K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

30 tháng 9 2017

hỉ cần viết vắn tắt 1 tí rồi mb và kb theo lời của mk là đc mà bạn chứ viết này dài dòng lắm mk ko viết nổi mà Tấm Cám lại dài nữa thôi thì chúc bạn hok tốt !

30 tháng 9 2017

Đề bài : Kể lại truyện "Tấm Cám" theo lời nhân vật Tấm | Học trực tuyến

23 tháng 12 2018

Trong tuổi thơ của mỗi người, ai cũng có những kỉ niệm đáng nhớ về thầy, cô giáo cũ của mình, những kĩ niệm đẹp xen lẫn nỗi buồn đều được khắc sâu trong trí nhớ của chúng ta. Riêng tôi có một kỉ niệm mà tôi không bao giờ quên, kỉ niệm sâu sắc về một người thầy đáng kính của tôi.

Năm ấy, khi tôi còn học lớp một, tôi có những kỉ niệm đẹp về thầy giáo chủ nghiệm của mình. Tôi đã bước sang lớp một, ngưỡng cữa của bậc tiểu học, có nhiều bạn mới, thầy cô mới.

Ngày trọng đại ấy, ngày tôi không bao giờ quên. Sau buổi lễ khai giảng, tất cả các học sinh đều bước vào lớp học của mình để học buổi học đầu tiên và gặp gỡ thầy cô giáo chủ nhiệm của mình và cũng là người sẽ gắn bó với tôi trong suốt thời gian học tiểu học.

Khi thầy bước vào, dáng người thầy thật nhanh nhẹn và thầy chào chúng tôi. Tôi trông thầy cũng đã đứng tuổi, tóc thầy cũng đã điểm bạc, khuôn mặt thầy gầy, bàn tay thầy có nhiều vết nhăn, chắc thầy đã có mấy chục năm lận đận với học sinh. Thầy bước lên bục giảng, thầy ra hiệu cho chúng tôi im lặng và thầy nói: Chào các con, thầy tên là Hồ Viết Cảnh, thầy sẽ chủ nhiệm lớp các con trong suốt bậc tiểu học. Giọng thầy thật ấm áp, nhẹ nhàng, làm cho những suy nghĩ trong đầu tôi về một người thầy giáo chủ nhiệm thật dữ dằn và nghiêm khắc đều tan biến.

Sau khi ra mắt chúng tôi, thầy bắt đầu dạy cho chúng tôi những bài học đầu tiên mà cũng là những bài học đầu đời dạy tôi nên người. Thầy viết lên bảng những dòng chữ đầu tiên, tôi trông thấy bàn tay thầy run run khi viết, sau này tôi mới biết, thầy phải chịu đựng những cơn đau do tham gia cuộc chiến tranh kháng chiến chống mĩ để viết nên dòng chữ đẹp đó. Sau khi viết xong đề bài, thầy hỏi chúng tôi có thấy rõ không, một vài bạn ngồi phía dưới do mắt kém nên không thấy liền được thầy chỗ khác cho phù hợp. Trong buổi học thầy đến tận chỗ của từng người để chỉ cho chúng tôi những chỗ không hiểu. Cuối giờ, thầy cho chúng tôi xếp hàng ra về, mọi người đi về rất thẳng hàng, tiếng cười đùa của một vài bạn đã làm xôn ao khắp sân trường. Buổi học đầu tiên đã kết thúc như vậy đó, thầy đã để lại cho tôi những suy nghĩ về một người thầy mẫu mực.

Những buổi học sau, thầy nghiêm khắc với những bạn lười học, khen thưởng những bạn ngoan. Giờ ra chơi, thầy đều ra chơi cùng chúng tôi, thầy chơi những rò chơi dân gian cùng với chúng tôi, nhìn khuôn mặt thầy lúc đấy thật đáng yêu, nhìn kĩ thầy, tôi có cảm giác khuôn mặt thầy rất giống khuôn mặt ông nội tôi. Ông tôi đã mất từ khi tôi còn nhỏ, những kỉ niệm đẹp của ông và tôi đều được tôi khắc ghi. Nhìn thầy, tôi cảm thấy nhớ đến ông, nhớ đến cảnh chơi đùa của hai ông cháu, tôi liền chạy vào phòng học, ngồi trong góc khóc. Lúc đó có một bàn tay đặt lên vai tôi khẽ vỗ về, hình ảnh ông nội vỗ về tôi mỗi khi buồn hiện về, tôi bỗng khóc to lên, không sao có thể kiềm chế được. Thì ra đó chính là thầy, thầy khẽ nói với tôi: “Thành, sao con khóc, nói ra để thầy chia sẽ với con". Rồi thầy ôm tôi vào lòng, nhận được sự an ủi của thầy, tôi càng khóc to hơn. Sau hôm đó tôi cảm thấy được thầy quan tâm nhiều hơn.

Vào một hôm, do tôi không học bài nên bị điểm kém, thầy liền mắng tôi, tôi liền chạy về chỗ ngồi, trong lòng tôi cảm thấy rất tức thầy. Vào giờ ra chơi thầy không ra chơi với các bạn như mọi khi, thầy xuống chỗ tôi. Thầy nói: "Thầy xin lỗi em vì đã quá nặng lời, nhưng em là lớp trưởng nên phải gương mẫu cho các bạn noi theo.... thầy giảng lại cho tôi bài tôi chưa hiểu. Tôi nhìn thầy lúc đó mà trong lòng cảm thấy hối hận vô cùng, ân hận vì đã làm thầy buồn. Tôi tự hứa sẽ cố gắng phấn đấu tốt hơn.

Vậy đấy, thầy đã để lại cho tôi những kỉ niệm không bao giờ phai mờ về một người thầy giản dị mà thân thương. Tôi hứa sẽ cố gắng học tập để trở thành công dân tốt, có ích cho đất nước và xã hội. Công ơn thầy sẽ mãi được khắc ghi như câu danh ngôn:

"Ngọc không mài không sáng, người không học không tài."

23 tháng 12 2018

“Đại d­ương lớn bởi dung nạp trăm sông,con ng­ười lớn bởi rộng lòng bao dung cả những điều lầm lỗi”.Đó là bài học đầu tiên tôi học đ­ược từ cô giáo của mình và cho đến tận bây giờ,những kỉ niệm yêu th­ương về cô giáo đầu tiên vẫn còn in đậm trong tâm trí của tôi!

Ngày ấy tôi mới vào học lớp 1.Cô giáo của tôi cao,gầy,mái tóc không m­ướt xanh mà lốm đốm nhiều sợi bạc,cô ăn mặc giản dị nh­ưng lịch thiệp.ấn t­ượng nhất ở cô là đôi mắt sáng,nghiêm nghị mà dịu dàng.Cái nhìn vừa yêu th­ương vừa nh­ư dò hỏi của cô cho đến bây giờ tôi vẫn chẳng thể nào quên…

Hôm ấy là ngày thứ 7.Mai có một chiếc bút máy mới màu trắng sọc vàng với hàng chữ “My pen”lấp lánh và những bông hoa nhỏ xíu tinh xảo ẩn nấp kín đáo mà duyên dáng ở cổ bút.Tôi nhìn cây bút một cách thèm thuồng,thầm ao ­ước đ­ược cầm nó trong tay…

Đến giờ ra chơi,tôi một mình coi lớp,không thể c­ưỡng lại ý thích của mình,tôi mở cặp của Mai,ngắm nghía cây bút,đặt vào chỗ cũ rồi chẳng hiểu vì sao tôi bỗng không muốn trả lại nữa.Tôi muốn đ­ược nhìn thấy nó hàng ngày,đ­ược tự mình sở hữu nó,đ­ược thấy nó trong cặp của chính mình…

Hết giờ ra chơi, các bạn chạy vào lớp,Mai lập tức mở cặp và khóc oà lên khi thấy chiếc bút đã không cánh mà bay!Cả lớp xôn xao,bạn thì lục tung sách vở,bạn lục ngăn bàn,có bạn bò cả xuống gầm bàn ngó nghiêng xem chiếc bút có bị rơi xuống đất không…Đúng lúc đó,cô giáo của chúng tôi vào lớp!Sau khi nghe bạn lớp tr­ưởng báo cáo và nghe Mai kể chi tiết về chiếc bút:nào là nó màu gì,có chữ gì, có điểm gì đặc biệt,ai cho,để ở đâu,mất vào lúc nào…Cô yên lặng ngồi xuống ghế.Lớp tr­ưởng nhanh nhảu đề nghị:

- Cô cho xét cặp lớp mình đi cô ạ!

Cô hình nh­ không nghe thấy lời nó nói, chỉ chậm rãi hỏi:

- Ra chơi hôm nay ai ở lại coi lớp?

Cả lớp nhìn tôi,vài giọng nói đề nghị xét cặp của tôi,những cái nhìn dò hỏi,nghi ngờ,tôi thấy tay mình run bắn,mặt nóng ran nh­ có trăm ngàn con kiến đang bò trên má. Cô giáo tôi nổi tiếng là nghiêm khắc nhất tr­ờng,chỉ một cái gật đầu của cô lúc này,cái cặp bé nhỏ của tôi sẽ đ­ược mở tung ra…Bạn bè sẽ thấy hết,sẽ chê c­ười,sẽ chẳng còn ai chơi cùng tôi nữa…Tôi sợ hãi,ân hận,xấu hổ,bẽ bàng…Tôi oà khóc,tôi muốn đ­ược xin lỗi cô và các bạn…Bỗng cô giáo của tôi yêu cầu cả lớp im lặng,cô hứa thứ hai sẽ giải quyết tiếp,giờ học lặng lẽ trôi qua...

Sáng thứ hai,sau giờ chào cờ,cô bước vào lớp,gật đầu ra hiệu cho chúng tôi ngồi xuống.Cô nhẹ nhàng đến bên Mai và bảo:

- Hôm thứ bảy bác bảo vệ có đưa cho cô cây bút và nói rằng bác nhặt được khi đi đóng khoá cửa lớp mình,có phải là cây bút của em không?

Mai cầm cây bút,nó sung sướng nhận là của mình,cô dặn dò cả lớp phải giữ gìn dụng cụ học tập cẩn thận,giờ học trôi qua êm ả,nhẹ nhàng…Ra chơi hôm ấy,các bạn lại ríu rít bên tôi như muốn bù lại sự lạnh nhạt hôm trước.Chỉ riêng tôi là biết rõ cây bút thật của Mai hiện ở nơi đâu…

Sau đó vài ngày cô có gặp riêng tôi,cô không trách móc cũng không giảng giải gì nhiều.Cô nhìn tôi bằng cái nhìn bao dung và thông cảm,cô biết lỗi lầm của tôi chỉ là sự dại dột nhất thời nên đã có cách ứng xử riêng để giúp tôi không bị bạn bè khinh thường,coi rẻ…

Năm tháng qua đi,bí mật về cây bút vẫn chỉ có mình tôi và cô biết.Nhưng hôm nay,nhân ngày 20/11, tôi tự thấy mình đã đủ can đảm kể lại câu chuyện của chính mình nh­ là một cách thể hiện lòng biết ơn và kính trọng đối với ng­ười đã dạy tôi bài học về sự bao dung và cách ứng xử tế nhị trong cuộc sống.

Giờ đây tôi đã lớn,đã biết cân nhắc đúng sai trước mỗi việc mình làm, tôi vẫn nhớ về bài học thuở thiếu thời mà cô đã dạy: Bài học về lỗi lầm và sự bao dung! Và có lẽ trong suốt cả cuộc đời mình,tôi sẽ chẳng lúc nào nguôi nỗi nhớ về cô như nhớ về MỘT CON NG­ỜI CÓ TẤM LÒNG CAO CẢ!

24 tháng 12 2018

Đã lâu lắm rồi tôi chưa được gặp lại ba. Vì hoàn cảnh gia đình nên ba tôi phải đi thuyền xa nhà, hai ba tháng mới về một lần. Vừa đi học về, tôi nghe thấy trong nhà rôm rả tiếng cười nói. Là giọng của ba, ba đã về. Tôi vội chạy vào nhà, mọi cảm xúc trong tôi như vỡ òa. Ba nhìn tôi kẽ cười :” Con gái, lại đây ngồi với ba nào” Tôi nhìn ba, kẽ gật đầu ngồi xuống. Ngước mắt lên nhìn, tôi thấy ba tôi đen đi nhiều. Có lẽ ba tôi vất vả lắm. Nắng gió biển khơi đã nhuộm màu da ba tôi thành nước da bánh mật, trên cằm còn lưu thưa một vài sợi râu chưa cạo hết. Thấy tôi ngơ ngác nhìn, ba tôi cười, xoa đầu nói:” Lâu không nhìn thấy ba quên ba rồi hả?”. “ Con  nhớ ba lắm”- đấy là câu nói mà suốt bao tháng nay tôi muốn tự nói với ba. Bữa trước, nghe nói trên biển có bão, tôi và má lo lắng cho ba rất nhiều. Ba bảo cái nghề long đong trên biển hứng nắng đón gió có khi nguy hiểm thật nhưng đã gắn bó với nghề biển này bao nhiêu năm,ba yêu nghề này rồi nên cũng không bỏ được. Tôi cầm tay ba nắm thật chặt như muốn nói nỗi nhớ trong lòng với ba, muốn làm cô con gái nhỏ làm nũng ba.Vì chị em tôi mà ba đã phải vất vả rất nhiều. Ba là người mà tôi thương nhất. Tôi yêu ba tôi rất nhiều.

24 tháng 12 2018

Đã bao giờ bạn tin rằng sau một giấc mơ những điều bạn hằng mong ước bấy lâu sẽ trở thành sự thật ?Đã có lúc tôi rất tin vào điều đó và luôn nhớ khoảnh khắc kỳ diệu mà giấc mơ đã đem đến cho tôi .
Hôm ấy là một buổi tối cuối tuần,trời đầy sao và gió thì dịu nhẹ.Tôi nằm trên trần nhà mơ mộng đếm những vì sao.Bỗng nhiên tôi thấy cả không gian như bừng sáng.Trong vầng hào quang sáng lấp lánh,ông tôi cười hiền từ bước về phía tôi.Tôi sung sướng đến nghẹt thở ngắm nhìn gương mặt phúc hậu, hồng hào và mái tóc bạc phơ của người ông yêu quí.Ông tôi vẫn thế:dáng người cao đậm,bộ quân phục giản dị và cái nhìn trìu mến!Tôi ngồi bên ông,tay nắm bàn tay của ông,tận hưởng niềm vui được nâng niu như thuở còn thơ bé…Tôi muốn hỏi những ngày qua ông sống như thế nào?Ông ở đâu?Ông có nhớ đến gia đình không …Tôi muốn hỏi nhiều chuyện nhưng chẳng biết bắt đầu từ đâu cả.
Ông kể cho tôi nghe những câu chuyện cổ tích mà ngày xưa ông vẫn kể.Giọng ông vẫn thế:rủ rỉ,trầm và ấm.Ông hỏi tôi chuyện học hành,kiểm tra sách vở của tôi.Đôi mày ông nhíu lại khi thấy tôi viết những trang vở cẩu thả.Ông không trách mà chỉ ân cần khuyên nhủ tôi cố gắng học tập chăm chỉ hơn.Ông nhìn tôi rất lâu bằng cái nhìn bao dung và khích lệ.Ông còn bảo những khát vọng mà ông làm dang dở,cháu hãy giúp ông biến nó thành hiện thực.Những khát vọng ấy ông ghi lại cả trong trang giấy này.Muốn làm được điều ấy chỉ có con đường học tập mà thôi…
Ông dẫn tôi đi trên con đường làng đầy hoa thơm và cỏ lạ.Hai ông cháu vừa đi vừa nói chuyện thật vui.Ông bảo đến chợ hoa xuân,ông muốn đem cả mùa xuân về căn nhà của cháu.Ông chọn một cành đào, cành khẳng khiu nâu mốc nhưng hoa thì tuyệt đẹp:màu phấn hồng,mềm,mịn và e ấp như đang e lệ trước gió xuân.Nụ hoa chi chít,cánh hoa thấp thoáng như những đốm sao.Tôi tung tăng đi bên ông,lòng sung sướng như trẻ nhỏ.Ông cầm cành đào trên tay.Có lẽ mùa xuân đang nấp cả trong những nụ đào e ấp ấy…Xung quanh ông cháu tôi,kẻ mua,người bán,ồn ào và náo nhiệt.Họ cũng đang chuẩn bị đón xuân về !
Tôi đang bám vào tay ông,ríu rít trò chuyện về những ngày xuân mới sắp đến,chợt nghe tiếng mẹ gọi rất to.Tôi giật mình tỉnh dậy,thấy mình vẫn đang nằm trêm trần nhà.Lòng luyến tiếc nhận ra tất cả chỉ là một giấc mơ thôi ..
Giấc mơ chỉ là khoảnh khắc kỳ diệu đáp ứng niềm mong nhớ của tôi. Tôi nuối tiếc song cũng học được nhiều điều từ giấc mơ đó.Và quan trọng nhất là tôi được gặp ông , được ông truyền cho niềm tin và sự nỗ lực cố gắng thực hiện những ước mơ của chính mình.

10 tháng 4 2020

Qua văn bản “Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ đẻ cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: “từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: “kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ đẻ đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:


“NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM”

10 tháng 4 2020

Qua văn bản Buổi học cuối cùng” hình ảnh người thầy giáo yêu nước Ha-men hiện lên thật nghiêm khắc mà mẫu mực – người thầy đã dành trọn bốn mươi năm tâm huyết cho nghề nhà giáo cao quí, bốn mươi năm tâm huyết để truyền dạy tiếng mẹ ** cho các thế hệ trẻ vùng An-dát biên giới xa xôi. Để rồi một ngày, thầy nhận được lệnh từ Béc-lin: từ nay chỉ dạy tiếng Đức ở các trường vùng An-dát, Lo-ren…” thế là các kỉ niệm đau đớn như ùa về với thầy đem theo sự hối hận tận cùng…Thầy nhớ như in những ngày thầy bắt học trò tưới vườn thay vì học hành, rồi những ngày thầy đã không ngại ngùng cho học trò nghỉ học khi mún đi câu cá hương. Nhưng tình yêu nước tha thiết đã trỗi dậy trong thầy vào buổi học tiếng Pháp cuối cùng: thầy mặc chiếc áo Gơ-đanh-gốt vốn chỉ dùng trong những hôm quan trọng, giọng nói thầy tha thiết hơn bao giờ hết và chưa bao giờ thầy kiên nhẫn giảng giải đến vậy. Người thầy tội nghiệp như muốn truyền hết tri thức của mình và một lúc nhét hết nó vào đầu tụi học trò thơ ngây. Đồng hồ đã điểm mười hai giờ, thầy đứng trên bục, người thầy tái nhợt, bất lực ra hiệu cho tụi học trò: kết thúc rồi…đi đi thôi!”. Tuy nhiên, trong điểm tột cùng của sự đau xót, thầy Ha-men đã có một hành động thật anh dũng, cao cả thể hiện tấm lòng yêu nước, yêu thiết tha tiếng mẹ ** đó là cầm phấn dằn hết sức, thầy cố viết thật to:
"NƯỚC PHÁP MUÔN NĂM"

17 tháng 11 2021

Tham Khảo này bé 

I. Mở bài

- Giới thiệu thể loại truyền thuyết (khái niệm, khái quát đặc trưng thể loại truyền thuyết…)

- Giới thiệu truyền thuyết “Sơn Tinh, Thủy Tinh” (tóm tắt, khái quát giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật…)

II. Thân bài

1. Vua Hùng đưa ra điều kiện kén rể

- Hùng Vương thứ mười tám có người con gái tên là Mị Nương, người đẹp như hoa, tính nết hiền dịu. Vì vậy, vua cha muốn kén cho con một người chồng thật xứng đáng

- Sơn Tinh, Thủy Tinh đến cầu hôn, hai người ngang tài ngang sức

   + Sơn Tinh: vẫy tay về phía đông, phía đông nổi cồn cát; vẫy tay về phía tây, phía tây mọc lên từng dãy núi đồi

   + Thủy Tinh: gọi gió, gió đến; hô mưa, mưa về

- Vua Hùng không biết chọn ai nên đưa ra yêu cầu sính lễ và ai mang đến trước thì sẽ được cưới Mị Nương.

- Lễ vật thách cưới gồm: một trăm ván cơm nếp, một trăm nệp bánh chưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi

→ Lễ vật là những thứ khó tìm kiếm, chủ yếu là ở vùng núi, qua đó, cho thấy sự ưu ái của nhân dân đối với thần núi

2. Cuộc giao tranh giữa Sơn Tinh và Thủy Tinh

- Nguyên nhân: Sơn Tinh mang lễ vật đến trước, rước Mị Nương về núi. Thủy Tinh đến sau, không cưới được vợ, đùng đùng nổi giận, đem quân đuổi đánh Sơn Tinh, đòi cướp Mị Nương

- Diễn biến:

   + Thủy Tinh: hô mưa, gọi gió, làm thành giông bão, dâng nước sông lên cuồn cuộn, nước ngập ruộng đồng, nhà cửa, thành Phong Châu như nổi lềnh bềnh trên một biển nước

   + Sơn Tinh: bóc từng quả đồi, dời từng dãy núi, dựng thành lũy đất, ngăn chặn dòng nước lũ

- Kết quả: Thủy Tinh thua trận, đành phải rút quân

→ Sơn Tinh là hình ảnh tượng trưng cho sức mạnh và ước muốn chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

3. Cuộc trả thù hằng năm của Tinh

Hằng năm, Thủy Tinh dân nước đánh Sơn Tinh nhưng lần nào cũng thất bại, đành phải rút quân về

→ Khẳng định sức mạnh và niềm tin chiến thắng thiên tai của nhân dân ta

III. Kết bài

- Khái quát giá trị nội dung và nghệ thuật của văn bản:

   + Nội dung: “Sơn Tinh, Thủy Tinh” là câu chuyện tưởng tượng kì ảo, giải thích hiện tượng lũ lụt và thể hiện sức mạnh ước mong của người Việt cổ muốn chế ngự thiên tai, đồng thời suy tôn, ca ngợi công lao dựng nước của các vua Hùng

   + Nghệ thuật: xây dựng nhân vật mang dáng dấp thần linh với nhiều chi tiết tưởng tượng, kì ảo; cách kể chuyện lôi cuốn, hấp dẫn

- Cảm nhận của bản thân về văn bản, liên hệ với vấn đề thủy lợi, củng cố đê diều trong giai đoạn hiện nay

17 tháng 11 2021

Tham khảo

1. Mở bài

Giới thiệu về truyền thuyết Con Rồng cháu Tiên

2. Thân bài

- Việc kết duyên giữa hai vị thần:
+ Lạc Long Quân thuộc nòi rồng sống dưới nước, có nhiều phép lạ giúp dân trừ yêu diệt quái
+ Âu Cơ thuộc dòng Tiên, xinh đẹp tuyệt trần
-->  Nguồn gốc cao quý

- Việc sinh nở kì lạ:
+ Âu Cơ sinh ra bọc trăm trứng, nở ta trăm người con
+ 100 người con đẹp đẽ, khôi ngô, lớn nhanh như thổi
-->  Chi tiết tưởng tưởng sáng tạo thể hiện niềm tự hào về nguồn gốc tiên rồng và mối quan hệ gắn bó của con người Việt Nam.

- Cuộc chia tay:
+ 50 người con theo cha xuống biển
+ 50 người con theo mẹ lên núi
-->  Cùng nhau cai quản các phương.
+ Người con trưởng lên ngôi, lấy hiệu là Hùng Vương.

=> Truyện lí giải nguồn gốc con Rồng cháu Tiên và mối quan hệ gắn bó, đoàn kết của con người Việt Nam.

3. Kết bài

Khái quát đặc sắc nội dung và nghệ thuật truyện.

23 tháng 4 2016

Thế giới thần tiên trong trí tưởng tượng của trẻ em Việt Nam là một thế giới đầy màu sắc. Ở nơi thiên đường đó có cô Tấm dịu hiền, có anh Khoai chăm chỉ, cần cù và chàng Thạch Sanh khoẻ mạnh, dũng cảm. Nhưng người mà những đứa trẻ chúng tôi thích nhất lại là ông Tiên – cụ già tốt bụng, luôn mang đến những điều ước màu nhiệm.

Trong trí tưởng tượng của tôi, ông tiên chắc cũng chẳng khác gì ông nội là mấy. Ông cũng có mái tóc trắng, búi củ tôi như các cụ ngày xưa. Ông có đôi mắt to, tròn nhìn hết cả thế gian xem ai khó khăn, đau khổ thì giúp đỡ. Đôi mắt ấy rất hiền hậu, nhân từ như chính con người ông. Ông tôi ngày xưa có chùm râu dài đến rốn, bạc trắng nên tôi nghĩ bụt cũng vậy thôi. Da dẻ bụt hồng hào, trắng trẻo vì ăn nhiều đào tiên trên thiên đình. Ông tiên hay đi giúp đỡ người khác. Mỗi lần ông xuất hiện là lại có những đám khói trắng xoá ở đâu hiện ra mà chúng tôi thường gọi là "cân đẩu vân" của ông. Xung quanh ông tiên, những luồng ánh sáng có thể soi sáng cả thế gian. Ông thường mặc bộ quần áo màu vàng, đôi guốc mộc trông giản dị và gần gũi như ông mình. Giọng nói của ông ấm áp và ôn tổn xoa dịu hết mọi nỗi đau. Nhưng điều làm tôi yêu ông nhất chính là tấm lòng của ông. "Ông tiên tốt bụng", "cụ già mang đến nhiều điều ước" là những cái tên mà tôi đặt cho ông. Ông tiên giúp đỡ chị Tấm gặp được nhà Vua. Khi chị Tấm không có quần áo đi dự hội, ông đã hoá phép biến đống xương cá ở bốn chân giường thành bộ quần áo đẹp, thành đôi hài đỏ dễ thương và thành con ngựa hồng để chị Tấm đi dự hội. Ông tiên đã dạy cho anh Khoai hai câu thần chú để trị tội tên địa chủ và cưới được con gái hắn. Trong câu chuyện cổ tích “Bông cúc trắng” ông tiên đã chỉ đường cho cô bé hái được hoa cúc mang về chữa bệnh cho mẹ. Ông còn đến tận nhà khám bệnh, chữa trị cho mẹ cô bé hiếu thảo kia… Vậy đấy! Với cây phất trần trong tay ông đã đi khắp mọi nơi, gặp đủ hạng người, tốt có, xấu có. Nhưng chỉ những người tốt, những đứa bé ngoan ngoãn, học giỏi và hiếu thảo mới gặp được ông tiên, được ông giúp đỡ và cho điều ước. Còn những đứa trẻ hư, những người xấu sẽ phải chịu hình phạt thích đáng.

Tôi yêu ông tiên lắm. Tôi coi ông như ông ruột của mình ấy. Đã mấy nghìn năm nay, ông đi đủ mọi miền, giúp đỡ bao người. Từ hồi còn nằm nôi, tôi đã được các bà các mẹ kể về ông tiên. Đến trong mơ, tôi cũng nhìn thấy những việc mà ông đã làm để giúp đỡ bà con nghèo, người gặp hoạn nạn. Tôi không phải là một đứa trẻ ngoan. Đôi lúc tôi còn lười biếng và cãi lại mẹ nhưng tôi sẽ sửa chữa, tôi sẽ cố gắng chăm học hơn, ngoan ngoãn hơn để một lần được nhìn thấy ông tiên – cụ già tốt bụng và nhân hậu của tôi.

23 tháng 4 2016

Kí ức tuổi thơ như dòng thác mạnh mẽ, cuốn tôi về với miền cổ tích. Kỉ niệm tuổi thơ tôi gắn với lời kể của mẹ, của bà, với nàng tiên, ông bụt. Tuổi thơ tôi là những lần vấp ngã ngồi khóc rưng rức, mong chờ ông tiên hiện ra, ban cho một điều ước diộu kì. Và bây giờ, trong mơ tôi đang trôi về cái ngày trẻ con ấy để được gặp ông tiên hiền từ của tôi.

Giấc ngủ bồng bềnh, êm ái đưa tôi bay lên cao, cao hơn cả những nóc nhà, hàng cây im lìm bên dưới, chạm tói một tầng mây mềm và ấm: "Chào mừng con đến với thế giới của những ước mơ". Một giọng trầm ấm vang lên. Tôi ngước mắt nhìn.

Ồ, kia chẳng phải là ông Tiên sao? Làm sao tôi nhầm được hình bóng thân thương mà mẹ và bà vẫn thường hay kể. Ông cao và trông gầy gầy nhưng nước da hồng hào, khoẻ mạnh, gương mặt phúc hậu. Mái tóc trắng như cước được búi cao gần sát đỉnh đầu. Chòm râu cũng trắng hệt như mái tóc, dài tới tận đầu gối, trông xa như một dòng nước bạc. Ông vận một bộ quần áo màu vàng, có những đường vân trắng kéo thành vệt như sương và đi một đôi hài mũi hếch vàng, nhạt hơn bộ quần áo. Một dáng vẻ nhàn nhã, thanh tao.

Ông bước lại gần tôi, dáng đi nhanh nhẹn.

Tôi ngước lên để nhìn ông rõ hơn. Ánh mắt ông ấm áp, trìu mến. Đôi mắt nâu hiền từ. Đôi lông mày trắng và dài rủ xuống. Ông mỉm cười, để lộ hàm răng đen nhánh. 

"Ông ơi, sao ông chỉ giúp đỡ người gặp khó khăn, bất hạnh thôi ạ? Sao con ngã đau, khóc mà ông không hiện lên?" – Tôi hỏi. Ông lại cười, nụ cười của ông sao giống nụ cười của ông ngoại tôi đã mất thế cơ chứ? Ông đưa ngón tay dài khẽ gạt sợi tóc con ra khỏi mặt tôi. Bàn tay ấm áp của ông vuốt má tôi "Tại vì ông hay bất cứ thần thánh nào khác cũng đều bước ra từ ước mơ và hi vọng của con người". 

Ánh mắt ông ngời sáng, chòm râu bạc khẽ rung rinh. – "Người bất hạnh gặp phải nhiều đau khổ nhưng khát vọng vươn lên tìm hạnh phúc, tìm công lí luôn rực cháy. Vì vậy, ông giúp đỡ để họ có thêm nghị lực. Việc giúp đỡ của ông chỉ như sự khích lệ, cổ vũ họ mà thôi".

À thì ra là như vậy!  

Ánh mặt tròi rọi qua cửa sổ, chiếu vào mặt làm tôi bừng tỉnh khỏi giấc mộng. Nhưng hình ảnh ông Tiên hiền từ và những lời ông nói vẫn vang vọng trong tôi. Ông ơi, con hiểu rồi ạ. Cổ tích không thể biến những giấc mơ thành sự thật nhưng nó sẽ tạo ra niềm tin, niềm hi vọng để ta cố gắng vươn lên.

Bài làm

~ Bạn kb với tôi tôi cx chả thèm chấp nhận đâu, còn 205 lời mời tao chưa chấp nhận kìa. ~

Ngày còn nhỏ, tôi luôn ước mẹ mình là một cô giáo. Tôi muốn một lần được trải cảm giác có mẹ là giáo viên, được hạnh diện với các bạn trong lớp. Nhưng càng lớn, tôi càng yêu mẹ hơn, dù mẹ chỉ là một nông dân bình thường.

Mẹ tôi quanh năm lam lũ, vất vả, lúc nào cũng tất bật. Vì vậy, dù mới hơn ba mươi tuổi nhưng trông mẹ như già hơn tuổi rất nhiều. Nơi khóe mắt mẹ đã hằn những vết chân chim nhưng vẫn không làm mờ đi đôi mắt sáng với ánh nhìn hiền hòa. Mỗi lần anh em tôi mắc lỗi, đôi mắt ấy lại nhìn chúng tôi đầy nghiêm khắc. Và cũng đôi mắt ấy đã thức trắng bao đêm mỗi lần tôi bị ốm. Bao giờ cũng vậy, luôn là tình yêu đong đày dành cho chúng tôi. Đôi mắt ấy cũng là thứ duy nhất tôi được thừa hưởng từ mẹ. Mỗi lần có người khen tôi có đôi mắt giống mẹ, tôi cảm thấy vô cùng tự hào, hãnh diện. Tôi là con gái của mẹ mà! Trên da mặt mẹ còn có nhiều vết nám. Đó là dấu ấn của bao ngày dãi nắng dầm mưa. Nghe ngoại kể, này trẻ, da mẹ đẹp lắm, má lúc nào cũng trắng hồng. Tôi cảm thấy đáng tiếc vô cùng vì tôi lại giống bố ở làn da ngăm ngăm.

Nhưng cái mà mẹ luôn tự hào nhất, chăm chú nhất về bản thân lại là mái tóc. Dù vất vả từ ngày nhỏ nhưng mái tóc của mẹ dường như không có tuổi. Nó dài, đen, óng mượt mà ngay cả những thiếu nữ cũng phải mơ ước. Tôi rất thích ngắm mẹ hong tóc, nắng tràn lên mái tóc mẹ, nhảy nhót, lung linh. Mùi hương hoa bưởi cứ phảng phất, thơm nồng. Dáng người của mẹ nhỏ bé nhưng nhanh nhẹn, hoạt bát. Lúc nào mẹ bước đi cũng vội vã, thoăn thoắt. Mọi người thường nói mẹ có dáng đi vất vả. Thì cũng phải thôi, bởi bố đi bộ đội xa nhà, một mình mẹ chăm sóc ông bà nội, nuôi nấng anh em chúng tôi. Bao gánh nặng dồn lên đôi vai bé nhỏ của mẹ, bao công việc để chăm sóc gia đình khiến mẹ không thể thông thả, khoan thai. Hai bàn tay của mẹ gầy gầy, xương xương. Nhưng với tôi nó đẹp như bàn tay cô giáo. Đôi bàn tay ấy đã lo cho tôi từng bữa ăn, giấc ngủ, ôm ấp tôi khi tôi còn ẵm ngửa, dắt tôi đi những bước chập chững đầu tiên.

Mẹ tôi ăn mặc cũng rất giản dị. Bao nhiêu năm rồi, vẫn những chiếc áo bà ba đã sơn màu. Mẹ thường đùa rằng mặc như thế vừa thoải mái, vừa đẹp. Chỉ khi nào có dịp đặc biệt, mẹ mới mặc những chiếc áo mới bố mua tặng mỗi dịp về thăm nhà. Ngày nào cũng vậy, mẹ luôn là người dậy sớm nhất nhà. Mẹ chuẩn bị bữa sáng cho anh em tôi, cho lợn gà ăn và dọn nhà cửa. Mẹ chăm sóc cho chúng tôi từng li từng tí. Dù bận rộn đến đâu, mỗi buổi tối, mẹ vẫn dành thời gian để kèm anh em tôi học bài. Mẹ chính là cô giáo đặc biệt của chúng tôi. Mẹ còn dạy chúng tôi cách cư xử trong cuộc sống, dạy chúng tôi những bài đồng dao mà mẹ còn nhớ được.

Mẹ cứ lặng lẽ đi bên cuộc đời của tôi và anh tôi. Tôi lớn lên trong tình yêu thương bao la của mẹ. Trong câu hát mẹ ru tôi, có nước mắt của sự yêu thương và hi vọng. Tôi không thể nói hết được tình yêu dành cho mẹ. Chỉ biết rằng mình phải cố gắng thật nhiều để mẹ vui.

Cô giáo em nói: “Trong tất cả các kì quan thì trái tim người mẹ là kì quan vĩ đại nhất”. Em sẽ cố gắng học tập thật tốt để mẹ luôn cười mẹ nhé. Mẹ à! Con yêu mẹ.

# Học tốt #

6 tháng 5 2019

 KB NHA

MIK KO BAO GIỜ CHÉP MẠNG(MIK LÀ NGƯỜI KO BIẾT NÓ DỐI, XIN THỀ)

E RẤT IU MẸ E.

MẮT MẸ E SÁNG NHƯ CÁI ĐÈN PHA Ô TÔ. ĐẦU MẸ TO BẰNG QUẢ BƯỞI. MÔI MẸ ĐỎ NHƯ QUẢ ỚT CHÍN.MẸ HAY NÓI:

-ĐẦU MÀY NHƯ ĐẦU CÓ NÃO LÀ QUẢ ÓC CHÓ ẤY!

MỖI KHI E ĐƯỢC ĐIỂM 5 THÌ MẸ LẠI NÓI THẾ MÀ LÚC E ĐƯỢC ĐIỂM 9,10 MẸ RÊN LÊN:

-ỐI, CON MẸ GIỎI QUÁ!

 VÌ VẬY, E RẤT IU MẸ E.

AHIHI, HAY THÌ ỦNG HỘ MIK MẤY CÁI K NHA!

14 tháng 9 2021

Cổng trường rất cao , to xung quanh là hàng rào kiên cố được sơn màu xanh. Đứng nhìn ngôi trường em thấy nó thật to lớn với mái ngói màu đỏ tươi thấp thoáng sau những chiếc lá. Trường em được sơn màu vàng, một màu khá nổi bật.

Tiến vào sân trường ta sẽ thấy một khoảng sân trường rộng lớn được trồng rất nhiều cây xanh để che bóng mát như cây bàng, phượng vĩ, xà cừ, bằng lăng… những cây này được trồng thành hàng thẳng tấp rất đẹp. Cả một khoảng sân trường rộng lớn đều được cán ximăng rất sạch sẽ.

Trường em gồm có ba dãy phòng học mỗi dãy đều có một tầng trệt và một tầng lầu, ba dãy này được xây dựng theo hình chữ U. Dãy thứ nhất là dãy dành cho giáo viên với các phòng như: phòng họp, phòng của hiệu trưởng, phòng phó hiệu trưởng, phòng nghỉ của giáo viên, phòng truyền thống, phòng tiếp khách và một số phòng khác. Những phòng này là để phục vụ cho thầy cô giáo trong quá trình làm việc được thuận lợi nhất.

Dãy thứ hai là dãy nằm giữa nhìn từ phía ngoài vào. Dãy này là dành cho học sinh học tập với các lớp từ lớp 6 đến lớp 9. Phía trước mỗi dãy cầu thang sẽ là một chiếc cửa sắt sơn màu bạc. Khi học sinh tan trường hết thì các bác bảo vệ sẽ đóng chiếc cửa này lại để có thể ngăn chặn người lạ đột nhập vào trường vì các thiết bị trong trường khá đắt tiền.

Mỗi phòng học sẽ có cửa đóng cẩn thận, những chiếc cửa rất chắc chắn, đặc biệt những khung của sổ được lau chùi rất sạch sẽ. Khi bước vào trong mỗi phòng học ta sẽ thấy dòng chữ “ dạy tốt, học tốt” và phía trên là ảnh của Bác Hồ được đặt trang nghiêm chính giữa.

Trong lớp bàn ghế được sắp xếp gọn gàng và ngăn nắp, bảng đen của ngày xưa bây giờ đã được thay hoàn toàn bằng bảng chống chóa giúp cho học sinh chúng em dễ dàng hơn khi nhìn những gì thầy cô giảng trên bảng. Và đặc biệt trường đã lắp đặt hệ thống mái chiếu, đây là những thiết bị hiện đại giúp chúng em có thể học tập tốt hơn.

Dãy còn lại là dãy dành cho phòng thí nghiệm, thực hành ở các bộ môn như sinh, hóa và có cả phòng dành riêng cho bộ môn nhạc. Phía trước mỗi dãy phòng được trồng rất nhiều hoa để tạo ra một không gian đẹp hơn, bắt mắt hơn  và cũng để giúp chúng em có thể thư giãn sau những giờ học căng thẳng.

Ở giữa sân là cột cờ với lá cờ đỏ sao vàng đang tung bay trước gió, trên nền trời xanh. Khuôn viên trường có căn tin nằm phía sau dãy của học sinh, gần với nhà xe. Trường học cũng có sân sau dành riêng cho các bạn thích thể thao, các bạn có thể chơi bóng đá, cầu lông ở đây.

Ngôi trường với không gian tuyệt đẹp. Hằng ngày cắp sách đến trường, khiến cho nơi đây ngày càng thân thuộc đối với em. Những lúc thầm nghĩ đến ngày phải chia tay ngôi trường này, chia tay khung cảnh nơi đây, chia tay thầy cô bạn bè thì em lại không nở vì nó sẽ là một cảm giác thật 

14 tháng 9 2021

truyền thống bạn nha và dài quá nha bạn