K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Bài 6. Cho ABC có AB = AC. Kẻ AE là phân giác của góc BAC (E thuộc BC). Chứng minh rằng: a. ∆ABE = ∆ACE b. AE là đường trung trực của đoạn thẳng BC. Bài 7. Cho ABC có AB < AC. Kẻ tia phân giác AD của góc BAC (D thuộc BC). Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = AB, trên tia AB lấy điểm F sao cho AF = AC. Chứng minh rằng: a. ∆BDF = ∆EDC. b. BF = EC. c. F, D, E thẳng hàng. d. AD ⊥ FC Bài 8. Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox, lấy 2 điểm A và...
Đọc tiếp

Bài 6. Cho ABC có AB = AC. Kẻ AE là phân giác của góc BAC (E thuộc BC). Chứng minh rằng: a. ∆ABE = ∆ACE b. AE là đường trung trực của đoạn thẳng BC. Bài 7. Cho ABC có AB < AC. Kẻ tia phân giác AD của góc BAC (D thuộc BC). Trên cạnh AC lấy điểm E sao cho AE = AB, trên tia AB lấy điểm F sao cho AF = AC. Chứng minh rằng: a. ∆BDF = ∆EDC. b. BF = EC. c. F, D, E thẳng hàng. d. AD ⊥ FC Bài 8. Cho góc nhọn xOy. Trên tia Ox, lấy 2 điểm A và C. Trên tia Oy lấy 2 điểm B và D sao cho OA = OB; OC = OD. (A nằm giữa O và C; B nằm giữa O và D). a. Chứng minh ∆OAD = ∆OBC b. So sánh 2 góc CAD và CBD. Bài 9. Cho ΔABC vuông ở A. Trên tia đối của tia AC lấy điểm D sao cho AD = AC. a. Chứng minh ΔABC = ΔABD b. Trên tia đối của tia AB, lấy điểm M. Chứng minh ΔMBD = ΔMBC. Bài 10. Cho góc nhọn xOy và tia phân giác Oz của góc đó. Trên Ox, lấy điểm A, trên Oy lấy điểm B sao cho OA = OB. Trên tia Oz, lấy điểm I bất kì. Chứng minh: a. ΔAOI = ΔBOI. b. AB ⊥ OI. Bài 11. Cho ΔABC, M là trung điểm của BC. Trên tia đối của tia MA, lấy điểm E sao cho ME = MA. a. Chứng minh AC // BE. b. Gọi I là một điểm trên AC, K là một điểm trên EB sao cho AI = EK. Chứng minh 3 điểm I, M, K thẳng hàng.

4
22 tháng 3 2020

Hình như phím Enter của bạn có bị vấn đề ko?

Bài 6:

a) Chứng minh ΔABE=ΔACE

Xét ΔABE và ΔACE có

AB=AC(ΔABC cân tại A)

\(\widehat{BAE}=\widehat{CAE}\)(AE là tia phân giác của \(\widehat{BAC}\))

AE là cạnh chung

Do đó: ΔABE=ΔACE(c-g-c)

b) Chứng minh AE là đường trung trực của BC

Ta có: AB=AC(ΔABC cân tại A)

⇒A nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(1)

Ta có: ΔABE=ΔACE(cmt)

⇒BE=CE(hai cạnh tương ứng)

⇒E nằm trên đường trung trực của BC(tính chất đường trung trực của một đoạn thẳng)(2)

Từ (1) và (2) suy ra AE là đường trung trực của BC(đpcm)

8 tháng 12 2016

Ta có hình vẽ:

x O y A B C D

a/ Xét tam giác OAD và tam giác OBC có:

OA = OB (GT)

\(\widehat{O}\): góc chung

OC = OD (GT)

Vậy tam giác OAD = tam giác OBC (c.g.c)

b/ Ta có: tam giác OAD = tam giác OBC (câu a)

=> \(\widehat{OAD}\)=\(\widehat{OBC}\) (2 góc tương ứng)

\(\widehat{OAD}\)+\(\widehat{DAC}\) = 1800 (kề bù)

\(\widehat{OBC}\)+\(\widehat{CBD}\) = 1800 (kề bù)

=> \(\widehat{CAD}\)=\(\widehat{CBD}\)(đpcm)

8 tháng 12 2017

cảm ơn bn nha

21 tháng 2 2020

a, xét tma giác OAD và tam giác OBC có: góc O chung

OA = ob (Gt)

OC = OD (gt)

=> tam giác OAD = tam giác OBC (c-g-c)

b,  tam giác OAD = tam giác OBC (câu a)

=> AD = BC (đn)                       (1)

OA = OB (gt)

OC = OD (gt)

AC = OC - OA

BD = OD - OB 

=> AC = BD

xét tam giác BCD và tam giác ACD có: CD chung

(1)

=> tam giác BCD = tam giác ACD (c-c-c) 

=> góc CAD = góc CBD (Đn)

26 tháng 10 2018

x O y A C B D

a) Xét ▲OAD và ▲OBC có :

OA = OB ( gt )

góc COD chung 

OC = OD ( gt )

=> ▲OAD = ▲OBC ( c-g-c )

=> đpcm

b) Gọi giao điểm của BC và AD là M

Vì ▲OAD = ▲OBC ( c/m trên )

=> góc OCB = góc ODA ( 2 góc tương ứng )

Xét ▲ACM có góc MAC + góc ACM + góc CMA = 1800 

Xét ▲BMD có góc BMD + góc MDB + góc DBM = 1800

Mà góc OCB = góc ODA ( c/m trên ) và góc CMA = góc BMD ( đối đỉnh )

=> góc CAM = góc MBD ( đpcm )

18 tháng 7 2016

a. Xét \(\Delta OAD\)và \(\Delta OBC\) 

OA = OB (giả thiết)

góc O chung

OD = OC (giả thiết)

\(\Rightarrow\)\(\Delta\)OAD  = \(\Delta\)OBC (c.g.c)

Vì tam giác OAD = OBC      \(\Rightarrow\)góc OAD=OBC (2 góc tương ứng)

\(\Rightarrow\)Góc CAD=góc CBD.