K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:MỘT NGƯỜI THẦY!Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:-Thầy có nhớ em không ạ?Thầy giáo nói:- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu:

MỘT NGƯỜI THẦY!

Một thanh niên nhìn thấy người thầy thời tiểu học của mình tại một đám cưới. Anh ta đến chào người thầy với tất cả sự kính trọng:

-Thầy có nhớ em không ạ?

Thầy giáo nói:

- Thầy không nhớ lắm, hãy nói về em xem nào.

Người học trò nói: Em đã học lớp 3 của thầy hồi đó, em đã ăn cắp chiếc đồng hồ của một bạn trong lớp. Em chắc là thầy nhớ chuyện đó mà.

Một bạn trong lớp có một chiếc đồng hồ rất đẹp, vì vậy em đã ăn trộm nó. Bạn ấy khóc và méc với thầy có người lấy cắp đồng hồ của bạn. Thầy bảo cả lớp đứng cho thầy soát túi. Em nhận ra rằng hành động của mình trước sau sẽ bị phơi bày ra trước mặt tất cả các bạn. Em sẽ bị gọi là thằng ăn cắp, một kẻ nói dối và hạnh kiểm của em sẽ bị hoen ố mãi mãi.

Thầy đã bắt chúng em đứng quay mặt vào tường và nhắm mắt lại. Thầy soát từng chiếc túi, và khi lấy chiếc đồng hồ từ túi của em, thầy tiếp tục soát đến túi của bạn cuối cùng. Xong xuôi, thầy kêu chúng em mở mắt ra và thầy ngồi xuống ghế. Giây phút đó em thật sự lo sợ là thầy sẽ bêu tên em ra trước các bạn.

Thầy giơ cái đồng hồ cho cả lớp thấy và đưa trả lại cho bạn ấy. Thầy đã không nêu tên người ăn cắp chiếc đồng hồ. Thầy không nói với em một lời nào và cũng không bao giờ đề cập chuyện đó với bất cứ ai. Suốt những năm tiểu học, không một giáo viên hay học sinh nào nói với em về chuyện ăn cắp đồng hồ. Em nghĩ Thầy đã cứu vớt cho danh dự của em ngày đó. Thầy không nhớ em sao? Sao thầy lại không nhớ em được, thưa thầy? Em chắc là thầy phải nhớ câu chuyện em đã ăn cắp cái đồng hồ và thầy không muốn làm em xấu hổ. Đó là một câu chuyện không thể nào quên.

Người thầy đáp:

-Thầy không thể nào nhớ được ai đã lấy cắp cái đồng hồ ngày đó, bởi vì khi thầy soát túi các em, thầy cũng nhắm mắt!

Thầy nghĩ rằng việc lấy chiếc đồng hồ đó là một hành động nhất thời bồng bột của các em, thầy không muốn hành vi đó lưu lại trong trí nhớ của các em như một vết nhơ mà muốn đó như là một bài học để rút kinh nghiệm. Cho nên tốt nhất thầy không nên biết người đó là ai, và cũng không nên nhắc lại việc đó vì thầy tin rằng em nào đã lấy sẽ tự biết sửa đổi để trở thành người tốt hơn.

Giáo dục là làm cho con người biết hướng thiện, giáo dục không phải là sự trừng phạt!

 

 

                            

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản?

Câu 2: Tâm trạng của người học trò diễn ra như thế nào trong quá trình người thầy tìm đồng hồ?

Câu 3: Vì sao người thầy lại nhắm mắt khi tìm chiếc đồng hồ cho học sinh bị mất?

Câu 4: Viết một đoạn văn (7-9 dòng) về ý nghĩ gợi ra từ văn bản

 

1
27 tháng 7 2021

Câu 1 : PTBĐ : Tự sự

Câu 2 : Tâm trạng người học trò diễn ra lo sợ, hồi hộp vì nghĩ rằng mình sẽ bị phát giác việc lấy trộm trong lúc người thầy tìm đồng hồ. 

Câu 3 : Vì người thầy nghĩ rằng việc lấy cắp chỉ là hành động nhất thời bồng bột, thầy không muốn lưu lại việc đó như một vết nhơ trong trí nhớ của những người học sinh và tin rằng, họ sẽ tự biết sửa đổi để trở thành những con người tốt hơn. 

Câu 4 : Đoạn văn gợi cho ta những suy nghĩ sâu sắc về người thầy, đặc biệt là cách giáo dục hướng thiện mà thầy luôn hướng tới. Trong câu chuyện chứa đựng tính nhân văn, vị tha, người thầy giáo dù biết cậu học trò phạm lỗi nhưng sẵn sàng khoan dung, tha thứ. Chính nền tảng hướng thiện đó có vai trò rất lớn nâng đỡ góp phần hình thành nhân cách của người học trò sau này. Chúng ta càng đồng ý với việc giáo dục chính là hướng thiện chứ không phải sự trừng phạt, mỗi thầy cô giáo phải biết vun đắp chứ không đơn thuần là "triệt hạ". Và cũng phần nào học tập được đức tính hối lỗi, ngay thẳng và sửa chữa sai lầm của mình từ người học trò.

Đoạn văn mình viết hơi mông lung vì chưa xác định được trọng tâm cho lắm nha :v 

18 tháng 11 2021

đoạn trích nào?

21 tháng 4 2022

 

ヽ༼ຈل͜ຈ༽ノ chịu

 

3 tháng 1 2022

-Thói quen tốt: ĐỌC SÁCH-
Đọc sách là một việc làm cần thiết đối với mọi người, nhất là các bạn học sinh. Sách đã và đang tồn tại ở rất nhiều hình thức khác nhau: ký tự khắc trên đá, trên thẻ tre, in trên giấy,… nhưng đều với mục đích chung là lưu giữ và phổ biến kiến thức của nhân loại. Khi đọc những sách về chủ đề khoa học, lịch sử, địa lý,… chúng ta sẽ biết được thêm nhiều kiến thức mới mẻ về các lĩnh vực trong cuộc sống. Trong thực tế, không chỉ dừng lại ở việc tiếp thu và nâng cao kiến thức, đọc sách còn bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm tốt đẹp, giúp chúng ta hoàn thiện về mọi mặt. Sách giúp chúng ta rèn luyện khả năng tưởng tượng, liên tưởng và sáng tạo. Ngoài ra, việc đọc sách sẽ giúp chúng ta nâng cao khả năng ngôn ngữ của cả tiếng Việt lẫn tiếng nước ngoài. Nhờ những cuốn sách, chúng ta có thể viết đúng chính tả, đúng ngữ pháp và nói năng lưu loát hơn. Hơn nữa, sách còn là người thầy hướng dẫn ta cách sống tốt, cách làm người đúng đắn. Thế nhưng, muốn đạt được những lợi ích đó, mỗi chúng ta phải là những người đọc sáng suốt, biết chọn lựa sách phù hợp với mình và phải biết tránh xa những cuốn sách có nội dung xấu xa, đồi trụy. Tóm lại, việc đọc những cuốn sách hay luôn đem đến cho con người những điều bổ ích và cần thiết trong cuộc sống.

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi...
Đọc tiếp

Đọc đoạn văn sau và thực hiện theo yêu cầu:

“Than ôi! Người ta thường nói:“Cứng quá thì gãy”. Kẻ sĩ chỉ lo không cứng cỏi được, còn gãy hay không là việc của trời. Sao lại đoán trước là sẽ gãy mà chịu đổi cứng ra mềm?

Ngô Tử Văn là một chàng áo vải. Vì cứng cỏi cho nên dám đốt cháy đền tà, chống lại yêu ma, làm một việc hơn cả thần và người. Bởi thế được nổi tiếng và được giữ chức vị ở Minh ti, thật là xứng đáng. Vậy kẻ sĩ, không nên kiêng sợ sự cứng cỏi.”

(Trích Chuyện Chức Phán sự đền Tản Viên, SGK Ngữ văn 10, trang 60, tập II, NXBGD 2006)

Sau khi đọc truyện có bạn học sinh cho rằng: “Trong thực tế, không nên sống “cứng cỏi” theo kiểu Ngô Tử Văn vì như vậy chỉ mang lại sự thiệt thòi cho bản thân.” Anh/ chị có đồng ý với ý kiến đó không? Hãy viết đoạn văn (khoảng 15-20 dòng) trình bày quan điểm của mình.

1
25 tháng 12 2017

- Dẫn đề

- Đồng ý hoặc không đồng ý với ý kiến trên

- Đưa ra được quan điểm của cá nhân thông qua lí lẽ, dẫn chứng

- Rút ra bài học cho bản thân/chốt lại vấn đề

Lưu ý: Quan điểm cá nhân phải tích cực, dựa trên đạo đức văn hóa và lối sống của người Việt Nam.

  Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây...
Đọc tiếp

 

Vậy là chị được cử về Đông Xá, về cái làng quê bé nhỏ, nghèo khổ của chị. Vừa đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang mấy nếp nhà lụp xụp, chị Dậu chợt nhìn thấy ở chân trời phía đông một vừng hồng ửng lên […]. Một đoàn người áo quần rách rưới, nhưng nét mặt ai cũng hồ hởi, từ trong làng đi ra. Người cầm gậy, kể cầm dao, cầm kiếm, vác cờ đỏ ào tới vây lấy chị. Người nông dân khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy bỗng ứa nước mắt […].  Cố nén xúc động, chị Dậu dang rộng đôi cánh tay như muốn ôm lấy mọi người, rồi nghẹn ngào nói :
- Cách mạng thành công rồi ! Cả dân tộc đã đứng dậy ! Bà con ơi, chúng ta hãy lên huyện bắt bọn quan lại, phá kho thóc chia cho dân nghèo.

a. Có thể coi đây là đoạn văn trong văn bản tự sự được không, vì sao? Theo anh (chị) , đoạn văn đó thuộc phần nào của truyện ngắn mà bạn học sinh định viết.

b. Viết đoạn văn này, bạn học sinh đã thành công ở nội dung nào, nội dung nào còn phân vân để trống? Anh (chị) hãy viết tiếp vào những chỗ để trống đó để cùng bạn hoàn thành đoạn văn định viết.

1
27 tháng 8 2018

a, Đoạn văn thuộc phần thân bài (phần diễn biến) kể lại một sự việc quan trọng “Chị Dậu về làng lãnh đạo cuộc nổi dậy khi cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945 nổ ra”

   + Sự việc ấy phù hợp với chủ đề, cốt truyện của bạn hs đưa ra.

   + Đây được coi là một đoạn trong văn bản tự sự

b, Có thể nói, đoạn văn trên thành công khi kể lại câu chuyện. Nhược điểm, sự sắp xếp những đoạn tả cảnh, tả tâm trạng chưa thuần thục, vẫn còn sự lúng túng

- Sửa: “… Đặt chân tới con đê cao, con đê chắn ngang nếp nhà lụp xụp của gia đình chị lúc ở phía trời đông ông mặt trời bắt đầu thắp sáng bình minh bằng những ánh hồng rực rỡ, chị Dậu bỗng chợt nhìn thấy một đoàn người…”

Người đàn bà nhà quê khốn khổ từng chạy trốn trong cái đêm đen ấy, vui mừng đến rơi nước mắt. Nhưng cố nén xúc động…”