K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Trong cuộc sống, có những từ đặc biệt khiến chúng ta cảm thụ một cách đặc biệt. Một trong số đó là từ "chảy". Khi nghe từ này, tôi không thể không liên tưởng đến hình ảnh của nước chảy mềm mại, êm ái trên da tay. Từ "chảy" mang đến cho tôi một cảm giác dễ chịu và thư thái.

Nếu tôi đóng mắt lại, tôi có thể cảm nhận được làn nước chảy mát lạnh trên da, như một cơn mưa nhẹ nhàng rơi xuống. Cảm giác ẩm ướt và mềm mại của nước chảy len lỏi qua mặt, làm tôi cảm thấy thật sảng khoái và thư giãn.

Từ "chảy" cũng có thể gợi lên hình ảnh của những dòng suối trong xanh, êm đềm trôi qua cánh đồng hoa. Âm thanh nhẹ nhàng của nước chảy, tiếng rì rào như là một giai điệu thiên nhiên, tạo nên một không gian yên bình và thanh tịnh.

Từ "chảy" còn có thể ám chỉ sự trôi chảy của thời gian, như những giây phút trôi qua không dừng lại. Nó như một lời nhắc nhở rằng cuộc sống luôn tiếp tục diễn ra và chúng ta cần biết trân trọng từng khoảnh khắc.

Với tôi, từ "chảy" là một từ đặc biệt, mang đến cho tâm hồn những cảm xúc tươi mới và sự thư thái trong cuộc sống. Nó như một lời nhắc nhở để chúng ta tận hưởng những điều tốt đẹp và giữ cho trái tim luôn mở lòng đón nhận những trải nghiệm mới.

8 tháng 8 2023

Cậu ơi, ý là từ câu " ai cũng ngẩng lên cho thấy mùi hồi chín chảy qua mặt" thì viết thành đoạn văn á

Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờ…    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:Buồn trông con nhện giăng...
Đọc tiếp

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…

    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

  Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng.Tiếng gió khuya vu vu.Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn….

  Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ được gặp nhau có một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thương, đang ngước mặt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì, mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

  Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc(a), thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

mà nói với sông:

   – Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

  Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

a) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

1
25 tháng 8 2019

a, Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân

b, Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng người cụ thể đội khăn, mặc áo dài

- Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương

     + Tác giả tưởng tượng ra cái mạng nhện, con nhện nghển trông, ngạc nhiên tác giả tưởng tượng ra ngân hà trong điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ nơi có người thân quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn, trông đợi.

 

     + Từ con sông sao trên trời, tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, liên hệ tới lòng chung thủy không bao giờ vơi cạn

11 tháng 12 2020

Quê hương hai tiếng gọi thân thương trìu mến mà mỗi ai đi xa đều đau đáu trong lòng. Quê hương trong mỗi người đã trở thành máu, thành thơ, thành một phần của tâm hồn. Đối với Lý Bạch - thi nhân suốt một đời xa quê thì tình yêu quê hương lại càng dâng trào mãnh liệt qua bài thơ Cảm nghĩ trong đêm thanh tĩnh: Đầu giường ánh trăng rọi, Ngỡ mặt,đất phủ sương Ngẩng đầu nhìn trăng sáng, Cúi đầu nhớ cố hương Mở đầu bài thơ là một thế giới ảo diệu tràn ngập ánh trăng. Sàng tiền minh nguyệt quang Nghi thị địa thượng sương (Đầu giường ánh trăng rọi Ngỡ mặt đất phủ sương) Trăng không chỉ giới hạn ở nơi đầu giường, mà ánh trăng bao trùm cả không gian toả khắp căn phòng nơi tác giả nghỉ trọ. Trăng như dòng suối chảy miên man khắp đêm sâu. Cảnh vật như say dưới trăng, giữa khoảnh khắc đêm sâu như vậy, ánh trăng là chủ thế trong cuộc sống tĩnh lặng. Hơi thở của tạo vật đất trời cũng nhè nhẹ sợ làm vỡ tan cái êm dịu của đêm trăng. Với Lý Bạch - một hiệp khách thì ánh trăng sáng trong quán trọ không phải là chuyện lạ. Nhưng với thi nhân thì ánh trăng đêm nay rất khác lạ. ánh trăng len lỏi vào tận đầu giường nơi tác giả nằm. Ánh trăng không phải là vô tri vô giác, nó như biết được nơi người hiệp khách dừng chân. Trăng chủ động tìm đếntrò chuyện, tâm sự cùng tác giả. Trong khoảnh khắc đêm thâu tĩnh lặng, ánh trăng trong sáng và tinh khiết được tác giả chào đón nồng hậu. Trăng sáng quá, đẹp quá khiến tác giả:Nghi thị địa thượng sương Ánh trăng rọi ngỡ là sương mặt đất, chỉ một hình ảnh thôi mà gợi cả một thế giới cảm xúc. Đây là một hiện tượng rất bình thường, nhưng với tác giả thì hiện tượng này tạo cảm hứng mãnh liệt. Sức liên tưởng kỳ lạ làm hình tượng thơ sống dậy. Trăng hay là sương bao phủ mặt đất? Trăng là thực mà lại không thực? Bằng chất lãng mạn, thi nhân đã nâng ánh trăng lên đến mức diệu kỳ. Vầng trăng trở nên như cõi thiên thai. Sương khói của ánh trăng làm cho câu thơ ngập trong không khí mơ màng, hư hư thực thực. Cả trăng và thi nhân đã giao hoà, giao cảm quyện làm một. Phải thật tĩnh lặng mới nghe được tiếng trò chuyện thầm thì của trăng và thi nhân. Một sự quan hệ qua lại như đền đáp ân huệ mà thiên nhiên ban tặng cho thi nhân cũng như lòng ngưỡng mộ của thi nhân với trăng. Rất tự nhiên, nhẹ nhàng thi nhân hướng về nàng tiên trong đêm sâu. Cử đầu vọng minh nguyệt Đê đầu tư cố hương (Ngẩng đầu nhìn trăng sáng Cúi đầu nhớ cố hương) Tư thế nhìn trăng là một tư thế rất tự nhiên của thi nhân, trong giây phút ấy tác giả gửi trọn hồn mình cho trăng phút chốc tâm tư bỗng trĩu nặng rồi dồn nén vội quên đi cả vũ trụ đất trời đang mời gọi. Đê đầu nhớ về quê cũ yêu thương. Đêm nay trăng sáng nơi quê người, trong quán trọ trên bước đường lữ thứ, tâm hồn nhà thơ sau không khắc khoải bồn chồn. Ánh trăng đêm nay hay chính ánh trăng ngày nào trên núi Nga Mi hiện về. Bỗng chốc lòng tác giả nặng xuống với: quá khứ, hiện tại, tương lai đang trỗi dậy trong lòng. Phải chăng con người ấy đang muốn phủ nhận thực tại trở về quá khứ? Tình ở đây là tấm lòng thương nhớ quê hương, với Lý Bạch tấm lòng da diết khôn nguôi. Hơn nữa trong không gian vắng lặng ấy làm cho tác giả càng buồn hơn, nỗi nhớ sâu hơn, mãnh liệt hơn. Quê hương, nơi ông sinh ra và một thời gắn bó với nó, nhớ những kỷ niệm chăn trâu thổi sáo, những đêm hè gọi bạn ngắm trăng thâu. Tất cả giờ chỉ còn trong ký ức. Quê hương là những gì thiêng liêng nhất, không chỉ Lý Bạch đêm nay nhìn trăng nhớ quê cũ. Ai ai cũng vậy, trong hoàn cảnh ấy quá khứ sao lại chẳng dội về. Có chăng trong những phút nao lòng ấy nhà thơ muốn thốt lên nỗi lòng kẻ xa quê bao năm chưa trở lại. Dẫu sao tình cảm của tác giả với quê hương cũng không bao giờ phai nhạt. Hạ Tri Chương cũng từng thốt lên tâm sự khi hồi hương. Khi đi trẻ, lúc về già Giọng quê vẫn thế, tóc đà khác bao Cái hồn quê, hương quê không thay đổi trong Hạ Tri Chương. Cũng như Lý Bạch quê hương đã trở thành máu, thành hồn. Lý Bạch đã viết bài thơ bằng tình cảm chân thực, tình yêu cố hương được thể sống động trong ông. Ta bồi hồi trước chất lãng mạn cùa bài thơ, ta trân trọng nâng niu những tình cảm tự đáy lòng của nhà thơ. Điều này đã giúp ta hiểu, cảm được cái hay cái đẹp của nghệ thuật đích thực. Ai xa quê mà chẳng có tình cảm giống như ông. Tĩnh dạ tứ xứng đáng là một bản tình ca tâm hồn, là khúc nhạc chan chứa tình yêu quê hương của “thi tiên Lý Bạch”.    Tick đúng cho mk nha !

 

3 tháng 10 2018

→ Tiếng chính đứng trước, tiếng phụ đứng sau bổ sung ý nghĩa cho tiếng chính.

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất...
Đọc tiếp

“Con người của Bác, đời sống của Bác giản dị như thế nào, mọi người chúng ta đều biết: bữa cơm, đồ dùng, cái nhà, lối sống. Bữa cơm chỉ có vài ba món rất giản đơn, lúc ăn Bác không để rơi vãi một hột cơm, ăn xong, cái bát bao giờ cũng sạch và thức ăn còn lại thì được sắp xếp tươm tất. Ở việc làm nhỏ đó, chúng ta càng thấy Bác quý trọng biết bao kết quả sản xuất của con người và kính trọng như thế nào người phục vụ. Cái nhà sàn của Bác vẻn vẹn chỉ có vài ba phòng, và trong lúc tâm hồn của Bác lộng gió thời đại, thì cái nhà nhỏ đó luôn luôn lộng gió và ánh sáng, phảng phất hương thơm của hoa vườn, một đời sống như vậy thanh bạch và tao nhã biết bao!”

   Qua đoạn văn trên , em sẽ làm j để học tập làm theo tấm gương đạo đức của Bác?

các bạn giúp mk với mk cần gấp ạ !!

1
30 tháng 6 2020

Bạn tham khảo link sau :

https://olm.vn/hoi-dap/detail/257517361398.html

Hoặc vào thống  kê hỏi  đáp của mình bấm vào Câu hỏi của Nguyễn Quý Huy 

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể...
Đọc tiếp

a) Hãy sửa lại đoạn văn để En-ri-cô có thể hiểu được ý bố mình.

Muốn sửa lỗi liên kết, phải nắm đoán định được ý đồ của người viết. Trong đoạn văn trên, người bố muốn nói cho En-ri-cô nhận thấy lỗi của mình khi đã thiếu lễ độ với mẹ, cũng là để giúp En-ri-cô hiểu được tình thương yêu vô bờ bến của mẹ dành cho con. Với định hướng về chủ đề như vậy, có thể sửa đoạn văn như sau:

Trước mặt cô giáo, con đã thiếu lễ độ với mẹ. Con biết không, cách đây mấy năm, mẹ đã phải thức suốt đêm, cúi mình trên chiếc nôi trông chừng hơi thở hổn hển của con, quằn quại vì nỗi lo sợ, khóc nức nở khi nghĩ rằng có thể mất con! Hãy nghĩ xem, En-ri-cô à! Người mẹ sẵn sàng bỏ hết một năm hạnh phúc để tránh cho con một giờ đau đớn, người mẹ có thể đi ăn xin để nuôi con, có thể hi sinh tính mạng để cứu sống con! Người ấy có đáng để con cư xử như thế không? Bố rất buồn vì hành động của con. Thôi, trong một thời gian con đừng hôn bố.

b) Chỉ ra sự thiếu liên kết trong đoạn văn sau và sửa lại:

Một ngày kia, còn xa lắm, ngày đó con sẽ biết thế nào là không ngủ được. Giấc ngủ đến với con dễ dàng như uống một li sữa, ăn một cái kẹo. Gương mặt thanh thoát của đứa trẻ tựa nghiêng trên gối mềm, đôi môi hé mở và thỉnh thoảng chúm lại như đang mút kẹo.

c) Qua hai đoạn văn trên, hãy tự rút ra:

- Một văn bản như thế nào thì được xem là có tính liên kết?

- Các câu trong văn bản phải sử dụng những phương tiện gì để văn bản có tính liên kết?

1
8 tháng 7 2018

a, Trong đoạn văn trên thiếu ý:

+ Sự hỗn láo của con như một nhát dao đâm vào tim bố

+ Nhớ lại điều ấy bố không thể nén được cơn tức giận đối với con

⇒ Điều này khiến đoạn văn tối nghĩa và khó hiểu

b, Đoạn văn thiếu tính liên kết vì không có gì gắn bó với nhau

- Để đoạn văn trở nên hợp lý, có nghĩa cần phải thêm cụm từ “Còn bây giờ” trước câu thứ hai và thay từ “đứa trẻ” bằng từ “con” ở câu ba

c, Một văn bản có thiếu tính liên kết phải có điều kiện: Người nói và người viết phải làm thống nhất, gắn bó chặt chẽ nội dung với nhau. Các câu trong văn bản phải được liên kết hợp lí.

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: (1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cắm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng ngắn, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn và thực hiện các yêu cầu bên dưới: 

(1) Người nhà quê hồi mình con nít toàn người nghèo, sân nhà quê hồi ấy cũng rặt sân đất, nên nhà nào cũng cắm cái giàn trước nhà, suốt sáu tháng mưa, sân chìm trong nước cũng có chỗ mà đem phơi củi, hay gối, chiếu. (2) Những ngày hửng nắng trên giàn luôn có thứ gì đó ngóng ngắn, khi cám mốc, khi thì mớ bột gạo thừa trong lúc làm bánh, khi thì mớ cơm nguội hay mớ lá dừa khô dùng để nhen lửa, mấy trái đậu bắp già làm giống cho mùa sau…(3) Phơi trên giàn mọi thứ khô mau, vì nắng ngun ngút trên mặt, gió lộng phía lưng. (4) Nhưng nhà có sân rộng người ta còn phơi lúa trên giàn, lúa khô đem vô bồ được mấy hôm đã thấy trên mặt sân xâm xấp nước lúa rày đã lấm tấm xanh. (5) Qua nhà nào cũng có trẻ nhỏ gặp những tấm chiếu manh con con nằm uống nắng. 

(Nguyễn Ngọc Tư, Mùa phơi sân trước) 

a. Nêu công dụng của dấu chấm lửng trong đoạn văn trên. 

b. Xác định và nêu chức năng của các phó từ có trong các câu (2), (4). 

c. Tìm ít nhất ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên. 

d. Chủ đề xuyên suốt của đoạn văn trên là gì? Theo em, trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên có giúp chủ đề được liền mạch, thông suốt hay không? Vì sao?

1
QT
Quoc Tran Anh Le
Giáo viên
3 tháng 1

a. Công dụng dấu chấm lửng: Tỏ ý còn nhiều sự vật, hiện tượng tương tự chưa liệt kê hết.

b. Các phó từ có trong các câu (2), (4): để, còn, đã.

c. Ba từ địa phương Nam Bộ có trong đoạn văn trên: hồi, mau, rặt.

d. Chủ đề xuyên suốt đoạn văn: nói về cảnh sinh hoạt ở thôn quê khi bước vào mùa phơi.

- Trình tự sắp xếp các câu trong đoạn văn trên giúp việc triển khai chủ đề được liền mạch, logic, dễ hiểu. Các câu văn được sắp xếp theo trình tự không gian, đoạn văn được viết theo cách diễn dịch, từ nội dung đến kết cấu đều phù hợp triển khai chủ đề.

Hồi hương ngẫu thư” là 1 trong 2 bài thơ viết về quê hương nổi tiếng của Hạ Thi Chương. Sau hơn 50 năm làm quan ở kinh đô Trường An, ông muốn tìm nguồn an ủi nơi quê nhà. Và bao nhiêu cảm xúc dồn nén khi xa quê hương cũng như bột phát lúc trở về được ông bộc lộ trong bài thơ thất ngôn tứ tuyệt viết một cách ngẫu nhiên.

Thiếu tiểu li gia, lão đại hồi.

Hương âm vô cải, mấn mao tồi.

Nhi đồng tương kiến, bất tương thức,

Tiếu vấn: Khách tòng hà xứ lai

Ai mà chẳng mang trong mình thứ tình quê thiêng liêng sâu nặng. Nhất là với những người xa quê, tình cảm ấy lại càng trở nên thiết tha, day dứt. Chính vì thế, mặc dù ko phải là đề tài mới lạ, tác giả lại là người Trung Quốc nhưng “Hồi hương ngẫu thư” vẫn nói hộ tâm tình của biết bao bạn đọc Việt. Tình yêu quê hương thường trực, bản thân nhà thơ có thể bộc lộ tình cảm ấy bất cứ lúc nào. Nhưng khi Hạ Tri Chương ko chủ định viết mà lời thơ và cảm hứng dạt dào thì cái duyên cớ đã xui khiến, đã đưa đẩy tác giả cho ra đời bài thơ quả là góp phần quan trọng. Nếu ví tình cảm với quê hương của thi nhân như sợi dây đàn đã căng hết mức thì “Hồi hương ngẫu thư” chính là tiếng ngân vang kéo dài đến hơn 1 nghìn năm bởi cú va đập của “duyên có”.

Xa quê từ khi còn trẻ, cuộc đời Hạ Tri Chương là bước đường thành công trong sự nghiệp. Ông đỗ tiến sĩ, sinh sống, học tập và làm quan trên 50 năm ở kinh đô Trường An, rất được vua Đường Huyền Tông vị nể. Lúc từ quan về quê làm đạo sĩ ông còn được vua tặng thơ, được thái tử và các quan đưa tiễn. Trường An chắc hẳn là quê hương thứ hai thân thiết. Nhưng, con người dù sao cũng ko thể chống lại quy luật tâm lí muôn đời:

13 tháng 12 2019

Trong bài Ngẫu Nhiên viết nhân buổi mới về quê của tác giả Hạ Tri Chương,em cảm nhận được tình yêu quê hương của ông thật mộc mạc mà lại giản dị.Lúc ông trở về với quê hương sau nhiều năm làm quan thì cảnh vật và mọi thứ xung quanh ông đã thay đổi.thay đổi rất nhiều khiến cho ông không khỏi ngỡ ngàng và lầm tưởng mình dã trở thành một vị "khách từ xa " đến.Vị khách trên chính quê hương của mình làm ông không khỏi xót xa.Tình yêu quê hương của ông được bộc lộ rất rõ qua những giọng thơ.Tuy giản dị,gần gũi mà lại dâu sắc đến lạ thường.Quả là một nhà thơ có tâm hồn thi sĩ đẹp đẽ mà giản dị với lời theo gần gũi nhưng lại có phần ưu thương khi trở thành người xa lạ trên chính nơi chôn rau cắt rốn của mình

hok tốt