K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

6 tháng 2 2019

Đáp án A
Hiệp định Giơnevơ được kí kết đã để lại cho chúng ta nhiều bài học lịch sử sâu sắc. Trong công tác ngoại giao, nổi lên bài học về đánh giá chính xác tình hình quốc tế, chiến lược, thái độ của các nước lớn để tìm ra đối sách phù hợp nhất, đảm bảo lợi ích quốc gia, dân tộc. Bài học trong quan hệ hợp tác quốc tế, đặc biệt trong quá trình hội nhập và phát triển hiện nay cần thực hiện biện pháp đàm phán hòa bình, tăng cường đối thoại và hợp tác để giải quyết các vấn đề xung đột, giữ vững ổn định và phát triển. Giải quyết các vấn đề tranh chấp, xung đột bằng biện pháp hòa bình đã trở thành xu thế của thế giới. Thực tế vấn đề biển Đông của Việt Nam cũng đang trong tiến trình giải quyết bằng biện pháp hòa bình

26 tháng 10 2019

Đáp án A

Trong hội nghị Giơnevơ, mặc dù hội nghị diễn ra gay go, quyết liệt do quan điểm của hai bên khác nhau nhưng sau đó do căn cứ vào điều kiện cụ thể của cuộc kháng chiến cũng như so sánh lực lương giữa ta và Pháp trong chiến tranh và xu thế chung của thế giới là giải quyết các tranh chấp bằng thương lượng, Việt Nam đã kí Hiệp đinh Giơnevơ ngày 21-7-1954.

Hiện nay, trong quá trình hội nhâp và phát triển, trong xu thế “toàn cầu hóa”, các nước mở rộng mối quan hệ hữu nghị, hơp tác cũng nhau phát triển. Việt Nam cần học tập tinh thần đàm phán hòa bình và hợp tác đối ngoại từ Hiệp định Giơnevơ. Đặc biệt, Việt Nam là quốc gia đang phát triển nên cần thu hút vốn đầu tư, khoa học kĩ thuật của nước ngoài. Đồng thời học tập kinh nghiệm quản lí và đào tạo, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Một số vấn đề chính trị liên quan đến chủ quyền lãnh thổ, nếu như trước kia các nước giải quyết với nhau bằng chiến tranh thì giờ đây hầu hết đều giải quyết theo luật pháp quốc tế bằng biện pháp hòa bình. Với vấn đề Biển Đông, Việt Nam đang kêu gọi sự ủng hộ của cộng đồng quốc tế bên cạnh việc vẫn tiếp tục khẳng định chủ quyền của Việt Nam ở hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Giải quyết các tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hòa bình là xu thế chung của thế giới.

27 tháng 8 2019

Đáp án D

- Đáp án A loại vì nếu dựa vào các nước lớn thì ta không có tiếng nói, kết quả ngoại giao sẽ bị chi phối hoàn toàn và phục vụ cho lợi ích của các nước lớn chứ không phải vì lợi ích của dân tộc Việt Nam.

- Đáp án B loại vì tình hình quốc tế luôn luôn thay đổi, hoạt động đối ngoại ở bất kì thời kì nào cũng cần phải đảm bảo nguyên tắc chung là giữ vững quyền dân tộc cơ bản của dân tộc.

- Đáp án C loại vì phải căn cứ vào tình hình thực tế và luật pháp quốc tế. Một hội nghị quốc tế có thể bị chi phối bởi nhiều yếu tố nhất là quan hệ lợi ích đan xen chồng chéo giữa các nước lớn nên chỉ đưa ra 1 hội nghị quốc tế là chưa phù hợp.

- Đáp án D lựa chọn vì chỉ có tăng cường thực lực thì ta mới có cơ sở vững chắc cho hoạt động đối ngoại.

18 tháng 8 2017

Đáp án D

12 tháng 5 2017

Đáp án D

- Đáp án A loại vì Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 làm lung lay ý chí xâm lược của quân Mĩ chứ chưa làm cho ý chí xâm lược của đế quốc Mỹ ở Việt Nam bị sụp đổ hoàn toàn.

- Đáp án B loại vì Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 không làm khủng hoảng sâu sắc hơn quan hệ giữa Mỹ và chính quyền Sài Gòn.

- Đáp án C loại vì Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 không buộc Mỹ phải giảm viện trợ cho chính quyền và quân đội Sài Gòn. Lúc này Mĩ còn mở rộng chiến tranh ra toàn Đông Dương nên nguồn viện trợ không thể giảm xuống.

- Đáp án D đúng vì Sau Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968, ngày 31 - 3 - 1968, bất chấp sự phản đối của chính quyền Sài Gòn, Tổng thống Mỹ Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom miền Bắc Việt Nam từ vĩ tuyến 20 trở ra; không tham gia tranh cử Tổng thống nhiệm kỳ thứ hai; sẵn sàng đàm phán với Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa để đi đến kết thúc chiến tranh. Những động thái đó chứng tỏ: Cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân Mậu Thân 1968 đã buộc Mỹ phải xuống thang trong chiến tranh xâm lược Việt Nam.

28 tháng 5 2017

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.Trong giai đoạn đầu (1967...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Mục tiêu của ASEAN là phát triển kinh tế và văn hóa thông qua những nỗ lực hợp tác chung giữa các nước thành viên, trên tinh thần duy trì hòa bình và ổn định khu vực.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Sự khởi sắc của ASEAN trong quá trình hoạt động được đánh dấu bằng hiệp ước nào? 

A. Tuyên bố ZOPFAN. 

B. Hiệp ước hòa bình, thân thiện. 

C. Hiệp ước thân thiện và hợp tác. 

D. Tuyên bố Bali.

1
18 tháng 6 2018

Đáp án C

Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Bali (Inđônêxia) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Bali).

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh...
Đọc tiếp

Sau sự tan rã của trật tự thế giới hai cực Ianta (1991), lịch sử thế giới hiện đại đã bước sang một giai đoạn phát triển mới, thường được gọi là giai đoạn sau Chiến tranh lạnh. Nhiều hiện tượng mới và xu thế mới đã xuất hiện.

Một là, sau Chiến tranh lạnh hầu như tất cả các quốc gia đều ra sức điều chỉnh chiến lược phát triển lấy kinh tế làm trọng điểm, bởi ngày nay kinh tế đã trở thành nội dung căn bản trong quan hệ quốc tế. Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia là dựa trên một nền sản xuất phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

Hai là, sự điều chỉnh quan hệ giữa các nước lớn theo chiều hướng đối thoại, thỏa hiệp, tránh xung đột trực tiếp nhằm tạo nên một môi trường quốc tế thuận lợi, giúp họ vươn lên mạnh mẽ, xác lập một vị trí ưu thế trong trật tự thế giới mới. Mối quan hệ giữa các nước lớn hiện nay mang tính hai mặt, nổi bật là: mâu thuẫn và hài hòa, cạnh tranh và hợp tác, tiếp xúc và kiềm chế,…

Ba là, tuy hòa bình và ổn định là xu thế chủ đạo của tình hình thế giới sau Chiến tranh lạnh, nhưng ở nhiều khu vực vẫn diễn ra nội chiến và xung đột. Những mâu thuẫn dân tộc, tôn giáo, tranh chấp lãnh thổ và nguy cơ khủng bố thường có những căn nguyên lịch sử sâu xa nên việc giải quyết không dễ dàng và nhanh chóng.

Bốn là, từ thập kỉ 90, sau Chiến tranh lạnh, thế giới đã và đang chứng kiến xu thế toàn cầu hóa diễn ra ngày càng mạnh mẽ. Toàn cầu hóa là xu thế phát triển khách quan. Đối với các nước đang phát triển, đây vừa là thời cơ thuận lợi, vừa là thách thức gay gắt trong sự vươn lên của đất nước.

Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng trên những nền tảng nào?

A. Quân sự - kinh tế - khoa học kĩ thuật. 

B. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

C. Quốc phòng - kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ. 

D. Kinh tế - tài chính - khoa học công nghệ - quốc phòng.

1
19 tháng 12 2019

Đáp án D
Ngày nay, sức mạnh của mỗi quốc gia được xây dựng dựa trên một nền sản xuất kinh tế phồn vinh, một nền tài chính vững chắc, một nền công nghệ có trình độ cao cùng với một lực lượng quốc phòng hùng mạnh.

20 tháng 2 2018

Đáp án C

Thắng lợi của cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Tết Mậu Thân (1968), trận “Điện Biên Phủ trên không” (1972) tác động trực tiếp buộc Mĩ phải ngồi vào bàn đàm phán và kí Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội...
Đọc tiếp

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (viết tắt theo tiếng anh là ASEAN) được thành lập tại Băng Cốc (Thái Lan) với sự tham gia của năm nước: Inđônêxia, Malayxia, Xingapo, Thái Lan và Philíppin.

Trong giai đoạn đầu (1967 - 1975), ASEAN là một tổ chức non trẻ, sự hợp tác trong khu vực còn lỏng lẻo, chưa có vị trí trên trường quốc tế. Sự khởi sắc của ASEAN được đánh dấu từ Hội nghị cấp cao lần thứ nhất họp tại Ba-li (In-đô-nê-xi-a) tháng 2 - 1976, với việc kí Hiệp ước thân thiện và hợp tác ở Đông Nam Á (gọi tắt là Hiệp ước Ba-li).

Hiệp ước Ba-li đã xác định những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước: tôn trọng chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ; không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau; không sử dụng vũ lực hoặc đe dọa bằng vũ lực với nhau; giải quyết các tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; hợp tác phát triển có hiệu quả trong các lĩnh vực kinh tế, văn hóa và xã hội.

Năm 1984, Brunây gia nhập và trở thành thành viên thứ sáu của ASEAN.

Từ đầu những năm 90, ASEAN tiếp tục mở rộng thành viên của mình trong bối cảnh thế giới và khu vực có nhiều thuận lợi. Năm 1992, Việt Nam và Lào tham gia Hiệp ước Bali. Tiếp đó, ngày 28 - 7 - 1995, Việt Nam chính thức trở thành thành viên thứ bảy của ASEAN. Tháng 7 - 1997, Lào và Mianma gia nhập ASEAN. Đến năm 1999, Campuchia được kết nạp vào tổ chức này.

Như vậy, từ 5 nước sáng lập ban đầu, đến năm 1999, ASEAN đã phát triển thành mười nước thành viên. Từ đây, ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, xây dựng Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định, cùng phát triển.

Trong các nước thành viên sáng lập ASEAN, nước nào thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa:

A. In-đô-nê-xi-a.

B. Ma-lay-xi-a.

C. Xin-ga-po.

D. Thái Lan

1
9 tháng 3 2018

Đáp án D

Ngày 8 - 8 - 1967, Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN) được thành lập với sự tham gia của năm nước: In-đô-nê-xi-a, Ma-lay-xi-a, Xin-ga-po, Thái Lan và Phi-líp-pin. Trong đó, Thái Lan là nước duy nhất thuộc khu vực Đông Nam Á lục địa