K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

b)

- Từ Hán Việt là từ mượn ở tiếng Hán phát âm theo cách Việt Nam.

- Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt hợp lí là : Làm cho câu văn biểu đạt được sắc thái mình mong muốn ( Ví dụ : sắc thái trang trọng, sắc thái thô sơ, sắc thái cổ,... )

- Khi mượn từ Hán Việt nói riêng và mượn từ nước ngoài nói chung ta cần :

+ Biết sử dụng hợp lí trong các hoàn cảnh khác nhau.

+ Không nên lợi dụng quá các từ mượn ( từ Hán Việt và từ mượn từ nước ngoài ) vì nó làm câu văn, lời nói trở lên thiếu trong sáng, tự nhiên.

Tác dụng của việc sử dụng từ Hán Việt hợp lí là: +Tạo sắc thái nghiêm trọng, nghiêm trang, biểu thị thái độ tôn kính, trân trọng, làm nổi bật ý nghĩa lớn lao của sự vật, sự việcbatngo

+Tạo sắc thái tao nhã, tránh thô tục, tránh gây cảm giác ghê sợbucminh

+ Tạo sắc thái khái quát và trừu tượngbucqua

+Tạo sắc thái cổeoeo

6 tháng 1 2019

Đáp án: A

→ Khi sử dụng từ Hán Việt cần chú ý tới hoàn cảnh giao tiếp, đối tượng cũng như mục đích giao tiếp

18 tháng 11 2018

Nhung là một người bạn thân của tôi, phải nói như thế vì tôi không có nhiều bạn và bạn ấy cũng vậy. Nhung hầu như chỉ chơi thân với tôi bởi có lẽ tôi là người chịu được cái tính ít nói của cô, còn cô bạn ấy thì nhất quyết là người duy nhất chịu được cái tính nói liên hồi của tôi. Thật thú vị là tôi và Nhung không chỉ khác nhau về tính cách mà còn khác nhau cả về hình dáng bên ngoài. Trái với cái vẻ còm nhom như xác ve của tôi là một thân hình béo tròn, đầy đặn trông rất dễ thương của Nhung. Nhung có đôi mắt to và nâu, một màu nâu hạt dẻ xinh đẹp, khuôn mặt tròn trắng trẻo thường hồng lên mỗi khi bị tôi trêu chọc. Cặp lông mày sâu róm khi tức giận lại nhăn lên trông thật ngộ. Đặc biệt, bạn hay mỉm cười khi nghe tôi nói chuyện nên tôi chưa bao giờ có cảm giác mình đang độc thoại cả. Chúng tôi đi học, đi chơi, đi ăn cùng nhau. Đặc biệt, Nhung và tôi đều thích nghe những bản sonate cho piano của nhạc sĩ Beethoven từ chiếc đài radio cũ của tôi. Chúng tôi là đôi bạn tri kỉ không thể tách rời.

9 tháng 7 2021

mượn tiếng hán : quốc vương , hải phận , siêu thị , lam dụng , doanh nhân , nhi đồng 

mươn tiếng nc : vi - rút , xà phòng , mít - ting , cà phê ,  ô tô , săng đan , cô - vít

13 tháng 8 2023

Dàn ý:

Mở đoạn:

- Giới thiệu trường/ lớp em học.

- Dẫn vào ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của học sinh hiện nay.

Thân đoạn:

Làm rõ các ý sau:

- Ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp là gì?

+ Học sinh làm gì mới thể hiện được ý thức đó? (liệt kê các hành động thể hiện điều này).

-> Tự giác quét dọn lớp học, lau bảng khi đến lớp.

-> Không vẽ bậy lên bàn ghế lớp học.

-> Tổ chứ dọn vệ sinh chung, lau chùi bàn ghế và sắp xếp các đồ dùng học tập một cách gọn gàng.

-> Phân loại rác và tái chế.

-> ....

- Nêu lên thực trạng hiện nay: Đa số các bạn học sinh hiện nay không có ý thức cao đẹp này.

+ Đưa dẫn chứng: Một số bạn hay viết bậy lên bàn ghế, chạy giỡn làm đổ bàn ghế, lấy thước chà lên bàn,...... 

- Nêu lên suy nghĩ của em về việc này của các bạn:

+ Đó là việc làm xấu, không nên đối với một người học sinh.

....

+ Nêu ý nghĩa của việc giữ gìn vệ sinh truòng lớp.

-> Giữ cho nơi học tập của mình và các bạn được sạch sẽ, thoáng mát.

-> Thể hiện nên ý thức cũng như phẩm chất cần có của mỗi bạn học asinh.

- Liên hệ bản thân:

+ Bản thân mình đã làm gì để thể hiện ý thức cao đẹp này?.

Kết đoạn:

- Khẳng định lại suy nghĩ của mình về ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp của một số học sinh hiện nay.

- Gửi lời nhắn nhủ, thông điệp đến các bạn học sinh rằng: nên có ý thức giữ gìn vệ sinh trường lớp qua đoạn văn này.

 

Hiện nay không ai có thể phủ nhận vai trò của nhà trường trong việc bồi dưỡng tài năngphẩm chất của con người. Tại trường học chúng ta được gặp gỡ bạn bè và thầy cô - những người sẽ cho chúng ta bài học cuộc sống quý giá và hành trang kiến thức cho ngưỡng cửa tương lai. Bên cạnh đó nhà trường còn là nơi hình thành và giáo dục đạo đức cho mỗi cá nhân. Mỗi học sinh được học tập trong đó sẽ được dạy cách ứng xử, phân định đúng sai để tránh đi vào con đường tội lỗi và sai lầm. Mong rằng trường học sẽ luôn là một bệ phóng vững chắc để mỗi người tương lai đều trở thành người có ích cho xã hội.

3 từ mượn: tài năng, phẩm chất, xã hội

11 tháng 11 2016

- Các tiếng tạo nên từ Hán Việt gọi là '' yếu tố Hán Việt ''

- Từ Hán - Việt là từ vay mượn của tiếng Hán, nhưng được đọc theo cách phát âm của tiếng Việt.

- Từ ghép Hán Việt có 2 loại :

+) Từ ghép đằng lập

+) Từ ghép chính phụ

Chúc bn hok tốt !

11 tháng 11 2016

- Tiếng để cấu tạo nên từ Hán Việt được gọi yếu tố Hán Việt

6 tháng 4 2017

Đáp án: B

16 tháng 7 2018

Nhất canh trì, nhị canh viên, tam canh điền.

“Canh” nghĩa là làm (canh tác). “Trì” là ao, “viên” là vườn, “điền” là ruộng. Như vậy, bám sát câu chữ để giải nghĩa thì câu tục ngữ đó có nghĩa là: Thứ nhất là làm ao, thứ hai làm vườn thứ ba làm ruộng. 
 
Cơ sở của sự sắp xếp trong câu tục ngữ:

- Trước hết, có thể hiểu câu tục ngữ đề cập đến giá trị kinh tế của các mô hình lao động của nhà nông. Theo đó, làm ao mang lại giá trị kinh tế lớn nhất, tiếp đến là làm vườn rồi mới đến làm ruộng. Hiểu theo nghĩa đó không phải là không có lí. Nếu làm ao, người nông dân có thể sử dụng diện tích mặt nước để nuôi các loại cá: cá mè, cá trắm,... Đó đều là những loại thực phẩm thiết yếu của đời sống và có giá trị kinh tế cao, Hơn nữa, thức ăn lại dễ dàng, có thể nuôi cá bằng các loại cỏ, lá rau, phân gia súc, gia cầm. . Không chỉ vậy, người làm ao còn có thể tận dụng mặt nước để trồng lúa hoặc các rau như rau cần. Làm vườn thì có thể trồng các loại cây ăn quả: bưởi, táo, xoài,... So với cá thì các loại quả có giá trị kinh tế thấp hơn và giá cả thường biến động thất thường hơn. Nhưng trong ba mô hình canh tác ấy thì làm ruộng vẫn mang lại giá trị kinh tế thấp hơn cả. Ruộng phổ biến ở nhiều nơi. Ruộng thường chỉ trồng lúa và các loại rau màu theo thời vụ. Do sự phổ biên đó mà giá cả của lúa và các loại rau màu rẻ nhất trong ba loại sản phẩm của ba mô hình canh tác kể trên.
 
- Tuy nhiên, cũng có thể hiếu câu tục ngữ theo một cách khác. Tiêu chí so sánh ba mô hình canh tác đó còn có thể là công sức đầu tư, sự vất vả và độ khó của kĩ thuật canh tác. Làm ao phải đầu tư nhiều để đào ao, nạo vét, xây đắp bờ, mua giống, học hỏi kĩ thuật nuôi, thức ăn, chăm sóc, phòng bệnh. Có thể nói, trong ba loại sản phẩm: cá, quả, rau lúa thì kĩ thuật nuôi và chăm sóc cá phức tạp nhất, nếu bất cẩn có thể dẫn đến thiệt hại nặng nề về kinh tế. Không chỉ vậy, việc chăm sóc, thu hoạch cá đều phải tiếp xúc với nước nên mất nhiều công sức. Việc trồng cây ăn quả không đòi hỏi nhiều về vốn, giống... như nuôi cá nhưng cũng phải đầu tư để chọn được giống cho quả ngon, sai; học kĩ thuật chăm sóc cây để bón phân, phòng bệnh, thu hoạch,... Việc trồng lúa và hoa màu đơn giản hơn cả. Có điều đó do giống rẻ, kĩ thuật canh tác truyền thống nên rất phổ biến, không mất công sức học hỏi nhiều.
 
Những nhận định trên của nhân dân đều xuất phát từ cơ sở thực tiễn là những trải nghiệm thực tế trong đời sống lao động sản xuất. Kinh nghiệm mà câu tục ngữ thể hiện giúp người nông dân lựa chọn được mô hình kinh tế phù hợp với điều kiện và khai thác tốt điều kiện tự nhiên ấy từ đó làm ra nhiều của cải vật chất.

29 tháng 3 2022

Không chỉ đúc kết kinh nghiệm trong cách dự đoán thời tiết, nhìn người, nhìn xã hội mà nhân dân Việt Nam ta còn đúc kết kinh nghiệm trong lao động sản xuất. Những câu tục ngữ về lao động sản xuất như một bài học của thế hệ mai sau để biết cách nâng cao năng suất lao động.

Câu tục ngữ “Nhất canh trì, nhì canh viên, tam canh điền”. Đây là câu tục ngữ được đúc kết bằng văn tự chữ Hán. “Nhất canh trì” có nghĩa thứ quan trọng nhất là ao, “nhì canh viên” có nghĩa là thứ quan trọng thứ hai là vườn tược, và cuối cùng “tam canh điền” chính là làm ruộng. Ba thứ quan trọng ao, vườn, ruộng có ý nghĩa rất lớn trong đời sống nông nghiệp của nhân dân ta. Để lao động có hiệu quả thì người nông dân nên làm ao cá trước, thứ hai có thể làm vườn và cuối cùng là làm ruộng. Làm ao sẽ thu được nhiều nguồn lợi hơn làm vườn và ruộng.

Câu tục ngữ “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giống”. Ở đây tác giả dân gian muốn thể hiện kinh nghiệm trồng lúa của nhân dân ta xưa nay. Yếu tố quan trọng hàng đầu chính là yếu tố nước. Có nước thì lúa mới sống tươi tốt được, sau đó thì mới đến phân – thức ăn để lúa phát triển nhanh. Yếu tố thứ ba là sự chăm có của con người và cuối cùng mới là giống.

Câu tục ngữ “nhất thì, nhì thục” có nghĩa yếu tố quan trọng nhất là thời gian mùa vụ, sau đó mới là đất đai màu mỡ tươi xốp. Đất quý là thế tốt là thế nhưng phải cây đúng thời vụ, cấy đúng mùa lúa phát triển thì mới cho năng suất được

Như vậy, ba câu tục ngữ trên thể hiện được kinh nghiệm của nhân dân ta trong cách sử dụng các yếu trong trồng trọt để đạt được năng suất cao trong công việc