K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

22 tháng 12 2020

Câu 1:

Huyết áp cao nhất ở động mạch chủ

Vì: Từ động mạch chủ, máu sẽ được phân chia cho các động mạch lớn, từ động mạch lớn lại được phân ra các tiểu động mạch, mao mạch rồi đến với tĩnh mạch và tĩnh mạch chủ. Như đã đề cập, áp lực khi máu vào động mạch chủ thì áp lực là lớn nhất nhưng sau đó máu được phân vào các mạch nhỏ thì áp lực lên thành mạch sẽ được giảm dần. 

22 tháng 12 2020

Câu 2: 

Hoạt động của cơ hoành: Khi cơ hoành co thì vòm hoành hạ xuống, giúp cho lồng ngực giãn, áp lực trong lồng ngực giảm, không khí được hít vào trong và ngược lại.

Hoạt động cơ liên sườn: Kết nối các xương sườn kề nhau. Khi cơ liên sườn co lại các xương sườn được kéo lên trên và ra trước làm tăng đường kính bên và đường kính trước sau của lồng ngực 

24 tháng 2 2017

3.

A
O AB
B

24 tháng 2 2017

O=>A,B,AB

A=>AB

B=>AB

10 tháng 11 2016

1.*sự khác biệt giữa các loại mạch máu:
- Động mạch:
+ Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày hơn của tĩnh mạch
+ Lòng hẹp hơn của tĩnh mạch
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ tim đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn.
- Tĩnh mạch:
+ Thành có 3 lớp với lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn của động mạch
+ Lòng rộng hơn của động mạch
+ Có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào về tim với vận tốc và áp lực nhỏ.
- Mao mạch:
+ Nhỏ và phân nhánh nhiều.
+ Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì.
+ Lòng hẹp
Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô, tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào

10 tháng 11 2016

2.Các bạch cầu tạo nên 3 hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể là :
- Sự thực bào do các bạch cầu trung tính và đại thực bào thực hiện
- Sự tiết ra kháng thể để vô hiệu hóa các kháng nguyên do các bạch cầu limphô B thực hiện
- Sự phá hủy các tế bào cơ thể đã nhiễm bệnh do các tế bào limphô T thực hiện.

 

26 tháng 12 2021

C

24 tháng 12 2020

Câu 1:

Trong máu, tế bào có chức năng bảo vệ cơ thể là: Bạch cầu

Cơ chế hoạt động của bạch cầu: 

+ Các tế bào bạch cầu đi qua đường máu và tiêu diệt các vi-rút, vi khuẩn và các vật lạ trong cơ thể người có thể gây nên bệnh tật hoặc viêm nhiễm.

+ Các tế bào bạch cầu tạo nên hàng rào phòng thủ để bảo vệ cơ thể khỏi những vật lạ.

 
24 tháng 12 2020

Câu 2:

Một số bệnh ở đường hô hấp thường gặp như viêm phổi, viêm phế quản, hen suyễn, lao phổi, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính… 

Các tác nhân có hại cho hệ hô hấp: Bụi, nitơ oxit, lưu huỳnh oxit, cacbon oxit, các chất độc hại và các sinh vật gây bệnh .

Biện pháp bảo vệ hệ hô hấp tránh các tác nhân có hại:

+ Trồng nhiều cây xanh,

+ Không xả rác bừa bãi,

+ Không hút thuốc lá,

+ Đeo khẩu trang chống bụi khi làm vệ sinh hay khi hoạt động ở môi trường nhiều bụi.

18 tháng 12 2021

Tham khảo:

Những người nhóm máu A có thể được truyền máu bởi những người có nhóm máu O. Nhóm máu B: Có thể hiến máu cho những người khác có cùng nhóm máu B hoặc những người mang nhóm máu AB. Những người mang nhóm máu B có thể nhận máu từ những người mang nhóm máu O. Nhóm máu AB: Có thể nhận máu từ bất cứ nhóm máu nào.

 

18 tháng 12 2021

Tham khảo:

Bạch cầu là những tế bào có chức năng chống lại các tác nhân lạ đi vào cơ thể. Các tế bào bạch cầu sẽ thực bào các chất lạ hoặc vi khuẩn, khử độc, sản xuất kháng thể, giải phóng các chất truyền tin hóa học, các enzym,... Bạch cầu có nguồn gốc từ các tế bào gốc sinh máu vạn năng trong tủy xương.

 

Có ba loại mạch máu chính: động mạch mang máu đi từ trái tim, các mao mạch (Capillary) giúp việc trao đổi nước và các chất giữa máu và các mô, và các tĩnh mạch mang máu từ các mao mạch trở về tim.

- Vì mỗi loại hoocmon chỉ có tác dụng hay tính đặc hiệu nhất định với 1 số loại tế bào.

17 tháng 4 2021

- Mặc dù các hoocmôn do các tuyến nội tiết tiết ra ngấm thẳng vào máu, theo dòng máu vận chuyển khắp cơ thể nhưng mỗi hoocmôn chỉ có ảnh hưởng đối với hoạt động của một hay một số cơ quan, tế bào hoặc một số quá trình sinh lí nhất định.

- Ví dụ, anđostêron của tuyến trên thận chỉ tác động lên các tế bào ở thành các ống lượn xa trong hệ ống thận làm tăng tái hấp thu Na+; đồng thời ADH lại chỉ tác động lên các tế bào ở thành ống góp chung trong thận làm tăng tái hấp thu nước, hạn chế nước thoát ra ngoài qua đường nước tiểu, tuy rằng cả hai hoocmôn đều tham gia vào sự điều chỉnh huyết áp và áp suất thẩm thấu của môi trường trong nhưng mỗi hoocmôn tác động lên một bộ phận khác nhau trong thận. Đó chính là tính đặc hiệu của mỗi hoocmôn do mỗi hoocmôn có một cấu trúc mà chỉ có các thụ thể nằm trên màng tế bào của cơ quan nào mà có cấu trúc phù hợp (như chìa khoá với ổ khoá) mới hình thành một phức hợp hoocmôn - thụ thể, từ đó gây ra một chuỗi các phản ứng sinh hoá đê hoạt hoá các enzim vốn bất hoạt hoặc tạo ra các enzim mới. Những enzim được hoạt hoá hoặc mới hình thành sẽ tham gia vào quá trình chuyển hoá trong tế bào đích làm thay đổi quá trình sinh lí của tế bào hoặc cơ quan đích.

Giải thích sơ đồ truyền máu

- Nhóm máu O do không có kháng nguyên nên truyền được cho 3 nhóm máu còn lại: A, B, AB. Chỉ nhận được nhóm máu O.

- Nhóm máu A truyền được cho AB, A.

- Nhóm máu B truyền được cho AB, B.

- Nhóm máu AB chỉ truyền được cho chính nó và nhận được máu từ các nhóm còn lại do không có kháng thể.

Nguyên tắc truyền máu

- Không truyền máu có cả kháng nguyên A và B cho người có nhóm máu O vì sẽ bị kết dính hồng cầu.

- Không truyền máu có nhiễm các tác nhân gây bệnh (virut viêm gan B, HIV..) vì sẽ gâu nhiễm các bệnh này cho người được nhận máu.

\(\rightarrow\)Khi truyền máu cần xét nghiệm để lựa chọn nhóm máu cho phù hợp và kiểm tra các mầm bệnh trước khi truyền máu.