K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

21 tháng 8 2019

Bổ sung các ý còn thiếu:

- Mối quan hệ giữa tài với đức

Trong quá trình rèn luyện cần thể hiện song song, hướng tới sự hoàn thiện cả đức và tài

b, Viết phần dàn ý

MB:

    + Giới thiệu lời dạy của chủ tịch Hồ Chí Minh, nêu ý nghĩa, nội dung lời dạy đó

TB

- Giải thích câu nói của Bác

    + Khẳng định ý nghĩa, tính đúng đắn của câu nói trong việc rèn luyện, tu dưỡng cá nhân

- Nêu mối quan hệ, phương hướng phấn đấu để thực hiện lời dạy của Bác ( mối quan hệ giữa tài- đức)

- Tầm quan trọng của hai yếu tố tài – đức trong thời kì đất nước hội nhập

KB

- Khẳng định tầm quan trọng của tài và đức.

22 tháng 1 2019

MB:

- Những khó khăn trong cuộc sống hạn chết việc phát huy khả năng của con người.

Câu tục ngữ “Cái khó bó cái khôn” đúc kết điều đó

- Câu tục ngữ trên có giá trị như thế nào, cần hiểu và vận dụng vào cuộc sống như thế nào cho đúng

TB:

- Giải thích câu tục ngữ:

    + Cái khó: khó khăn, trở ngại trong thực tế cuộc sống

    + Bó: sự trói buộc, kìm hãm

    + Cái khôn: sự sáng tạo, khả năng của con người

- Ý nghĩa câu tục ngữ: Những khó khăn trong cuộc sống thường hạn chế nhiều đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người

- Câu tục ngữ có tính đúng đắn, cũng có mặt chưa đúng

    + Mặt đúng: quá trình vận động, phát triển của mỗi cá nhân thường chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh khách quan

    + Mặt chưa đúng: bài học còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò sự vươn lên, bứt phá của con người trong khó khăn

- Bài học từ câu tục ngữ

    + Trước khi làm việc gì cần chú ý tới điều kiện khách quan bên ngoài, hạn chế bị phụ thuộc vào vấn đề đó

    + Hoàn cảnh nào cũng cần phải cố gắng, nỗ lực hết mình vượt qua khó khăn

KB

- Trước hoàn cảnh khó khăn cần phải nỗ lực khắc phục

- Có tâm thế sẵn sàng biến khó khăn thành động lực để rèn luyện bản lĩnh

3 tháng 3 2023

a)

+ Những từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (2) của văn bản như: “nướng dân đen”, “vùi con đỏ”, “dối trời, lừa dân”, “gây binh, kết oán”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Nguyễn Trãi đã liên tiếp chỉ ra các hành động vô luân, xâm phạm đến chủ quyền, tính mạng của kẻ thù đối với nhân dân ta bằng biện pháp liệt kê tăng tiến, dồn dập, gây ấn tượng mạnh và có tính biểu cảm cao.

b)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “há đội trời chung”, “thề không cùng sống”, “đau lòng nhức óc”, “nếm mật nằm gai”, “quên ăn vì giận”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: nhấn mạnh thêm những trằn trọc, quyết tâm giành lại non sông đất nước của Lê Lợi thông qua miêu tả các hành động cụ thể của vị chủ tướng. Cách liệt kê này làm tăng tính hình tượng và biểu cảm.

c)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3a) của văn bản như: “lương hết mấy tuần”, “quân không một đội.

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: đánh giá được đóng góp của ngòi bút Nguyễn Trãi trên phương diện đỉnh cao nghệ thuật, có tác dụng biêu cảm trong diễn đạt.

d)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện trong phần (3b) của của văn bản như: “nghe hơi mà mất vía”, “nín thở cầu thoát thân”,...

+ Tác dụng của biện pháp liệt kê: Cách viết liệt kê của Nguyễn Trãi trong đoạn trích này có tác dụng biểu cảm trong diễn đạt, tăng tính hình tượng trong cách miêu tả hành động thất bại của quân giặc.

e)

+ Từ ngữ được liệt kê: xuất hiện nhiều trong trích phần (3b) của văn bản như: “trận Bồ Đằng”, “miền Trà Lân”, “đánh một trận”, “đánh hai trận”,...

- Tác dụng của biện pháp liệt kê: Qua ngòi bút Nguyễn Trãi, hình ảnh về chiến thắng vang đội của quân ta được liệt kê đầy đủ, hào hùng, có tính hình tượng và biểu cảm cao.

  
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

a.

- Liệt kê theo từng cặp: đời sống và hoạt động, tâm tư và chí hướng, thơ và văn, sự nghiệp và con người

- Tác dụng: làm nổi bật các khía cạnh, những nét đẹp đa phương diện của Nguyễn Trãi.

b.

- Liệt kê theo từng cặp: lòng yêu nước, thương dân; cái nhân, cái nghĩa; chống ngoại xâm, diệt tàn bạo.

- Tác dụng: làm nổi bật triết lí nhân nghĩa của Nguyễn Trãi.

c.

- Liệt kê theo từng cặp: đều hay và đẹp lạ thường

- Tác dụng: làm nổi bật tài năng nghệ thuật của Nguyễn Trãi.

4 tháng 5 2017

Lập dàn ý cho bài văn nghị luận với đề tài này

Dàn bài tham khảo:

a. Mở bài

Giới thiệu vấn đề: Trong cuộc sống, đôi khi những khó khăn của hoàn cảnh làm ảnh hưởng tới việc phát huy khả năng của con người. Vì thế, tục ngữ có câu: "Cái khó bó cái khôn”.

- Định hướng tư tưởng cho bài viết: Câu tục ngữ có những mặt đúng, có những mặt chưa đúng. Khi vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống cần có sự linh hoạt.

b. Thân bài

Ý 1. Giải thích ý nghĩa tục ngữ:

- "Cái khó": Những khó khăn thực tế cuộc sống như hoàn cảnh kinh tế eo hẹp, điều kiện làm việc thiếu thốn, môi trường sốne khắc nghiệt...

- "Cái khôn". khả năng suy nghĩ sáng tạo cũng như nhận thức đúng đắn về sự vật, sự việc, dự tính, phán đoán được hướng phát triển của vấn đề, đề ra những cách thức, giải pháp tốt để thực hiện công việc...

- "Cái khó bó cái khôn": "bó" là sự trói buộc, kìm hãm. Những khó khăn trong cuộc sống trói buộc khả năng nhận thức, suy nghĩ, sáng tạo,....của con người (giống như một số bạn học sinh gặp hoàn cảnh khó khăn trong đời sống nên chểnh mảng học tập vậy).

Câu tục ngữ đúc rút một thực tế là: Những khó khăn trong cuộc sống hạn chế nhiéu đến việc phát huy tài năng, sức sáng tạo của con người. Bài học này có mặt đúng, có mặt chưa đúng:

- Mặt đúng: Con người bao giờ cũng chịu ảnh hưởng, tác động của hoàn cảnh (ít hay nhiểu). Chẳng hạn, những bạn có điều kiện thuận lợi như gia đình giàu có, thời gian nhiều, tài liệu đủ, thầy giỏi, bạn tốt.. .sẽ có thể học tốt hơn những bạn nhà nghèo, thời gian dành cho học tập ít. điều kiện lài liệu, thầy, bạn...cũng thiếu thốn.

- Mặt chưa đúng: Bài học mà câu tục ngữ nêu ra còn phiến diện, chưa đánh giá đúng mức vai trò của cá nhân trong việc vươn lên trên hoàn cảnh, thậm chí cải tạo hoàn cảnh. Bằng chứng là nhiều bạn có hoàn cảnh khó khăn vẫn học tốt, ngược lại nhiều bạn có điều kiện thuận lợi nhưng do ỷ lại nên vẫn học yếu.

Ý 2. Vận dụng câu tục ngữ vào thực tiễn cuộc sống, học tập:

- Trước khi làm bất kì một việc gì, cần tính đến những điều kiện khách quan, lường trước những khó khăn.

- Nhưng trong bất kì hoàn cảnh nào cũng phải đặt lên hàng đầu sự nỗ lực chủ quan, lấy ý chí và nghị lực vượt qua khó khăn làm tiền đề cho sự thành công.

c. Kết luận

Đánh giá chung: Hoàn cảnh khó khăn như những thách thức trên bước đường chinh phục. Khó khăn càng nhiều thì khi đạt tới đỉnh cao ta càng thấy giá trị của vinh quang. Câu tục ngữ giúp ta nhận thức được một thực tế nhưng hiểu cặn kẽ mọi mặt sẽ khiến ta không nản lòng.

27 tháng 7 2021

2 điều quan trọng 1 bài văn như vậy chị nghĩ nó sẽ không tập trung vào ý nào hết á, nó sẽ bị loãng ý, em có thể xem lại đề không?

27 tháng 7 2021

1 bài văn mà bắt viết  2 ý quan trọng thì em bó tay chịu trói

16 tháng 5 2018

- Những từ ngữ “nung đốt”, “vết nứt”, “vỡ ra”, “va đập”, “lăn lộn”, “bị thương”, cùng nhằm biểu đạt những khó khăn thử thách, chông gai trên đường đời.

- Bài học về cuộc sống: Cuộc sống chẳng bao giờ chỉ mang đến hạnh phúc, cũng chẳng bao giờ chỉ mang đến nỗi đau. Vượt qua gian khổ, vượt qua những thử thách, vượt qua những nỗi đau cũng là tự vượt qua chính mình để vươn lên và sống có ích cho đời.

a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên...
Đọc tiếp
a) Trong một bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố)". Viết như thế có chuẩn xác không? Vì sao? b) Trong câu sau có điểm nào chưa chuẩn xác: Gọi “Đại cáo bình Ngô” là áng thiên cổ hùng văn vì đó là bài văn hùng tráng đã được viết ra từ nghìn năm trước. c) Có nên sử dụng văn bản dưới đây để thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm không? Nếu không thì vì lí do gì?    Nguyễn Bỉnh Khiêm (1491-1585) là một trong những ông trạng nổi tiếng nhất của khoa cử Việt Nam. Ông là người làng Trung Am, huyện Vĩnh Lại, tỉnh Hải Dương, nay là xã Lí Học, huyện Vĩnh Bảo, Hải Phòng. Năm 1535, thời Mạc Đăng Doanh, ông đỗ đầu cả ba kì thi. Nhưng ông chỉ làm quan với nhà Mạc có 7 năm, và sau khi dâng sớ xin chém 18 tên quyền thần mà không được, ông xin trí sĩ ở quê nhà. Ở quê, ông mở trường dạy học bên sông Hàn – tức sông Tuyết – nên khi mất, học trò tôn ông làm Tuyết Giang Phu Tử. Mặc dầu ông đã về trí sĩ, nhà Mạc vẫn kính trọng và vẫn hỏi ông về việc nước. Khi ông sắp mất, nhà Mạc có phong cho ông tước Trình Quốc công. Vì thế, người đời sau gọi ông là Trạng Trình.
Trên cơ sở trả lời những câu hỏi đã nêu, hãy cho biết: Một văn bản thuyết minh chuẩn xác cần đáp ứng những yêu cầu nào?
1
8 tháng 1 2018

Trong bài thuyết minh về chương trình học, có người viết: “Ở lớp 10 Trung học phổ thông, học sinh chỉ được học văn học dân gian (ca dao, tục ngữ, câu đố). Viết như thế chưa chính xác:

- Chương trình Ngữ văn 10 không chỉ có văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian

- Chương trình ngữ văn 10 phần văn học dân gian không chỉ có ca dao, tục ngữ

- Chương trình ngữ văn không có câu đố

b,

- Giải thích “thiên cổ hùng văn” chưa chuẩn xác vì nó không phù hợp với ý nghĩa thiết thực của cụm từ

“ Thiên cổ hùng văn” là áng văn muôn đời, không phải áng văn viết trước một nghìn năm

c, Không thể dùng văn bản trong SGK thuyết minh về nhà thơ Nguyễn Bỉnh Khiêm, khi văn bản đó không đề cập tới Nguyễn Bỉnh Khiêm với vai trò nhà văn