K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 9 2021

a) Đau/ bỏ cỏ

b) Sàng/ nia

@Cỏ

#Forever

21 tháng 9 2021

một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ.

21 tháng 10 2021

Con ngựa đá(động từ 'đá' ví dụ như đá banh,...) con ngựa đá(danh từ 'đá' ví dụ như cái chày bằng đá,cái bàn bằng đá,...),con ngựa bằng đá thì không thể thực hiện hành động đá lên con ngựa

Trong sách giáo khoa chỉ có câu:con ngựa đá con ngựa đá,con ngựa đá không đá con ngựa thôi,bạn coi có sai đề k nhé

HỌC TỐT!!!

21 tháng 10 2021

Con ngựa thật  đá con ngựa bằng đá, con ngựa bằng đá không đá con ngựa thật 

10 tháng 11 2017

Thấm thoát đã hơn bốn năm học trôi qua dưới mái trường thân yêu, vậy mà giờ đây những kỉ niệm buồn vui của năm tháng học trò cũng sắp trôi đi. Ngôi trường vẫn còn đó, vẫn lặng lẽ dõi theo từng lũ học trò chúng em học hành, đùa giỡn và cùng em bước đi trên con đường học tập.

Nhìn từ xa, ngôi trường như được khoác lên mình một chiếc áo màu màu vàng nhạt nhưng khi ánh nắng chiếu xuống làm cho chiếc áo ấy trở nên rực rỡ hơn. Mái tôn màu cam hòa lẫn với màu sơn hồng đậm của những bức tường tạo nên một phong cảnh đầy màu sắc. Khi đến gần, chúng ta sẽ bắt gặp ngay dòng chữ: "Trường tiểu học Nguyễn Văn Hưởng" được làm bằng đá hoa cương. Dù đã nhiều năm trôi qua, hứng chịu biết bao trận mưa rào, bao cái nắng nóng chói chang, vậy mà ngôi trường chẳng thay đổi là bao. Chiếc cổng sắt màu xám lúc nào cũng dang tay, mở rộng như vòng tay của một người mẹ lúc nào cũng sẵn sàng đón chào những đứa con thân yêu vào trường. Đối với em, ngôi trường này không nguy nga và tráng lệ như một tòa lâu đài mà chỉ đơn sơ nhưng vẫn giữ đầy nét trang nghiêm và thân thiện lạ thường. Sân trường được lát bằng đan, các bạn có biết, nơi đây chúng mình có thể chạy thỏa thích mà không sợ trượt chân đấy. Hai hàng cây xanh xoè tán rộng, làm bóng râm cho những bạn học sinh đứng chờ bố mẹ. Những chú chim từ phương nào bay đến đậu trên những cành cây hót líu lo chờ nắng sớm ban mai của ông mặt trời. Hàng ghế đá xếp dài gần các lớp học dể chúng em ngồi tâm sự với nhau sau mỗi tiết học căng thẳng, mệt mỏi. Sân trường còn là nơi các bạn học sinh và thầy cô sinh hoạt với nhau trong lễ chào cờ. Dãy hành lang xây dựng giống hình chữ U. Dọc các dãy hành lang, các lớp học được trang trí những hình ảnh ngộ nghĩnh và dễ thương. Các tủ sách di động được thầy Hiệu trưởng đặt để các em được đọc những quyển truyện rất hay và hấp dẫn. Mỗi phòng học được trang trí đẹp với nhiều sáng tạo và mang phong cách riêng của mỗi lớp. Lớp thì treo những chậu cây lơ lửng trên cửa sổ, lớp thì trang trí những bông hoa và những hình dáng con cá trên bức tường tạo nên một bức tranh sắc màu rực rỡ làm cho ngôi trường thân thuộc đến lạ kì.

Em yêu ngôi trường này lắm. Mỗi ngày đến trường là một niềm vui. Những kỉ niệm, những khoảnh khắc đáng nhớ về ngôi trường về bạn bè, thầy cô không bao giờ em quên. Rồi một ngày em sẽ phải đến một ngôi mái trường mới nhưng ngôi trường Nguyễn Văn Hưởng vẫn không phai nhòa trong tâm trí em.

10 tháng 11 2017

lập dàn ý được không bạn giúp mình với

23 tháng 2 2022

A   lửa chủ ngữ 1  thử vang vị ngữ 1 gian nan chủ ngữ 2 thử sức vị ngữ 2

B một con ngựa chủ ngữ 1 đau vị ngữ 1  cả tàu chủ ngữ 2 bỏ cỏ vị ngữ 2

HT k cho mik nha

23 tháng 2 2022

GIÚP MÌNH ĐI MÌNH T I C K CHO 

MÌNH CẦN GẤP LẮM 

20 tháng 2 2018

Uk.

Tk nha.

Thanks.

20 tháng 2 2018

Hiện nay, tình trạng ô nhiễm môi trường không chỉ ở các thành phố lớn mà nhiều vùng nông thôn cũng đang ở mức báo động. Nhiều nơi, vấn đề ô nhiễm môi trường đã và đang trở thành nỗi bức xúc của người dân. Nguyên nhân là do việc xử lý chất thải còn nhiều bất cập, tình trạng lạm dụng thuốc bảo vệ thực vật, chặt phá rừng, khai thác cát trái phép…làm cho nguồn nước, không khí nông thôn bị ô nhiễm trầm trọng. Công tác quy hoạch, thu gom, xử lý rác thải ở nhiều địa phương, nhất là ở các xã nơi dân cư thưa thớt còn nhiều khó khăn, vì chưa đủ nhân lực, kinh phí để triển khai thực hiện đồng bộ, cũng như ý thức của người dân về vấn đề này chưa cao. Song ở Thăng Bình có chị Nguyễn Thị Ba trú tại thôn 6, xã Bình Dương đã tự nguyện làm công tác thu gom rác thải, góp phần làm sạch môi trường nông thôn cho thôn 6- thôn có số dân đông và diện tích rộng nhất xã Bình Dương.           
     Dưới cái nắng hè gay gắt, mồ hôi rỏ xuống hai bên gò má ướt đẫm, chị Ba vừa thu gom rác thải vừa vui vẻ, tươi cười khi chia sẻ cùng chúng tôi những niềm vui cũng như khó khăn của công việc này. Mặc dù đã ở tuổi 50, nhưng chị vẫn rất năng nổ, nhiệt tình với công việc để đem lại bầu không khí trong lành cho miền quê. Là Chi Hội trưởng phụ nữ thôn chị Ba luôn đi đầu trong các phong trào thi đua của địa phương. Tuy mới gắn bó với công tác vệ sinh môi trường 02 năm nay nhưng sự chăm chỉ và tinh thần làm việc đầy trách nhiệm của chị đã được nhiều người dân trong thôn ủng hộ và hưởng ứng. Trong từng đường làng, ngõ xóm đều in dấu chân của chị. Chị đã tham gia làm công việc mà bấy lâu nay, việc thu gom và xử lý rác thải ở nông thôn vẫn được thực hiện theo kiểu “mạnh ai nấy làm”, người dân vô tư vứt rác bừa bãi, chỗ nào có đất trống là mang đến đổ, phổ biến nhất là tình trạng xả rác thải như xác gia cầm, gia súc, vỏ thuốc bảo vệ thực vật,… vứt ra ven đường, xuống kênh, mương, thậm chí xung quanh các khu dân cư đang sinh sống, gây ảnh hưởng đến sức khỏe của mọi người và mất mỹ quan thôn, xóm. Với việc làm thiết thực, chị đã phần nào làm thay đổi những thói quen của người dân trong việc bảo vệ môi trường, góp phần cải thiện môi trường tại địa phương. Mặc dù khối lượng rác thải hằng tuần được thải ra là rất lớn nhưng chị vẫn kiên trì, vào mỗi buổi sáng sớm thứ hai hằng tuần chị đều đặn đi khắp thôn để thu gom các loại rác thải, và cứ thế chị thu gom cho đến khi nào hết rác mới trở về nhà. Chị không quản ngại khó nhọc, dù mưa hay nắng vẫn rong ruổi trên các nẻo đường trong thôn để thu nhặt rác. Với số tiền bồi dưỡng ít ỏi, mỗi tháng chỉ được 450.000 đồng nhưng chị vẫn âm thầm, lặng lẽ thu gom các loại rác thải mà không đòi hỏi gì về quyền lợi cho bản thân. Chị chỉ mong có xe môi trường đi thường xuyên và đúng ngày vào mỗi tuần, để thu gom và giải quyết những bãi rác ở nơi tập trung, để không gây ô nhiễm môi trường.Lúc đầu, khi đến với công việc này chị cũng gặp không ít những khó khăn như: thiếu phương tiện thu gom, xử lý rác thải và ngay cả quần áo bảo hộ lao động cũng không có; cùng với đó là cả những lời nói khen, chê của nhiều người, nhưng không ngần ngại khó khăn, chị vẫn rất nhiệt tình và hăng say làm việc. Có thể nói mô hình “Dân vận khéo” về “thu gom rác thải” ở thôn 6 nói riêng và trên địa bàn xã Bình Dương nói chung mang lại hiệu quả thiết thực là nhờ sự đóng góp hết sức lớn lao của những người phụ nữ thầm lặng như chị Ba.
     Khi chúng tôi hỏi về những khó nhọc trong công tác vệ sinh môi trường mà chị phải hằng tuần vất vả làm việc, chị cười bảo: “Tuy vất vả và độc hại, nhưng nhìn  thấy môi trường ngày càng bị ô nhiễm, mất mỹ quan thôn xóm, gặp không ít khó khăn trong công việc, tôi cũng cố gắng vượt qua, để góp một phần nhỏ công sức của mình làm cho cuộc sống xung quanh được xanh, sạch, đẹp, đấy cũng là niềm vui không nhỏ đối với bản thân tôi”. Có lẽ, đối với những người làm công tác vệ sinh môi trường như chị Ba, thì niềm tự hào lớn nhất là khi đã đem lại không khí trong lành cho bà con trong thôn xóm.
     Anh Trương Công Thông – Phó Khối Dân vận Bình Dương cho biết: “Chị Ba là một người phụ nữ hiền lành, đảm đang; đối với công việc thu gom rác thải khó nhọc vậy mà chị vẫn làm một cách nhiệt tình. Trong tương lai, để mô hình“Dân vận khéo” về “Thu gom rác thải” ngày càng mang lại hiệu quả thiết thực và được nhân rộng, thiết nghĩ cần có những đức hi sinh thầm lặng và ý nghĩa như chị Ba…”.
     Xuất phát từ tinh thần trách nhiệm với công việc, ý thức bảo vệ môi trường và tình cảm yêu thương dành cho mọi người, chị Ba đã để lại ấn tượng cũng như tình cảm đối với người dân nơi đây. Tấm gương của chị đã có sức lan tỏa rất lớn ở địa phương. Chị không những hoàn thành tốt nhiệm vụ của tổ vệ sinh môi trường và nhiều công việc của một Chi Hội trưởng phụ nữ thôn mà còn đảm đang việc nhà, một tay chị chăm lo cho các em trưởng thành. Để động viên và khen thưởng cho những tấm gương phụ nữ điển hình, tiên tiến trong việc thực hiện các phong trào thi đua của địa phương như chị Ba, UBND huyện Thăng Bình và xã Bình Dương cũng đã có giấy khen dành tặng chị - một người phụ nữ sống hết mình vì mọi người và vì một môi trường trong lành, sạch đẹp.

14 tháng 3 2018

Bài làm:

Nhà em có rất nhiều cây leo như: bầu, bí,…Nhưng em vẫn thích nhất là giàn mướp hương mà bố em trồng ở sau vườn.

Khung giàn mướp được làm bằng tre dài năm mét, rộng hai mét. Mới hôm nào, cây mướp còn nhỏ xíu. Chỉ mấy hôm sau, ngọn mướp đã bò khắp giàn. Tay mướp chỉ nhỏ bằng que tăm, mới chiều hôm nay tay mướp chỉ dài khoảng năm phân mà sáng mai tay đã dài mười năm phân quấn chặt vào giàn. Thật là kì lạ phải không các bạn!

Chẳng mấy chốc một màu xanh tươi đã phủ kín mặt giàn. Khi đã leo khắp giàn thì mướp bắt đầu ra hoa. Hoa mướp màu vàng tươi như mời gọi ong bướm đến hút mật. Rồi quả mướp bé xíu thi nhau chồi ra như muốn mở lời chào ngày mới. Quả bằng ngón tay, bằng con chuột, bằng con cá chuối to. Quả thì thẳng, quả thì cong như vầng trăng gần giữa tháng. Quả này chen với quả kia lúc lỉu khắp giàn. Sáng nào, em cũng ra vườn hái mướp về ăn. Mướp nhiều quá, mẹ sai em cắt mang biếu họ hàng, hàng xóm mỗi người vài quả. Ai cũng khen mướp nhà em ngon và thơm.

Cây mướp nhà em rất nhiều tác dụng, vào mùa hè mà có bát canh cua hoa mướp thì thật là tuyệt! Lá mướp tươi để lau nhựa mít. Ai bị nước ăn chân thì dùng lá mướp khô sẽ khỏi. Em sẽ chăm sóc cây mướp thật tốt để cây cho nhiều quả.



 



 

14 tháng 3 2018

Bài văn tả giàn cây leo lớp 5:
Vườn nhà ông em được mệnh danh là xứ sở của các loài cây, nó xuất phát từ sự đa dạng trong các loài cây mà ông trồng, từ cây ăn quả đến cây rau. Trong số tất cả các loài cây ấy, em thích nhất là giàn cây lá mơ của ông.

Cây lá mơ là loại cây thuộc nhóm thân leo, vậy nên giàn lá mơ nhà ông em lúc nào cũng um tùm lá. Giàn cây không quá to mà chỉ nhỏ một góc vườn, từ gốc cây trở lên, những cành cây nhỏ đua nhau mọc ra, quấn lấy từng thanh tre nứa trên giàn như cuộc chạy đua không có hồi kết . Vậy nên, trên giàn, thanh tre nào thanh tre nấy đêu chi chít những sợi cành uốn chặt lấy. Lá mơ nở um tùm, chen nhau đón ánh sáng mặt trời, lấp kín những khoảng trống trên giàn . Từng chiếc lá vừa nhỏ, vừa to, chi chít nhau, tạo thành những khóm cây lớn đung đưa trong gió. Ông em kể rằng, ngày ông mới trồng cây lá mơ này, nó còn bé lắm, ban đầu chỉ lưa thưa một vài lá nhỏ, rồi dần dần phát triển đến ngày hôm nay. Giàn cây lá mơ ấy có thể nói chính là niềm tự hào của ông em.

Lá mơ mềm mại, hai mặt lá có màu khác nhau, mặt trước có màu xanh ngắt, mặt sau lại có màu đỏ thẫm, trên mặt lá có lớp bông mỏng mềm mại và những đường gân lá nổi lên rõ nét như những chiếc xương cá. Lá mơ có mùi thơm nhè nhẹ, do đó mà khi đứng dưới giàn cây ấy, ta có thể dễ dàng ngửi thấy hương thơm thoang thoảng, dễ chịu trong không gian. Mỗi khi có cơn gió nhẹ thoảng ra, mùi hương ấy lại càng tỏa ra xung quanh, khiến người ta dù ở cách đó cũng ngửi thấy. Đã bao năm qua, ngày ngày lúc nào cây lá mơ cũng um tùm lá. Ông em thường nói lá mơ nhiều quá nên ông ăn không xuể, chỉ biết để đó coi như tạo không gian , đôi khi ông lại hái một ít đem đi biếu hàng xóm xung quanh.

Giàn lá mơ ấy giờ đây như một cái mái hiên nhỏ nơi góc vườn của ông em, để tận dụng sự thuận lợi của giàn lá mơ ấy, ông đã đặt một bộ bàn ghế ngay dưới giàn cây. Do đó, bây giờ nó là nơi lí tưởng để nghỉ ngơi, để che nắng, che mưa, đặc biệt vào những ngày hè oi ả, ngồi dưới bóng râm của giàn cây lá mơ, tận hưởng những cơn gió mát lạnh thì còn gì tuyệt vời hơn. Cây cứ ngày một lớn hơn, ngày một nhiều lá hơn, nó không chỉ mang đến nguồn thực phẩm bổ ích mà còn tạo một không gian lí tưởng cho vườn nhà ông em.

Bất kì một loài cây nào cũng vậy, chúng đều có những đặc điểm riêng, vẻ đẹp riêng. Giàn cây lá mơ nhà ông em cũng vậy, nó đẹp mà đặc biệt. Em mong cây sẽ luôn phát triển tươi tốt để ngày một to lớn hơn, um tùm hơn.
 

25 tháng 2 2018

Quê tôi thuộc đồng bằng chiêm trũng. Cả cái dải đất hẹp miền Trung này, đồi núi đã chiếm hết bốn phần năm diện tích canh tác. Duy chỉ có vùng tôi, thiên nhiên đã dành cho người dân một dải đất đồng bằng thẳng cánh cò bay. Đó chính là vùng đồng bằng thuộc huyện Lệ Thủy.
Nghe cái tên đã thấy ngập những nước là nước rồi. Cứ đến mùa thu và mùa đông thì dường như cánh đồng quê em chỉ là một màu trắng bạc. Nước ngập đến vài tháng. Vụ đông xuân người ta phải sử dụng tối đa các trạm bơm điện để chống úng mới cày, cấy được. Cả năm chỉ làm được hai vụ. Nhưng điều kì lạ là cả hai vụ đông xuân và hè thu đậu đạt năng suất rất cao. Năm nào, cánh đồng cũng nhận được một lượng phù sa khá lớn từ sông Kiến Giang, một nhánh của dòng sông Nhật.

Bây giờ thì trước mắt tôi là một cánh đồng thẳng cánh cò bay. Lúa đang thì con gái của vụ đông xuân trải dài từ chân đường quốc lộ 1A đến chân đường sắt Bắc Nam ven sườn dãy Trường Sơn hung VI. Như vậy, cánh đồng quê tôi có chiều ngang chiếm trọn gần như toàn bộ chiều ngang của Tổ quốc ở cái đoạn thắt lưng này. Mùa xuân, chim én về đây nhiều lắm. Có những thửa ruộng có đến hàng trăm con én chao liệng trên thảm nhung xanh mịn màng ấy.

Phía xa xa, một đàn cò trắng đứng thành một hàng dài trên bờ ruộng. Chúng đứng im phăng phắc, không động đậy. Nhưng chỉ cần một tiếng động nào đó của dân chài lưới khua đuổi cá thì những chấm trắng ấy vội bốc mình lên không trung, dang rộng hai cánh bay thành từng đàn về tận tít trời xa… Đứng ở giữa cánh đồng vào những thời điểm như thế này em mới thấy hết vẻ đẹp của nó. Em cứ ngắm mãi những đợt sóng lúa cứ đuổi nhau đến tận chân trời mà không chán mắt. Sóng lúa cứ nhấp nhô lên xuống cứ ngỡ như một tấm thảm xanh được ai đó tung lên hạ xuống, rũ hết những bụi bẩn rồi trải phẳng lì từ chân trời phía bên này sang chân trời phía bên kia một màu xanh trù phú của hương sắc đồng nội. Người làng tôi đi xa, mỗi lần về quê, không ai, không đứng ngắm đồng lúa quê mình để tìm lại ở đây những kỉ niệm của một thời thơ ấu: đẹp, hồn nhiên và ấm áp tình quê.

Tôi yêu quê tôi lắm, dẫu nó có phải trải qua những trận hồng thủy kinh người hay những cơn cuồng phong dữ dội từ biển Đông thổi tới thì mảnh đất này cũng là nơi quê cha đất tổ, nơi gắn bó máu thịt với tôi.

13 tháng 5 2018

 Con sông Hồng chảy qua quê hương em. Sông chảy giữa những bãi mía, bờ dâu xanh ngắt. Mặt sông thường đó như màu gạch non nên mới mang tên là sông Hồng. Dòng sông đẹp như một dải lụa đào vắt ngang lên tấm áo màu xanh của đồng bằng Bắc Bộ. Con sông này đã gắn liền với thời thơ ấu của chúng em. Em và con sông đã trở nên thân thiết.

   Những buổi sáng đẹp trời, con sông Hồng mới nhộn nhịp làm sao! từng đoàn thuyền đánh cá giong buồm thả lưới trắng xoá cả mặt sông. Những tiếng hò, tiếng hát vang lên. Sông tấp nập những tàu thuyền đi lại như mắc cửi. Hai bên bờ đọng lại những hạt sương trên lá cỏ non như những hạt ngọc bé xíu long lanh… Cỏ còn ướt đẫm sương đêm mà các bà, các chị xã viên đã ra tỉa bắp, hái dâu. Bình minh chan hoà trên mặt sông. Buổi trưa, trẻ em rủ nhau ra vùng vẫy, tắm rửa. Chúng lặn hụp, bơi lội khéo léo như những con cá heo. Sóng ôm chúng vào lòng, ôm lấy những đứa trẻ hồn nhiên, vui tươi và nghịch ngợm. Sông dịu dàng, dễ dãi như một người mẹ đôi với đàn con. Sông vui cười đùa nghịch với chúng em. Những cụ già râu tóc bạc phơ dắt đàn cháu ra sông tắm rửa. Những người mẹ tất bật mang quần áo, chiếu màn ra giặt giũ .Những chiều hè hoặc những buổi tối sáng trăng, em và các bạn em thả thuyền lênh đênh trên mặt sông cất vó, câu cá hoặc nằm trên sạp thuyền hát, ngâm thơ cho bạn nghe. Buổi tối dưới trăng, em và các bạn bơi thuvền ra giữa sông buông chèo mặc cho nó trôi lơ lửng rồi nằm dài ra sạp thuyền ngắm trăng, hóng gió. Sóng vỗ ì oạp vào mạn thuyền như hát cho chúng em nghe, ru cho chúng em ngủ. Gió nồm, trăng sáng, trời nước lênh đênh, sóng nước vỗ vào mạn thuyền oàm oạp. chúng em ngủ thiếp đi lúc nào không biết. Thuyền lênh đênh trên sông nước, trôi dạt vào bờ dâu, bãi cỏ. Sáng dậy mọi người đều ngơ ngác không hiểu mình lạc vào đâu và bắt đầu chèo thuyền ngược lại về nhà. Dòng sông Hồng êm đềm chảy xuôi. Mọi người đều say sưa ngắm nhìn sông Hồng một cách thích thú. Hai bên sông là những thảm cỏ xanh rờn. Chỗ kia là một chiếc tàu địch bị bắn cháy hồi Pháp thuộc, di tích còn đến ngày nay. Chỗ này là bác Ba xóm ngoài đã cầm mã tấu chém đứt đầu xẻ mặt thằng quan ba của Pháp. Mọi người vừa đi, vừa ngắm chẳng mấy chốc đã về bến.

   Dòng sông này đã kể lại cho em những kỉ niệm êm đềm nhất. Nhớ ngày nào em mới lên ba. Mẹ dắt ra bờ sông tắm, em sợ và hét ầm lên mếu máo khóc. Hồi em học lớp một, em đã để lại cho con sông này một kỉ niệm khó quên. Hồi đó em chưa biết bơi. Các bạn em rủ ra sóng tắm. Chúng em đùa nghịch ớ ngay cạnh bờ chứ khòng dám ra giữa sông. Chiếc nón “tốt đỏ” mà mẹ em mua cho sáng nay chưa có quai, em đội lung liêng trên đầu bị gió thổi trôi ra giữa sông. Em hốt hoảng vội nhào ra nắm lấy. Nhưng không kịp nữa rồi. Nón trôi ra xa lắm không thể nào lấy được nữa. Em không biết bơi nên suýt chìm nghỉm xuống lòng sông. Lũ bạn em đều không biết bơi cả, rối rít định nắm tay nhau dàn thành hàng dài để em nắm vào mà ngoi lên. Vừa lúc ấy thầy giáo em đi qua thấy chỏm tóc em bập bềnh trên mặt sông bèn để cả quần áo nhảy xuống vớt em lên. Thầy nắm lấy chỏm tóc em kéo lên và ôm em bằng tay trái rẽ nước bơi vào bờ. Lên bờ, mặt em nhợt nhạt trắng bệch, bụng no nước. Thấy dốc ngược người em lên rồi làm hô hấp nhân tạo. Một lúc sau em tỉnh dậy, thầy bế em về nhà. Các bạn ai cũng vui mừng cho em và thương em, về đến nhà, bố mẹ em cho em đến trạm xá. Hai ngày sau về và lại ra sông tắm. Dòng sông mát lạnh vỗ về em như là xin lỗi em thì phải. Sông ơi sông! Sông không có lỗi gì đâu. Chính ta mới là người có lỗi đấy sông ạ! Quên làm sao được những buổi đi cào hến, giậm trai ở bờ ven sông. Những ngày ấy còn ghi đậm trong trí nhớ của em.

   Ôi! Dóng sông! Dòng sông cua quê hương, đất nước. Dòng sông đẹp dịu dàng khi những ngày nắng đẹp; dòng sông trắng xoá trong những đợt mưa rào mùa hạ; sông thường hay đỏ ngầu, ầm ầm chảy xiết khi nước lũ tràn về; sông còn đắm mình trong ánh bình minh.

   Em yêu con sông quê hương như yêu người mẹ dịu hiền của em. Ôi! Con sông Hổng. Sông đã bao phen giận dữ nổi sóng nhấn chìm tàu giặc xuống lòng sòng. Sông đã ôm những kỉ niệm, ước mơ của những tâm hồn bé nhỏ.

12 tháng 3 2019

cần giúp thì kêu giúp minigame nữa chớ chảnh ớn -_-

12 tháng 3 2019

 MK CHỈ CÓ TÍNH CHẤT NGHIỆP DƯ NẾU K THÍCH ĐỪNG CƯỜI NHA có 2đứa bé là bn thân của nhau.trong hai đứa đó thì có một đứa chăm học còn đứa kia thì  ngược lại. sắp đến tiết kiểm tra, bn chăm học khuyên bn lười đi ôn bài nhưng bn kia k chịu mà ham chơi. tói tiết kiểm tra, bn kia k làm đc bài liền cầu cứu bạn mình nhưng bị bạn lơ đi. sau đó bn kia giân. bn chăm học cũng tỏ ra k quan tâm.về nhà bn lười học nói với mẹ chuyện này.mẹ bn đó liền trách nhẹ bn kia và giảng cho bn kia hiểu chuyện . bn kia hiểu ra và quyết tâm sáng mai xin lỗi bạn và hứa chăm chỉ

3 tháng 1 2021

Đồng nghĩa với lượn lờ là dập dờ

Tớ nghĩ vậy :333

 đồng nghĩa với lượn lờ là dập dờ 

13 tháng 11 2021

Đoản tảu nảy qua_Đoản tảu khác đến