K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

23 tháng 4 2020

Bài 1:Em hãy giải nghĩa những từ sau:

- Dũng cảm: là có dũng khí, bản lĩnh, dám đối mặt với mọi khó khăn, nguy hiểm để làm những việc nên làm.

- Hèn nhát: là thiếu can đảm đến mức đáng khinh. Khuất phục một cách hèn nhát.

- Giếng: là 1 hố sâu bên trong có chứa nước .

- Lung linh: là một thứ ánh sáng mờ nhòe, khi đậm khi nhạt thay phiên nhau. Một số ví dụ: Đôi mắt long lanh, giọt sương long lanh, ngọn nến lung linh, ánh nắng lung linh

- Học hành: là quá trình tiếp thu cái mới hoặc bổ sung, trau dồi các kiến thức, kỹ năng, kinh nghiệm, giá trị, nhận thức hoặc sở thích từ thầy cô, bạn bè và có thể liên quan đến việc tổng hợp các loại thông tin khác nhau.

- Học lỏm: là học lại của người khác từng tí một, không đầy đủ, không hệ thống, không bài bản

Bài 2: Đặt câu với 1 trong những từ trên ở bài 1.

- Chị Sáu đã rất dũng cảm khi bị địch bắt giam và sử tử ở Côn Đảo .

Chúc bạn học tốt !

23 tháng 4 2020

- Dũng cảm: là dám đương đầu với nguy hiểm ko sợ hãi

- Hèn nhát: ko dám đương đầu với thử thách ko vượt qua bản thân

- Giếng: là cái giềng lấy nước 

- Lung linh: là thứ gì đó đẹp hoặc là phát sáng đẹp 

- Học hành: là đi học

- Học lỏm: là học chỉ nghe , nhìn hoặc bắt chước ko có thầy cô dạy 

24 tháng 10 2018

Câu 1: 

+) Ở nhà nhất mẹ nhì con, ra đường lắm kẻ còn giòn hơn ta

+) Thùng rỗng kêu to

Câu 2: 

Bài học đc rút ra là không lên ngạo mạn, kiêu căng trong suốt hoàn cảnh nào

9 tháng 6 2018

1. Hai bà Trưng . Kể về sự thật lịch sử là : năm 40 sau Công nguyên, hai chị emmạnh bạophát động khởi nghĩa ở cửa sông Hát kế bên sông Hồng, thuộc huyện Phúc Thọ, Hà Tây. Dưới sự lãnh đạo tài tình của hai Bà, nhiều cuộc khởi nghĩa địa phương được thống nhất thành một phong trào lớn, từ miền núi cho tới đồng bằng, gồm người Kinh lẫn các an hem dân tộc khác trong nước Âu Lạc thời xưa.

2. Bằng cách: Trong truyền thuyết, nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng không phải là nhân vật lịch sử. Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hoá: nhân dân gửi vào đó ước mơ, khát vọng của mình. VD: Khi có lũ lụt, họ ước mơ có thần trị thuỷ (Sơn Tinh), khi có giặc, họ ước mơ có người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm không màng danh lợi (Thánh Gióng), khi hoà bình, họ ước mơ có thần sáng tạo văn hoá (Lang Liêu),… nhờ câu chuyện và nhân vật mà nhân dân ta đã biết tự gửi gắm thái độ và đánh giá của mình qua các lời kể, lời thoại hoặc miêu tả ,....

Bài 1 :

- Con rồng cháu tiên 

- Bánh chưng bánh dày

- Thánh  gióng 

- Sơn Tinh , Thủy Tinh

- Sự tích hồ gươm 

Bài 2 :

Trong truyền thuyết  , nhân vật có liên quan đến lịch sử nhưng mà không phải nhân vật lịch sử .Nhân vật trong truyền thuyết thường có xu hướng lý tưởng hóa : nhân dân đã gửi vào đó ươcs  mơ , khát vọng của mk .VD: Khi có lũ lụt họ ước mơ có thần trị thủy (sơn tính )........

..Học tốt ..

7 tháng 8 2018

Giếng : hố đào thẳng đứng , sâu vào lòng đất, thường để lấy nước

Rung rinh: rung động nhẹ và liên tiếp

Hèn nhát: thiếu can đảm đến mức đáng khinh , thiếu lòng tin ở bản thân mình

chúc bạn học tốt

Giếng : Là 1 vật sâu để lấy nước lên dùng 

Rung rinh : Chỉ trạng thái đang chuyển động qua lại nhẹ nhàng

Hèn nhát : trái nghĩa với dũng cảm , chỉ môt trạng thái hoang mang , lo so , hay sợ sệt một việc gì đó

30 tháng 8 2019
  • Giếng: là hố đào thẳng đứng, sâu và lòng đất, nơi chứa nước sinh hoạt hàng ngày được con người đào. Giếng thường xuất hiện ở các làng quê.
  • Rung rinh: là rung động nhẹ và liên tiếp, một sự chuyển động qua lại nhẹ nhàng, nhưng đủ để thính giác con người có thể nghe thấy.
  • Hèn nhát: là thiếu can đảm, sợ hãi trước một vấn đề gì đấy, không dũng cảm để đối mặt và vượt qua nó.

Xem toàn bộ: Soạn bài: Nghĩa của từ - Ngữ văn 6 (Trang 35 - 36 SGK)

giếng:Giếng nước được tạo ra từ việc đào hay kết cấu xuống sâu bằng phương pháp như đào, xới hoặc khoan nhằm mục đích hút nước từ tầng chứa nước dưới đất.

rung rinh:rung động nhẹ và liên tiếp

hèn nhát:Thiếu can đảm đến mức đáng khinh. Khuất phục một cách hèn nhát.

học tốt

8 tháng 7 2018

1. Mỗi chú thích trên gồm hai phần: từ ngữ và nội dung của từ ngữ

2. Bộ phận trong chú thích nêu lên nghĩa của từ: nội dung của từ ngữ

3. Nghĩa của từ ứng với phần: nội dung của từ

Bài 1: Sắp xếp các từ sau vào đúng loại từ ghép và từ láy:  giam giữ, bó buộc, bao bọc, xa xôi, ngặt nghèo, khúc khuỷu, ngất ngưởng, mơ màng, bâng khuâng, thẫn thờ, trong trắng, ruộng rẫy, vuông vắn, tội lỗi, tướng tá, đón đợi, chiều chuộng, nhức nhối.Bài 2: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:"Ngày xưa có một ông vua nọ sai một viên quan đi đó là khắp nước tìm người tài giỏi....
Đọc tiếp

Bài 1: Sắp xếp các từ sau vào đúng loại từ ghép và từ láy:  giam giữ, bó buộc, bao bọc, xa xôi, ngặt nghèo, khúc khuỷu, ngất ngưởng, mơ màng, bâng khuâng, thẫn thờ, trong trắng, ruộng rẫy, vuông vắn, tội lỗi, tướng tá, đón đợi, chiều chuộng, nhức nhối.

Bài 2: Đọc kĩ đoạn văn và trả lời câu hỏi:

"Ngày xưa có một ông vua nọ sai một viên quan đi đó là khắp nước tìm người tài giỏi. Viên quan ấy đã đi nhiều nơi , đến đâu quan cũng ra những câu đố oái ăm để hỏi mọi người. Đã mất nhiều công tìm kiếm nhưng viên quan ấy vẫn chưa thấy có người nào lỗi lạc ."

a. Giải nghĩa từ" lỗi lạc" . Hãy cho biết e đã giải nghĩa từ bằng cách nào?

b. Tìm 1 cụm danh từ có trong câu văn sau và điền cụm danh từ đó vào mô hình cấu tạo cụm dt: "Ngày xưa có một ông vua nọ sai viên quan đi đó là khắp nước tìm người tài giỏi."

c. Hãy viết 1 đoạn văn khoảng 6-8 câu nêu cảm nhận của em về nhân vật em bé thông minh trong văn bản trên. Gạch dưới 1 từ láy có trong đoạn văn e vừa viết.

Bài 3: Phân biệt nghĩa của mỗi từ trong dãy sau:

a. học hỏi, học hành, học lỏm, học ôn, học vẹt.

b. đề bạt, đề cử, đề xuất, đề đạt, đề nghị.

Giúp mik với các bn ơi !!! đag cần gấp lắm lun^^

0
14 tháng 12 2017

Danh Tu là : Ếch 

Cụm Danh Tu là : ếch ngồi đáy giếng

Thầy Ha-men là hình ảnh tiêu biểu nhất cho nỗi đau của một người dân mất nước. Vẫn như mỗi lần, thầy Ha-men đi đi lại lại với cây thước sắt khủng khiếp kẹp dưới nách. Không phải ngày lễ phát phần thưởng hoặc có thanh tra đến trường, nhưng thầy Ha-men vẫn ăn mặc rất trang trọng. Lớp học của trường làng, trước đây ồn ào, vui vẻ thế, nhưng hôm nay trở nên trang trọng khác thường. Ngoài lũ học trò quen thuộc, buổi học hôm nay còn có nhiều bà con dân làng đến dự, và ai nấy đều có vẻ buồn rầu.

Thầy Ha-men với giọng dịu dàng và trang trọng thông báo cho mọi người biết lệnh từ Béc-lin là từ nay, chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát và Lo-ren... Thầy giảo mới ngày mai sẽ đến. Hôm nay là bài học Pháp văn cuối cùng của các con. Phrăng vô cùng choáng váng khi nghe thầy nói. Tất nhiên, thầy Ha-men càng xót xa hơn khi nói lên sự thật mà bất cứ người con nào của vùng An-dát và Lo-ren cũng đều không mong muốn. Thầy đã gắn bó với ngôi trường này gần 40 năm, thầy đã phụng sự cho quê hương, hết lòng với Tổ quốc. Bà con đến với trường trong buổi học cuối cùng là để tạ ơn thầy Ha-men trước khi thầy rời xa mái trường thầy nhiều năm gắn bó. Thầy nói lên một cách chân thành, xúc động về sự coi nhẹ học hành, thầy cho rằng đó là một trong những nguyên nhân làm nước Pháp thất bại. Thầy cũng nhẹ nhàng phê phán Phrăng nhiều lần về việc em không chăm chỉ học hành. Bài học yêu nước từ việc chăm chỉ học hành đã được thầy nối lên một cách chân thành và giản dị.

Giờ Ngữ pháp, thầy phân tích và giảng giải để nâng cao lòng tự hào trong mỗi học sinh về một ngôn ngữ hay nhất thế giới, trong sángnhất.Thầy nhấn mạnh về nghĩa vụ bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp đối với mỗi công dân. Yêu tiếng Pháp chính là yêu nước Pháp, yêu nước Pháp đểtiến đến giải phóng đất nước ra khỏi cảnh bị đô hộ. Thầy nhấn mạnh vai trò của chừ viết trong việc giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc và sức mạnh trong cuộc đấu tranh chống ách nô lệ: Một dân tộc rơi vào vòng nô lệ, chừng nào họ vẫn giữ vững tiếng nói của mình thì chẳng khác gì nắm được chìa khóa chốn lao tù. Có thế nói buổi học cuối cùng là buổi học về lòng yêu nước mà trước hết là yêu tiếng Pháp, bảo vệ và giữ gìn tiếng Pháp. Bài học ấy thiêng liêng biết bao, nhât là đôi với thầy Ha-men, đối với Phrăng và các cô cậu khác, đối với cụ già, Hô-de và bao người dân vùng An-dát trong những năm tháng đau thương.

Hình ảnh người thầy trong buổi học cuối cùng thật trang trọng nhưng cũng thật cảm động. Những gì thầv nói ra đều xuất phát từ tận đáy lòng thầy, đó là lòng yêu nước nồng nàn, yêu quê hương tha thiết và yêu tiếng mẹ đẻ của mình. Thầy cố gắng truyền tải lòng yêu nước của mình đến với thế hộ trẻ, những người sẽ gánh trách nhiệm giải phóng quê hương, giữ gìn nhừng giá trị truyền thống cua dân tộc.

6 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi muốn đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “Kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”