K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
30 tháng 1

 Ví dụ về hình thức đố Kiều như:

Đố:

“Truyện Kiều” anh đã thuộc làu

Đố anh kể được một câu năm người?

Giải:

  Này chồng, này mẹ, này cha

Này là em ruột, này là em dâu!

- Bài Vịnh Kiều (Đỗ Như Tâm):

  “Sắc tài có một đỉnh đình đinh,

Khắp cả giang sơn tiếng nổi phình.

  Duyên chị mà em theo lẽo đẽo,

Nợ chàng rồi thiếp sạch sành sanh.

  Ra đi đầu đội muôn phần hiếu,

Trở lại vai mang một chéo tình.

Mười mấy năm trời nhơ rửa sạch,

Khúc đờn nhàn khảy tính tình tinh.”

- “Lẩy Kiều” có thể hiểu là lựa chọn những câu thích hợp trong số 3.254 câu trong Truyện Kiều của Nguyễn Du rồi nối lại sao cho có vần và có nghĩa theo dụng ý của riêng mình, để tạo nên một bài viết về một chuyện nào đó . Ví dụ trong bài “nói chuyện tại cuộc mít tinh chào mừng Tổng thống Xu-các-nô” của nước Cộng hòa In-đô-nê-xi-a vào năm 1959. Người nói:

“Nước xa mà lòng không xa

Thật là bầu bạn, thật là anh em.”

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
30 tháng 1

1. Một số điểm nổi bật về con người, cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du:

- Nguyễn Du (1766? –1820) tự là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên. Ông được người Việt kính trọng tôn xưng là "Đại thi hào dân tộc" và được UNESCO vinh danh là "Danh nhân văn hóa thế giới". Ông có một cuộc đời vô cùng gian truân và cực khổ.

- Cuộc đời Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII – XIX. Đây là giai đoạn lịch sử đầy biến động với hai đặc điểm nổi bật là chế độ phong kiến Việt Nam khủng hoảng trầm trọng và phong trào nông dân khởi nghĩa nổi lên khắp nơi, đỉnh cao là phong trào Tây Sơn. Yếu tố thời đại đã ảnh hưởng sâu sắc đến ngòi bút của ông.

- Sự nghiệp văn chương:

+ Tác phẩm chữ Hán: "Thanh Hiên thi tập" (78 bài thơ), Nam trung tạp ngâm (40 bài), Bắc hành tạp lục (131 bài thơ).

+ Tác phẩm chữ Nôm: "Đoạn trường tân thanh" (Truyện Kiều), được viết bằng chữ Nôm, gồm 3.254 câu thơ theo thể lục bát; "Văn chiêu hồn" (tức Văn tế thập loại chúng sinh, dịch nghĩa: Văn tế mười loại chúng sinh).

- Với Truyện Kiều, Nguyễn Du đã đưa thể loại truyện thơ Nôm lên một tầm cao mới. Tác phẩm của ông kết hợp giữa văn học phương Đông và phương Tây, từ đó tạo ra một thể loại mới mang tính cách riêng biệt và độc đáo. Truyện Kiều đã trở thành bản mẫu cho các tác phẩm truyện thơ Nôm sau này và là một trong những tác phẩm tiên phong trong việc phát triển văn học dân tộc Việt Nam.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Lưu ý khi đọc một đoạn trích trong truyện thơ Nôm:

- Hiểu rõ vị trí của văn bản trong tác phẩm.

- Vận dụng được tri thức về nghệ thuật truyện thơ Nôm (nghệ thuật kể chuyện bằng thơ lục bát, bút pháp miêu tả nội tâm nhân vật...) để đọc, phân tích, đánh giá văn bản một cách có cơ sở.

- Với việc đọc hiểu một văn bản tác phẩm khác (thơ chữ Hán), cũng cần nắm vững đặc điểm thể loại của từng tác phẩm cụ thể.

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng? Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể...
Đọc tiếp

Câu 1. Trình bày ngắn gọn những hiểu biết của bạn về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du. Hãy cho biết việc tìm hiểu về thân thế, sự nghiệp của Đại thi hào Nguyễn Du có ý nghĩa gì cho việc đọc hiểu các sáng tác của Nguyễn Du nói chung và Truyện Kiều nói riêng?

Câu 2. Hãy viết bài văn thuyết minh về Truyện Kiều của Nguyễn Du và trình bày ngắn gọn những sáng tạo nổi bật của tác giả thể hiện trong kiệt tác Truyện Kiều so với Kim Vân Kiều truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (khoảng 800 từ).

Câu 3. Bạn cảm nhận như thế nào về sức sống của Truyện Kiều trong dòng chảy văn hóa, văn học dân tộc? Theo bạn, chúng ta cần phải làm gì để giữ gìn và phát huy giá trị của Truyện Kiều của Nguyễn Du trong tình hình hiện nay ?

Câu 4. Theo bạn, việc tổ chức cuộc thi: “Tìm hiểu về Đại thi hào dân tộc Nguyễn Du và tác phẩm Truyện Kiều” có ý nghĩa như thế nào trong dịp kỷ niệm 255 năm Ngày sinh và tưởng niệm 200 năm Ngày mất Đại thi hào Nguyễn Du (1765-1820)?

Pls help me :((

0
3 tháng 8 2020

Hà Tĩnh à?

3 tháng 8 2020

đroi nè

NG
30 tháng 1

Truyện Kiều được viết theo hình thức truyện thơ Nôm, thể lục bát, gồm 3254 câu, kể về cuộc đời mười lăm năm chìm nổi của Thuý Kiều. Sáng tác Truyện Kiều, Nguyễn Du đã tiếp thu đề tài, cốt truyện từ Kim Vân Kiểu truyện của Thanh Tâm Tài Nhân (Trung Quốc). Việc kế thừa cốt truyện của người đi trước là một biểu hiện của hiện tượng giao lưu văn hoá, xuất hiện ở nhiều nền văn học Trung đại trên thế giới.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

- Trong hai tác phẩm Độc Tiểu Thanh kí và Truyện Kiều đều có dấu ấn con người thực của tác giả Nguyễn Du qua hai nhân vật Tiểu Thanh và Thuý Kiều, tuy nhiên, cách thể hiện là khác nhau, theo đặc điểm riêng của thể loại.

+ Trong Độc Tiểu Thanh kí” – một bài thơ trữ tình – tác giả đồng nhất nỗi cô đơn, thiếu vắng tri âm của Tiểu Thanh với tình trạng tương tự của Tố Như (tức Nguyễn Du), bất hạnh của Tiểu Thanh cũng là bất hạnh của Nguyễn Du; thương xót Tiểu Thanh cũng chính là cách Nguyễn Du thương xót mình.

+ Trong Truyện Kiều – một truyện thơ Nôm – hình bóng của Nguyễn Du thể hiện gián tiếp qua nhân vật Thuý Kiều. Có thể thấy sự gần gũi, tương đồng giữa số phận, cốt cách của Thuý Kiều với số phận, cốt cách của Nguyễn Du (về cuộc đời chìm nổi của Thuý Kiều với cuộc đời chìm nổi, khốn khó của Nguyễn Du; giữa cái đa sầu, đa cảm của Thuý Kiều với cái đa sầu, đa cảm của Nguyễn Du;...).

=> Nguyễn Du đã dùng hết tâm huyết cùng những trải nghiệm đau thương của chính mình để viết nên những tác phẩm vừa là bức tranh sinh động về “những điều trông thấy”, vừa là tiếng kêu thương, da diết “đau đớn lòng”.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
30 tháng 1

Câu

Biện pháp đối

Tác dụng

a

“Dầu chong trắng đĩa” - “lệ tràn thấm khăn”

Tạo ra một sự đối lập rõ ràng giữa sự đau buồn của nhân vật Thúy Kiều và sự hạnh phúc của những người khác, tạo ra một hiệu ứng tâm lý mạnh mẽ và tăng cường tính thuyết phục của bài thơ.

b

“người ngoài cười nụ” - “người trong khóc thầm”

Tăng tính tương phản giữa hai trạng thái cảm xúc của con người trong cùng một không gian nhưng lại hoàn toàn trái ngược nhau. Từ đó làm cho hình ảnh đối lập này trở nên ấn tượng và nổi bật hơn với người đọc, giúp người đọc hiểu rõ về tình cảm, hoàn cảnh của các nhân vật.

c

“nhẹ như bấc” - “nặng như chì”

Nhấn mạnh sự mâu thuẫn, phức tạp trong tình cảm và nội tâm của Thúy Kiều. Đây là hình ảnh tương phản giữa sự nhẹ nhàng, mong manh của tình duyên và sự nặng nề, gắn bó của duyên nợ.