K
Khách

Hãy nhập câu hỏi của bạn vào đây, nếu là tài khoản VIP, bạn sẽ được ưu tiên trả lời.

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người và có những tác...
Đọc tiếp

Thuế tiêu thụ đặc biệt (TTĐB) là một loại thuế gián thu, thu trực tiếp vào hành vi sản xuất, nhập khẩu các loại hàng hóa thuộc diện chịu thuế tiêu thụ đặc biệt và hành vi kinh doanh các dịch vụ chịu thuế tiêu thụ đặc biệt. Đối tượng chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là những hàng hóa, dịch vụ không thật sự cần thiết cho nhu cầu tiêu dùng hằng ngày của con người và có những tác hại nhất định đến người sử dụng, môi trường, xã hội. Một số loại hàng hóa phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt là: rượu, bia, thuốc lá, xe ô tô,...Cách tính thuế tiêu thụ đặc biệt đối với mặt hàng ô tô được điều chỉnh có hiệu lực từ ngày 1/1/2018. Theo đó loại xe chở người dưới 10 chỗ, dung tích xi-lanh động cơ từ 1500 cm3 đến 2000 cm3 được giảm thuế so với trước, tức là từ ngày 1/1/2018 mức thuế cho loại xe này giảm từ 45% xuống còn 40%, và tiếp tục giảm xuống còn 35% kể từ ngày 1/1/2021. Dựa vào thông tin ở trên, hãy giải bài toán sau:

Anh Cường đến một showroom hỏi mua ô tô loại xe chở người 5 chỗ, dung tích xi-lanh động cơ 1500 cm3 và được chào bán với giá đã tính thuế tiêu thụ đặc biệt là 581 triệu đồng, hãy tính

a) Giá xe trước thuế (chưa tính thuế TTĐB) nếu anh Cường mua vào ngày 5/4/2019

b) Giá bán sau thuế (đã tính thuế TTĐB) nếu anh Cường mua vào ngày 5/4/2017 và ngày 5/4/2021. Lưu ý: Giá gốc chưa tính thuế TTĐB của xe không đổi.

0
21 tháng 6 2021

a)  Ta có  : ngày 01/07/2017 một xe ô tô chào đón với giá 581 triệu đồng 

=> Mức thuế là 40% ( mà trong đó giá xe là 100% ; thuế là 40% )

=> Tổng giá trị của xe là 140% => Gía xe đó trước thuế là : 581/140%=415    ( triệu đồng)

b)    Gía xe bán ngày 15/06/2016 ( có mức thuế là 45% )

=> Giá trị xe là 145% =>Gía của xe vào ngày 15/06/2016 là :

 415/100 x 145=601,75 ( triệu đồng )

         Gía xe bán ngày 01/01/2018 ( có mức thuế là 35% )

=> Giá trị xe là 135% => giá xe vào ngày 01/01/2018 là: 

415/100 x 135 = 560,25 ( triệu đồng ) 

1 . Nhân dịp Tết Dương lịch 2019, một siêu thị điện máy đã giảm nhiều mặt hàng để kích cầu mua sắm. Giá niêm yết một tủ lạnh và một máy giặt có tổng số tiền là 25 400 000 đồng nhưng trong đợt này giá một tủ lạnh giảm 40% giá bán và giá một máy giặt giảm 25% giá bán nên cô An đã mua hai món đồ trên với tổng số tiền là 16 770 000 đồng. Hỏi giá mỗi món đồ trên khi chưa giảm...
Đọc tiếp

1 . Nhân dịp Tết Dương lịch 2019, một siêu thị điện máy đã giảm nhiều mặt hàng để kích cầu mua sắm. Giá niêm yết một tủ lạnh và một máy giặt có tổng số tiền là 25 400 000 đồng nhưng trong đợt này giá một tủ lạnh giảm 40% giá bán và giá một máy giặt giảm 25% giá bán nên cô An đã mua hai món đồ trên với tổng số tiền là 16 770 000 đồng. Hỏi giá mỗi món đồ trên khi chưa giảm giá là bao nhiêu tiền?

2 . Một đoàn phim di chuyên từ thành phố A đến thành phố B để quay phim. Đoàn phim dự tính chia thành 2 xe để đi. Xe tải chở đạo cụ xuất phát trước với vận tốc 40km/h . Sau đó 1 khoảng thời gian, xe 45 chỗ chở người trong đoàn phim xuất phát với vận tốc 50km/h thì cả 2 xe đến nơi cùng một lúc. Nhưng thực tế, khi đi được nửa quãng đường thì xe 45 chỗ tăng vận tốc 60km/h và đến B trước xe tải 41 phút. Tính quãng đường AB

2
21 tháng 4 2020

Bài 1 : 

Gọi giá tiền của một chiếc ti vi loại A là x (triệu đồng) và giá tiền của một chiếc máy giặt loại B là y (triệu đồng)

Do tổng giá của 2 mặt hàng là 25,425,4 triệu nên ta có

\(x+y=25,4\)

Giá tiền của ti vi loại A và máy giặt loại B sau khi giảm giá là 0,6x(triệu đồng) và 0,75y(triệu đồng).

Do khi đó tổng giá tiền là 16,77 triệu đồng nên ta có

\(0,6x+0,75y=16,77\)

Vậy ta có hệ 

\(\hept{\begin{cases}x+y=25,4\\0,6x+0,75y=16,77\end{cases}}\)

Giải ra ta có

x=15,2 ; y=10,2

Vậy giá niêm yết của ti vi loại A là 15,2 triệu đồng.

21 tháng 4 2020

Bài 2 :

 Gọi quãng đường AB là x(km) và khoảng thời gian sau khi xe tải xuất phát là y(h).

Vậy thời gian đi của xe tải là \(\frac{x}{40}\left(h\right)\)thời gian đi dự kiến của xe 45 chỗ là \(\frac{x}{50}\left(h\right)\)

Do đó ta có 

\(\frac{x}{40}=\frac{x}{50}+y\)

\(\Leftrightarrow\frac{x}{200}=y\)

\(\Leftrightarrow x=200y\)

Thời gian đi thực tế của xe 45 chỗ là


\(\frac{x}{2}:50+\frac{x}{2}:60=\frac{x}{100}+\frac{x}{120}=\frac{11x}{600}\left(h\right)\)

Mà khi đó xe 45 chỗ đến B trc xe tải \(41'=\frac{41}{60}\left(h\right)\)  nên ta có

\(\frac{x}{40}=\frac{11x}{600}+y+\frac{41}{60}\)

\(\Leftrightarrow\frac{x}{150}=y+\frac{41}{60}\)

\(\Leftrightarrow2x=300y+205\)

\(\Leftrightarrow2x-300y=205\)

Vậy ta có hệ

\(\hept{\begin{cases}x=200y\\2x-300y=205\end{cases}}\)

Sử dụng phương pháp thế giải ra  \(x=410\)

Vậy quãng đường AB dài 410(km).

15 tháng 3 2018

Giả sử giá của loại hàng thứ nhất và thứ hai không tính VAT lần lượt là x, y

(x, y > 0, triệu đồng; x < 2,17, y < 2,17)

Nếu áp dụng mức thuế VAT 10% đối với loại hàng thứ nhất và 8% đối với loại hàng thứ hai thì :

   + Giá mặt hàng thứ nhất tính cả thuế VAT là: x + 10%.x = x + 0,1x = 1,1x

   + Giá mặt hàng thứ hai tính cả thuế VAT là: y + 8%.y = y + 0,08y = 1,08y.

Số tiền người đó phải trả là 2,17 triệu đồng nên ta có phương trình: 1,1x + 1,08y = 2,17   (1)

Nếu áp dụng mức thuế VAT 9% đối với cả hai loại hàng thì :

   + Giá mặt hàng thứ nhất tính cả thuế VAT là : x + 9%.x = x + 0,09x = 1,09x

   + Giá mặt hàng thứ hai tính cả thuế VAT là : y + 9%.y = y + 0,09y = 1,09y.

Số tiền người đó phải trả là 2,18 triệu đồng nên ta có phương trình:

1,09x + 1,09y = 2,18  ⇔ x+ y = 2   (2)

Từ (1) và (2) ta có hệ phương trình :

Giải bài 39 trang 25 SGK Toán 9 Tập 2 | Giải toán lớp 9

Vậy: nếu không kể thuế VAT thì người đó phải trả : 0,5 triệu cho loại thứ nhất và 1,5 triệu cho loại thứ hai .

Kiến thức áp dụng

Giải bài toán bằng cách lập hệ phương trình :

Bước 1 : Lập hệ phương trình

- Chọn các ẩn số và đặt điều kiện thích hợp

- Biểu diễn các đại lượng chưa biết và đã biết theo ẩn

- Lập các phương trình biểu thị mối quan hệ giữa các đại lượng theo đề bài.

- Từ các phương trình vừa lập rút ra được hệ phương trình.

Bước 2 : Giải hệ phương trình (thường sử dụng phương pháp thế hoặc cộng đại số).

Bước 3 : Đối chiếu nghiệm với điều kiện và kết luận.

23 tháng 1 2021

Hi