K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

13 tháng 3 2022

Trong đoạn trích đã cho, câu “Vợ anh” không cấu tạo theo mô hình chủ ngữ - vị ngữ nên là câu đặc biệt - Cần đối chiếu với bốn tác dụng của câu đặc biệt đã được giới thiệu ở SGK (xem Ghi nhớ, trang 29), để biết câu đặc biệt mà em tìm được có tác dụng gì. (Tác dụng thông báo về sự tồn tại của người vợ trẻ tần tảo ở nhà)

18 tháng 2 2020

Tìm và chỉ ra câu rút gọn, câu đặc biệt trong các trường hợp dưới đây? (1 điểm)

a.Tháng giêng ngon như một cặp môi gần

Tôi sung sướng nhưng vội vàng một nửa.

b..Từ đêm hôm bị bắt đến nay, […]không lúc nào anh thôi nghĩ đến vợ con, […] Vợ anh. Người vợ trẻ tuổi ấy mới làm bạn với anh ngót hai năm.

câu rút gọn : Vợ anh , không lúc nào anh thôi nghĩ đến vợ con

P?S : hình như trong mấy câu bạn nêu lên đó không có câu đặc biệt

18 tháng 2 2020

câu a ko có à bạn? thx you!

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ​Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của...
Đọc tiếp

CUỘC CHIA TAY CỦA NHỮNG CON BÚP BÊ​

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra:

- Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi.

Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. 

Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tưởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo.

Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt thấy động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc.

Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. Những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này.

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn tôi mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo:

- Anh cởi áo ra, em vá lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu.

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em... Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi, vừa trò chuyện.

Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi.

Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi:

- Thằng Thành, con Thủy đâu?

Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy.

- Đem chia đồ chơi ra đi! - Mẹ tôi ra lệnh.

Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo:

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất.

Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:

- Không, em không lấy. Em để lại hết cho anh.

- Lằng nhằng mãi. Chia ra! - Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng.

Em tôi sụt sịt bảo:

- Thôi thì anh cứ chia ra vậy.

Đồ chơi của chúng tôi chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá ngựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh, nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ:

- Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế!

Tôi nhìn em buồn bã:

- Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả.

Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy. Cặp mắt em dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, em lại kêu lên:

- Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh?

Tôi nhếch mép cười cay đắng. Trước đây, có thời kì tôi toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: "Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh".

Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thủy lại "võ trang" cho con Vệ Sĩ và đem đặt lên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ, cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau, ghé đầu vào nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thủy không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. Thủy bỗng trở nên vui vẻ:

- Anh xem chúng đang cười kìa!

Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra.

Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống:

- Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi.

Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy. 

- Hay anh dẫn em đến trường một lát.

Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thủy lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chậm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ.

Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít.

- Ôi, em Thủy! - Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình.

Em tôi bước vào lớp:

- Thưa cô, em đến chào cô... - Thủy nức nở.

Cô Tâm ôm chặt lấy em:

- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm!

Và cô quay xuống lớp:

- Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại.

Một tiếng "ồ" nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng đề dành phần nhau trong suốt mấy năm qua...

Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói:

- Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé!

Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn:

- Thưa cô, em không dám nhận... em không được đi học nữa.

- Sao vậy? - Cô Tâm sửng sốt.

- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán.

"Trời ơi!", cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, em tôi ngửng đầu lên, nức nở:

- Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi.

Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vẫn vàng ươm trùm lên cảnh vật.

Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe. 

Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào:

- Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào...

Em khóc nức lên và chạy lại nắm lấy tay tôi dặn dò:

- Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho anh, anh nhé...

Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em Thủy:

- Đi thôi con.

Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ.

- Em để nó lại - Giọng em ráo hoảnh - Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi.

- Anh xin hứa.

Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

Câu hỏi: Chia tay mẹ và em, Thành đã quay vào nhà và ghi lại cảm xúc của mình trong một cuốn nhật kí. Thử đóng vai Thành, em hãy tưởng tượng và ghi lài trng nhật kí đó.

2
27 tháng 9 2018

Em gái yêu quý của anh! Giờ anh em mình phải chia tay nhau thật sau? Chúng ta đã gây ra lỗi lầm gì mà tai họa lại giáng xuống đầu ta khủng khiếp đến như vậy. Em đi rồi, căn nhà bây giờ trống vắng lạ. Bố đi mấy ngày rồi mà vẫn chưa về, cái tiếng cười nói trong trẻo của em cũng đã chẳng còn nữa. Sau tất cả, chỉ còn lại một mình anh. Anh sẽ phải làm sao nếu áo anh bị rách, mỗi buổi chiều anh sẽ phải làm gì nếu không còn được đến trường đón em về. Anh nhớ mẹ và em, anh nhớ những ngày xưa với biết bao kỉ niệm. Anh vẫn luôn hi vọng, tất cả chỉ là một giấc mơ, một giấc mơ mà thôi. Anh ước chúng ta giống như Vệ Sĩ và Em Nhỏ, sẽ được ở bên nhau mãi mãi. Em hãy luôn giữ gìn sức khỏe, lạc quan lên nhé. Anh yêu em, anh sẽ chờ ngày em trở về.

29 tháng 1 2020

dài quá mình ko đọc 

Đọc lại văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê .  Tìm các Đại từ có trong văn bản:Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: -Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. Đêm qua, lúc nào...
Đọc tiếp

Đọc lại văn bản Cuộc chia tay của những con búp bê .  Tìm các Đại từ có trong văn bản:

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: 
-Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. 
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. 

Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. 
Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt nghe tiếng động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. 

Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này . 

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. Nó lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo: 

-Anh cởi áo ra, em và lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu. 

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. 
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. 
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi: 

- Thằng Thành, con Thủy đâu? 
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy 

- Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo 

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất. 
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:-Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. 
-Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. 
Em tôi sụt sịt bảo: 
-Thôi thì anh cứ chia ra vậy. 
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ: 
-Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế! 

Tôi nhìn em buồn bã: 
- Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả. 
Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy. Cặp mắt em dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, em lại kêu lên: 
- Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh? 
Tôi nhếch mép cười cay đắng. Trước đây có thời kì tôi toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. 
Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thủy lại “võ trang” cho con Vệ Sĩ và đem đặt trên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ, cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thủy không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. Thủy bỗng trở nên vui vẻ: 

-Anh xem chúng đang cười kìa! 
Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra. 
Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống: 
-Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi. 
Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy. 
-Hay anh dẫn em đến trường một lát. 
Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thủy lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chầm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ 
Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít. 
-Ôi, em Thủy! – Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. 
Em tôi bước vào lớp: 
-Thưa cô, em đến chào cô… - Thủy nức nở 
Cô Tâm ôm chặt lấy em: 
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm! 
Và cô quay xuống lớp: 
-Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. 
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng để dành phần nhau trong suốt mấy năm qua... 

Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói: 
-Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé! 
Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn: 

- Thưa cô, em không dám nhận… em không được đi học nữa. 
- Sao vậy? – Cô Tâm sửng sốt. 
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. 
“ Trời ơi !”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, em tôi ngửng đầu lên, nức nở: 

-Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi. 
Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật. 

Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: 
Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào… 
Em khóc nức lên và chạy lại nắm tay tôi dặn dò: 
Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé... 
Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em ThủyĐi thôi con. 
Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. 
Em để nó ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi 
Anh xin hứa 
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

Các bạn GIỎI  văngiúp mik vs . Chị @Mai Phương aNH giúp em vs và các bạn khác nữa giúp mik nhé. Mai phải nộp r 

 

 

 

 
13
15 tháng 10 2016

Mẹ tôi, giọng khản đặc, từ trong màn nói vọng ra: 
-Thôi, hai đứa liệu mà đem chia đồ chơi ra đi. 
Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi đã sưng mọng lên vì khóc nhiều. 

Đêm qua, lúc nào chợt tỉnh, tôi cũng nghe tiếng nức nở, tức tởi của em. Tôi cứ phải cắn chặt môi để khỏi bật lên tiếng khóc to, nhưng nước mắt cứ tuôn ra như suối, ướt đầm cả gối và hai cánh tay áo. 
Sáng nay dậy sớm, tôi khẽ mở cửa rón rén đi ra vườn, ngồi xuống gốc cây hồng xiêm. Chợt nghe tiếng động phía sau, tôi quay lại: em tôi đã theo ra từ lúc nào. Em lặng lẽ đặt tay lên vai tôi. Tôi kéo em ngồi xuống và khẽ vuốt lên mái tóc. 

Chúng tôi cứ ngồi im như vậy. Đằng đông, trời hửng dần. những bông hoa thược dược trong vườn đã thoáng hiện trong màn sương sớm và bắt đầu khoe bộ cánh rực rỡ của mình. Lũ chim sâu nhảy nhót trên cành và chiêm chiếp kêu. Ngoài đường, tiếng xe máy, tiếng ô tô và tiếng nói chuyện của những người đi chợ mỗi lúc một ríu ran. Cảnh vật vẫn cứ như hôm qua, hôm kia thôi mà sao tai họa giáng xuống đầu anh em tôi nặng nề thế này . 

Gia đình tôi khá giả. Anh em tôi rất thương nhau. Phải nói em tôi rất ngoan. lại khéo tay nữa. Hồi còn học lớp Năm, có lần tôi đi đá bóng, bị xoạc một miếng áo rất to. Sợ mẹ đánh, tôi cứ ngồi lì ngoài bãi không dám về. Nghe lũ bạn mách, em đã đem kim chỉ ra tận sân vận động. Nó bảo: 

-Anh cởi áo ra, em và lại cho. Em vá khéo, mẹ không biết được đâu. 

Nhìn bàn tay mảnh mai của em dịu dàng đưa mũi kim thoăn thoắt, không hiểu sao tôi thấy ân hận quá. Lâu nay, mải vui chơi bè bạn, chẳng lúc nào tôi chú ý đến em… Từ đấy, chiều nào tôi cũng đi đón em. Chúng tôi nắm tay nhau vừa đi vừa trò chuyện. 
Vậy mà giờ đây, anh em tôi sắp phải xa nhau. Có thể sẽ xa nhau mãi mãi. Lạy trời đây chỉ là một giấc mơ. Một giấc mơ thôi. 
Nhưng không, có tiếng dép lẹp kẹp trong nhà và tiếng mẹ tôi: 

- Thằng Thành, con Thủy đâu? 
Chúng tôi giật mình, líu ríu dắt nhau đứng dậy 

- Đem chia đồ chơi ra đi! – Mẹ tôi ra lệnh. Thủy mở to đôi mắt như người mất hồn, loạng choạng bám vào cánh tay tôi. Dìu em vào trong nhà, tôi bảo 

- Không phải chia nữa. Anh cho em tất. 
Tôi nhắc lại hai ba lần, Thủy mới giật mình nhìn xuống. Em buồn bã lắc đầu:-Không, em không lấy. Em để hết lại cho anh. 
-Lằng nhằng mãi. Chia ra! – Mẹ tôi quát và giận dữ đi về phía cổng. 
Em tôi sụt sịt bảo: 
-Thôi thì anh cứ chia ra vậy. 
Đồ chơi của chúng tôi cũng chẳng có nhiều. Tôi dành hầu hết cho em: bộ tú lơ khơ, bàn cá nhựa, những con ốc biển và bộ chỉ màu. Thủy chẳng quan tâm đến chuyện đó, mắt nó cứ ráo hoảnh nhìn vào khoảng không, thỉnh thoảng lại nấc lên khe khẽ. Nhưng khi tôi vừa lấy hai con búp bê từ trong tủ ra, đặt sang hai phía thì em bỗng tru tréo lên giận dữ: 
-Anh lại chia rẽ con Vệ Sĩ với con Em Nhỏ ra à? Sao anh ác thế! 

i nhìn em buồn bã: 
- Thì anh đã nói với em rồi. Anh cho em tất cả. 
Tôi đặt con Vệ Sĩ vào cạnh con Em Nhỏ giữa đống đồ chơi của Thủy. Cặp mắt em dịu lại, nhưng chợt nghĩ ra điều gì, em lại kêu lên: 
- Nhưng như vậy lấy ai gác đêm cho anh? 
Tôi nhếch mép cười cay đắng. Trước đây có thời kì tôi toàn mê ngủ thấy ma. Thủy bảo: “Để em bắt con Vệ Sĩ gác cho anh”. 
Em buộc con dao díp vào lưng con búp bê lớn và đặt ở đầu giường tôi. Đêm ấy, tôi không chiêm bao thấy ma nữa. Từ đấy, tối tối, sau khi học xong bài, Thủy lại “võ trang” cho con Vệ Sĩ và đem đặt trên đầu giường tôi. Buổi sáng, em tháo dao ra, đặt nó về chỗ cũ, cạnh con Em Nhỏ. Hai con quàng tay lên vai nhau thân thiết. Từ khi về nhà tôi, chúng chưa phải xa nhau ngày nào, nên bây giờ thấy tôi đem chia chúng ra, Thủy không chịu đựng nổi. Chúng tôi cứ ngồi thừ ra, chẳng muốn chia bôi cũng chẳng muốn thu lại nữa. Một lát sau, em tôi đem đặt hai con búp bê về chỗ cũ. Chúng lại thân thiết quàng tay lên vai nhau và âu yếm ngước nhìn chúng tôi. Thủy bỗng trở nên vui vẻ: 

-Anh xem chúng đang cười kìa! 
Tôi cố vui vẻ theo em, nhưng nước mắt đã ứa ra. 
Bỗng Thủy lại xịu mặt xuống: 
-Sao bố mãi không về nhỉ? Như vậy là em không được chào bố trước khi đi. 
Tôi nhìn sang cửa phòng bố. Mấy ngày rồi, bố vẫn biệt tăm. Tôi xót xa nhìn em. Bao giờ nó cũng chu đáo và hiếu thảo như vậy. 
-Hay anh dẫn em đến trường một lát. 
Tôi đứng dậy, lấy chiếc khăn mặt ướt đưa cho em. Thủy lau nước mắt rồi soi gương, chải lại tóc. Anh em tôi dẫn nhau ra đường. Em nắm chặt tay tôi và nép sát vào như những ngày còn nhỏ. Chúng tôi đi chầm chậm trên con đường đất đỏ quen thuộc của thị xã quê hương. Đôi lúc, đột nhiên em dừng lại, mắt cứ nhìn đau đáu vào một gốc cây hay một mái nhà nào đó, toàn những cảnh quen thuộc trên con đường chúng tôi đã đi lại hàng nghìn lần từ thuở ấu thơ 
Gần trưa, chúng tôi mới ra đến trường học. Tôi dẫn em đến lớp 4B. Cô giáo Tâm đang giảng bài. Chúng tôi đứng nép vào một gốc cây trước lớp. Em cắn chặt môi im lặng, mắt lại đăm đăm nhìn khắp sân trường, từ cột cờ đến tấm bảng tin và những vạch than vẽ ô ăn quan trên hè gạch. Rồi em bật lên khóc thút thít. 
-Ôi, em Thủy! – Tiếng kêu sửng sốt của cô giáo làm tôi giật mình. 
Em tôi bước vào lớp: 
-Thưa cô, em đến chào cô… - Thủy nức nở 
Cô Tâm ôm chặt lấy em: 
- Cô biết chuyện rồi. Cô thương em lắm! 
Và cô quay xuống lớp: 
-Bố mẹ bạn Thủy bỏ nhau. Thủy phải xa lớp ta, theo mẹ về quê ngoại. 
Một tiếng “ồ” nổi lên kinh ngạc. Cả lớp sững sờ. Đã có tiếng khóc thút thít của mấy đứa bạn thân. Vài đứa mạnh dạn bỏ chỗ ngồi, đi lên nắm chặt lấy tay em tôi như chẳng muốn rời. Toàn những bạn đánh chuyền, đánh chắt, có cái kẹo, quả táo cũng để dành phần nhau trong suốt mấy năm qua... 

Cô giáo Tâm gỡ tay Thủy, đi lại phía bục, mở cặp lấy một quyển sổ cùng với chiếc bút máy nắp vàng đưa cho em tôi và nói: 
-Cô tặng em. Về trường mới, em cố gắng học tập nhé! 
Em đặt vội quyển sổ và cây bút lên bàn: 

- Thưa cô, em không dám nhận… em không được đi học nữa. 
- Sao vậy? – Cô Tâm sửng sốt. 
- Nhà bà ngoại em ở xa trường học lắm. Mẹ em bảo sẽ sắm cho em một thúng hoa quả để ra chợ ngồi bán. 
“ Trời ơi !”, cô giáo tái mặt và nước mắt giàn giụa. Lũ nhỏ cũng khóc mỗi lúc một to hơn. Cuối cùng, sợ làm ảnh hưởng đến giờ học, em tôi ngửng đầu lên, nức nở: 

-Thôi, em chào cô ở lại. Chào tất cả các bạn, tôi đi. 
Tôi dắt em ra khỏi lớp. Nhiều thầy cô ngừng giảng bài, ái ngại nhìn theo chúng tôi. Ra khỏi trường, tôi kinh ngạc thấy mọi người vẫn đi lại bình thường và nắng vàng ươm trùm lên cảnh vật. 

Vừa tới nhà, tôi đã nhìn thấy một chiếc xe tải đỗ trước cổng. Mấy người hàng xóm đang giúp mẹ tôi khuân đồ đạc lên xe Cuộc chia tay đột ngột quá. Thủy như người mất hồn, mặt tái xanh như tàu lá. Em chạy vội vào trong nhà mở hòm đồ chơi của nó ra. Hai con búp bê tôi đã đặt gọn vào trong đó. Thủy lấy con Vệ Sĩ ra đặt lên giường tôi, rồi bỗng ôm ghì lấy con búp bê, hôn gấp gáp lên mặt nó và thì thào: 
Vệ Sĩ thân yêu ở lại nhé! Ở lại gác cho anh tao ngủ nhé! Xa mày, con Em Nhỏ sẽ buồn lắm đấy, nhưng biết làm thế nào… 
Em khóc nức lên và chạy lại nắm tay tôi dặn dò: 
Anh ơi! Bao giờ áo anh có rách, anh tìm về chỗ em, em vá cho, anh nhé... 
Tôi khóc nấc lên. Mẹ tôi từ ngoài đi vào. Mẹ vuốt tóc tôi và nhẹ nhàng dắt tay em ThủyĐi thôi con. 
Qua màng nước mắt, tôi nhìn theo mẹ và em trèo lên xe. Bỗng em lại tụt xuống chạy về phía tôi, tay ôm con búp bê. Em đi nhanh về chiếc giường, đặt con Em Nhỏ quàng tay vào con Vệ Sĩ. 
Em để ở lại – Giọng em ráo hoảnh – Anh phải hứa với em không bao giờ để chúng nó ngồi cách xa nhau. Anh nhớ chưa? Anh hứa đi 
Anh xin hứa 
Tôi mếu máo trả lời và đứng như chôn chân xuống đất, nhìn theo cái bóng bé nhỏ liêu xiêu của em tôi trèo lên xe. Chiếc xe tải rồ máy, lao ra đường và phóng đi mất hút.

15 tháng 10 2016

từ ''cô'' nx nhé

5 tháng 2 2020

a. Câu tục ngữ sử dụng biện pháp điệp cấu trúc

b. Nước ta là nước nhiệt đới thời tiết chia làm bốn mùa và mưa nhiều vào mùa hè. Vị trí địa lí của nước ta là nằm ở Đông Nam châu Á , có biển đông tiếp giáp với Thái Bình Dương nên lương mưa tương đối lớn.

Cơn đằng đông ở đây chính là những đám mây mang theo lượng nước mưa khá lớn từ biển thổi vào nên chắc chắn là sẽ mưa rất to, phải khẩn trương, vừa trông vừa chạy; còn cơn đằng nam là những đám mây giông nhiệt từ lục địa thổi ra mà thường kèm theo đó làm gió tây nam hay còn gọi là gió Lào lượng nước rất ít nên ko có khả năng gây ra mưa lớn, có thể vừa làm vừa chơi, không lo lắng.

GN
GV Ngữ Văn
Giáo viên
2 tháng 1 2019

1. Ý nói nếu có cơn mưa từ đằng đông thì là cơn mưa lớn, phải mau mau dọn đồ đạc, tạm gác lại mọi công việc để mà trú mưa.

Còn nếu có cơn mưa từ đằng tây từ là mưa nhỏ, cứ thong thả.

Hiệu quả nghệ thuật: bằng sự quan sát tinh tế và đúc rút kinh nghiệm lao động từ ngàn đời, ông cha ta đã đưa ra được kết luận xác đáng, trở thành túi khôn cho thế hệ sau. Câu cũng sử dụng nghệ thuật đối, thể hiện sự đối lập giữa đằng đông - đằng tây, vừa trông vừa chạy - vừa làm vừa chơi => tăng hiệu quả nghệ thuật trong việc đưa tới một kết luận.

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Làoc.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biểnTrường Sa.d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ...
Đọc tiếp

Câu 1: So sánh câu đặc biệt và câu rút gọn.
Câu 2: Tìm các câu đặc biệt trong VD sau và cho biết tác dụng của chúng.
a.Ôi, đẹp quá! Sao lại có bông hoa bằng lăng nở muộn thế kia?
b.Huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An. Đoàn kịch lưu động chúng tôi đóng lại, tránh cái gió Lào
c.Đêm trăng. Biển yên tĩnh. Tàu Phương Đông của chúng tôi buông neo trong vùng biển
Trường Sa.
d.Kiên vội đặt bát xuống, nó vỗ tay, reo to:
Ông ơi, ông ơi! Con cu cườm ta thả ra dạo nọ đã biết gáy rồi ông ạ!
e. Đình chiến. Các anh bộ đội nón lưới có gắn sao, kéo về đầy nhà Út…
g. Cách đó ba năm, một đồng chí từ Đồng Tháp Mười về mang về một con gà mái tơ vàng.
Ôi chao, một con gà.
h. Nhà ông X. Buổi tối. Một chiếc đèn măng sông. Một bộ bàn ghế. Ông X đang ngồi có vẻ
chờ đợi.
i.Mẹ ơi! Chị ơi! Em đã về. k. Có mưa
l. Đẹp quá. Một đàn cò trắng đang bay kìa! m.Đêm. Bóng tối tràn đầy trên bến Cát Bà
n. Buổi hầu sáng hôm ấy. Con mẹ Nuôi, tay cầm lá đơn, đứng ở sân công đường
p.Tám giờ. Chín giờ. Mười giờ. Mười một giờ. Sân công đường chưa lúc nào kém tấp nập
q.Có một lần đêm đã gần sáng, nghe anh Nhân thở đều đều mà tôi lại cứ cho là anh ấy đang
thức. Tôi hỏi: “Anh chưa ngủ à” – Im lặng.
r. Rồi anh run cầm cập, xếp thau, ôm đàn, cuốn chiếu, cầm gậy, đứng dậy, thong thả lần lối
đi.
Gió.
Mưa.
Não nùng.
Câu 3: Phân biệt câu đặc biệt và câu rút gọn trong những trường hợp sau:
a.Vài hôm sau. Buổi chiều. Anh đi bộ dọc con đường từ bến xe tìm về xóm Hạ.
b. Lớp sinh hoạt vào lúc nào? – Buổi chiều.
c. Bên ngoài. Người đang đi và thời gian đang trôi
d. Anh để xe trong sân hay ngoài sân? – Bên ngoài. e. Mưa. Nước xối xả đổ vào mái hiên
g. Nước gì đang xối xả đổ vào mái hiên thế? – Mưa
h. Chừng nửa đêm tới đỉnh. Có một cái hang rộng. Chúng tôi dừng lại
i. Buổi văn nghệ đang đầy ắp tiếng cười, bỗng nhiên có một tiếng động mạnh, nước đập ùm
ùm như có người tập bơi. Một người kêu lên: - Cá heo!
k.Hai chân Nhẫ n quàng lên cổ. Quên cả đói, quên cả rét. Con Tô cũng dài bụng ra chạy theo.
Câu 4: Bạn Lan hỏi bạn Hoa:
-Biển đề tên trường mình có phải câu đặc biệt không? – không
-Vậy “Ngữ văn 7” ở trên bìa sách của chúng mình có phải câu đặc biệt không? – Không
-Thế biển đề “Giặt là” trước nhà cậu có phải là câu đặc biệt không?
- Đó là câu rút gọn vì mẹ tớ giặt và là mà.
Qua câu chuyện trên, em thấy đúng sai thế nào?

***Nhanh nhé mk đang cần gấp!!!

0
Bài 1:Tìm các trạng ngữ cs trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng đi được không?tại sao?a,Mùa đông,giữa ngày mùa,làng quê toàn màu vàng-những màu vàng rất khác nhaub,Hôm qua ai trực nhật  -Thưa cô hôm qua,em trực nhật ạc,Chiều chiều,khi mặt trời gần lặn,chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sânBài 2:Tìm các trạng ngữ có tác dung liên kết trong các phần trích saua,Rồi...
Đọc tiếp

Bài 1:Tìm các trạng ngữ cs trong các câu sau và cho biết có thể lược bỏ chúng đi được không?tại sao?

a,Mùa đông,giữa ngày mùa,làng quê toàn màu vàng-những màu vàng rất khác nhau

b,Hôm qua ai trực nhật

  -Thưa cô hôm qua,em trực nhật ạ

c,Chiều chiều,khi mặt trời gần lặn,chú tôi lại đánh một hồi mõ rồi tung thóc ra sân

Bài 2:Tìm các trạng ngữ có tác dung liên kết trong các phần trích sau

a,Rồi mười lăm năm trời ko thấy hứ hoa đớnã,bởi 1 lẽ dễ hiểu là tôi ra thành thị.Thường năm,tết đến tôi mua những tấm hình chụp hoặc vẽ nhưng kì hoa dị thả của tây phương.Rồi cách đây 1 năm,cuối mùa thu vào chơi làng Chiều Khúc ở Hà Đông với 1 vài người bạn ở giữa 1 cái ao nhỏ gần 1 quán nước đầu làng,tôi mới lại được trông thấy 1 bông hoa sung đương lúc vừa vặn nở...

   Rồi năm nay cách ngày ấy 1 năm,trên 1 con đường gập ghềnh,ngồi trên xe đạp,tôi lại trông thấy hoa súng lần thứ 3

b,Buổi sáng,ánh nắng dịu dàng,ngột màu mật ong từ bầu trời ngoài cửa sổ rọi vào nhà in hình hoa lá trên mặt bàn,nền gạch hoa.Còn về đêm trăng khi thì như chiếc thuyền vàng trôi trong mây lúc thì như chiếc đèn lông thả ánh sáng xuống đầy sân

Bài 3:Tìm các trạng ngữ đc tách thành các câu riêng trong các phần trích sau và cho biết giá trị của chúng

a,Dự định mà còn biết bao ngập ngừng,cả cô Quyên và bà tôi đều im lặng,nghĩ đến các trắc trở ngoài sức cố gắng của mk.Cho đến lúc ngoài sân nhà cô Đại Bàng có hai đứa con gái.Đó là con Vàng Anh và con Vành Khuyên

b,Hoa cúc xanh,có hay là không có?/Trong đầm lầy  tuổi nhỏ của ta xưa

 CÁC BẠN ƠI GIÚP MK VS MK CẦN RẤT GẤP AI NHANH MK TICK CHO!!!!!!!!!!

6
28 tháng 1 2019

Bài 1 : 

a ) mùa đông, giữa  ngày mưa : ko thể lược bỏ vì trạng ngữ ở đây bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau 

b) hôm qua:câu bổ sung ý nghĩa về thời gian cho vế sau ,và trong câu t2 của ý b là nói cuyện vs người lớn lên cang ko thể lược bỏ 

c) chiều chiều,khi mặt trời lặn : bổ sung về thời gian ko thể lược bỏ vì nếu lược bỏ câu trở nên thiếu nghĩa

28 tháng 1 2019

bn cs thể giúp mk mấy bài sau đc ko

Đêm qua ra đứng bờ aoTrông cá cá lặn trông sao sao mờ…    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:Buồn trông con nhện giăng...
Đọc tiếp

Đêm qua ra đứng bờ ao

Trông cá cá lặn trông sao sao mờ…

    Cảnh minh họa trong bài học có bóng một người đội khăn, mặc áo dài, chắp tay sau lưng, quay mặt trông trời lấp lánh sao, bên cái cầu rửa ở bờ ao tối mờ mờ.

    Có lúc tôi đã nghĩ đây là một người quen thật của tôi, có thể là họ hàng ruột thịt kiếm ăn ở một phương xa đang hướng về cố hương:

Buồn trông con nhện giăng tơ

Nhện ơi nhện hỡi nhện chờ mối ai?

  Tôi chỉ lơ mơ nghe thầy giáo giảng các nghĩa, các ý và so sánh hình tượng.Tất cả tâm trí và mắt nhìn của tôi càng như dính vào mạng tơ rung rung trước gió với một con nhện lơ lửng giữa khoảng không đang giơ giơ càng, vừa ra vẻ nghển trông, vừa ra vẻ vờn đón, ngạc nhiên và thất vọng.Tiếng gió khuya vu vu.Và chính bóng người chỉ thấy đầu đội khăn, tay chắp sau lưng mà không thấy mặt kia, đang nấc lên mà gọi trời, gọi sao, gọi nhện.

Đêm đêm tưởng dải Ngân Hà

Chuôi sao Tinh Đẩu đã ba năm tròn….

  Thì ra cái vùng sao như cát, như thủy tinh vãi kia ở trong tranh minh họa là dải Ngân Hà? A! Sông Ngân! Sông Ngân! Thế là con sông điển tích mà tôi được biết bấy lâu, hằng năm cứ đến tháng bảy thì có một đôi vợ chồng tên là Ngưu Lang và Chức Nữ được quá giang gặp nhau, và chỉ được gặp nhau có một ngày thôi ấy, lại chính là con sông có một người không có tên nhưng tôi thấy lại quen quen và thân thương, đang ngước mặt lên trông ngắm mà nhớ thương, mà mong đợi. Mong đợi và nhớ thương không tả rõ là ai, là đâu, là gì, mà sao vẫn thấy có một người, có một nơi, có một tình, có một cảnh, vừa man mác, vừa bâng khuâng, vừa da diết vô cùng.

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

Tào Khê nước chảy vẫn còn trơ trơ.

  Lại con sông Tào Khê này nữa! Hơn bốn mươi năm sau đấy, tôi đã được tới đứng bên bờ phù sa của nó mà trông trời mây sông nước rồi cả sao khuya. Sông Tào Khê vắt qua huyện Quế Võ tỉnh Hà Bắc(a), thông ra sông Cầu, nhỏ hẹp thôi, nhưng cũng chảy xiết lòng người, khiến những ai kia đã phải nghẹn ngào:

Đá mòn nhưng dạ chẳng mòn

mà nói với sông:

   – Ôi Tào Khê! Nước Tào Khê làm đá mòn đấy! Nhưng dòng nước Tào Khê không bao giờ cạn chính là lòng chung thủy của ta!

  Vì nhớ mà buồn, một bài không phải học kĩ mà cũng thuộc lòng ngay, cả nhiều bạn tôi xưa cũng thấy như thế.

(Nguyên Hồng, Một tuổi thơ văn)

a) Bài văn viết về bài ca dao nào? Hãy đọc liền mạch bài ca dao đó.

b) Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình về bài ca dao bằng cách tưởng tượng, liên tưởng, hồi tưởng, suy ngẫm về các hình ảnh, chi tiết của nó. Hãy chỉ ra các yếu tố đó trong bài văn.

1
25 tháng 8 2019

a, Bài văn của Nguyên Hồng viết về bài ca dao nói về nỗi nhớ của người bình dân

b, Tác giả phát biểu cảm nghĩ của mình bằng cách tưởng tượng người cụ thể đội khăn, mặc áo dài

- Đó là một người quen, ở phương trời xa đang hướng về cố hương

     + Tác giả tưởng tượng ra cái mạng nhện, con nhện nghển trông, ngạc nhiên tác giả tưởng tượng ra ngân hà trong điển tích Ngưu Lang, Chức Nữ nơi có người thân quen và thân thương đang ngẩng lên ngắm nhìn, trông đợi.

 

     + Từ con sông sao trên trời, tới con sông Tào Khê, nhỏ hẹp nhưng cũng xiết lòng người, liên hệ tới lòng chung thủy không bao giờ vơi cạn