K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

1 tháng 12 2017

bạn lên google ghi https/ /vndoc.com/bo-15-de-thi-hoc-ki-1-mon-ngu-van-lop-7/download

nhớ k cho mik nha

23 tháng 12 2016

mk thì thứ 4 rồi

24 tháng 12 2016

thi roi,thi sao

 

31 tháng 12 2021

ko

31 tháng 12 2021

...XD

23 tháng 11 2017

2017 - 2018 đề trờng minh day co the khong chuan dau

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM (3 điểm)

Khoanh tròn vào đáp án đúng nhất (mỗi câu đúng được 0,5 điểm):

Câu 1: Thể loại, vấn đề mà văn bản “Cuộc chia tay của những con búp bê” đưa ra là:

a. Văn bản nhật dụng viết về quyền trẻ em.
b. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của nhà trường đối với cuộc đời của mỗi con người.
c. Văn bản nhật dụng viết về vai trò của người mẹ trong cuộc đời của mỗi chúng ta.
d. Là truyện ngắn viết về cuộc chia tay của những con búp bê.

Câu 2: Tại sao bài thơ “Nam quốc sơn hà” (Lí Thường Kiệt) lại được coi là bản Tuyên ngôn độc lập đầu tiên của nước ta?

a. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và cảnh cáo kẻ thù.
b. Vì tác phẩm khẳng định được biên giới lãnh thổ và chủ quyền bất khả xâm phạm.
c. Nêu vai trò của vua Nam và cảnh cáo kẻ thù.
d. Tuyên bố lãnh thổ của nước Nam được qui định trong sách trời.

Câu 3: Ca dao không có đặc điểm nào trong các đặc điểm sau đây:

a. Diễn tả đời sống tình cảm của nhân dân lao động.
b. Khái quát, đúc kết kinh nghiệm sống, kinh nghiệm sản xuất của nhân dân.
c. Hình thức ngắn gọn và chủ yếu viết theo thể thơ lục bát.
d. Thường nhắc lại các hình ảnh, kết cấu, ngôn ngữ.

Câu 4: Tính đa nghĩa của bài thơ “Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được thể hiện ở ý nào sau đây?

a. Bài thơ miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi nước.
b. Bài thơ thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thủy chung của người phụ nữ.
c. Bài thơ mượn hình ảnh chiếc bánh trôi nước để thể hiện vẻ đẹp hình thức, phẩm chất cao quý và số phận chìm nổi của người phụ nữ trong xã hội phong kiến.
d. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi nước và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.

Câu 5: Bài thơ “Phò giá về kinh” (Trần Quang Khải) được tác giả sáng tác trong hoàn cảnh nào?

a. Khi vua Trần Nhân Tông đánh quân Mông –Nguyên
b. Trước khi đi đón Thượng hoàng và nhà vua về Thăng Long
c. Trước chiến thắng Chương Dương và Hàm Tử
d. Sau chiến thắng Chương Dương, Hàm Tử và giải phóng kinh đô Thăng Long

Câu 6: Văn bản nào sau đây được viết bằng hình thức của một bức thư?

a. Cổng trường mở ra
b. Mẹ tôi
c. Cuộc chia tay của những con búp bê
d. Buổi học cuối cùng

B/ PHẦN TỰ LUẬN: (7 điểm):

Câu 1 (2.5 điểm): Chép thuộc lòng bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan). Cho biết thể loại và nội dung của bài thơ?

Câu 2 (1.5 điểm): Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta” trong bài thơ “Qua Đèo Ngang” (Bà Huyện Thanh Quan) và bài “Bạn đến chơi nhà” (Nguyễn Khuyến)

Câu 3 (3 điểm): Cuối văn bản “Cổng trường mở ra”,người mẹ nói: “bước qua cánh cổng trường là một thế giới kì diệu sẽ mở ra…”.Em hãy trình bày bằng một đoạn văn ngắn từ 5 đến 7 câu cho biết thế giới kì diệu đó là gì?

Đáp án đề kiểm tra 1 tiết Ngữ văn 7

A/ PHẦN TRẮC NGHIỆM:

Câu

1

2

3

4

5

6

Đáp án

A

B

B

C

D

B

B/ PHẦN TỰ LUẬN:

Câu 1:

- Chép thuộc lòng đúng bài thơ,trình bày sạch sẽ, đúng chính tả: 1 điểm (sai 4 lỗi chính tả trừ 0,5 điểm)

- Nêu đủ nội dung:

  • Cảnh Đèo Ngang hoang sơ ,heo hút ,có sự sống con người nhưng còn thưa thớt ,vắng vẻ(0,5 điểm)
  • Tâm trạng của Bà Huyện Thanh Quan:Nỗi nhớ nước thương nhà và sự cô đơn thầm lặng của tác giả(0,5 điểm)
  • Nêu thể thơ: Thất ngôn bát cú đường luật (0,5 điểm)

Câu 2:

Sự khác nhau của cụm từ “ta với ta “trong hai bài thơ là (mỗi ý đạt điểm):

Qua Đèo Ngang

Bạn đến chơi nhà

Ngôi số 1 số ít (chỉ Bà Huyện Thanh Quan)

- Sự cô đơn thầm lặng của tác giả

Ngôi số 1 nhiều (Nguyễn Khuyến và bạn của mình)

- Ngôi số 1 số ít (sự gắn bó hòa hợp của tình bạn đẹp)

 Câu 3: Học sinh trình bày được các ý sau:

- Hình thức: Đúng hình thức đoạn văn ( 1 điểm), có sử dụng phương tiện liên kết phù hợp (0,5 điểm)

- Nội dung: Học sinh có thể trình bày theo nhiều cách nhưng phải có được các ý sau:

  • Về tri thức: Cung cấp và mở rộng tri thức(0,5 điểm)
  • Về tình cảm: Bồi đắp tình cảm tốt đẹp về tình bạn bè, tình thầy cô, đạo lí làm người(0,5 điểm)
  • Về năng lực, phẩm chất: Rèn cho mỗi người ý chí, nghị lực vươn lên trong cuộc sống(0,5 điểm)

→ Là môi trường tốt nhất cho sự hình thành và phát triển nhân cách toàn diện của mỗi người

23 tháng 11 2017

Mình cảm ơn bạn nhiều 

PHẦN I: TIẾNG VIỆT (2,0 điểm)

Hãy viết chữ cái đứng trước phương án đúng vào bài làm.

Câu 1. Dấu gạch ngang trong câu văn sau được dùng để làm gì?

“Đẹp quá đi, mùa xuân ơi – mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến.” (Vũ Bằng)

A. Dùng để đánh dấu lời nói trực tiếp.

B. Dùng để đánh dấu bộ phận giải thích trong câu.

C. Dùng để biểu thị sự liệt kê.

D. Dùng để nối các từ nằm trong một liên danh.

Câu 2. Trong các câu tục ngữ sau, câu nào là câu rút gọn?

A. Người đẹp vì lụa, lúa tốt vì phân.

B. Tôm đi trạng vạng, cá đi rạng đông

C. Uống nước nhớ nguồn.

D. Người ta là hoa đất.

Câu 3. Câu văn sau đây có mấy trạng ngữ? “Dưới bóng tre xanh, đã từ lâu đời, người dân cày Việt Nam dựng nhà, dựng cửa, vỡ ruộng, khai hoang. [...] (Thép Mới)

A. Một trạng ngữ.

B. Hai trạng ngữ.

C. Ba trạng ngữ.

D. Bốn trạng ngữ.

Câu 4. Câu văn: “Cuộc sống mới tươi đẹp đang xây dựng” là câu gì?

A. Câu bị động.

B. Câu chủ động.

C. Câu rút gọn.

D. Câu đặc biệt.

Câu 5. Trong các câu sau, câu nào có cụm chủ - vị làm chủ ngữ trong câu?

A. Lớp 7A và lớp 7B đều tích cực thi đua học tốt.

C. Bà tôi là một đầu bếp giỏi.

B. Cuốn tiểu thuyết của Tô Hoài đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau.

D. An học giỏi khiến cả nhà đều vui.

Câu 6. Xác định phép tu từ trong câu văn sau:

“Toàn thể dân tộc Việt Nam quyết đem tất cả tinh thần và lực lượng, tính mạng và của cải để giữ vững quyền tự do, độc lập ấy”. (Hồ Chí Minh)

A. Điệp ngữ.

B. Nhân hoá.

C. Liệt kê.

D. Ẩn dụ.

Câu 7. Cho biết tác dụng của câu đặc biệt: “Mệt quá!”

A. Xác định thời gian.

C. Gọi đáp.

B. Bộc lộ tình cảm, cảm xúc.

D. Tường thuật.

Câu 8. Đại từ nào sau đây không phải để hỏi về không gian?

A. Ở đâu.

C. Nơi đâu.

B. Chỗ nào.

D. Khi nào.

PHẦN II: ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN ( 3,0 điểm)

Em hãy đọc đoạn văn sau và thực hiện các yêu cầu ở bên dưới:

“Bác suốt đời làm việc, suốt ngày làm việc, từ việc rất lớn: Việc cứu nước, cứu dân đến việc rất nhỏ, trồng cây trong vườn, viết một bức thư cho một đồng chí, nói chuyện với các cháu miền Nam, đi thăm nhà tập thể của công nhân, từ nơi làm việc đến phòng ngủ, nhà ăn...Trong đời sống của mình, việc gì Bác tự làm được thì không cần người giúp, cho nên bên cạnh Bác người giúp việc và phục vụ có thể đếm trên đầu ngón tay, và Bác đã đặt cho số đồng chí đó những cái tên mà gộp lại là ý chí chiến đấu và chiến thắng: Trường, Kì, Kháng, Chiến, Nhất, Định, Thắng, Lợi!”

(Phạm Văn Đồng - “Đức tính giản dị của Bác Hồ”SGK Ngữ văn 7 NXB Giáo dục, 2016 tr 53)

Câu 1: Xác định phương thức biểu đạt chủ yếu được sử dụng trong đoạn văn trên? (0,25 điểm)

Câu 2: Nêu nội dung chính của đoạn văn trên? (0,5 điểm)

Câu 3: Nhận xét về nghệ thuật chứng minh của tác giả ở đoạn văn? Những chứng cứ ở đoạn này có giàu sức thuyết phục không? Vì sao? ( 1,5 điểm)

Câu 4: Từ nội dung đoạn văn trên em hãy trình bày suy nghĩ của mình về việc học tập và làm theo tấm gương của Bác? ( 0,75 điểm)

PHẦN III: TẬP LÀM VĂN ( 5,0 điểm)

Em hãy giải thích ý nghĩa của câu tục ngữ: “Thương người như thể thương thân”.

Câu 1 (1 điểm): Trình bày mục đích của việc rút gọn câu?

Câu 2 (2 điểm): Trình bày khái niệm câu chủ động và câu bị động? Mỗi thể loại câu cho một ví dụ minh họa.

Câu 3 (3 điểm): Cho đoạn văn sau:

“Chúng ta có thể khẳng định rằng: cấu tạo của tiếng Việt, với khả năng thích ứng với hoàn cảnh lịch sử như chúng ta vừ nói trên đây, là một chứng cớ khá rõ về sức sống của nó.”

a. Đoạn văn được trích từ văn bản nào, của tác giả nào?

b. Nêu nội dung của văn bản đó.

c. Tìm trạng ngữ trong đoạn văn trên và cho biết trạng ngữ đó có ý nghĩa gì?

Câu 4 (4 điểm) Dựa vào văn bản “Đức tính giản dị của Bác Hồ”, em hãy viết bài văn chứng minh luận điểm: Bác Hồ sống thật giản dị.

11 tháng 1 2022

Thì bạn cảm thấy thế nào về nội dung - chương trình Ngữ văn 7 như thế nào thì bạn ghi ra.

Còn câu 2 thì bạn sắp xếp thế nào, kế hoạch bạn sẽ làm trong chương trình HK 2.

11 tháng 1 2022

Cảm ơn bạn đã góp ý nhưng mình méo tài nào nghĩ ra nổi

hiha

6 tháng 5 2019

"..."

bạn có xin cũng có trúng đề đâu

năm trước mk ôn + viết bao nhiêu bài văn ...

cuối cùng chẳng trúng bài méo nào

6 tháng 5 2019

Đề : giải thích các câu tục  ngữ về lòng biết ơn , đoàn kết 

VD , lá lành ........., Đoàn kết , đại đoàn kết , .................... 

Bài ca huế trên sông h ương 

15 tháng 12 2016

Mình thi rồi nè

15 tháng 12 2016

1. Đọc rồi trả lời:

Vừa nghe thấy thế, em tôi bất giác run lên bần bật, kinh hoàng đưa cặp mắt tuyệt vọng nhìn tôi. Cặp mắt đen của em lúc này buồn thăm thẳm, hai bờ mi sưng mọng lên vì khóc nhiều.

a) Chỉ ra từ Hán Việt.

b) Chỉ ra từ láy và tác dụng.

2. Đọc và trả lời:

Tiếng suối trong như tiếng hát xa,

Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa.

a) Tên bài thơ và tác giả? Hoàn cảnh sáng tác?

b) Chép lại 2 câu thơ có hình ảnh trăng của tác giả.

c) Cảm nhận 2 câu trên.

3. Phát biểu cảm nghĩ về bài "Bạn đến chơi nhà".

Nhớ tick cho mình nhé!!!