K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

7 tháng 3 2021

Nói đến đề tài mùa xuân, người yêu văn thơ nước nhà nhớ ngay đến “Mùa xuân nho nhỏ” của nhà thơ Thanh Hải. Bài thơ này được xem như sợi dây nối tiếp mạch cảm xúc của mấy mươi năm về trước. Thanh Hải viết “Mùa xuân nho nhỏ” vào thời điểm sắp kề cận cát bụi nhưng người đọc tìm thấy một tình yêu thiên nhiên đất trời mãnh liệt, luôn dâng trào ở trái tim tác giả. Ngay ở khổ thơ đầu bài thơ đã toát lên được điều đó.

“Mọc giữa dòng sông xanh

Một bông hoa tím biếc

Ơi con chim chiền chiện

Hót chi mà vang trời”

Khổ thơ với chỉ bốn câu thơ đã phác họa một bức tranh với âm thanh, màu sắc, với sức xuân hài hòa, sống động. Từ “mọc” được đặt ở đầu câu với lối đảo ngữ tinh tế tạo nên sự khỏe khoắn, tạo nên sức sống tiềm ẩn, tạo nên sự vươn lên trỗi dậy. Giữa dòng sông rộng lớn, không gian mênh mông, chỉ một bông hoa thôi, một bông hoa tím biếc cũng làm nên sức xuân, cũng làm nên ánh xuân lung linh sắc màu.

Điểm nhấn của bức tranh xuân là gam màu thật hài hòa, dịu nhẹ, tươi tắn: màu xanh lam của nước sông Hương hài hòa cùng màu tím biếc của hoa, một màu tím thật giản dị, thủy chung mà cũng thật mộng mơ, quyến rũ. Đó cũng chính là màu đặc trưng của xứ Huế, một màu rất Huế.

Bỗng đâu đó tiếng chim chiền chiện hót vang trời. Với những thán từ “gọi”, “ơi”, “chi” mang chất giọng ngọt ngào, đáng yêu và đậm chất xứ Huế mang nhiều màu sắc thái cảm xúc như một lời trách yêu. Khung cảnh mùa xuân có không gian cao rộng, màu sắc tươi thắm, âm thanh vang vọng. Hót vang trời, đó là thứ thanh âm bay bổng, đằm thắm, dịu dàng. Mùa xuân trong thơ Thanh Hải chẳng có mai vàng, đào thắm cũng chẳng có muôn sắc màu rực rỡ nhưng sao mà tất cả rộ lên sắc màu và âm thanh đều đang ở độ tràn đầy nhựa sống.

Xúc cảm ngây ngất trước khung cảnh mùa xuân tươi đẹp của thiên nhiên, đất trời, lòng người mà say sưa, xốn xang, rộn ràng đến thế.

“Từng giọt long lanh rơi

Tôi đưa tay tôi hứng"

Giọt long lanh là tên gọi chung của tác giả dành cho giọt sương, giọt mưa, giọt nắng, giọt mùa xuân hay giọt của âm thanh, giọt của hạnh phúc. Tiếng chim chiền chiện hót vang trời nhưng không tan biến vào không trung mà ngưng đọng lại thành từng giọt âm thanh như những giọt lưu ly trong vắt, lấp lóa, chói ngời. Với bút pháp ẩn dụ chuyển đổi cảm giác từ thính giác đến thị giác và xúc giác “hứng” đó là sự trân trọng vẻ đẹp của thi nhân đối với vẻ đẹp của sự sống, của đất trời, của chim, đó cũng là sự đồng cảm của nhà thơ trước thiên nhiên, cuộc đời.

Mùa xuân đẹp đến mức làm cho trái tim của một người gần đất xa trời phải bừng tỉnh hay chính sức sống mãnh liệt, niềm tin yêu cuộc sống và khát khao dâng hiến đến hơi thở cuối cùng của nhà thơ đã thổi vào trong từng câu chữ nhưng màu sắc và âm thanh của sự hồi sinh. Màu tím trong thơ Thanh Hải không trầm mà trở nên tươi, tiếng chim trong thơ Thanh Hải không quá rộn rã mà trong vắt, tròn đầy. Cho đến hơi thở cuối cùng tác giả vẫn có thể cống hiến cho đời, cuộc đời ông cũng chính là một mùa xuân, “Một mùa xuân nho nhỏ, / Lặng lẽ dâng cho đời”.

15 tháng 1 2021

a) Có , vì ẩn dụ cho ''Người'' - ý chỉ Bác Hồ b) ''... / Thấy một mặt trời trong lăng rất đỏ ..''    ''Mặt trời của ... / Mặt trời của mẹ , em nằm trên lưng ...''

 

28 tháng 10 2021

bạn tham khảo nhe 

4. Phân tích 7 câu thơ đầu bài Đồng chí - mẫu 3

Vẻ đẹp của tình đồng chí là một đề tài nổi bật trong thơ cơ Việt Nam, đặc biệt là thơ ca kháng chiến. Viết về đề tài này, mỗi nhà thơ chọn cho mình một cách khai thác khác nhau góp phần làm phong phú thêm mảng thơ ca này. Nhắc đến đây, ta không thể bỏ qua bài " Đồng chí" của nhà thơ Chính Hữu. Bài thơ được đánh giá là tiêu biểu của thơ ca kháng chiến giai đoạn 1946-1954, nó đã làm sang trọng một hồn thơ chiến sĩ của Chính Hữu mà đoạn trích sau là tiêu biểu:

Quê hương anh nước mặn, đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau.

Súng bên súng, đầu sát bên đầu

Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ

Đồng chí!

Bài thơ sáng tác mùa xuân 1948, thời kỳ đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp.Bài thơ theo thể tự do, 20 dòng chia làm 3 đoạn. Cả bài thơ tập trung thể hiện vẻ đẹp và sức mạnh của tình đồng chí, đồng đội, nhưng ở mỗi đoạn sức nặng của tư tưởng và cảm xúc được dẫn dắt để dồn tụ vào những dòng thơ gây ấn tượng sâu đậm (các dòng 7, 17 và 20). Bảy câu thơ đầu bài thơ là sự lí giải về cơ sở của tình đồng chí.

Trước hết, ở đoạn đầu, với 7 câu tự do, dài ngắn khác nhau, có thể xem là sự lý giải về cơ sở của tình đồng chí.Mở đầu bằng hai câu đối nhau rất chỉnh :

“Quê hương anh nước mặn đồng chua

Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá”

Hai câu thơ đầu tiên giới thiệu quê hương "anh" và “tôi” – những người lính xuất thân là nông dân. "Nước mặt đồng chua" là vùng đất ven biển nhiễm phèn khó làm ăn, "đất cày lên sỏi đá" là nơi đồi núi, trung du, đất bị đá ong hoá, khó canh tác. Hai câu chỉ nói về đất đai - mối quan tâm hàng đầu của người nông dân, cho thấy sự tương đồng về cảnh ngộ xuất thân nghèo khó là cơ sở sự đồng cảm giai cấp của những người lính cách mạng.

"Anh với tôi đôi người xa lạ

Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau”

Từ “tôi” chỉ 2 người, 2 đối tượng chẳng thể tách rời nhau kết hợp với từ “xa lạ” làm cho ý xa lạ được nhấn mạnh hơn..Tự phương trời tuy chẳng quen nhau nhưng cùng một nhịp đập của trái tim, cùng tham gia chiến đấu, giữa họ đã nảy nở một thứ tình cảm cao đẹp: Tình đồng chí - tình cảm ấy không phải chỉ là cùng cảnh ngộ mà còn là sự gắn kết trọn vẹn cả về lý trí, lẫn lý tưởng và mục đích cao cả: chiến đấu giành độc lập tự do cho tổ quốc.
“Súng bên súng, đầu sát bên đầu”

- Tình đồng chí còn được nảy nở và trở thành bền chặt trong sự chan hoà chia sẻ mọi gian lao cũng như niềm vui, nỗi buồn. Đó là mối tình tri kỷ của những người bạn chí cốt được biểu hiện bằng hình ảnh cụ thể, giản dị mà hết sức gợi cảm: “Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. “Chung chăn” có nghĩa là chung cái khắc nghiệt, khó khăn của cuộc đời người lính, nhất là chung hơi ấm để vượt qua cái lạnh, mà sự gắn bó là thành thật với nhau. Câu thơ đầy ắp kỷ niệm và ấm áp tình đồng chí, đồng đội.Cả 7 câu thơ có duy nhất! Từ “chung” nhưng bao hàm nhiều ý: chung cảnh ngộ, chung giai cấp, chung chí hướng, chung một khát vọng…

28 tháng 10 2021

tham khảo:

Những người lính là những người nông dân nghèo, chất phác, đến từ những nơi khác nhau. Nhưng đều có chung một ý chí, khát vọng và tình yêu đối với quê hương, đất nước. " Tự phương trời chẳng hẹn quen nhau". Ở họ còn toát lên những vẻ đẹp giản dị, đơn sơ, mộc mạc nhưng gần gũi, thân thiết " Ðêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ”. Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động. " Đồng chí ", hai tiếng ấy thôi như làm bừng sáng cả bài thơ, sục sôi tinh thần đoàn kết của những người lính bộ đội cụ Hồ. Tuy phải trải qua nhiều những vất vả, thiếu thốn nơi chiến trường, những trận ốm đau ác liệt, người lính vẫn giữ vững một tinh thần thép, một ý chí sắt đá để đấu tranh chống lại kẻ thù. Vẻ đẹp của người lính trong bài thơ " Đồng chí" được nhà thơ thể hiện vô cùng rõ nét. Họ quả thật là những con người đáng để ngưỡng mộ! 

Câu bị động : Tiếng " đồng chí " được lặp lại nhiều lần trong đoạn thơ như gợi lên những tiếng nấc nghẹn ngào khiến người đọc cảm thấy xúc động.

Phép thế: người lính - họ