K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Trong hai tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều đều có dấu ấn con người thực của tác giả Nguyễn Du qua hai nhân vật Tiểu Thanh và Thuý Kiều, tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau, theo đặc điểm riêng của thể loại.

+ Trong Độc Tiểu Thanh kí” – một bài thơ trữ tình – tác giả đồng nhất nỗi cô đơn, thiếu vắng tri âm của Tiểu Thanh với tình trạng tương tự của Tố Như (tức Nguyễn Du), bất hạnh của Tiểu Thanh cũng là bất hạnh của Nguyễn Du; thương xót Tiểu Thanh cũng chính là cách Nguyễn Du thương xót mình.

+ Trong Truyện Kiều – một truyện thơ Nôm – hình bóng của Nguyễn Du thể hiện gián tiếp qua nhân vật Thuý Kiều. Có thể thấy sự gần gũi, tương đồng giữa số phận, cốt cách của Thuý Kiều với số phận, cốt cách của Nguyễn Du (về cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều với cuộc đời chìm nổi, khốn khó của Nguyễn Du; giữa cái đa sầu, đa cảm của Thuý Kiều với cái đa sầu, đa cảm của Nguyễn Du;...).

=> Nguyễn Du đã dùng hết tâm huyết cùng những trải nghiệm đau thương của chính mình để viết nên những tác phẩm vừa là bức tranh sinh động về “những điều trông thấy”, vừa là tiếng kêu thương, da diết “đau đớn lòng”.

NG
30 tháng 1

Truyện Kiều được viết theo hình thức truyện thơ Nôm, thể lục bát, gồm 3254 câu, kể về cuộc đời mười lăm năm chìm nổi của Thuý Kiều. Sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiểu truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Việc kế thừa cốt truyện của người đi trước là một biểu hiện của hiện tượng giao lưu văn hoá, xuất hiện ở nhiều nền văn học Trung đại trên thế giới.

27 tháng 8 2023

- Biện pháp đối được sử dụng trong đoạn trích: khuân trăng – nét ngài, đầy đặn – nở nang, học – ngọc, cười – thốt, mây – tuyết, thua – nhường, nước tóc – màu da.

- Việc sử dụng biện pháp đối trong trong đoạn trích giúp người đọc hình dung rõ nét chân dung của hai chị em Thúy Kiều, Thúy Vân. Đó là một vẻ đẹp chuẩn mực, lí tưởng của phụ nữ phong kiến.

NG
30 tháng 1

- Khi tiếp thu cốt truyện từ “Kim Vân Kiều truyện”, Nguyễn Du đã thay đổi trình tự của một số sự kiện và lược bỏ nhiều chi tiết. Những thay đổi đó đều phù hợp với chủ đề, tư tưởng của tác phẩm và tính cách các nhân vật mà Nguyễn Du muốn thể hiện. Ví dụ sự kiện: Kim – Kiều gặp gỡ trong ngày hội Đạp thanh; Sự kiện Kiều báo ân báo oán.

- Cốt truyện “Truyện Kiều” được tổ chức theo mô hình chung của truyện thơ Nôm: gặp gỡ - chia li – đoàn tụ. Tuy nhiên, khi sử dụng, Nguyễn Du vẫn có sự sáng tạo. Chẳng hạn, cách Nguyễn Du miêu tả bối cảnh cuộc gặp gỡ và quá trình tương tư, tìm kiếm cơ hội bày tỏ tình yêu – hẹn hò, đính ước, thề nguyền của Kim Trọng, Thúy Kiều. Hoặc đoạn kết của “Truyện Kiều” vừa theo mô hình chung (kết thúc có hậu, Thúy Kiều được đoàn tụ cùng gia đình và người yêu), vừa có sự phá cách (Thúy Kiều và Kim Trọng không có được hạnh phúc trọn vẹn).

- Ở bình diện nghệ thuật xây dựng nhân vật, Nguyễn Du đã đi đến lí tưởng hóa nhân vật, trao cho nhân vật những nét quá hoàn thiện, sắc và tài đều ở đỉnh cao. Nghệ thuật xây dựng nhân vật của Nguyễn Du là nghệ thuật xây dựng nhân vật mang tính chất ước lệ cao. Ông lấy những vẻ đẹp tuyệt đối của thiên nhiên để nói về con người, trao cho nhân vật chính tài năng kiệt xuất.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Đề tài Nguyễn Du quan tâm trong sáng tác của ông: Đề tài người phụ nữ được khám phá một cách sâu sắc toàn diện.

Ông luôn trân trọng ngợi ca nhan sắc cũng như sự tài hoa ở họ. Nguyễn Du khóc cho hết thảy kiếp phận đàn bà, đặc biệt là những người con- gái hồng nhan bạc mệnh. Viết về người phụ nữ, nhà thơ luôn bày tỏ một tình cảm yêu mến, trân trọng, ngợi ca không đứng ngoài nhìn vào rồi khóc thương mà Nguyễn Du luôn nhập thân vào những nỗi đau đớn mà người phụ nữ phải chịu đựng.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

- Điểm tương đồng về cảm nhận về sự nghiệt ngã của thời gian: Thời gian qua kẽ tay làm khô những chiếc lá (Thời gian); vườn hoa thành bãi hoang, văn chương bị đốt đỏ... (Độc “Tiểu Thanh kim),

- Điểm khác biệt: Nguyễn Du dự cảm xót xa về sự lãng quên của người đời đối với những giá trị của nghệ thuật và số phận người nghệ sĩ (Chẳng biết ba trăm năm lẻ nữa; Người đời ai khóc Tố Như chăng?), Văn Cao thể hiện niềm tin về sự trường tồn của những giá trị của nghệ thuật và tình yêu (Riêng những cầu thời còn xanh Riêng những bài hát/ còn xanh/ Và đôi mắt em như hai giếng nước).

27 tháng 8 2023

Bài thơ Đọc Tiểu Thanh Kí được Nguyễn Du viết nhân một chuyến thăm lại ngôi mộ của Tiểu Thanh. Tiểu Thanh là một người tài sắc vẹn toàn, thế nhưng cuộc đời lại hết sức bi thảm, nàng chết trong nỗi cô đơn khi mới 18 tuổi. Nàng vốn yêu thích thơ ca, trong những ngày cuối đời nàng đã viết rất nhiều bài thơ nhưng lại bị người vợ cả đem đi đốt. Để đến bây giờ, Nguyễn Du đến thăm mộ nàng vẫn còn vương đâu đó nỗi oán hận, xót thương. Rồi ông cũng xót thương cho chính mình bởi ông cũng là người có tài, “phong lưu” như Tiểu Thanh mà cuộc đời lại có quá nhiều biến cố. Thông qua bài thơ, tác giả muốn gửi gắm giá trị nhân đạo sâu sắc về khát vọng được sống, được người đời tôn trọng và cảm thông với những số phận nhỏ bé, bất hạnh nhất là những người phụ nữ tài hoa nhưng bạc mệnh như Tiểu Thanh, Thúy Kiều. Từ đó đặt ra vấn đề về quyền được sống, khao khát được yêu thương và tôn trọng với những con người tài hoa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
29 tháng 1

Bài thơ “Đọc Tiểu Thanh kí” đã thể hiện sâu sắc tấm lòng nhân đạo của Đại thi hào Nguyễn Du. Tác giả tiếc thương cho Tiểu Thanh, bất bình oán trách những người đã gây ra bất hạnh cho Tiểu Thanh. Từ sự đồng cảm, nhà thơ nâng lên thành triết lí về số phận con người trong xã hội phong kiến: cái tài, cái đẹp thường bị vùi dập. Nguyễn Du tự coi mình “cùng hội cùng thuyền”, cùng số phận và bi kịch với nàng. Từ sự thương người, tác giả đột ngột chuyển sang thương mình. Tác giả băn khoăn: không biết người đời sau có ai “khóc” cho mình không? Nhà thơ mong người đời sau sẽ đồng cảm và sẻ chia với mình. Bài thơ “Độc Tiểu Thanh kí” không chỉ là niềm cảm thông của tác giả đối với số phận nàng Tiểu Thanh và những người tài hoa bạc mệnh, mà còn tâm sự sâu kín của nhà thơ. Qua đó, ta thấy Nguyễn Du là người nghệ sĩ có trái tim nhân đạo, giàu tình thương yêu, trân trọng tài năng và vẻ đẹp con người.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

NG
30 tháng 1

 Ví dụ về hình thức đố Kiều như:

Đố:

“Truyện Kiều” anh đã thuộc làu

Đố anh kể được một câu năm người?

Giải:

  Này chồng, này mẹ, này cha

Này là em ruột, này là em dâu!

- Bài Vịnh Kiều (Đỗ Như Tâm):

  “Sắc tài có một đỉnh đình đinh,

Khắp cả giang sơn tiếng nổi phình.

  Duyên chị mà em theo lẽo đẽo,

Nợ chàng rồi thiếp sạch sành sanh.

  Ra đi đầu đội muôn phần hiếu,

Trở lại vai mang một chéo tình.

Mười mấy năm trời nhơ rửa sạch,

Khúc đờn nhàn khảy tính tình tinh.”

- “Lẩy Kiều” có thể hiểu là lựa chọn những câu thích hợp trong số 3.254 câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi nối lại sao cho có vần và có nghĩa theo dụng ý của riêng mình, để tạo nên một bài viết về một chuyện nào đó . Ví dụ trong bài “nói chuyện tại cuộc mít tinh chào mừng Tổng thống Xu-các-nô” của nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a vào năm 1959. Người nói:

“Nước xa mà lòng không xa

Thật là bầu bạn, thật là anh em.”