K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Hai từ đi, về ở đây đều nhiều hơn một nghĩa. Trở về mới là cái đích. Đi là để được học hỏi, mở mang để trở về với quê hương, cũng là để hiểu hơn về giá trị của những gì tưởng chừng rất đỗi thân quen, bình dị. Những ngày tháng xa nhà thường khiến người ta dễ cảm nhận hơn giá trị của những vùng kí ức thân thương, dịu ngọt. Tình cảm của những người thân yêu, mái nhà quen thuộc của thuở ấu thơ,... tất cả những điều đó luôn đem đến cho ta những gì bình yên, thanh thản, ấm áp nhất. Đi để mở mang hiểu biết, để hiểu hơn chính mình và cũng để tìm kiếm những cái được gọi là giá trị đích thực, trong đó có những thứ vốn dĩ vẫn luôn sẵn lòng dang rộng vòng tay yêu thương chờ đón ta trở về là gia đình và quê hương. Đi xa để rồi trở về và càng cảm thấy trân quý hơn những kí ức ngọt ngào, hạnh phúc, đong đầy yêu thương bên mái nhà xưa.

31 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

Trình bày cảm nhận của bản thân.

Lời giải chi tiết:

     Đây có lẽ không còn là câu nói quá xa lạ với mọi người. Sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan, tôi nghĩ khi con người ta đi xa, phải đối mặt với những bộn bề lo toan ngoài cuộc sống, họ mới cảm nhận và thấy nhớ sự bình yên, gần gũi, yêu thương ấm áp nơi quê nhà. Câu nói trên cũng cho ta thấy rằng, nhà là nơi duy nhất và luôn luôn chào đón ta trở về sau những nỗ lực, bươn trải ngoài cuộc sống. Ở đó có sự vị tha, có tình yêu thương đong đầy và không bao giờ nguội lạnh của người thân.

7 tháng 5 2023

Sau khi đọc xong truyện Dưới bóng hoàng lan, tôi hiểu câu nói đi để trở về nghĩa là con người ta có đi xa mới cảm nhận được sự bình yên, gần gũi, thân thương của gia đình mình. Câu nói cũng cho thấy sau những bộn bề lo toan, sau những xô bồ, mỏi mệt của cuộc sống nhà chính là nơi để trở về.

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc nhan đề và nêu cách hiểu của bản thân.

- Nêu suy luận về vấn đề tác giả bàn luận.

- Nêu ý nghĩa của vấn đề ấy.

Lời giải chi tiết:

- Nhan đề Bản sắc là hành trang mang ý nghĩa: Bản sắc là nét riêng, nét độc đáo trong văn hóa của mỗi quốc gia hay cá nhân nào đó. Cũng chính vì vậy, bản sắc ấy sẽ là nền móng để nước ta bước ra thế giới, hội nhập và phát triển.

- Nhan đề ấy cho em biết vấn đề mà tác giả đang bàn luận chính là gìn giữ và phát huy giá trị bản sắc dân tộc trong thời kì hội nhập.

- Đây là vấn đề có ý nghĩa vô cùng quan trọng và cấp thiết trong bối cảnh toàn cầu hóa hiện nay. Khi mà những giá trị, bản sắc truyền thống đang có nguy cơ bị mai một thậm chí bị thay thế hoàn toàn.

5 tháng 3 2023

- Nhan đề “Bản sắc là hành trang”: Bản sắc là nét riêng, hành trang là những điều có thể đem theo mãi mãi. Bản sắc là hành trang là những nét riêng biệt, đặc sắc riêng của dân tộc ta nên được đem theo, giữ gìn mãi mãi.

- Nhan đề này cho em biết vấn đề tác giả bàn luận trong văn bản là việc bảo tồn, phát huy và giữ gìn bản sắc dân tộc.

- Vấn đề ấy có ý nghĩa quan trọng trong bối cảnh toàn cầu hoá và hội nhập, nơi những điều mới mẻ, hiện đại có nguy cơ xóa bỏ hoàn toàn những nét riêng biệt của mỗi dân tộc.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

- Mục đích viết của tác giả là khẳng định lịch sử lâu đời, sự phong phú và giá trị độc đáo trong nghệ thuật truyền thống của người Việt. 

- Mục đích đó được thể hiện ở hầu hết các đoạn trong văn bản.

4 tháng 3 2023

Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến "hương tràm" trong các khổ thơ đều thổn thức, về những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông.

- Hương tràm ở khổ 2 nói về tình yêu với sự thủy chung.

- Hương tràm ở khổ 3 nói về nỗi cô đơn của tác giả khi "em" không còn ở đây nữa.

- Hương tràm ở khổ cuối nói về sự khẳng định một lần nữa về tình yêu này sẽ còn mãi, không phôi phai.

Từ đó,  nhan đề Đi trong hương tràm được hiểu là tình yêu của nhân vật trữ tình "anh" đắm say trong hương tràm, trong "tình em".

29 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc kĩ bài thơ

- Phân tích và so sánh cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến “hương tràm”

- Đưa ra cách hiểu về nhan đề

Lời giải chi tiết:

- Cảm xúc của nhân vật trữ tình mỗi lần nhắc đến "hương tràm" trong các khổ thơ đều thổn thức, về những hồi ức, những kỉ niệm về một tình yêu da diết, nỗi buồn nhớ mênh mông.

+ Hương tràm ở khổ 2 nói về tình yêu với sự thủy chung.

+ Hương tràm ở khổ 3 nói về nỗi cô đơn của tác giả khi "em" không còn ở đây nữa.

+ Hương tràm ở khổ cuối nói về sự khẳng định một lần nữa về tình yêu này sẽ còn mãi, không phôi phai.

→ Nhan đề “Đi trong hương tràm” đã khẳng định “anh” mãi thuỷ chung và dõi theo “em” dù ở bất cứ nơi đâu.

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong...
Đọc tiếp

- Xem lại phần Kiến thức ngữ văn để vận dụng vào đọc hiểu văn bản này

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là ai? Có số phận như thế nào? Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống nào?

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là gì? Người kể chuyện có thái độ như thế nào đối với các nhân vật trong truyện? Dựa vào đâu để biết được điều đó?

+ Em biết gì về hậu quả của chiến tranh? Hãy chuẩn bị để chia sẻ những hiểu biết ấy.

- Tìm hiểu thêm về tác giả Sương Nguyệt Minh và truyện Người ở bến sông Châu lựa chọn những thông tin liên quan giúp em hiểu thêm truyện ngắn này. 

1
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
20 tháng 12 2023

- Khi đọc truyện Người ở bến sông Châu, các em cần chú ý.

+ Nhân vật chính trong truyện là dì Mây.  Có số phận bất hạnh phải chịu nhiều đắng cay, thiệt thòi, dì chính là đại diện cho những người phụ nữ, những người nữ thanh niên xung phong bước ra từ chiến tranh trở về với cuộc sống hằng ngày với đầy tiếc nuối, tổn thương. Tình cách của nhân vật được thể hiện qua những tình huống khi chứng kiến chú San đi lấy vợ, khi đỡ đẻ cho cô Thanh vợ của chú San.

+ Thông điệp tư tưởng mà tác giả muốn nhắn gửi qua truyện ngắn này là hậu quả của chiến tranh tàn ác đã mang tới rất nhiều những thiệt thòi, chia li, mất mát, nó là những vết cứa sâu khiến cho người ta thật khó có thể nguôi ngoai. Người kể chuyện có thái độ cảm thông, chia sẻ với các nhân vật trong truyện. Dựa vào những lời thoại lời bình của người kể nhẹ nhàng, sâu lắng đầy cảm thông, giường như trong câu chuyện không có người sai người đúng mà tất cả chỉ do hoàn cảnh cay nghiệt khó khăn đã đẩy con người tới những bi kịch đau đớn.

+ Một số hậu quả do chiến tranh gây ra:

. Cướp đi tính mạng của rất nhiều những chiến sĩ, những người dân vô tôị

. Khiến cho biết bao gia đình phải chịu cảnh ly tán, chia lìa, đáng thương, tội nghiệp.

. Thảm họa chất độc màu da cam ảnh hưởng đến cả tương lai.

. Gây nên những nội đau vật chất và nỗi đau tinh thần với rất nhiều con người đáng thương, tội nghiệp

Tác giả Sương Nguyệt Minh 

- Nhà văn Sương Nguyệt Minh tên thật là Nguyễn Ngọc Sơn, quê ở Yên Mỹ, Yên Mô, Ninh Bình. Ông là nhà văn quân đội, đến với nghiệp văn chương khá muộn màng, năm 1992, lần đầu tiên có truyện ngắn đăng trên Tạp chí Văn nghệ Quân đội. Trước khi đến với nghiệp văn, ông từng làm nhiều nghề sinh nhai: từ buôn thuốc lá, trứng vịt, pháo; làm nghề khoan giếng, cho đến cắt dán phong bì.

- Hiện tại, nhà văn Sương Nguyệt Minh đang công tác tại Ban Sáng tác - Tạp chí Văn nghệ Quân đội.

* Giải thưởng:

- Giải thưởng cuộc thi bút ký báo Giáo dục thời đại năm 2004 với tác phẩm "Nhọc nhằn gieo chữ vùng cao".

- Giải thưởng cuộc thi truyện ngắn cuộc thi Nhà xuất bản Giáo dục với tác phẩm "Những bước đi vào đời", năm 2004.

* Các tác phẩm tiêu biểu:

- Đêm Thánh Vô Cùng

- Lửa cháy trong rừng hoang

- Người về bến sông Châu,

- Nỗi đau dòng họ

8 tháng 3 2023

- Mục đích viết của tác giả là viết về những nét nổi bật trong nghệ thuật truyền thống của Việt Nam.

- Mục đích viết được thể hiện rõ trong đoạn thứ nhất của văn bản, câu văn “Như ta thấy về sự phát triển văn học, dân tộc này có khiếu thưởng thức cái thanh và cái đẹp, biết biểu lộ về phương diện nghệ thuật một thị hiếu chắc chắn và không phải là không sâu sắc.”

30 tháng 8 2023

Phương pháp giải:

- Đọc văn bản.

- Rút ra bài học về cách đọc.

Lời giải chi tiết:

Bài học được rút ra về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên:

- Đọc với một thái độ tôn trọng.

- Đọc văn bản đi kèm với đọc chú thích để hiểu những từ ngữ khó.

- Đây là truyện thần thoại nên sẽ mang nhiều yếu tố và cách lí giải chứa nhiều sự tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, khi đọc không nên đưa ra sự đánh giá hay cái nhìn chủ quan mang tính hiện đại của mình đối với một thể loại văn học thời xưa.

7 tháng 5 2023

Bài học được rút ra về cách đọc thể loại thần thoại sau khi đọc truyện trên:

- Đọc với một thái độ tôn trọng.

- Đọc văn bản đi kèm với đọc chú thích để hiểu những từ ngữ khó.

- Đây là truyện thần thoại nên sẽ mang nhiều yếu tố và cách lí giải chứa nhiều sự tưởng tượng, hư cấu. Vì vậy, khi đọc không nên đưa ra sự đánh giá hay cái nhìn chủ quan mang tính hiện đại của mình đối với một thể loại văn học thời xưa.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
25 tháng 11 2023

- Những kỉ niệm tuổi thơ trở về với Thanh khi về thăm bà: kỉ niệm về căn nhà, khu vườn quen thuộc, kỉ niệm về ngày cha mẹ hãy còn sống, kỉ niệm về bà, về cô bé hàng xóm tên Nga, về cây hoàng lan,... Những kỉ niệm ấy gợi lên trong Thanh niềm xúc động lẫn cảm nhận về sự bình yên, êm ả, ấm áp khi trở về nhà.

- Điều đó cho thấy Thanh cũng là một người rất nhạy cảm, tinh tế.