòng nước quê hương để giải tỏ lỗi lòng trong trắng của mình. Nàng ” tắm gọi chay sạch ra bến sông Hoàng Giang ngửa cổ lên trời là than rằng” kẻ bạc mệnh này duyên hẩm hiu… phỉ nhở”. Nói rồi nàng nhảy xuống sông tự vẫn. Vũ Nương bị người thân nhất đẩy xuống bên bờ vực thẳm dẫn đến bi kịch gia đình. Cảm nhận về nhân vật Vũ Nương( thân phận người phụ nữ trong XHPK) qua “Chuyện người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ,” chết trong còn hơn sống đục”

với tấm lòng yêu thương con người Nguyễn Dữ không để cho sự trong sáng cao đẹp của Vũ Nương phải chịu oan khuất nên phần cuối chuyện đầy ắp những chi tiết hoang đường kì ảo. Sau câu chuyện của Phan Lang, Trương Sinh lập đàn giải oan cho vợ. Nàng trở về trong thế rực rõ uy nghi nhưng chỉ thấp thoáng trong giây lát rồi biến mất mãi mãi. Vũ Nương mãi mất đi quyền sống, quyền hạnh phúc, quyền làm vợ, làm mẹ. Bi kịch củaVũ Nương cũng chính là bi kịch của người phụ nữ Xã hội xưa. Bi kịch ấy không chỉ dừng ở thế kỉ XVI, XVII, XVIII mà đến đầu thế kỷ XIX Nguyễn Du từng viết trong truyện Kiều.

” Đau đớn thay phận đàn bà

Lời rằng bạc mệnh cũng là lời chung”

Với niềm xót thương sâu sắc Nguyễn Dữ lên ái những thế lực tàn ác chà đạp lên những khát vọng chính đáng của con người – của phụ nữ. Ông tố cao xã hội phong kiến với những hư tục phi lý, trọng nam khinh nữ, đạo tàm tòng dây bao bất công và hiện thân của nó là nhân vật Trương Sinh, người chồng ghen tuông mù quáng, vũ phu song sống với hụ tục là thế lực đồng tiền bạc án nên Trương Sinh con nhà hào phú một lúc bỏ ra tăm lạng vàng để cưới Vũ Nương. Ngoài ra ông còn tố cáo chiến tranh phi nghĩa đã làm phá vỡ hạnh phúc gia đình của con người.

Như vậy bằng cách xây dựng truyện hết sức độc đáo là sự kết hợp hài hòa giữa yếu tố tự sự, trữ tình và yếu tố thực ảo. chuyện ” Người con gái Nam Xương” của Nguyễn Dữ mang đến cho chúng ta bao ấn tượng tốt đẹp. Truyện ca ngợi Vũ Nương có đầy đủ phẩm chất tốt đẹp mang tính truyền thống nhưng cuộc đời nàng lại là những trang buồn đầy nước mắt. Vẻ đẹp số phận của nàng cũng là vẻ đẹp số phận của người phụ nữ trong xã hội phong kiến cũ. Ngày nay chúng ta được sống trong thế giới công bằng dân chủ, văn minh người phụ nữ là một nửa của thế giới họ được hưởng những quyền lợi mà nam giới được hưởng. Vậy chúng ta hãy phát huy những vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ xưa và thương cảm trước số phận của họ.

1 tháng 10 2017

lên mạng tra đi