K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

I, Dàn ý tham khảo

1, Mở bài

- Giới thiệu tác giả, tác phẩm

2, Thân bài

* Bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh.

- Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:

"Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh".

=> Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta.

- Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng.

- Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

=> Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc.

- Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

3, Kết bài

- Khẳng định lại giá trị của bài thơ

- Tình cảm của em dành cho bài thơ

II, Bài văn tham khảo

Nguyễn Trãi là danh nhân văn hóa thế giới, là nhà lãnh đạo tài ba mưu lược. Hơn thế nữa, ông còn là một nhà thơ tiêu biểu của nền văn học trung địa Việt Nam. Ông đã để lại cho chúng ta hàng loạt các tác phẩm vô giá trong đó không thể không nhắc đến bài thơ "Bình ngô đại cáo". Tác phẩm đã tố cáo tội ác đanh thép của giặc và thể hiện tinh thần yêu nước của Nguyễn Trãi nói riêng và nhân dân Việt Nam nói chung. Điều này được thể hiện rõ nhất qua đoạn thơ thứ hai của bài:

" Vừa rồi

...........

Ai bảo thần dân chịu được".

Nếu như đoạn 1 nêu lên lập trường chính nghĩa thì đoạn 2 là bản cáo trạng đanh thép vạch rõ tội ác của quân xâm lược nhà Minh. Nguyễn Trãi đã lột trần âm mưu thâm độc của chúng: lợi dụng nhà Hồ chính sự đổ nát, giặc Minh đã thừa cơ vào cướp nước ta:

Nhân họ Hồ chính sự phiền hà,

Để trong nước lòng dân oán hận.

Quân cuồng Minh đã thừa cơ gây họa,

Bọn gian tà còn bán nước cầu vinh.

Năm 1406, lấy cớ nhà Hồ cướp ngôi của nhà Trần, nhà Minh huy động một lực lượng lớn gồm 20 vạn bộ binh và thuỷ binh cùng với hàng chục vạn dân phu vận chuyển, dưới quyền chỉ huy của Chu Năng, Trương Phụ, Mộc Thạnh, Lý Bân, Trần Húc kéo vào xâm lược Đại Việt. Quân Minh chia làm hai cánh: một cánh do Trương Phụ chỉ huy theo đường Bằng Tường, Quảng Tây tiến vào Lạng Sơn, một cánh do Mộc Thạnh chỉ huy từ Vân Nam theo đường sông Hồng kéo xuống. Nhà Minh còn sai người mang sắc vào dụ vua Chămpa phối hợp tấn công ở biên giới phía nam.

Trong suốt hai mươi năm đô hộ nước ta (1407-1427), chính quyền đô hộ nhà Minh đã thực hiện nhiều chính sách và biện pháp từ tinh vi đến trắng trợn nhằm xoá bỏ quá khứ đấu tranh, dựng nước và giữ nước bất khuất của dân tộc ta, thủ tiêu những di sản văn hoá truyền thống tốt đẹp của nhân dân Đại Việt để chiếm đóng vĩnh viễn đất nước ta. Nhà Minh nhiều lần đốt sách vở, kể cả sách học của trẻ em, phá hủy các bia đá. Lịch sử đã ghi lại tội ác của giặc Minh và Bình Ngô Đại Cáo lại thêm một lần tố cáo mạnh mẽ tội ác của chúng.

Tác giả đã khẳng định đó là tội ác “Bại nhân nghĩa nát cả đất trời” và kể ra những hành động dã man của bọn chúng. Âm mưu xâm lược của quân giặc gian xảo bao nhiêu thì chính sách cai trị của chúng càng thâm độc bấy nhiêu. Vẫn là những chính sách cũ nhưng thâm độc hơn nhiều: chúng không chỉ bóc lột vơ vét hết mọi sản vật, sức người, sức của của dân ta mà chúng còn huỷ hoại cả môi trường sống (tàn hại giống côn trùng cây cỏ) và tàn sát con người không biết ghê tay. Hai câu :

Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn,

Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ.

Đây là hình ảnh vừa cụ thể, vừa khái quát như một lời cáo trạng, lời buộc tội quân giặc. Văn học trung đại Việt Nam không có nhiều nhà thơ đưa hình ảnh “Dân đen” vào trang viết của mình. Dân đen-những kiếp người nhỏ bé tận cùng dưới đáy xã hội. Họ là nạn nhân của tội ác mà quân giặc đã gieo rắc trên bờ cõi dân tộc. Nếu không có một tấm lòng rộng mở, nếu không có một tư tưởng nhân đạo sâu sắc thì Nguyễn Trãi đâu thể viết nên những câu văn mang đầy sức gợi và đậm tính nhân văn như thế? Có thể nói, hai câu văn đã được viết viết ra bằng máu và nước mắt của người anh hùng suốt đời một lòng vì dân vì nước.

Vơ vét sản vật, tiêu diệt con người, tội ác của giặc không giấy bút nào tả xiết :

Độc ác thay, trúc Nam Sơn không ghi hết tội,

Dơ bẩn thay, nước Đông Hải không rửa sạch mùi.

Nguyễn Trãi chọn cái vô cùng (trúc Nam Sơn, nước Đông Hải) để nói đến tội ác của một loài quỷ dữ (thằng há miệng, đứa nhe răng). Bọn chúng như những con thú dữ khát máu người, chỉ nhăm nhe cắn xé nhân dân ta đến tận xương tủy. Hậu quả bọn chúng để lại thật là tàn khốc: gia đình tan nát, vợ  mất chồng, con cái thì nheo nhóc, muôn loài bị phá huỷ, tiêu diệt, sản xuất thì trì trệ, nhân dân khổ cực.

Để nêu rõ tội ác của quân xâm lược, tác giả đã dụng phương pháp liệt kê có chọn lọc, sử dụng những câu văn giàu hình tượng, giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với cảm xúc. Lúc thì tỏ ra căm phẫn, tức giận đến thấu xương cái lũ xâm lược tàn bạo, lúc thì lại thể hiện sự xót xa, đau đớn cho nhân dân ta.

Hai câu cuối kết án vô cùng đanh thép :

Lẽ nào trời đất dung tha,

Ai bảo thần dân chịu được ?

Tội ác của giặc Minh đã vượt qua cái giới hạn của lẽ trời. Hành động nhơ bẩn của chúng khiến cả thần và người đều không thể tha thứ.

Đứng trên lập trường nhân nghĩa, đoạn văn là máu, là nước mắt, thể hiện sự căm hận sục sôi của Nguyễn Trãi đối với kẻ thù.

Nói tóm lại, đoạn văn này là một bản cáo trạng đanh thép tố cáo tội ác khủng khiếp của giặc Minh trong 20 năm trên mảnh đất Đại Việt.

Ðể đảm bảo vừa tăng cường sức thuyết phục vừa đạt được tính cô đọng, hàm súc của ngôn từ văn chương, Nguyễn Trãi sử dụng đan xen, kết hợp hài hòa giữa những hình ảnh mang tính chất khái quát với những hình ảnh có tính cụ thể, sinh động.

Như vậy bằng cái tái và cái tâm của mình, Nguyễn trãi đã khiến cho Bình Ngô Đại Cáo xứng đáng được vinh danh là áng thiên cổ hùng văn (áng văn bất hủ muôn đời). Để rồi văn đàn Việt Nam tự hào có một Nguyễn Trãi. Dân tộc Việt Nam tự hào có một Ức Trai.

HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
26 tháng 11 2023

a.

Phương diện

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Đối tượng nghị luận

Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học.

Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

Phạm vi nghị luận

Gói gọn trong tác phẩm văn học.

Bao quát các vấn đề trong cuộc sống.

Mục đích nghị luận

Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học.

Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống.

Lí lẽ và dẫn chứng

Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học.

Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học.

b.

Phương diện

Văn bản nghị luận trung đại

Văn bản nghị luận hiện đại

Hình thức

- Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu...

- Sử dụng Hán văn.

- Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển.

- Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo.

- Ngôn ngữ đời thường, hiện đại.

- Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng.

- Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Nội dung

Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an.

Đề tài rộng, phong phú.

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:…Như nước Đại Việt ta từ trước,Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.Núi sông bờ cõi đã chia,Phong tục Bắc Nam cũng khác.Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,Song hào kiệt đời nào cũng có.Vậy nênLưu Cung tham công nên thất bại,Triệu Tiết...
Đọc tiếp

Đọc đoạn trích sau và thực hiện các yêu cầu:

…Như nước Đại Việt ta từ trước,

Vốn xưng nền văn hiến đã lâu.

Núi sông bờ cõi đã chia,

Phong tục Bắc Nam cũng khác.

Từ Triệu, Đinh, Lí, Trần bao đời gây nền độc lập,

Cùng Hán, Đường, Tống, Nguyên mỗi bên xưng đế một phương.

Tuy mạnh yếu từng lúc khác nhau,

Song hào kiệt đời nào cũng có.

Vậy nên

Lưu Cung tham công nên thất bại,

Triệu Tiết thích lớn phải tiêu vong.

Cửa Hàm Tử bắt sống Toa Đô,

Sông Bạch Đằng giết tươi Ô Mã.

Việc xưa xem xét,

Chứng cứ còn ghi.

(Trích Bình Ngô đại cáo – Nguyễn Trãi)

 

1. Trong đoạn trích, Nguyễn Trãi đã đưa ra những cơ sở nào để khẳng định nền độc lập, chủ quyền của nước ta? Nêu nhận xét của em về những cơ sở đó.

2. Tìm và phân tích hiệu quả của các biện pháp tu từ được sử dụng trong đoạn trích?

3. Bày tỏ cảm nghĩ của em về đoạn văn trên (học sinh có thể gạch ý)

0
HQ
Hà Quang Minh
Giáo viên
22 tháng 11 2023

Học sinh tự chọn một tác phẩm tiêu biểu để học thuộc.

27 tháng 6 2023

THAM KHẢO!

a.

Phương diện

Văn bản nghị luận văn học

Văn bản nghị luận xã hội

Đối tượng nghị luận

Vấn đề, khía cạnh trong tác phẩm văn học.

Vấn đề, hiện tượng trong đời sống hoặc vấn đề về tư tưởng, đạo lí.

Phạm vi nghị luận

Gói gọn trong tác phẩm văn học.

Bao quát các vấn đề trong cuộc sống.

Mục đích nghị luận

Nêu ra quan điểm về vấn đề, hiện tượng văn học.

Nêu quan điểm về vấn đề, hiện tượng, tư tưởng trong đời sống.

Lí lẽ và dẫn chứng

Chủ yếu dựa vào nguyên liệu từ tác phẩm văn học.

Đa dạng hơn so với văn bản nghị luận văn học.

1 tháng 9 2023

tham khảo

__

b.

Phương diện

Văn bản nghị luận trung đại

Văn bản nghị luận hiện đại

Hình thức

- Cố định ở một số thể loại riêng biệt: chiếu, hịch, cáo, tấu...

- Sử dụng Hán văn.

- Câu văn thường tuân theo các quy tắc: biền ngẫu, dụng điển.

- Chịu ảnh hưởng của hệ tư tưởng Nho - Phật - Đạo.

- Ngôn ngữ đời thường, hiện đại.

- Lập luận phụ thuộc vào lí lẽ và dẫn chứng.

- Có thể sử dụng biện pháp tu từ để tạo nên yếu tố biểu cảm, tăng sức thuyết phục cho bài viết.

Nội dung

Thường bàn tới những vấn đề tầm cỡ quốc gia, liên quan đến quốc kế, dân an.

Đề tài rộng, phong phú.

3 tháng 6 2017
  1. Tác giả đã tố cáo những âm mưu, những hành động tội ác của giặc Minh:
  • “Nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, “Vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”. Giặc Minh đã quá ác độc khi giết hại dân lành, không trừ con nhỏ. Nguyễn Trãi đã dùng từ “nướng”, “vùi” để thể hiện những tội ác ghê rợn của quân giặc.
  • “Nặng thuế khóa sạch không đầm núi”, “người bị ép xuống biển dòng lưng mò ngọc, ngán thay cá mập, thuồng luồng”, “Kẻ bị đem vào núi đãi cát tìm vàng, khốn nỗi rừng sâu nước độc”. Bọn giặc Minh đã bắt nhân dân ta phải lao động khổ cực, làm tay sai, làm nô lệ cho bọn chúng.
  • Chúng tàn phá cả thiên nhiên, vơ vét hết tất cả những gì có trong thiên nhiên: vét sản vật, bắt chim trả, chốn chốn lưới chăng. Nhiễu nhân dân, bẫy hươu đen, nơi nơi cạm đặt. Tàn hại cả giống côn trùng cây cỏ.
  • Chúng gây nên cảnh chia li, tan nát cho gia đình: vợ mất chồng, con mất cha
  • Bắt nhân dân phải làm việc cật lực, xây nhà, đắp đất cho chúng khiến dân ta không thể nào phục dịch kịp.

Trong những tội ác trên, tội ác dã man nhất là: “nướng dân đen trên ngọn lửa hung tàn”, “vùi con đỏ xuống dưới hầm tai vạ”.

  1. Đặc sắc trong nghệ thuật của đoạn cáo trạng:
  • Nguyễn Trãi đã dùng những hình ảnh giàu tính biểu cảm: dân đen, con đỏ, ngọn lửa hung tàn…,
  • Giọng văn thay đổi linh hoạt, phù hợp với dòng cảm xúc: khi căm ghét, sôi sục với tội ác của giặc Minh, khi xót xa thương cảm cho số phận oan ức của dân lành.

17 tháng 2 2019

Phương thức biểu đạt chính: Biểu cảm.

13 tháng 9 2018

Triển khai vấn đề cần nghị luận thành các luận điểm phù hợp:

* Giới thiệu vấn đề nghị luận.

- Từ nội dung đoạn thơ: Lời dặn con của người cha phải biết giúp đỡ và tôn trọng những người hành khất. Giúp người, đến khi gặp hoạn nạn, người khác sẽ giúp mình.

- Nêu vấn đề: cho và nhận ở đời.

* Phân tích vấn đề:

- Giải thích:

   + Cho là cho đi (vật chất, tinh thần, kinh nghiệm, …).

   + Nhận là nhận về niềm vui, sự thanh thản và kể cả vật chất.

* Phân tích biểu hiện:

- Cuộc sống còn rất nhiều mảnh đời khốn khổ, cần sự giúp đỡ của cộng đồng.

- Khi giúp đỡ người khác, con người cảm nhận được niềm vui, hạnh phúc. Và khi lỡ sa chân vào khốn khó, có thể sẽ nhận được sự sẻ chia từ cộng đồng.

* Bình luận:

- Cho và nhận làm cho cuộc sống có ý nghĩa, nó cũng là quy luật của cuộc sống, giúp cho xã hội nhân văn và phát triển hơn, đáng được ca ngợi.

- Nhưng cuộc sống cũng còn lắm kẻ chỉ biết nhận mà không biết cho, hoặc cho đi và đòi phải nhận lại. Điều ấy cần phải phê phán.

* Kết luận:

Cuộc đời sẽ giàu ý nghĩa khi ta biết cho và nhận.