K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

29 tháng 11 2021

B

NG
15 tháng 9 2023

Chọn đáp án: A. Đây là bài thơ thất ngôn bát cú Đường luật.

 
Câu 1: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?A. Lục bátB. Thất ngôn bát cúC. Song thất lục bátD. Tám chữCâu 2: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào?A. Khi Tố Hữu mới giác ngộ cách mạngB. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa PhủC. Khi Tố Hữu vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạngD. D. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà tù Lao Bảo ( Quảng Trị)Câu 3:...
Đọc tiếp

Câu 1: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn bát cú

C. Song thất lục bát

D. Tám chữ

Câu 2: Bài thơ “ Khi con tu hú” được viết trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Tố Hữu mới giác ngộ cách mạng

B. Khi Tố Hữu mới bị thực dân Pháp bắt và giam ở nhà lao Thừa Phủ

C. Khi Tố Hữu vượt ngục trở về tiếp tục hoạt động cách mạng

D. D. Khi Tố Hữu bị giam ở nhà tù Lao Bảo ( Quảng Trị)

Câu 3: Nhận xét nào dưới đây đúng với nội dung sáu câu đầu của bài thơ “Khi con tu hú”?

A. Bức tranh thiên nhiên u ám

B. Một thế giới rực rỡ sắc màu, âm thanh rộn ràng, tràn trề nhựa sống

C. Một không gian ngột ngạt, khó chịu

D. Cảnh rừng núi hưu quạnh, âm u

Câu 4: Nhận xét nào dưới đây đúng với tâm trạng của nhân vật trữ tình trong bốn câu cuối của bài thơ “Khi con tu hú”?

A. Buồn bực vì tiếng chim tu hú kêu

B. Nhớ mong da diết cuộc sống bên ngoài nhà tù

C. Muốn vượt ngục để trở về với gia đình

D. Ngột ngạt, uất ức, khao khát được tự do

Câu 5: Trong bài thơ “ Khi con tu hú”, hình ảnh nào được lặp lại hai lần?

A. Nắng đào

B. Lúa chiêm

C. Con tu hú

D. Diều sáo

Câu 6: Ở bài “ Tâm tư trong tù” ( Tố Hữu viết trong những ngày đầu bị giặc bắt giam) có đoạn:

Cô đơn thay là cảnh thân tù

Tai mở rộng mà lòng sôi rạo rực

Tôi lắng nghe tiếng đời lăn náo nức

Ở ngoài kia vui sướng biết bao nhiêu!

Đoạn thơ trên gợi ta liên tưởng đến đoạn nào của bài “ Khi con tu hú”?

A. Đoạn 1

B. Đoạn 2

Câu 7: Bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh được sáng tác trong hoàn cảnh nào?

A. Khi Bác Hồ trong nhà lao của bọn Quốc dân đảng Trung Quốc

B. Khi Bác Hồ lãnh đạo toàn quốc tiến hành cuộc kháng chiến chống Pháp

C. Khi Bác Hồ mới về nước, Người sống và hoạt động ở Cao Bằng

D. Khi Bác Hồ hoạt động ở Tân Trào

Câu 8: Bài thơ “ Tức cảnh Pác Bó” được viết theo thể thơ nào?

A. Lục bát

B. Thất ngôn bát cú

C. Thất ngôn tứ tuyệt

D. Tự do

Câu 9: Giọng điệu chung của bài thơ “Tức cảnh Pác Bó” là gì?

A. Hào hùng, bay bổng

B. Buồn thương, phiền muộn

C. Dằn vặt, uất ức

D. Đùa vui, dí dỏm, khỏe khắn, tự nhiên

Câu 10: Qua bài thơ “Tức cảnh Pác Bó”, hình ảnh Bác Hồ hiện lên như thế nào?

A. Bình tĩnh, chủ động trong mọi hoàn cảnh

B. Ung dung, lạc quan trước mọi gian lao, khó khăn của cuộc sống cách mạng

C. Tiết kiệm mọi thứ để phục vụ kháng chiến

D. Phải miễn cưỡng chấp nhận cuộc sống thiếu thốn để làm cách mạng

1
8 tháng 3 2022

1a 2b 3b 4d 5c 6b 7c 8c 9d 10b

8 tháng 7 2019

Chọn đáp án: A

30 tháng 7 2021

Thất ngôn tứ truyệt đúng là Thơ Trung đại nhưng Lục bát thì tùy bài, có thể theo Thơ hiện đại và trung đại.

30 tháng 7 2021

đúng rồi em nhé, em có thể ví dụ bằng 1 số bài thơ nữa

4 tháng 4 2020

Câu 4: Bài thơ nào không được sáng tác theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt ?

A. Bánh trôi nước – Hồ Xuân Hương

B. Sông núi nước Nam – Lí Thường Kiệt (?)

C. Xa ngắm thác núi Lư – Lí Bạch

D. Qua Đèo Ngang – Bà Huyện Thanh Quan

5 tháng 9 2017

Chọn đáp án: B

- Lớp 7: Bánh trôi nước, Nam Quốc sơn hà, Cảnh khuya, Rằm tháng giêng

- Lớp 8: Tức cảnh Pác Bó, Ngắm trăng (Vọng nguyệt),...

Học tốt nhé.

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong (thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức...
Đọc tiếp

Thất ngôn bát cú là thể thơ thông dụng trong các thể thơ Đường Luật được các nhà thơ Việt Nam rất ưa chuộng. Đây là hình thức lấy câu thơ bảy chữ làm đơn vị nhịp điệu.

Ra đời từ rất sớm ở Trung Quốc, bắt nguồn từ thơ bảy chữ cổ phong (thất ngôn cổ thể), đến đời Đường, thơ thất ngôn bát cú phát triển rầm rộ. Trong quá trình giao lưu hội nhập văn hóa một nghìn năm Bắc thuộc, hình thức thơ này đã du nhập vào Việt Nam, được các nhà thơ cổ điển Việt Nam ưa chuộng, tiêu biểu như: Nguyễn Trãi, Nguyễn Bỉnh Khiêm, Nguyễn Khuyến, Hồ Xuân Hương, Bà Huyện Thanh Quan... Sau năm 1930, các nhà thơ hiện đại, nhất là các nhà thơ thuộc trào lưu thơ mới đã làm một cuộc cách mạng về thi ca, phá bỏ những hình thức niêm luật cứng nhắc của thơ cũ nhưng thể thơ thất ngôn bát cú vẫn được sử dụng. Tuy nhiên ngoài một số ít tác phẩm được viết theo thể thất ngôn bát cú, thơ bảy chữ hiện đại đã có sự thay đổi: gồm nhiều thể thơ nối tiếp nhau, cách gieo vần, niêm luật linh hoạt hơn, hình thức này đã tạo ra những tác phẩm dài hơi, tiêu biểu là bản trường ca "Theo chân Bác" của nhà thơ Tố Hữu.

Muốn làm thằng cuộiThể thơ thất ngôn bát cú có bố cục bốn phần, mỗi phần ứng với hai câu đảm nhận nhưng nhiệm vụ cụ thể. Hai câu đề giới thiệu về thời gian, ko gian, sự vật, sự việc. Hai câu thực trình bày, mô tả sự vật, sự việc. Hai câu luận diễn tả suy nghĩ, thái độ, cảm xúc về sự vật, hiện tượng. Hai câu kết khải quát toàn bộ nội dung bài theo hướng mở rộng và nâng cao. Ở một số trường hợp, phần thực và luận có chung nhiệm vụ vừa tả thực vừa luận, ví dụ như hai câu thực và luận trong bài "Muốn làm thằng cuội của " của Tản Đà:

Đêm thu buồn lắm chị Hằng ơi,

Trần thế em nay chán nửa rồi!

Luật bằng trắc là 1 trong những yếu tố quan trọng tạo nên nhịp điệu thơ bảy chữ, nó còn gọi là luật về sự phối thanh giữa các tiếng trong từng câu và các câu trong từng khổ, từng bài. Thanh bàng là thanh huyền và thanh ngang, thanh trắc là thanh hỏi, sắc, ngã, nặng. Trong mỗi câu thơ, sự phổi thanh được qui định khá chặt chẽ theo quan điểm "Nhất tam ngũ bất luận" (Các tiếng 1, 3, 5 không xét tới) và "Nhị tứ lục phân minh" (Các tiếng 2, 4, 6 qui đinh rõ ràng). Quan hệ bằng trắc giữa các câu cũng được qui định chặt chẽ. Nếu dòng trên là bằng mà ứng với dòng dưới là trắc thì gọi là đối, ứng với dòng dưới cũng là bằng hoặc ngược lại thì gọi là niêm với nhau. Trong thơ thất ngôn bát cú, quan hệ bằng trắc giữa các các câu trong mỗi phần đề, thực, luận, kết phải đối nhau; còn 1-8, 2-3, 4-5, 6-7 phải niêm với nhau. Theo quan điểm, ta có thể thấy rõ sự qui định nghiêm ngặt về niêm, luật trong thơ thất ngôn bát cú. Chỉ cần dựa vào tiếng thứ hai của câu mở đầu, ta có thể biết bài được viết theo luật bằng hay trắc, ví dụ:.... Tuy nhiên, trong thơ hiện đại không đòi hỏi niêm luật này.

Vần là một bộ phận của tiếng không kể thanh và phụ âm đầu (nếu có). Sự phối vần là một trong những nguyên tắc của sáng tác thơ, những tiếng có bộ phận vần giống nhau gọi là hiệp vần với nhau. Khác với thơ lục bát, thơ thất ngôn bát cú gieo vần chân, vần được gieo ở cuối các câu 1, 2, 4, 6, 8.

Ngoài ra, nhịp thơ cũng là một ytố quan trọng làm nên nhạc điệu thơ. Cách ngắt nhịp trong thơ ko đơn giản là tạo sự ngừng nghỉ trong quá trình đọc mà quan trọng hơn, nó góp phần thể hiện nội dung, ý nghĩa cần biểu đạt. Trong thể loại thơ này, ta có thể ngắt nhịp bốn- ba hoặc ba- bốn nhiều hơn, thông dụng hơn. Tuy nhiên, trong một số tác phẩm, tác giả đã thay đổi cách ngắt nhịp thông thương nhằm phục vụ một ý đồ nghệ thuật nhất định. Ta lấy ví dụ ở bài " Muốn làm thằng cuội " của Tản Đà:

Có bầu có bạn, cùng tri kỷ

Cùng gió cùng mây, thế mới vui.

Cách ngắt nhịp 2/2/3 đã phần nào cho ta thấy được sự heo hắt của cảnh vật cùng sự cô đơn, buồn tủi của con người.

Thất ngôn bát cú Đường luật đẹp về sự hài hòa, cân đối, cổ điển với âm thanh trầm bổng, nhịp nhàng, hình ảnh gợi tả, tình ý sâu xa. Dù vậy, nó lại bị gò bó vì nhiều ràng buộc và niêm luật chặt chẽ nên giờ đây rất khó có thể tìm được một bài thơ mới được viết đúng theo thể thất ngôn bát cú Đường luật.

Dù có những hạn chế như vậy nhưng có thể, không có nhà thơ nổi tiếng nào là chưa một lần làm thơ bảy chữ. Thất ngôn bát cú có một chỗ đứng quan trọng trong thơ Việt Nam, nó là minh chứng cho cả một thời đại các nhà thơ nổi tiếng với những bài thơ đã đi vào lịch sử văn học trữ tình.

0