K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

NG
15 tháng 9 2023

- Truyện Lợn cưới, áo mới: phê phán những kẻ có thói hay khoe khoang khiến mình trở nên lố bịch trong mắt người khác.

- Truyện Treo biển: phê phán những người không có chính kiến, không biết phân biệt và suy xét kỹ càng mỗi khi được người khác góp ý.

- Truyện Nói dóc gặp nhau: phê phán những kẻ ăn nói ba hoa, khoác lác.

14 tháng 9 2023

Phê phán những kẻ có thói hay khoe khoang khiến mình trở nên lố bịch trong mắt người khác

14 tháng 9 2023

Tính cách anh chàng có áo mới thể hiện qua chi tiết:

- Anh nọ tính hay khoe của, một hôm may được cái áo mới bèn mặc vào, ra cửa đứng mong có ai đi qua thì khen, nhưng từ sáng đến chiều không thấy ai ngó đến.

- Từ lúc mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả.

NG
15 tháng 9 2023

Truyện cười Nói dóc gặp nhau:

a. Tác phẩm phê phán thói khoác lác, ba hoa trong xã hội.

b. Thủ pháp trào phúng: Dùng thủ pháp phóng đại (chi tiết miêu tả chiếc ghe và cây đa).

c. Chi tiết làm em thú vị nhất: Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh? Vì chi tiết này nhằm châm biếm, phê phán sự nói dóc của anh thứ nhất.

16 tháng 9 2023

Câu

Nghĩa tường minh

Nghĩa hàm ẩn

a

Thời điểm bắt đầu từ lúc mặc chiếc áo mới chưa thấy có con lợn nào chạy qua

Khoe có chiếc áo mới

b

Thể hiện rõ hình dáng con rắn được miêu tả qua lời kể của nhân vật

Đả kích thói hay nói khoác

NG
15 tháng 9 2023

- Cuộc đối thoại của hai nhân vật trong câu chuyện bất hợp lý. Người hỏi cố ý khoe con lợn cưới, người trả lời khoe về chiếc áo mới.

- Trong tình huống đó, người hỏi cần mô tả rõ về con lợn, to hay nhỏ, béo hay gầy, màu lông,.. còn người trả lời chỉ cần nói có hoặc không.

14 tháng 9 2023

Đối thoại của hai nhân vật trong truyện Lợn cưới, áo mới khi có người mất lợn hỏi “Bác có thấy con lợn của tôi chạy qua đây không?” thì lẽ ra anh ta phải trả là “Tôi có thấy con lợn chạy qua đây” hoặc “Tôi không thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Câu trả lời của anh ta lại là: “Từ lúc tôi mặc cái áo mới này, tôi chẳng thấy con lợn nào chạy qua đây cả”. Với mọi người thì câu trả lời đó thừa thãi. Nhưng với anh ta thì có lẽ câu trả lời đó mới diễn đạt đúng đủ mục đích “khoe” của anh ta. Thật là buồn cười và lố bịch.

15 tháng 9 2023

Tham khảo:

Lợn cưới, áo mới là một trong những truyện cười đặc sắc của kho tàng truyện cười dân gian Việt Nam. Truyện chế giễu những người có tính hay khoe của. Tính xấu ấy thường biến người khoe của thành trò cười cho thiên hạ. Truyện ngắn gọn như một màn hài kịch nhỏ, kể lại cuộc tranh tài thú vị, bất ngờ giữa hai anh có tính hay khoe, mà của đem khoe chẳng đáng là bao. Một anh khoe con lợn cưới bị sổng chuồng và một anh khoe chiếc áo mới may. Anh đi tìm lợn khoe của trong một hoàn cảnh thật đặc biệt. Đó là lúc nhà anh ta có việc lớn (đám cưới), lợn để làm cỗ cưới lại bị sổng mất, nghĩa là trong lúc việc nhà đang bận bịu và bối rối, một tình huống tưởng như người trong cuộc không còn tâm trí nào để khoe khoang.

NG
15 tháng 9 2023

Đoạn văn tham khảo

Thông qua truyện cười “Treo biển” tác giả dân gian đã nhằm phê phán những người không có chính kiến trong xã hội. Những người này sẽ khó có được thành công trong cuộc sống. Bất kỳ ai sinh ra cũng có những điểm mạnh nhất định của mình mà chính bản thân ta phải tự mình tìm lấy nó. Bên cạnh đó vẫn còn có nhiều người tự ti vào bản thân, không tin tưởng bản thân mình, luôn chỉ nhìn thấy nhược điểm của mình và sống trong sự chìm đắm, ao ước được như người khác,… những người này nếu không xem xét lại cách sống của bản thân thì sớm trở nên vô định. Tuy nhiên, đừng bị nhầm lẫn có chính kiến riêng với lối sống “bảo thủ”, không chịu nghe ý kiến từ người khác, lúc nào cũng coi ý kiến của mình đưa ra là đúng, là hay nhất. Bởi đôi khi, ta phải biết lắng nghe, biết nhìn nhận để thấy được quan điểm của mình có thật sự đúng đắn. Chính vì vậy, dù ta đang đi học, đi làm hay ở bất cứ vị trí nào trong xã hội thì bản thân mỗi người đều phải có lập trường vững vàng, và hãy biết tiếp thu những ý kiến của người khác một cách thông minh, sử dụng trí tuệ để phân biệt rõ đúng sai mà điều chỉnh cho phù hợp.

Nhằm mục đích châm biếm thói nói khoác của nhiều người trong xã hội

13 tháng 9 2023

Tham khảo!

- Theo em, truyện Thi nói khoác chủ yếu nhằm mục đích châm biếm, đả kích, phê phán những thói hư tật xấu trong xã hội.

  
15 tháng 9 2023

Anh kia lúc đó mới cười: "Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc thuyền của anh"

=> Từ đầu anh này đã biết anh kia đang nói dọc nên muốn mỉa mai.

NG
15 tháng 9 2023

Theo em, trong Nói dóc gặp nhau, chi tiết tạo ra sự bất ngờ cho truyện:

Nếu không có cây cao như thế thì lấy đâu ra gỗ để đóng chiếc ghe của anh?

14 tháng 9 2023

Những điều họ nói đều viển vông không có khả năng xảy ra trong thực tế.

NG
15 tháng 9 2023

Sự khác thường ở lời nói của hai nhân vật trong truyện Nói dóc gặp nhau:

- Lời nói của anh đầu tiên thể hiện tính cách nói khoác lác, ba hoa.

- Lời nói của anh thứ hai tuy khoác lác nhưng ngụ ý nhằm chê bai, phê phán thói nói dóc của anh thứ nhất.

NG
15 tháng 9 2023

- Người bán cá trong truyện Treo biển đã thay đổi liên tục theo những lời nhận xét của mọi người:

+ Khi nghe nói “Nhà này xưa nay quen bán cá ươn hay sao mà giờ lại phải để biển là cá tươi”, nhà hàng bỏ ngay chữ tươi đi.

+ Khi nghe nói “Chẳng lẽ người ta đến hàng hoa mua cá hay sao mà phải để là “ở đây”, nhà hàng bỏ ngay chữ ở đây đi.

+ Khi nghe nói “Ở đây chẳng bán cá thì bày cá ra để khoe hay sao mà phải để là có bán”, nhà hàng bỏ chữ có bán đi.

+ Khi nghe nói “Chưa đi đến đầu phố, đã ngửi thấy mùi tanh, đến gần đầy những cá, ai chẳng biết mà còn để biển làm gì nữa”, nhà hàng liền cất biển đi.

- Nếu là chủ nhà hàng em sẽ xem xét lời góp ý của mọi người, nếu hợp lý sẽ sửa, nếu không hợp lý sẽ có chính kiến riêng của mình.