K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

a) Tác giả đã sử dụng biện pháp nhân hóa.

b) Nắng lên, dòng sông khoác lên mình chiếc áo lụa đào duyên dáng.

6 tháng 6 2017

Trước sân nhà ngoại trồng cây xương rồng tay tiên rất to. Nó đứng đó xanh sẫm, im lìm như một hình nhân. Gốc cây hình trụ, đã hơi hóa gỗ. Từ cái gốc vững chãi ấy mọc lên những cành xương rồng to bản, hình trứng, dẹp và nạc, chia thành từng khúc, thuôn hình trứng, có cành dài tới hơn 20cm. Trên đó, chi chi những gai sắc và nhọn.

   Từ dầu những cành cây gai góc đó, mọc tiếp lên những cành xương rống non, lúc đầu be bé như những chiếc muỗng canh rồi cứ to dần, to dần và ngày càng trở nên cứng cáp. Rồi cũng tù những cành cây đầy gai đó, mọc lên những bông hoa màu đỏ tươi, xinh xắn và nổi bật trên thân mẹ xanh sẫm, trông chúng như những đốm lửa nhỏ xíu.

   Mẹ bảo bà thích xương rồng bởi loài cây này có một khả năng chịu đựng phi thường. Sức sống dẻo dai của nó thật đáng để con người cúi đầu khâm phục. Có lẽ, để chứng minh cho lời nói, cây xương rồng vẫn đứng đó, mặc những ngày nắng chói chang và khô rát của phương Nam, cây vẫn không kém đi phần tươi tốt. Dường như cây càng tươi hơn, ngoan cường hơn và sắc hoa cũng như đỏ hơn.

26 tháng 11 2019

   Sáng sớm, bầu trời trong xanh và hiền hòa, đôi bồ câu tung cánh bay lượn. Lúc thì mải miết bay vút từng không, lúc thì xòe cánh như một chiếc tàu lượn. Chúng chao qua cây trước sân rồi nhẹ nhàng đáp xuống mái nhà. Đôi uyên ương chúc đầu vào nhau, cặp cánh khép lại, cái đuôi xòe ra, khẽ cất tiếng gù êm ái. Một lúc sau, chúng lại cùng nhau đáp xuống sân nhà, thơ thẩn đi đi lại lại. Đôi chân ngắn, lũn chũn dưới một thân hình tròn, mập trông chúng dễ thương và đáng yêu vô cùng.

HOA TÓC TIÊNThầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao...
Đọc tiếp

HOA TÓC TIÊN
Thầy giáo dạy cấp một của tôi có một khoảnh vườn tí tẹo, chỉ độ vài mét vuông. Mọc um tùm với nhau là những thứ quen thuộc: xương xông, lá lốt, bạc hà, kinh giới. Có cả cây ớt lẫn cây hoa hồng lúc nào cũng bừng lên bông hoa rực rỡ. Đặc biệt là viền bốn xung quanh mảnh vườn có hàng tóc tiên, xanh và mềm quanh năm. Chắc là những cô tiên không bao giờ già, tóc không bao giờ bạc nên thứ cỏ này mới có tên gọi như thế.
Mùa hè, tôi thường đến nhà thầy, đúng mùa hoa tóc tiên. Sáng sáng, hoa tóc tiên nở rộ như đua nhau khoe màu, biến đường viền xanh thành đường viền hồng cánh sen. Cầm một bông tóc tiên thường là năm cánh, mỏng như lụa, còn mát sương đêm, sẽ thấy mùi hương ngòn ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương muốn ăn ngay.
Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt, có mưa cũng trong suốt, để lên bàn thầy. Cốc hoa tóc tiên trông mới tinh khiết làm sao, trong sạch làm sao, tưởng như tôi vừa cắm cả buổi sáng vào trong cốc, mà cũng tưởng như đó là nếp sống của thầy, tinh khiết, giản dị, trong sáng, trong sáng từ trong đến ngoài.
Bây giờ nhiều nơi trồng tóc tiên, hoa tóc tiên có ở nhiều nhà nhiều vườn, có cả hoa màu trắng, nhưng ít ai cắm hoa tóc tiên trong bình.
Riêng tôi, tôi nhớ cốc hoa tóc tiên trên bàn thầy giáo cách đây mấy chục năm ở một cái thôn hẻo lánh, hoa có màu cánh sen nhẹ, lá thì xanh biếc, còn hương thơm thì thoảng nhẹ và ngon lành như một thứ bánh. Thầy giáo tôi đã mất. Nhưng chắc ở trên trời, thầy vẫn có cốc hoa tóc tiên tinh khiết của mình.

trả lời các câu hỏi sau

1. Tác giả cho rằng tên gọi cây tóc tiên có nguồn gốc là do đau ?

a. Do thầy giáo chăm sóc tốt

b. Do cây xanh tốt quanh năm

c. Do tóc các cô tiên không bao giờ bạc

2. Hoa tóc tiên ở vườn nhà thầy có màu gì ?

a. Màu hồng cánh sen

b. Màu hồng cách sen nhẹ. 

C. Màu trắng tinh khiết

3. Tác giả so sáng mùi thơm của hoa tóc tiên với gì. ?

a.mùi thơm ngọt của phong bánh đậu Hải Dương

b. Mùi thơm mát của sương đêm 

c. Mùi thơm ngon lành của một loại bánh

4. Ngắm cốc hoa tóc tiên tinh khiết, tác giả liên tưởng đến điều gì ?

a. Một thứ lụa mỏng manh ccac tóc cô tiên

b. Buổi sáng và nếp sống của thầy giáo

c. Mùi hương ngọt và thơm thơm của phong bánh đậu Hải Dương

5. Chuyển câu kể sau thành câu khiến

           Thầy thường sai tôi ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt

.....................………………......................................................................................

2
GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
21 tháng 3 2018

1. c

2. a

3. a

4. b

5. Thầy thường sai tôi: Em ra ngắt dăm bông cắm vào chiếc cốc thủy tinh trong suốt ấy giúp thầy!

7 tháng 11 2021

Bàn tay mẹ quạt mẹ đưa gió về .
Điệp cuối đầu ở các câu thơ 4,5 , điệp ngắt quãng ở câu thơ 6 có tác dụng gợi tả tuyệt vời : Trong buổi trưa hè oi ả ngột ngạt ấy tất cả đều chìm đi chỉ lời ru của mẹ cứ lúc bổng lúc trầm , hình ảnh mẹ lớn lao hơn cả cái không gian rộng lớn kia. Hình ảnh ẩn dụ : gió mùa thu , bàn tay mẹ được lồng sử dụng thật tài tình khéo léo đúng lúc .ta tưởng tượng mẹ không phải quạt cho con ngủ bằng tay mà là bằng lòng mẹ , không chỉ ru con bằng lời mà ru con bằng tấm lòng yêu con của mẹ .Sức mạnh của tình yêu con dồn trong lời hát ru , lên đôi tay mẹ quạt trỏ thành ngọn gió thu mát mẻ xua đi cái nóng hè oi ả cho giấc ngủ của con .
Đi suốt cuộc đời, đôi khi được lắng nghe những giai điệu mộc mạc qua câu hát ru của người mẹ ta bỗng thấy như sợi dây cuộc sống cũng phải chùng lại, bật lên một tiếng trầm trong bản hòa tấu phức hợp của cuộc sống. Nó cho ta phút nhớ tới mẹ, nhớ tới những ước mơ thành hình không chỉ bằng hơi thở cuộc sống mà bằng cả tâm hồn dịu dàng mẹ dành trọn cho con.
Bền bỉ cùng thời gian,hơn cả thời gian và không gian chính là lòng mẹ yêu con.Biết bao trưa nư thế mẹ ngồi đưa võng quạt ru con ngủ.Có ai đếm được chăng?Vậy mà mẹ chẳng hề mệt mỏi mỗi khi đêm về lại thức trông giấc ngủ cho con:
Những ngoi sao thức ngoài kia
chẳng bằng mẹ đã thức vì chúng con
đêm nay con ngủ giấc tròn
Mẹ là ngon gió của con suốt đời.
Phép nhân hoá ngôi sao-"thức" làm cho hình ảnh thơ trở nên đẹp lung linh,phép so sánh ko ngang bằng đã nâng hình ảnh bà mẹ tảo tần khuya sớm lam lũ lên thật cao quý đẹp đẽ hơn cả những vì tinh tuý,và cũng bất tử .Cách nói ẩn dụ "giấc tròn" ko phải chỉ là giấc ngủ của con ,cuộc đời con luôn có mẹ theo sát bên nâng bước con đi,che chở cho con,dành tất thảy yêu thương.Lòng mẹ thật bao la,tình mẹ thật rộng lớn...
Ko có những lời thơ nhẹ nhàng và sâu lắng như "Mẹ" chắc hẳn lời ru dần mai một cho đến một ngày người ta chỉ còn nghe thấy nó trong viện bảo tàng những lớp kỷ niệm của những người đi trước.Nếu nghe bản nhạc này vào 1 trưa hè oi bức,trên tay phe phẩy quạt nan và thiu thiu bên hiên nhà trên chiếc võng nhỏ,ta sẽ bé lại,chỉ 1 lúc thôi,để thấy cuộc sống này đậm chất sử thi về tình mẹ,về 1 cuộc sống ấm êm ta lớn lên bằng lời ru...
Hơn 1 lần nhìn lại,ai cũng có 1 người mẹ,và mẹ tôi chỉ có 1 trên đời...
..."Mẹ đã nâng con dậy"...

Gạch 1 gạch dưới danh từ, hai gạch dưới động từ, ba gạch dưới tính từ trong các đoạn văn sau:Tây Nguyên đẹp lắm. Những ngày mùa xuân và mùa thu ở đây trời mát dịu, hương rừng thoang thoảng đưa. Bầu trời trong xanh rất đẹp. Bên bờ suối, những khóm hoa nhởn nhơ, muôn sắc đua nở: trắng, vàng, hồng, tím.Gần trưa, mây mù tan dần. Bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt....
Đọc tiếp

Gạch 1 gạch dưới danh từ, hai gạch dưới động từ, ba gạch dưới tính từ trong các đoạn văn sau:

Tây Nguyên đẹp lắm. Những ngày mùa xuân và mùa thu ở đây trời mát dịu, hương rừng thoang thoảng đưa. Bầu trời trong xanh rất đẹp. Bên bờ suối, những khóm hoa nhởn nhơ, muôn sắc đua nở: trắng, vàng, hồng, tím.

Gần trưa, mây mù tan dần. Bầu trời sáng ra và cao hơn. Phong cảnh hiện ra rõ rệt. Trước bản rặng đào đã trút hết lá. Trên những cành khẳng khiu đã lấm tấm những lộc non và lơ thơ những cánh hoa đỏ thắm đầu mùa.

Hai chú chim con há mỏ kêu chíp chíp đòi ăn . Hai anh em tôi đi bắt sâu non, cào cào, châu chấu về cho chim ăn. Hậu pha nước đường cho chim uống. Đôi chim lớn thật nhanh. Chúng tập bay, tập nhảy, quanh quẩn bên Hậu như những đứa con bám theo mẹ.

2

DANH TỪ:Tây Nguyên, ngày, mùa xuân, mùa thu, trời, hương, rừng, bầu trời, bờ suối, khóm hoa, muôn sắc, trưa, mây mù, phong cảnh, cành, bản, rặng đào, lá, trước, lộc, cánh hoa, đầu mùa, hai, chú, chim,con,mỏ, chíp chíp, anh, em, tôi, sâu, cào cào , châu chấu, Hậu, nước đường, bên, đôi, đứa con, mẹ

-ĐT: thoang thoảng, đưa, nhởn nhơ, đua, nở, tan dần, ra, hiện,trút, há,kêu, đòi, ăn, đi, bắt, về, cho, tập, bay, nhảy, quanh quẩn, bám, theo.

-TT:đẹp, lắm, mát dịu, trong xanh, trắng, vàng, hồng, tím, gần, sáng, cao ,hơn,rõ rệt, hết, khẳng khiu, lơ thơ, đỏ thắm, non, lớn, nhanh

14 tháng 6 2021

Bạn ơi cho mình hỏi tên bài tập đọc này với

                                                                                                 Bàng thay lá  Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng...
Đọc tiếp

                                                                                                 Bàng thay lá

  Chỉ vài hôm, lộc non đã tràn đầy trên bàn tay mùa đông của cây bàng. Dáng mọc của lộc rất lạ, thẳng đứng trên cành, như thể đêm qua có ai đã thả ngàn vạn búp lá nhỏ xíu từ trên trời, xanh biếc chi chít đầy cành và xoay thành những tán tròn quanh thân cây. Lá non lớn nhanh, đứng thẳng và cao chừng gang tay, cuộn tròn như những chiếc tai thỏ. Khi những tai thỏ xòe ra thành vài ba chiếc lá nhỏ, cây bàng nảy thêm một lứa lộc lần thứ hai màu đỏ đọt giữa những chùm lá; tán bàng bây giờ là một màu áo lục non lỗ đỗ những vệt hoa hồng thắm. Chỉ trong vòng mươi hôm từ khi nảy lộc, nhìn lại thấy lá đã già trên thân cây đầy những hốc bướu cổ quái, tưởng vẫn y như thế từ trăm năm. Ai ngờ, trên thân thể đại lão của nó là một linh hồn rất trẻ, bởi không còn một chiếc lá nào năm ngoái sót lại trên

                                                                                                                                                                Theo HOÀNG PHỦ NGỌC TƯỜNG

 

Đoạn văn tả cây bàng thay lá của Hoàng Phủ Ngọc Tường có gì đáng chú ý?

A .Tác giả miêu tả cây bàng từ khi ra hoa tới khi kết quả.

B .Tác giả miêu tả sự biến đổi của sắc lá theo từng mùa trong năm.

C .Tác giả miêu tả sự già cỗi, ẩn mình của cây bàng trong mùa đông.

D .Tác giả miêu tả thời kì sinh trưởng của lá: lá non, lộc non đỏ đọt, lá đã già khoác lớp áo lục non.

9
28 tháng 3 2020

Đáp án : D

28 tháng 3 2020

Tự hỏi tự trả lời.

Bài 1: Điền thêm vị ngữ để tạo thành câu kể kiểu Ai là gì ?a. Bà tôi ........................................................................................................................................b. Những bông hoa cúc nở vàng ...............................................................................................................................................Bài 2: Bạn Minh dự định viết bốn đoạn văn miêu tả cây phượng nhưng...
Đọc tiếp

Bài 1: Điền thêm vị ngữ để tạo thành câu kể kiểu Ai là gì ?

a. Bà tôi ........................................................................................................................................

b. Những bông hoa cúc nở vàng ...............................................................................................................................................

Bài 2: Bạn Minh dự định viết bốn đoạn văn miêu tả cây phượng nhưng chưa viết được đoạn nào hoàn chỉnh. Em hãy giúp bạn hoàn chỉnh 4 đoạn văn này ( viết vào chỗ có dấu [ ..... ] ).

Đoạn 1: [ ... ] Phượng đã gắn bó với em như người bạn theo từng năm tháng.

Đoạn 2: Từ xa nhìn lại, cây phượng trông như một người khổng lồ đội chiếc mũ đỏ.

            Thân cây cao hơn đầu người lớn, màu nâu, sù sì. Trên thân có vài cái bướu nhô lên [ ... ]

Đoạn 3: Hoa phượng vĩ có năm cánh [ ... ]

Đoạn 4: [ ... ] Cây phượng có ích như thế nên chúng em yêu cây lắm.

.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................

4
25 tháng 2 2018

a, ...............là một giáo viên về hưu 

b,...............là biểu tượng của mùa thu

25 tháng 2 2018

đây mà là toán à