K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
4 tháng 9 2023

a) Nhận xét:

* Thời gian cần để dung dịch trong các ống nghiệm đầu tiên trở nên trong suốt theo thứ tự tăng dần là:

- Ống 3: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút.

- Ống 1: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường.

- Ống 2: thêm lòng trắng trứng và nước vôi trong vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường.

- Ống 4: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong nước đá.

* Dung dịch protein albumin từ đục chuyển sang trong sau khi thêm nước ép lõi dứa do sự đục của dung dịch là do albumin tạo nên và trong nước ép lõi dứa có các enzyme phân giải protein này. Khi protein albumin không còn thì dung dịch ban đầu cũng chuyển từ đục thành trong.

* Có sự giống hoặc khác nhau về thời gian phản ứng cũng như đặc điểm của dung dịch trong ống khi kết thúc thí nghiệm là do: hoạt tính của enzyme phân giải albumin giữa các ống. Cụ thể:

- Ống 3: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa, để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút. Nhiệt độ cao của nước đang sôi là phù hợp để enzyme hoạt động tốt nhất, do đó albumin bị phân giải nhanh nhất và do đó cũng cần ít thời gian nhất để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 1: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường. Tại nhiệt độ nước thường thì enzyme vẫn phân giải được albumin dù kém hơn khi ở nhiệt độ của nước sôi, do đó ống này cần nhiều thời gian hơn ống 3 để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 2: thêm lòng trắng trứng và nước vôi trong vào nước ép lõi dứa để ở nhiệt độ thường. Ở đây, nước vôi trong làm tăng pH của dung dịch thành pH kiềm và đây không phải là khoảng pH tối ưu cho hoạt tính của enzyme, khiến enzyme hoạt động kém hơn so với ở ống 1. Do đó ống này cần nhiều thời gian hơn ống 1 để dung dịch chuyển trạng thái.

- Ống 4: thêm lòng trắng trứng và nước cất vào nước ép lõi dứa để ở trong nước đá. Nhiệt độ thấp của nước đá khiến enzyme gần như bị bất hoạt, do đó albumin bị phân giải chậm nhất và cần nhiều thời gian nhất để dung dịch chuyển trạng thái.

b) Khi ăn dứa tươi người ta hay gọt bỏ lõi, nếu ăn cả lỗi sẽ rát lưỡi do:

-  Trong lõi dứa tươi có chứa các enzyme phân giải protein.

- Do đó, nếu ăn cả lõi dứa thì các enzyme này sẽ hoạt động và phân giải các protein trên màng tế bào lưỡi, dẫn tới phá hủy tế bào lưỡi và gây ra hiện tượng rát lưỡi.

c) Xuất hiện vết lõm trên đĩa tinh bột cũng như có sự giống hoặc khác nhau về đường kính các vết lõm là do: trong dịch mầm lúa có enzyme amylase có khả năng phân giải tinh bột. Khi đó:

- Đĩa tương ứng với ống 3: thêm nước cất vào dịch mầm lúa để ở trong cốc nước sôi trong 10 phút. Nhiệt độ cao của nước đang sôi là phù hợp để enzyme hoạt động tốt nhất, do đó tinh bột bị phân giải tốt nhất và do đó kích thước vết lõm là lớn nhất.

- Đĩa tương ứng với ống 1: việc thêm nước cất, để nhiệt độ phòng vào dịch mầm lúa. Tại nhiệt độ nước thường thì enzyme vẫn phân giải được tinh bột dù kém hơn khi ở nhiệt độ của nước sôi, do đó đĩa 1 có kích thước vết lõm nhỏ hơn ở đĩa 3.

- Đĩa tương ứng với ống 2: thêm nước vôi trong vào dịch mầm lúa để ở nhiệt độ thường. Ở đây, nước vôi trong làm tăng pH của dung dịch thành pH kiềm và đây không phải là khoảng pH tối ưu cho hoạt tính của enzyme, khiến enzyme hoạt động kém hơn so với ở đĩa 1. Do đó đĩa 2 có kích thước vết lõm nhỏ hơn ở đĩa 1.

- Đĩa tương ứng với ống 4: thêm nước cất vào dịch mầm lúa để ở trong nước đá. Nhiệt độ thấp của nước đá khiến enzyme gần như bị bất hoạt, do đó tinh bột bị phân giải chậm nhất và kích thước vết lõm trên đĩa 4 nhỏ nhất.

d) Bát cháo ăn dở lại thường bị vữa, nhai cơm lâu trong miệng thường cảm thấy ngọt là do:

- Trong nước bọt của người có enzyme amylase giúp phân giải tinh bột thành đường đơn.

- Trong bát cháo ăn dở đã có nước bọt của người và do đó có enzyme amylase phân giải tinh bột trong cháo, làm cháo bị vữa.

- Nhai cơm trong miệng lâu thì sẽ tạo thời gian cho amylase phân giải tinh bột thành đường đơn glucose. Glucose có vị ngọt nên ta sẽ cảm thấy ngọt.

23 tháng 10 2016

1) vì dùng nhiều đồ ngọt trước khi ăn thì lượng đường trong máu đạt tới 1 nức độ nhất định khi đó nó sẽ truyền tín hiệu tới não tạo cảm giác no ảo ức chế cảm giác thèm ăn

2) vì ăn nhiều chất béo là nguyên nhân dẫn đến bệnh béo phì các bệnh tim mạch tụt huyết áp bệnh mạch vành đột quỵ và ung thư ngoài ra nó còn làm tăng cholesterol trong máu

3) ở ngăn đá nc đóng băng tỉ trọng giảm thể tích tăng .tế bào sống cụ thể là tế bào thực vật có màng tb là chất xenlulôzơ rất khó co giãn cho nên khi nc đông cứng ;giãn nở làm vỡ thành tế bào gây ra bầm dập còn đối với động vật thì có màng tb là lipit dễ co giãn nên k có hiện tượng bầm dập

6 tháng 2 2023

Phản ứng

Điều kiện

Tốc độ phản ứng

Phản ứng phân giải tinh bột của HCl

Nhiệt độ cao (khoảng 100 oC), pH thấp.

Chậm (1 giờ)

Phản ứng phân giải tinh bột của enzyme amylase

Nhiệt độ cơ thể (36,5 – 37 oC), pH trung tính.

Nhanh (vài giây)

31 tháng 10 2021

Tk

Thịt có liên quan đến cấu trúc của protein. mà cấu trúc protein đặc thù do gen mã hóa. tuy cơ thể có những đặc tính giống nhau hay cùng điều kiện sống nhưng thịt dê và thịt cừu khác nhau. Khi cơ chất vào cơ thể , thì việc còn lại là sự tổng hợp hay các phản ứng sinh hóa khác nhau tùy thuộc vào từng loài hay từng cá thể. Mỗi một loài hay mỗi một cá thể trong quần thể có khả năng thích ứng , hấp thu hay tổng hợp các chất dinh dưỡng khác nhau . Không ít thì nhiều. vì vậy mà có sự không giống nhau giữa thịt dê và thịt cừu , thậm chí giữa những con cừu với nhau.

26 tháng 12 2017

Ê tui thánh chơi Bang Bang nè

31 tháng 12 2020

Do vị ngọt của đường đi vào trong quả mơ, tế bào của quả mơ và vị chua trong quả mơ được vận chuyển ra bên ngoài nước đường nên sau đó một thời gian thì quả mơ mà dung dịch nước đường đều có vị chua và ngọt .