K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

20 tháng 5 2019

Đôi khi ta tự hỏi, vì sao mình có mặt trên cõi đời này? Không xấu, không đẹp, không tài năng xuất chúng và cũng chẳng có gì nổi bật. Tóm lại mặt trời vẫn sáng, trái đất vẫn quay nếu thiếu mình, phải vậy không?

         Thế thì bạn nhầm rồi! Tôi nghĩ mỗi người sinh ra trên đời đều vì một ý nghĩa rất đặc biệt mà không ai có thể thay thế được – bạn và tôi cũng vậy.

         Người mẹ tồn tại vì đứa con của mình, bác sĩ tồn tại vì những bệnh nhân của ông. Và những người bình thường vô danh nhất cũng tồn tại vì những ai yêu thương  họ.

         Hãy nhớ đến ba mẹ mình – bạn sinh ra để nhận và đáp lại tình yêu thương từ ba mẹ!

         Hãy nhớ đến cô bạn thân nhất – bạn sinh ra để lắng nghe những bí mật và làm đôi vai an ủi mỗi khi cô ấy khóc.

         Hãy nhớ đến cậu bạn đặc biệt của mình – cậu ấy sẽ chứng minh cho câu:”Với thế giới này, bạn chỉ là một người, nhưng với một người, bạn là cả thế giới”.

         Khỏe mạnh hay ốm yếu, thành công hay thất bại, đối với bạn bè, người thân, những người yêu mến bạn, bạn vẫn thật cần thiết. Giá trị của bạn là ở chính con người bạn. Bạn thật đặc biệt, hãy luôn nhắc mình nhớ điều đó. Đừng ngồi đếm những nỗi buồn mà hãy thử đếm xem bạn đã bao lần được hạnh phúc. Đừng cố làm nổi bật những gì không thuộc về bạn, đừng ngồi trong phòng một mình rồi tự  hỏi”Mình có quan trọng không? Mình sinh ra để làm gì?”. Nếu muốn tìm giá trị thật sự của mình, bạn sẽ thấy nó trong trái  tim những người bạn thương yêu nhất….

         Đường đời vốn không trơn tru, bằng phẳng, ai đi mà không vấp ngã một đôi lần, cả tôi cũng thế, tôi cũng đã từng vấp ngã, đã từng nếm cái cảm giác đau xem nó ra sao? Nhiều lúc, đứng trước một khó khăn, tôi lại e ngại, tôi thấy mình không đủ sức để làm việc ấy. Nhưng gia đình, thầy cô, bè bạn, những người mà tôi yêu quý, họ vẫn bên cạnh tôi, động viên tôi giúp tôi tin tưởng vào bản thân mình hơn.

         Những gì tôi viết lên đây là những lời tôi muốn gửi đến các bạn. Tôi biết, không phải ai trong các bạn cũng bản lĩnh  , cũng đầy niềm tin vào chính mình.

         Chúng ta có thể bị đánh gục, bị giày xéo bởi những quyết định sai lầm, những tình huống “đen đủi” bật chợt hiện ra khiến chúng ta cảm thấy dường như mình chẳng còn giá trị. Nhưng dù điều gì xảy ra hoặc sẽ xảy ra, bạn hãy luôn nhớ rằng bản thân bạn thật đáng quý và giá trị ấy sẽ còn mãi mãi, không bao giờ mất đi. Hãy nhớ lấy điều ấy, bạn nhé!

20 tháng 5 2019

"Chỉ là câu hỏi đơn giản, nhưng có bao giờ bạn tự trả lời cho chính mình với câu hỏi "Bạn sinh ra để làm gì?"

Tạo hóa quả là điều kì diệu, và có lẽ điều kì diệu nhất trong cuộc sống này chính là thời gian. Mọi vật đều có thể tính được tương đối nhưng thời gian là thứ tuyệt đối. Tuần hoàn cuộc sống đã được đo bằng chính thứ kì diệu ấy. Thời gian mang lại tất cả cho bạn: sức khỏe, tiền bạc, gia đình, bạn bè,tình yêu,...và cũng lấy mất của bạn tất cả. Có bao giờ bạn hỏi rằng: "Mình sinh ra trên Trái Đất này là để làm gì?". Tôi dám chắc rằng ai trong chúng ta cũng đã từng hỏi câu hỏi này ít nhất một lần trong đời. Ở mỗi khoảng thời gian khác nhau, câu hỏi, câu trà lời và đối tượng cũng sẽ khác nhau. 

Khi còn là một đứa trẻ, bạn thường hỏi những người lớn xung quanh, nhất là ba mẹ bạn rằng: "Sao ba mẹ lại sinh ra con mà không phải bất kì đứa trẻ nào khác nhỉ?". Lúc đó, bạn thường nhận được câu trả lời cùng với nụ cười vui vẻ, đôi khi là bộc phát cười vì câu hỏi ngớ ngẩn của bạn là " Ba mẹ cũng không biết nữa, nhưng chắc vì Chúa đã thấy được sự khấn nguyện của chúng ta nên đã ban con cho chúng ta, con yêu ạ!" hoặc là một câu nói đùa giỡn "Không biết nữa, chắc do oan nghiệp kiếp trước nên mới vào nhà này đấy!". Dù thế nào, cha mẹ hoặc người lớn họ cũng không biết và chằng thể trả lời thỏa mãn được sự tò mò của bạn cho câu hỏi trên, và rồi bạn cũng ậm, ừ ngộ nghĩnh cho qua.

Bước sang tuổi đi học, cắp sách tới trường, những lúc đùa giỡn, bạn bè và bạn thường đặt ra câu hỏi cho nhau "Nhiều khi tao không biết mình sinh ra để làm gì nữa đấy mày ạ?", rồi bạn bè lại bảo "Mày hỏi thế thì tao chịu, về hỏi ba mẹ mày ấy chứ tao thì sao mà biết, tao còn không biết tao sinh ra để làm gì chứ huống chi biết mày!". Câu trả lời vẫn là không biết. Có nhiều người có "tri thức" bảo rằng sinh ra để sống, thầy cô bảo rằng sinh ra để học tập, làm việc và cống hiến, rồi khi bước lên ngưỡng sinh viên, giảng viên lại bảo sinh ra để xác định con đường mình cần đi là gì và mình sẽ là ai trong cuộc sống này, mình có thành công hay không,..Rồi bạn cũng sẽ trả lời theo những ý kiến mà người khác đưa ra nhưng chưa bao giờ bạn tự trả lời thỏa đáng cho chính câu hỏi mà mình đặt ra.

Rồi khi bạn biết yêu, trái tim bạn biết rung động về người khác, bạn cũng sẽ hỏi " Tại sao chúng ta sinh ra là để đến với nhau?" hay "Tại sao anh/em lại yêu em/anh mà không phải một người khác nhỉ?". Rất nhiều điều phải không ạ? Dĩ nhiên khi yêu chắc hẳn người yêu của bạn sẽ cũng lại trả lời " Anh/em cũng không biết nữa, chỉ yêu thôi chứ không có lí do" hay" Đừng hỏi câu hỏi đó mà hãy nhìn vào mắt của anh/em." Một câu trả lời không chính xác những gì bạn muốn nhưng chắc chắn làm bạn hài lòng. Tiếp đó biến cố xảy ra giữa bạn với người yêu khi tình yêu đã "đậm sâu" hay đã kết thành vợ chồng. Bạn và người yêu cãi vả, giận hờn rồi cũng sẽ hỏi nhau "Tại sao trời sinh ra đều bắt tôi phải lấy anh/em, thật là bất công?" Rồi mọi câu trả lời đều là im lặng vì chỉ cần một sự biện chứng của người này thì sẽ có sự phản biện của người còn lại. Mâu thuẫn đã bị dập tắt. Và đến cuối cùng, bạn cũng cho qua mọi chuyện hoặc chấm dứt tình yêu và lại bắt đầu tình yêu mới. Sự việc cứ tuần hoàn và bạn vẫn chưa trả lời cho chính mình.

Và khi bạn già đi, chuẩn bị kết thúc và bắt đầu một cuộc sống mới theo niềm tin của bạn. Dĩ nhiên bạn sẽ đặt tiếp câu hỏi cho cuộc đời của mình, nhưng lúc này không còn là câu hỏi "Bạn sinh ra để làm gì?" mà sẽ là hàng loạt câu hỏi gắn liền với kí ức trong bạn "Tại sao hồi ấy mình như thế này, như thế kia?", "Tại sao lúc đó mình lại có những điều dại dột như thế?", "Tại sao lúc đó, mình không làm như thế này mà làm như thế kia thì sẽ tôt biết bao?" "Tại sao, tại sao và tại sao?". Hàng loạt các câu hỏi tại sao bạn cứ tự đặt ra sau bao năm trải đời, tích góp trải nghiệm và kinh nghiệm để rồi ngẫm và rút ra kết luận cho đời mình. Tôi tin rằng, lúc đó, bạn đã tự trả lời và hiều cho bản thân của mình với câu hỏi "Bạn sinh ra để làm gì?" 

Bạn sinh ra để là bạn. Bạn không thể là bất kì người nào khác trong thế giới này. Cho dù bạn có là ai đi chăng nữa, thì bản thân bạn cũng sẽ hỏi và tự trả lời cho chính bản thân mình và đáp án nó vẫn là vậy vì mọi thứ luôn là tương đối và cuộc sống của bạn đã được thời gian- đơn vị tuyệt đối đo lường. Những lúc khi bạn khó khăn, yếu đuối, hay vinh quang, hạnh phúc, tất cả chỉ có chính bạn và thời gian hiểu rõ. Không ai có thể cảm nhận được bằng chính bản thân bạn. Nếu tôi nói như vậy thì bạn nghĩ rằng cuộc sống này mọi thứ đều đã tự định đoạt sẵn, vì thế có lẽ bạn nghĩ tôi đang khuyên bạn cứ để phó cho số phận? Hay bạn nghĩ rằng chính bản thân mình có thể thay đồi số phận của mình bằng những việc làm hiện hữu. Tôi không phủ nhận cũng không đồng ý với hai quan điểm trên. Bởi lẽ, cuộc sống là một vòng tuần hoàn, ngay cả khi bạn chết đi thì điều đó cũng có nghĩa là bạn chuẩn bị bước vào cuộc sống mới. Bạn khó khăn và muốn gục ngã, bạn nghĩ cứ để số phận quyết định, lúc đó bạn đang phó cho thời gian và không nghĩ đến khả năng của mình? Nhưng bạn biết đấy, bạn có thể thay đổi nó trong tuần hoàn thời gian kia mà, bạn có thể vực dậy bằng chính năng lực bản thân của bạn trong cái tuần hoàn thời gian đặt sẵn. Nó cũng giống như phương trình y=ax+b trong kế toán quản trị, phương pháp cực đại, cực tiểu với a là biến phí tượng trưng cho chính bản thân bạn, b là định phí giống như tuần hoàn thời gian, x là mức độ hoạt động trong quãng thời gian của bạn. Và cuối cùng bạn chỉ có thể giải quyết phương trình khi đáp án chính là bản thân bạn, khi bạn có thể trả lời tất cả các câu hỏi chỉ bằng một câu trả lời " Bạn sinh ra vì chính là bạn".

"Tôi chính là tôi chứ không phải ai khác!" Hãy sống vì bạn là bạn mà không phải ai khác bạn nhé! Vì thời gian sẽ đo lường cho cho bạn kết quả cực đại khi bạn chính là bạn đấy! Và lúc này đây, tôi cũng đang làm công việc, đang suy ngẫm những điều giản đơn ai cũng biết và cũng hiểu nhưng ít ai chia sẻ ra ngoài như tôi. Đơn giản thôi! Vì tôi là chính tôi!

1 tháng 10 2018

vì họ là người sinh ra chúng ta cho chúng ta mạng sống mang chúng ta đến với cuộc sống tuy cuộc sông của ai cũng hạnh phúc nhưng hãy vui vì chúng ta được sinh ra trên đời còn nữa là cha mẹ đã chiệu rất nhiều khổ đau đó mang chúng ta tới với cuộc sống họ đã hi sinh rất nhiều kể cả ước mơ của họ cho chúng ta họ không tiếc mạng sống khổ đau để cho chúng ta hạnh phúc nên họ đối xử tệ với chúng ta một chút cũng bình thường thôi

19 tháng 9 2020

tại vì đó là 1 chân lí , 1 sự thật hiển nhiên

tại vì nó là như thế

:))))))))))

14 tháng 1 2021

Con người chúng ta sống không chỉ để đáp ứng những nhu cầu vật chất, tinh thần mà sống còn là để trau dồi những phẩm chất tâm hồn đáng quý. Ngày nay, kĩ năng sống là một phần không thể thiếu trong quá trình rèn luyện cách sống sao cho tốt của con người. Trong kỹ năng ứng xử, giao tiếp, lời xin lỗi đóng vai trò mấu chốt để giữ vững mối quan hệ cá nhân và xã hội. Có ý kiến cho rằng: Phải biết nói lời xin lỗi. Đây là ý kiến hoàn toàn đúng và nhận được sự đồng tình của hầu hết mọi người.

Nhiều người cho rằng, lời xin lỗi được thốt ra khi một cá nhân hay tập thể có lỗi. Ý kiến đó không hẳn là sai nhưng không nên nghĩ quá tiêu cực đối với lời xin lỗi như vậy. Bởi trong cuộc sống hàng ngày, ít nhiều chúng ta cũng nghe thấy lời xin lỗi xung quanh. Nhưng lời xin lỗi ấy có thể là “Xin lỗi bạn, đường đến bưu điện cách đây bao xa?”, “Xin lỗi, tôi có thể ngồi chiếc bàn này cùng anh?”, “xin lỗi vì tôi đã đường đột đến đây”, “con xin lỗi mẹ vì khi nãy con đã làm điều không đúng với mẹ” …..

Lời xin lỗi là rất nhiều nhưng có thể thấy lời xin lỗi không chỉ là cách thể hiện thái độ biết lỗi, tự nhận thấy sai lầm mà còn là phép lịch sự trong giao tiếp, ứng xử giữa người với người. Vậy tại sao ta phải nói lời xin lỗi?

Trước hết, xin lỗi là một phép lịch sự trong giao tiếp mà ta có thể gọi đó là văn hóa xin lỗi. Nó thể hiện sự văn minh, tôn trọng đồng loại mà đặc biệt xin lỗi để thấy một xã hội công bằng dân chủ và văn minh khi tất cả mọi người không phân biệt địa vị, cấp bậc, giàu nghèo đều cần nói lời xin lỗi không chỉ những lúc sai lầm mà còn cả những lúc tỏ thái độ tôn trọng người khác.

Xin lỗi là khi ta biết lỗi và nhận lỗi. Bên cạnh đó, nó còn thể hiện trách nhiệm của người đó với lỗi lầm, với người khác, với cuộc sống. Điều đó có nghĩa là bạn thừa nhận sai lầm và không đổ lỗi cho bất cứ lý do gì. Lời xin lỗi được nói ra không chỉ đơn thuần là một lời nói, nó còn là sự khẳng định chuộc lỗi và không tái phạm lần sau. Nếu một lời xin lỗi không khẳng định được điều trên thì đó là một lời nói gió bay, không hề có ý nghĩa gì. Vì vậy ta phải nói lời xin lỗi để tỏ thái độ rằng ta sẽ sửa đổi lỗi lầm vừa qua. Ví dụ, khi bạn đánh mượn đồ người khác và lỡ đánh mất, lời xin lỗi sẽ truyền tải cho người khác rằng bạn biết lỗi và bạn sẽ cố gắng tìm lại món đồ ấy hoặc trao trả bằng thứ khác…hay bằng cách khác để chuộc lỗi.

Một điều cũng hết sức quan trọng ấy là xin lỗi là cách để con người chung sống cùng nhau, hòa hợp lẫn nhau. Có người cho rằng: “Lời xin lỗi không có nghĩa là bạn sai và người khác đúng, lời xin lỗi có nghĩa là bạn coi trọng mối quan hệ đó hơn những điều đã xảy ra”. Sự thể hiện trong câu nói trên là ở những mâu thuẫn, xung đột giữa những con người. Sống là va chạm, là đụng độ với nhiều khó khăn, kể cả những bất đồng quan điểm. Tại sao có những cuộc cãi vã xuất hiện, những trận đánh nhau oái ăm không ngừng bớt nóng chỉ vì bất đồng quan điểm, vì một vấn đề không biết lỗi từ phía ai? Những tiêu cực trên sẽ được giải quyết ổn thỏa bởi một lời xin lỗi từ một trong hai phía. Chỉ cần một chút nhẫn nhịn, một chút từ bỏ cái tôi, vượt lên thói sĩ diện hão thì tư cách của một kẻ mạnh sẽ xuất hiện, làm dịu cái khó trước mắt. Như vậy, lời xin lỗi chẳng phải là liều thuốc hữu hiệu để giải quyết nhiều vấn đề rối rắm không đáng có sao?

Có câu chuyện về hai nhà họ Trương họ Lý. Một hôm, người bên nhà họ Lý qua nhà họ Trương hỏi: “Sao mọi người nhà anh sống với nhau vui vẻ, hài hòa rất là hay; còn nhà tôi năm ba bữa là cãi nhau, nhà anh có thuật sống gì hay vậy?”. Anh họ Trương nói: “Đâu có gì lạ! Mọi người trong nhà tôi luôn thấy mình là người xấu, còn nhà anh ai cũng thấy mình tốt nên mới như vậy”. Anh họ Lý ngạc nhiên: “Là người tốt tại sao lại cãi vã”. Họ Trương mới nói: “Ví như có một chén trà để trên bàn, một người đi qua vô ý đụng cái bàn, bàn chao làm rơi vỡ chén trà. Người nhà của anh không nhận lỗi, mà còn lớn tiếng trách: “Ai để chén trà không ý tứ, phải để vào trong thì đâu có bể ?”. Người để chén trà cũng không chịu thua, cãi lại: “Tôi để đó đâu có sao, tại anh vô ý làm bể, còn trách”.Vì ai cũng thấy mình tốt, mình phải nên mới xảy ra cãi nhau. Còn nếu là người nhà của tôi khi gặp sự việc như vậy sẽ nhỏ nhẹ xin lỗi: “Tôi lỡ vụng làm đổ chén trà, thành thật xin lỗi”. Người để chén trà nghe vậy, cũng sẽ nói: “Cũng không thể trách anh, do tôi sơ ý để chén trà ở gần mép bàn nên mới bị đụng đổ. Đây là lỗi của tôi”. Hai người cùng nhận lỗi hết nên không cãi vã, trong nhà luôn an vui và tốt đẹp. Còn nhà anh ai cũng tốt thì lỗi về phần ai ? Đây là câu chuyện có thực được kể lại nhưng ắt hẳn trong cuộc sống chúng ta những câu chuyện hiện hữu như trên không hề hiếm có. Lời xin lỗi đã làm tình người trở nên khăng khít hơn và mối quan hệ của họ thực sự được tôn trọng, tôn trọng hơn cả những việc không ai muốn đã xảy ra. Xin lỗi là tốt nhưng nếu ta lạm dụng nó quá cũng là điều không tốt. Xin lỗi đi kèm với việc sửa lỗi và hoàn thiện bản thân hơn. Việc xin lỗi quá nhiều sẽ khiến người khác nghĩ bạn là một người luôn mắc sai lầm và chỉ biết xin lỗi. Vì vậy, bạn hãy làm cuộc sống trở nên màu sắc hơn với những lời xin lỗi hợp lý.

Để tạo nên lời xin lỗi thật hữu dụng cách tốt nhất là hãy để lời xin lỗi xuất phát từ đáy lòng. “Một lời xin lỗi vụng về vẫn tốt hơn sự im lặng” nhưng đó là lời nói hết sức chân thành với thái độ thành tâm nhất có thể. Hãy đưa lời xin lỗi đến người cần nhận nó một cách sớm nhất, nhanh nhất nhưng vẫn thật cẩn trọng nhất. Và một lưu ý hết sức cần thiết đó là phải biết sửa sai sau lời nói chân thật ấy các bạn nhé.

Một lời xin lỗi tưởng chừng sẽ vác đến cho bạn gánh nặng nhưng thực sự đó chính là cách để bạn tháo gỡ những vướng mắc, áy náy và giúp bạn trở nên nhẹ nhõm lòng mình hơn, yêu cuộc đời hơn!

Tóm lại, nếu có ai cho rằng phải nói lời xin lỗi, tôi sẽ giơ tay và ủng hộ hết mình với ý kiến đó. Đồng thời, lời xin lỗi không giới hạn cho bất cứ ai, độ tuổi nào nên việc học cách xin lỗi là điều thiết yếu không chỉ riêng tôi mà còn cả nhân loại. Vì lời xin lỗi ấy không chỉ có ý nghĩa đối với cá nhân mà còn có ý nghĩa cho cả cộng đồng loài người chúng ta.

6 tháng 5 2018

chấp hành nghiêm chỉnh các luật lệ giao thông

6 tháng 5 2018

ko lảng lách đánh võng

ko đi xe  hàng 3,hàng 4

ko chở hàng cồng kềnh

ko vượt đền đỏ

ko đi ngược chiều

nhiều lắm,mk viết từng này thui nha!

I .ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)Đọc văn bản sau:DỰA VÀO BẢN THÂNỐc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh”- Mẹ nói.“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng...
Đọc tiếp

I .ĐỌC HIỂU ( 6.0 điểm)

Đọc văn bản sau:

DỰA VÀO BẢN THÂN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ của nó: “Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!”.

“Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh”- Mẹ nói.

“Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không cần đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?” 

“Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy”.

“Nhưng em giun đất cũng không có xương và cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hóa được tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?”

“Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy”.

Ốc sên con bật khóc, nói: “Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng không che chở chúng ta”.

“Vì vậy mà chúng ta có cái bình!- Ốc sên mẹ an ủi con - Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta phải dựa vào chính bản thân chúng ta”

                                                                                  (Theo “Sống đẹp Xitrum.net”)

Thực hiện các yêu cầu:

Câu 1.  Câu chuyện được kể theo ngôi thứ mấy?

A. Ngôi thứ nhất                                                  

B. Ngôi thứ hai

C. Ngôi thứ ba                                                      

D. Kết hợp nhiều ngôi kể

Câu 2. Vì sao chị sâu róm không phải mang chiếc bình vừa nặng vừa cứng?

A. Vì chị có xương và bò rất nhanh

B. Vì chị biến thành bướm

C. Vì lòng đất sẽ bảo vệ chị                               

D. Vì chị giống ốc sên

Câu 3. Từ “ bò” trong câu “Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanhlà từ đồng âm đúng hay sai?

     A. Đúng                     

     B. Sai

Câu 4. Ý nào không đúng khi nói về lí do Ốc sên khóc?

A. Cảm thấy mệt vì phải mang cái bình vừa nặng vừa cứng.    

B. Cảm thấy mình đáng thương, không được ai che chở.

C. Cảm thấy sâu róm và giun đất may mắn hơn mình.

D. Cảm thấy mình thật vô dụng, không được tích sự gì.

Câu 5. Trong các từ sau, từ nào là từ Hán Việt?

A.                                                                                                                                                         bảo vệ

B.                                                                                                                                                         Ốc sên

C. bật khóc

D. cái bình.

 

Câu 6. Ốc sên mẹ đã khuyên con phải như thế nào?

C.                                                                                                                                                         Phải dựa vào trời đất.

D.                                                                                                                                                         Phải dựa vào người mẹ.

C. Phải dựa vào sâu róm và giun đất.

D. Phải dựa vào chính mình.

Câu 7: Câu văn: “Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò thì không nhanh. sử dụng cấu trúc câu nhiều thành phần vị ngữ có tác dụng gì?

Câu 8. Bài học được rút ra từ câu chuyện trên là gì?

Câu 9. Từ lời khuyên của Ốc sên mẹ ở cuối văn bản, em sẽ hành động như thế nào trong cuộc sống của mình?

II. VIẾT ( 4.0 điểm)

    Viết bài văn, suy nghĩ về hiện tượng bắt nạt trong trường học

 

0
Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!""Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói."Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?""Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời...
Đọc tiếp

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"
"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.
"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".
"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"
"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".
Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".
"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".
                                                                    (Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)
Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính của văn bản trên.
Câu 2 : Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương?
Câu 3 : Tìm từ đa nghĩa và giải thích nghĩa của từ đó trong câu sau: " Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? "
Câu 4: Đoạn trích trên kể theo ngôi thứ mấy? 

 

0
CÂU CHUYỆN ỐC SÊNỐc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!""Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói."Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?""Vì chị sâu róm sẽ biến thành...
Đọc tiếp

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1. Xác định ngôi kể  được sử dụng trong văn bản trên

Câu 2.  Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. 

Câu 3. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? 

Câu 4. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao?

GIÚP MIK VỚI Ạ !

0
Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:CÂU CHUYỆN ỐC SÊNỐc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!""Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói."Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng...
Đọc tiếp

Đọc ngữ liệu sau và thực hiện các yêu cầu:

CÂU CHUYỆN ỐC SÊN

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!"

"Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói.

"Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy".

"Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?"

"Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy".

Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta".

"Vì vậy mà chúng ta có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính bản thân chúng ta".

(Theo Quà tặng cuộc sống, NXB Thanh niên, 2009)

Câu 1. Xác định ngôi kể  được sử dụng trong văn bản trên

Câu 2.  Em hãy chỉ ra tác dụng của các dấu ngoặc kép được sử dụng trong văn bản. 

Câu 3. Vì sao Ốc sên con lại bật khóc và cảm thấy mình đáng thương? 

Câu 4. Em có đồng ý với lời động viên an ủi của Ốc sên mẹ không? Vì sao? 

GIÚP MIK VỚI Ạ !

1

Câu 1 : ngôi thứ 3 

Câu 2 :Để đánh dấu câu hội thoại trong bài văn

Câu 3 : Vì có thấy sâu róm thì có trời che chở , giun đất thì có đất che chở mà nó chẳng đc trời hay đất che chở 

3 tháng 11 2021

cho mik hỏi câu 4 đâu r bn

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị...
Đọc tiếp

Đọc văn bản sau và trả lời câu hỏi:

Ốc sên con ngày nọ hỏi mẹ: "Mẹ ơi! Tại sao chúng ta từ khi sinh ra phải đeo cái bình vừa nặng vừa cứng trên lưng như thế? Thật mệt chết đi được!" "Vì cơ thể chúng ta không có xương để chống đỡ, chỉ có thể bò, mà bò cũng không nhanh" - Ốc sên mẹ nói. "Chị sâu róm không có xương cũng bò chẳng nhanh, tại sao chị ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì chị sâu róm sẽ biến thành bướm, bầu trời sẽ bảo vệ chị ấy". "Nhưng em giun đất cũng không có xương, cũng bò chẳng nhanh, cũng không biến hoá được, tại sao em ấy không đeo cái bình vừa nặng vừa cứng đó?" "Vì em giun đất sẽ chui xuống đất, lòng đất sẽ bảo vệ em ấy". Ốc sên con bật khóc, nói: "Chúng ta thật đáng thương, bầu trời không bảo vệ chúng ta, lòng đất cũng chẳng che chở chúng ta". "Vì vậy mà chúng có cái bình!" - Ốc sên mẹ an ủi con - "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".

 

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chính

Câu 2: Xác định cụm động từ có trong câu sau:... "Chúng ta không dựa vào trời, cũng chẳng dựa vào đất, chúng ta dựa vào chính mình con ạ".

Câu 3: Tìm và phân tích tác dụng của biện pháp tu từ chủ đạo trong câu chuyện trên?

Câu 4: Khái quát nội dung

0