K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

25 tháng 10 2018

trong sgk sinh học 7 trang 57,58 đó bn:)))

Bước 1 : Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng 2 đinh ghim
Bước 2 : Dùng kẹp kéo da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chinh giữa lưng về phía đuôi
Bước 3 : Đổ nước ngập cơ thể giun. Dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
Bước 4 : Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim đến đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu
26 tháng 4 2016

 1. Sự hình thành động vật Nguyên sinh trên cơ sở cấu trúc tế bào có nhân là bước phát triển đầu tiên của giới động vật. Tuy mới ở mức độ tế bào nhưng động vật Nguyên sinh đã có các hoạt động sống cơ bản như bắt mồi, tiêu hoá, điều hoà thẩm thấu, vận chuyển... 


Hướng của phát triển tiếp theo của động vật Nguyên sinh là phức tạp hoá cấu tạo các cơ quan tử để hình thành các nhóm động vật như Trùng roi, Trùng cỏ hay đơn giản hoá và chuyên hoá như Trùng bào tử. Chính điều này đã làm cho thế giới động vật nguyên sinh trở nên đa dạng hơn. 
Hướng tiến hoá quan trọng và duy nhất của động vật Nguyên sinh là chuyển sang cấu tạo nhiều tế bào, hình thành tập đoàn động vật Đơn bào, mở ra con đường hình thành nên động vật Đa bào. 

2. Sự hình thành động vật Đa bào có thể xem là một hướng chuyển biến hết sức quan trọng trong phát sinh chủng loại, đưa động vật lên một bậc thang tiến hoá mới. 

Từ khi hình thành động vật Đa bào có các bước phát triển chính như sau: 

Bước phát triển đầu tiên là động vật Thân lỗ (Porifera). Nhóm động vật này có mức độ tổ chức cơ thể còn thấp như chưa hình thành mô, chưa có hệ thần kinh, trong quá trình phát triển cá thể thì chưa có sự ổn định về vị trí và hướng phân hoá các phôi bào của lá phôi ngoài và lá phôi trong... Do kiểu cấu trúc cơ thể như vậy nên chỉ có thể xếp động vật Thân lỗ vào một nhóm động vật riêng là động vật Đa bào chưa hoàn thiện (Parazoa) tách khỏi các nhóm động vật Đa bào hoàn thiện khác (Eumetazoa). 

Bước phát triển tiếp theo là xuất hiện nhóm động vật có đối xứng Toả tròn hay động vật Hai lá phôi. Tổ chức cơ thể của nhóm động vật này thể hiện sự ổn định và vị trí và sự phân hoá tế bào của 2 lá phôi là lá phôi trong và lá phôi ngoài. 

3. Bước phát triển cao hơn là hình thành nhóm động vật đối xứng Hai bên hay nhóm động vật Ba lá phôi. Cấu trúc cơ thể của nhóm động vật này có ưu thế rõ rệt cho sự vận động, di chuyển và bắt mồi tích cực. Có sự định hướng đầu đuôi, xác định mặt lưng và mặt bụng, bên trái, phải. Nhờ hệ thần kinh, giác quan phát triển, sự hình thành hành loạt cơ quan mới có nguồn gốc từ lá phôi thứ 3 (hệ cơ, hệ bài tiết, nhu mô, bao biểu mô...), do đó nhóm động vật này ngày càng hoàn thiện về cấu tạo cơ thể và thích nghi với điều kiện sống của môi trường. 

Động vật Ba lá phôi được sắp xếp thành 2 nhóm lớn là động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia) và động vật Có miệng thứ sinh (Deuterostomia) khác nhau ở các đặc điểm như: 

+ Động vật Có miệng nguyên sinh (Protostomia): Miệng của con trưởng thành được hình thành ở vị trí miệng phôi, lá phôi giữa được hình thành theo kiểu đoạn bào, các phần cơ thể thường được hình thành từ các đám tế bào. 

+ Động vật Có miệng thứ sinh: Miệng phôi sẽ hình thành nên hậu môn của con trưởng thành, lá phôi giữa được hình thành bằng cách lõm ruột, các phần của cơ thể được hình thành từ kiểu lõm vào của lá phôi giữa. 

Hai nhóm động vật này đều có nguồn gốc từ động vật Hai lá phôi. 

Sự phát sinh động vật có thể xoang (coelomata) kèm theo những đổi mới cơ bản trong tổ chức cơ thể và cấu tạo cơ quan như sự phân đốt cơ thể, hình thành chi phụ, phân hoá hệ cơ, hoàn thiện hệ tuần hoàn, hô hấp, bài tiết, sinh dục.... Đặc biệt, xuất hiện xoang cơ thể thứ sinh (thể xoang) với cấu tạo và chức phận riêng nhằm nâng cao hoạt động sống của động vật. Điều quan trọng nhất là sự phân đốt cơ thể chuyển từ phân đốt đồng hình đến phân đốt dị hình, hình thành các phần khác nhau của cơ thể, chính điều này đã dẫn đến mô hình cấu trúc cơ thể hoàn thiện nhất của động vật như đã thấy hiện nay. Nhóm động vật này ngày càng thích nghi với điều kiện sống trên cạn như hoàn thiện cơ quan thần kinh, cảm giác, bài tiết tiết, hô hấp và hình thành cánh để mở rộng vùng phân bố và chiếm lĩnh môi trường sống. 

Một hướng phân hoá khác từ động vật có thể xoang xuất hiện đầu tiên là biến đổi mất cấu tạo phân đốt, hoàn thiện các cơ quan hệ tuần hoàn, hệ thần kinh, giác quan... để hình thành nên động vật thân mềm mà đạt được đỉnh cao là nhóm động vật chân đầu. 

Một hướng phát triển khác là sự phân hoá của nhóm động vật Có miệng thứ sinh (deuterostomia). Kiểu cấu trúc cơ bản là có 3 đốt nguyên thủy ứng với 3 đôi túi thể xoang của ấu trùng dipleurula. Từ kiểu này có các nhánh phát triển khác nhau: 

+ Động vật da gai phát triển theo hướng đối xứng toả tròn 

+ Động vật hàm tơ phát triển riêng biệt, được đặc trưng là 2 đôi túi thể xoang. 

Trong lịch sử hình thành và phát triển của giới động vật (phát sinh chủng loại), 4 mức độ tổ chức cơ thể là động vật đơn bào, động vật Hai lá phôi, đối xứng toả tròn, động vật ba lá phôi chưa có thể xoang và động vật ba lá phôi có thể xoang chính thức. 

Có thể thấy các mức độ tổ chức cơ thể như trên ứng với các giai đoạn chính trong quá trình phát triển cá thể của động vật đa bào là trứng, phôi vị (gastrula) và phôi 3 lá. 

Còn đặc điểm cấu tạo các cơ quan của hai hệ đó bạn tham khảo trong đây 

http://thuviensinhhoc.com/chuyen-de-sinh... Nguồn:http://thuviensinhhoc.com
5 tháng 1 2017

Bạn tham khảo nhé:

- Cấu tạo bộ xương:

+ Xương chim bồ câu nhẹ, xốp, mỏng, vững chắc thích nghi với sự bay

+ Bao gồm xương đầu, cột sống và xương chi: chi trước biến đổi thành cánh, xương mỏ ác phát triển, là nơi bám của cơ ngực vận động cánh, các đốt sống lưng, đốt sống hông gắn chặt với xương đai hông làm thành khối vững chắc

- Cơ quan tiêu hóa:

+ Hệ tiêu hóa có cấu tạo hoàn chỉnh hơn so với bò sát nên chim bồ câu có tốc độ tiêu hóa nhanh hơn. Sau miệng là thực quản, diều, dạ dày tuyến, dạy dày cơ, ruột, huyệt. Gan lớn, tụy bám vào phần trước của ruột.

- Cấu tạo hô hấp:

+ Gồm khí quản, phổi, các úi khí bụng và các túi khí ngực

+ Phổi là mạng ống khí có bề mặt trao đổi khí rất rộng. Sự thông khi qua phổi nhờ hệ thống túi khí phân nhánh => Làm giảm khối lượng riêng của chim, giảm ma sát khi bay. Tì (lá lách) nằm gần với dạ dày.

- Sinh sản: Chim trống có đôi tinh hoàn và đôi ống dẫn tinh, chim mái chỉ có buồng trứng và ống dẫn trứng bên trái phát triển.

- Di chuyển: Chim bồ câu bay theo kiểu vỗ cánh, khác với chim hải âu bay theo kiểu bay lượn (cánh đập chậm, có lúc cánh chỉ dang rộng mà không đập).

13 tháng 10 2016


- Giun tròn
Hệ tiêu hóa: có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa đơn giản
Hệ tuần hoàn: chưa có hệ tuần hoàn
Hệ thần kinh: chưa có hệ thần kinh

- Giun đất
Hệ tiêu hóa: Chính thức
Hệ tuần hoàn: Có hệ tuần hoàn phân hóa
Hệ thần kinh: Đã xuất hiện 
2. Hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn phân hóa, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

3 tháng 11 2016

- Giun tròn
Hệ tiêu hóa: có khoang cơ thể chưa chính thức, cơ quan tiêu hóa đơn giản
Hệ tuần hoàn: chưa có hệ tuần hoàn
Hệ thần kinh: chưa có hệ thần kinh

- Giun đất
Hệ tiêu hóa: Chính thức
Hệ tuần hoàn: Có hệ tuần hoàn phân hóa
Hệ thần kinh: Đã xuất hiện
Hệ tuần hoàn kín, hệ tuần hoàn phân hóa, hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

 

19 tháng 10 2016

Câu 1 : Cấu tạo ngoài của giun đất :

- Hình trụ dài,đối xứng hai bên

- Cơ thể phân đốt có: miệng, đai sinh dục, lỗ sinh dục cái, lỗ sinh dục đực,có hậu môn,vòng tơ.

Câu 2 : 

- Giun tròn:

+ Hệ tiêu hoá : Chưa phân hoá còn đơn giản, có khoang cơ thể chưa chính thức

+ Hệ tuần hoàn : Chưa có

+ Hệ thần kinh : Dây dọc

- Giun đất :

+ Hệ tiêu hoá : Đã phân hoá, có khoang cơ th chính thức

+ Hệ tuần hoàn : Hệ tuần hoàn kín

+ Hệ thần kinh : Chuỗi hạch : hạch não, mạng vòng, chuỗi hạch bụng

Câu 3 :

Khi sinh sản, hai con giun chập phần đầu vào nhau trao đổi tinh dịch (hình 15.6). Sau khi hai cơ thê ghép đôi tách nhau được 2, 3 ngày, thanh dai sinh dục bong ra, tuột về phía trước, nhận trứng và tinh dịch trên đường đi. Khi tuột khỏi cơ thể, đai thắt hai đầu lại thành kén. Trong kén, sau vài tuần, trứng nỡ thành giun non.

12 tháng 11 2017

trong sgk

25 tháng 10 2016

giun đất có các hệ là

hệ tuần hoàn kín

hệ thần kinh chuỗi hạch

12 tháng 10 2017

Cơ thể hình Giun, các đốt phần đầu có thành cơ phát triển, chi bên tiêu giảm nhưng vẩn giữ vòng tơ để làm chổ dựa khi chui rúc trong đất.Trên da có lớp chất nhầy vừa giữ ẩm, vừa bôi trơn giúp cho giun đất chui rúc dễ dàng..
- Cơ thể dài đối xứng hai bên, thuôn hai đầu, phần đầu có miệng, hậu môn ở phía đuôi.
- Phân nhiều đốt, mỗi đốt có vòng tơ ( chi bên).
- Chất nhầy giúp cho da trơn.
- Có đai sinh dục và lỗ sinh dục.
CẤU TẠO TRONG
- Có khoang cơ thể chính thức, chứa dịch - > làm căng cơ thể.
- Hệ tiêu hoá: Phân hoá rõ(Lỗ miệng, hầu, thực quản, diều, dạ dày cơ, ruột tịt, hậu môn).
- Hệ tuần hoàn kín : Mạch lưng , mạch bụng, mạch vòng ( Tim đơn giản), vòng hầu.
- Hệ thần kinh : Chuỗi hạch thần kinh, dây thần kinh.

5 tháng 12 2016

C1 : Đặc điểm chung của động vật nguyên sinh:
- Cơ thể chỉ là một tế bào đảm nhiệm mọi chức năng sống;
- Dị dưỡng, di chuyển bằng chân giả, lông bơi hay roi hơi hoặc tiêu giám. Sinh sản vô tính theo kiêu phân đôi.
 

C2 : - Sứa có cấu tạo thích nghi với đời sống bơi lội trong nước là:
+ Cơ thể hình dù, đối xứng tỏa tròn
+ Miệng ở phía dưới, có tế bào tự vệ
+ Di chuyển bằng cách co bóp dù

C4 : Giải thích các hiện tượng :

a) Vì phía ngoài cùng là lớp sừng, nên khi mài nóng cháy, chúng có múi khét.

b) Người ta đếm số tuổi của con trai sông bằng cách đếm số vòng ở trên vỏ trai (lớp xà cừ )
năm nào trai có đủ thức ăn , điều kiện sống tôt thì vòng tăng trưởng sẽ rộng và to !
quan sát hình này sẽ thấy được các vòng cung , bao nhiêu vòng cung là bấy nhiêu tuổi của trai !

c) Khi nuôi cá mà không thả trai, nhưng trong ao vẫn có trai là vì ấu trùng trai thường bám vào mang và da cá. Vào ao cá, ấu trùng trai phát triển bình thường.
 

C5 : Biện pháp : hạn chế dùng thuốc trừ sâu có hại , chỉ dùng thuốc trừ sâu an toàn . Dùng biện pháp vật lí và cơ giới

6 tháng 12 2016

bn bt câu 3 k ?? Giúp mk vs

 

14 tháng 10 2018

Khi mổ giun đất ta phải mổ phần lưng không đư​​​​​​ợc mổ phần bụng vì ở phần bụng có hệ thần kinh của giun, nếu mổ trứng vào sẽ làm hỏng hết hệ thần kính đó

27 tháng 10 2016

Trong giới động vật, sự xuất hiện của giun đốt mà điển hình là giun đất đánh dấu một bước chuyển biến quan trọng trong quá trình tiến hóa ở động vật đa bào:
- Sự xuất hiện hệ tiêu hóa hoàn chỉnh có cả miệng và hậu môn, mỗi vùng của ống tiêu hóa có sự chuyên hóa đặc biệt, ống tiêu hóa có lớp cơ vòng làm tăng cường hiệu quả tiêu hóa thức ăn.
- Sự phân đốt của cơ thể cũng là một đặc điểm quan trọng trong sự tiến hóa. Sự xuất hiện của các giun đốt cỗ xưa cách nay khoảng hơn 500 triệu năm là bằng chứng về nguồn gốc chung giữa giun đốt và chân khớp sau này.
- Sự hình thành xoang cơ thể thứ sinh chứa đầy dịch thể xoang, đặc điểm này xuất hiện và được phát hiện sớm ở các ngành động vật có miệng sinh trước.
Các đặc điểm trên giun đũa chưa có hoặc chưa hoàn chỉnh

30 tháng 10 2019

2.

Mức độ tiến hóa của giun đất so với giun tròn và giun dẹp hơn vì :

+ Có cơ quan cơ thể chính thức

+ Xuất hiện hệ tuần hoàn kín, cơ quan di chuyển : chi bên

+ Xuất hiện hệ thần kinh dạng chuỗi hạch

+ Hô hấp qua da

+ Hệ tiêu hóa phân hóa và chuyên hóa hơn

Chúc bạn học tốt!